Các nguồn gây tác động trong quá trình hoạt động

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ (Trang 29)

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án.

Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động

1.

Phương tiện vận tải nguyên liệu cho nhà máy

Tiếng ồn và khói thải chứa thành phần ô nhiễm như SOx, NOx, CO, CO2, THC, Bụi,…phát sinh từ khói thải của phương tiện cơ giới.

2. Sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày của công nhân viên nhà máy.

- Các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh, dầu mỡ, Nitrat, chất hữu cơ,... trong nước thải sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ nhà vệ sinh của công nhân,…

- Mùi hôi thối sinh ra từ quá trình phân hủy nước thải tại các hố ga, hầm tự hoại, khu chứa chất thải rắn sinh hoạt,…

3. - Hoạt động chế biến gỗ của nhà máy

- Bụi, bụi dăm gỗ phát sinh từ quá trình băm, sàng tuyển, khu vực chứa sản phẩm.

- Tiếng ồn từ hoạt động băm, sàng tuyển 4 Hoạt động của máy phát

điện dự phòng

Khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: SOx, NOx , khói bụi, co...

5 Công đoạn sơn Bụi sơn, hơi dung môi 3.2.1. Tác động gây ô nhiễm không khí

Nguồn gây tác động ô nhiễm không khí của Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ gồm các nguồn sau :

- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu - Bụi phát sinh từ quá trình băm, sàng tuyển và khu vực bãi chứa sản phẩm. - Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải và từ máy băm gỗ, các

máy móc thiết bị và máy phát điện dự trù.  Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí

Đối với bụivà khí thải từ phương tiện giao thông

Hầu hết các tuyến đường trong phạm vi dự án đã được bê tông hóa hoặc trải nhựa, do đó bụi bốc lên từ hoạt động vận chuyển của các phương tiện cơ giới được xem là không đáng kể.

Khí thải từ hoạt động giao thông: số lượng xe chở nguyên liệu trong một ngày khoảng 200 xe/ngày (trung bình 1 xe chở 10 tấn, cả đi lẫn về) và đoạn đường trung bình mỗi phương tiện chạy 50 km/ngày (từ nơi khai thác đến nhà máy) thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày

Động cơ Số lượt xe Đoạn đường chạy (km) Mức tiêu thụ (lít/km) Tổng lượng xăng (lít) Xe hơi động cơ >2.000cc 200 50 0,15 1500

Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông: Tham khảo tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới về hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới

Động cơ Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

Xe hơi động cơ > 2.000cc 0,76 20S 27,11 169,7 24,09

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land pollution, WHO 1993

Dựa vào hệ số ô nhiễm và mức tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện Chủ Dự án có kết quả dự báo tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy được trình bày trong bảng 3.9:

Bảng 3.9. Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông Động cơ Bụi Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)SO2 NO2 CO VOC

Xe hơi động cơ >2.000cc 0,798 0,525 28,46 178,18 25,294

Thực tế, các phương tiện vận chuyển không tập trung một chỗ mà hoạt động rải ra ở nhiều nơi, chất ô nhiễm được phát tán theo luồng không khí chứ không tập trung tại một nơi, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thải thì tác động do khí thải giao thông là không đáng kể trên đoạn đường vận chuyển và khu vực dự án.

Đối với bụi từ quá trình gia công trên nguyên liệu gỗ :

Bụi sinh ra trong hầu hết các công đoạn sản xuất như: cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, xẻ ván, mài thô và đánh bóng gỗ bằng các máy chài…. Ở các khâu cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, gia công gỗ… bụi có kích thước tương đối lớn, nhưng tại các khâu chà láng, mài…bụi phát sinh có kích thước nhỏ, mịn dễ phát sinh vào không khí và ảnh hưởng đến sức khỏa của công nhân.

Ngoài ra bụi còn phát sinh trong quá trình tháo dở vật liệu, lượng bụi tháo dở ước tính khoảng 25m3/ngày. Đây là lượng bụi khá lớn nên khi tháo dở nếu bất cẩn sẽ gây phát tán bụi vì vậy dự án cần phỉa kiểm soát cẩn thận trong công đoạn này

Bụi từ các công đoạn chà láng, mài, đánh bóng gỗ thường có kích thướt nhỏ có khả năng phát tán cao và ảnh hưởng của bụi ở công đoạn này cũng nguy hiểm hơn. Nồng độ bụi từ các công đoạn chế biến đồ gỗ, gia dụng thường rất cao ngay cả khi cơ sở có lắp đặt hệ thống thu bụi.

Đối với tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn phát sinh từ các máy móc thiết bị có công suất lớn như: máy cưa, máy khoan, máy mài...

Nhiệt dư phát sinh từ khu vực cung cấp nhiệt, khu vực sấy gỗ trong khu vực sản xuất. 3.2.2. Tác động đến môi trường do nước thải và nước mưa.

Với đặc điểm hoạt động của Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ thì nước thải từ khâu sản xuất là không đáng kể ( nước thải từ khâu sơn lót, sơn phủ, hơi dung môi ), chỉ khoảng 5m3/ngày. Do vậy, nguồn gây ô nhiễm môi trường nước của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khoảng 1800 công nhân viên nhà máy và nước mưa chảy tràn.

Tác động ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và một phần nước thải sản xuất.

Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng 3.3

Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54

2 COD 72 - 102

3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145

4 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30

5 Tổng nitơ 6 – 12

6 Amôni 2,4 - 4,8

7 Tổng photpho 0,8 - 4,0

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993

Số lượng công nhân viên trong nhà máy trung bình khoảng: 1800 người/ngày. Nước cấp sinh hoạt cho công nhân viên trong nhà máy

Nhu cầu cấp nước:

000. . 1 1 n q Q = × Trong đó :

q : tiêu chuẩn lấy nước bằng 60 l/người/ngày

)/ / ( 108 000 . 1 / 60 1800 3 1 ng lít ng m ngày Q = × =

Lưu lượng nước thải sinh hoạt là: 108 m3/ngày x 0,8 = 86,4 m3/ngày (tính bằng 80% lượng nước cấp).

Lưu lượng nước thải sơn tính bằng lượng nước cấp là 5 m3/ngày.

Tổng lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý tập trung là: 91,4 m3/ngày.

Bảng 3.4. Nồng độ các chất trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Tải lượng

(g/người.ngđ) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) QCVN 40:2011/BTNMT cột B (mg/l) BOD5 54 1063 50 COD 102 2008 150 TSS 70 1379 100 Dầu mỡ 30 591 10 Tổng nitơ 12 236 40 Amoniac 4,8 95 10 Tổng photpho 4,0 79 6

Nhận xét: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý với Quy chuẩn nước thải (QCVN 40: 2011, cột B) thì tất cả các chỉ tiêu đều có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Do vậy chủ dự án sẽ phải có biện pháp giảm thiểu.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án gỗ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)