Nguồn tiếp nhận o Thuyết minh qui trình:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ (Trang 41)

o Thuyết minh qui trình:

Nước thải sinh hoạt được đi qua song chắn rác, để loại bỏ một số rác thải như nilon, lá cây.. để tránh tắc nghẽn hệ thống, sau đó nước thải được đưa qua bể điều hòa, tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ. Sau đó đưa qua bể lắng 1 để giảm bớt chất rắn lơ lững rồi đưa qua bể Aerotank để xử lý các hợp chất hữu cơ, rồi tiếp tục qua bể lắng 2, sau đó qua bể khử trùng rồi đưa ra hệ thống cống chung.

Nước thải sản xuất sẽ được lắng ở bể lắng riêng đê loại bỏ cặn sơn, rồi đưa vào bể điều hòa xử lý như nước thải sinh hoạt, cặn lắng là chất thải rắn nguy hại, sẽ được đem đi xữ lý định kỳ

 Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa

- Xây dựng hệ thống cống thoát nước xung quanh nhà máy để thu nước chảy tràn triệt để, tránh ngập úng cục bộ.

- Lắp các lưới chắn rác, nước mưa sau khi thu gom sẽ chảy về hố ga để lắng cặn trước khi hòa nhập vào hệ thống thoát nước mưa chung.

4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Với số lượng nhân viên toàn nhà máy khoảng 1800 người làm việc, trung bình môi người thải ra khoảng 0,8 ~ 1 kg/ngày, số lượng rác sinh hoạt mỗi ngày khoảng 1440- 1800kg. Nhà máy sẽ sử dụng thùng Compost thể tích 240 và 660 lit đặt tại các nơi qui định và yêu cầu tất cả các nhân viên trong nhà máy phải thực hiện bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định. Lượng rác này sẽ được công ty ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.

 Chất thải rắn nguy hại: là giẻ lau dầu mỡ sẽ được thu gom riêng để xử lý đúng quy định.

4.2.4. An toàn lao động trong sản xuất

- Tất cả công nhân làm việc trong nhà máy phải được huấn luyện về quy tắc sản xuất và nguyên tắc an toàn lao động;

- Ban hành nội quy an toàn lao động, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động; - Các trang thiết bị điện đều có hệ thống cầu dao tự ngắt khi có chập điện xảy ra; - Trang bị bình cứu hỏa;

- Các khu vực nguy hiểm đều có biển báo hiệu;

- Trang bị các dụng cụ y khoa sơ cứu khi có xảy ra tai nạn.

- Giáo dục ý thức an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

4.2.5. Biện pháp cháy nổ:

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ có khả năng xảy ra cháy nổ do chập điện hoặc do sét đánh. Với đặc thù sản xuất sử dụng nguyên liệu là gỗ nên khả năng cháy nổ rất lớn. Để phòng tránh các sự cố này, nhà máy sẽ áp dụng các biện pháp:

- Thực hiện nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ thiết kế - trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như các hướng dẫn của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

- Bố trí các hạng mục công trình, khu vực lưu trữ nhiên liệu có khả năng gây cháy nổ tại các vị trí phù hợp.

- Trang bị các phương tiện ứng cứu sự cố khẩn cấp như bình chữa cháy, cầu dao ngắt điện,...đảm bảo các trang thiết bị đó luôn ở trong điều kiện sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.

- Ban hành và phổ biến các nguyên tắc, quy định về phòng chống cháy nổ cho công nhân.

- Bố trí cột thu lôi chống sét tại nhà xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn tính mạng công nhân viên, tài sản và trang thiết bị khi thời tiết mưa bão.

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG5.1. Quản lý môi trường 5.1. Quản lý môi trường

Công tác quản lý môi trường có tầm quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Bố trí 01 cán bộ kỹ thuật chuyên theo dõi hoạt động của hệ thống, nhằm phát hiện những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn, giảm nhẹ khả năng ô nhiễm do hoạt động của hệ thống xử lý nước thải gây ra.

Giáo dục cho công nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, xem môi trường là tài sản cần được giữ gìn và bảo vệ. tạo điều kiện cho công nhân viên nắm được nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường để tự giác thực hiện.

5.2. Giám sát môi trường.

Chương trình giám sát, quan trắc môi trường được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án và xác định được các nội dung sau:

 Giám sát chất lượng không khí:

Bảng 5.1 : Các chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí

Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát

Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát

03 lần/năm - 01 điểm bên trong khu vực xử lý.

- 02 điểm bên ngoài dân cư Tiếng ồn NH3 SOx NOx CO Tiêu chuẩn áp dụng:

- QCVN 05:2009/BTNMT: chất lượng không khí - tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 19:2009/BTNMT: chất lượng không khí - tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối vớ bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn  Giám sát chất lượng nước thải sau khi đã xử lý

Bảng 5.2 : Các chỉ tiêu giám sát chất lượng nước thải

Chỉ tiêu giám sát Tần suất giám sát Địa điểm giám sát

Chất rắn lơ lửng

03 lần/năm

02 điểm giám sát, gồm: - 01 điểm nước thải đầu vào hệ thống xử lý

- 01 điểm nước thải sau khi đã qua hệ thống xử lý thải vào môi trường. BOD5

COD

Tiêu chuẩn áp dụng:

QCVN 40 - 2011: nước thải công nghiệp - giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm.

CHƯƠNG 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Chủ đầu tư và Cơ quan tư vấn đã báo cáo tóm tắt các nội dung Dự án và các tác động môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường với UBND xã, UBMT tổ quốc xã Thạnh Phú. UBND xã và UBMT Tổ Quốc xã đã đóng góp bằng văn bản . Nội dung được trình bày tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)