Nước mưa chảy tràn và nước phục vụ thi công xây dựng, lau rửa máy móc thiết bị và nhà vệ sinh của công nhân kéo theo nhiều tạp chất có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực. Đặc biệt khi có mưa trong thời gian thi công, nước mưa chảy tràn kéo theo các tạp chất, cặn bã trên toàn bộ mặt bằng trôi vào cống rãnh, mương máng đổ ra mương thải chung làm ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh khu vực dự án.
Tác động ô nhiễm từ nước thải thi công xây dựng.
Số lượng công nhân tham gia công trình xây dựng trung bình khoảng: 80 người/ngày.
Nước được sử dụng cho các mục đích sau:
- Nước cấp sinh hoạt cho công nhân xây dựng trong nhà máy - Nhu cầu cấp nước: 1 1.000
n q Q = × Trong đó :
q : tiêu chuẩn lấy nước bằng 60 l/người/ngày
n : Số công nhân viên trong nhà máy khoảng 80 người ) / ( 8 , 4 000 . 1 / 60 80 3 1 ng lít ng m ngày Q = × =
- Lưu lượng nước thải sinh hoạt là: 48 m3/ngày x 0,8 = 3,84 m3/ngày (tính bằng 80% lượng nước cấp).
- Từ tải lượng, số lao động và lưu lượng nước thải, ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải theo công thức sau:
C = CQ0.N Trong đó:
C: Nồng độ chất ô nhiễm, (mg/l) C0: Tải lượng ô nhiễm, (g/ng.ngđ) N: Số công nhân, (người)
Ta có bảng kết quả nồng độ chất ô nhiễm.
Bảng 3.3. Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người.ngđ) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) QCVN 40:2011/BTNMT cột B (mg/l) BOD5 54 1125 50 COD 102 2125 150 TSS 70 1458 100 Dầu mỡ 30 625 10 Tổng nitơ 12 250 40 Amoniac 4,8 100 10 Tổng photpho 4,0 83 6
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý với Quy chuẩn nước thải (QCVN 40: 2011, cột B) thì tất cả các chỉ tiêu đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Do vậy chủ dự án sẽ phải có biện pháp giảm thiểu.
Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công… Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thủy sinh.
Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán như sau: Q = 0,278 x K x I x F
Trong đó:
K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6) I: là cường độ mưa (mm/h) F: Diện tích lưu vực (m2)
Với trận mưa I = 100mm/h = 100.10-3 m/h, trên diện tích dự án là 28000 m2, thì Q = 0,278 x 0,6 x 100.10-3 x 28000 = 467.04 m3/h.
Việc xác định được lưu lượng nước mưa tối đa rơi trên bề mặt khu đất dự án cũng là cơ sở quan trọng để thiết kế mạng lưới thoát nước mưa của dự án.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, quá trình thi công tập trung chủ yếu vào mùa thu nên lượng nước mưa chảy tràn là tương đối lớn. Trong trường hợp có mưa sẽ cuốn theo đất đá và một phần vật liệu xây dựng rơi vãi trong quá trình thi công vào hệ thống thoát nước của khu vực. Do đó chủ dự án cũng đã có các phương án giảm thiểu tác động ô nhiễm của nước mưa chảy tràn trong quá trình xây dựng