Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
330,5 KB
Nội dung
GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KHỐI 6 Chủ điểm tháng 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Hoạt động thứ nhất : THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu rõ nội qui, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó. - Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội qui của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường. - Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. 2/ Hình thức: - Thảo luận câu hỏi, liên hệ thực tế. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Bản nội quy và nhiệm vụ năm học. - Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường. Câu hỏi: Câu 1: Vì sao người học sinh phải biết và hiểu rõ nội quy nhà trường ? Câu 2: Hãy nêu các mhiệm vụ chủ yếu của năm học mới ? Câu 3: Nội quy nhà trường quy định những nhiệm vụ học tập của người học sinh như thế nào ? Câu 4: Nội quy nhà trường quy định học sinh phải tự rèn luyện mình như thế nào ? Câu 5: Hãy nêu những quy định mà nhà trường yêu cầu người học sinh phải thực hiện ? 2/ Học sinh: - Tìm đọc trước các nội quy, quy định của nhà trường. - Một số bài hát, bài thơ để trình bày trong hoạt động. IV. Tiến hành hoạt động: Trang 1 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Người Thực hiện Nội dung Thời gian Dẫn CT Tổ trưởng và các thành viên Các tổ tham gia Dẫn chương trình và các tổ trưởng Đại diện một số bạn Dẫn CT GVCN * Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể bài “Lớp chúng ta kết đoàn” - Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: (tìm hiểu nội quy nhiệm vụ năm học mới) - Lớp trưởng đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học mới - Các thành viên trong nhóm có thể hỏi thêm những chỗ chưa rõ, chưa hiểu. - Nhóm trưởng ghi lại, giải thích hoặc nhờ giáo viên giúp đỡ. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi thảo luận - Người điều khiển phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu mỗi nhóm cử một thư ký ghi ý kiến thảo luận của nhóm. - Nhóm trưởng nêu câu hỏi, các thành viên thảo luận, tìm ra đáp án của nhóm và ghi vào giấy khổ to. * Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm dán giấy khổ to ghi kết quả thảo luận của nhóm lên vị trí quy định. - Người điều khiển lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm, mời các thành viên trong lớp có ý kiến bổ sung. - Người điều khiển đọc đáp án và đánh dấu vào những chỗ trả lời đúng của các nhóm. * Hoạt động 4: Văn nghệ - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ. * Hoạt động cuối cùng: - Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm dặn dò thêm, động viên học sinh thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường. 3’ 7’ 10’ 15’ 8’ 2’ Trang 2 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Tuần: 2 Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Hoạt động thứ hai : BẦU CÁN BỘ LỚP I. Yêu cầu giáo dục: - Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học. - Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. 2/ Hình thức: - Nghe báo cáo và thảo luận. - Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Chủ nhiệm và cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp, người điều khiển và thư ký. - Phân công người chuẩn bị phiếu. - Phân công chuẩn bị văn nghệ, trang trí lớp. - Một bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng. IV. Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung Thời gian Dẫn CT GVCN GVCN và các thành viên của * Hoạt động 1: Giới thiệu - GVCN giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp: vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động. - Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp. - Cho học sinh phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu một cán bộ lớp. * Hoạt động 2: Lựa chọn Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cả 3 phương án để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp. 10’ 15’ Trang 3 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang lớp GVCN và đội ngũ cán bộ lớp mới Gíao viên CN - Cho học sinh tự xung phong: Học sinh nào thấy mình có đủ tiêu chuẩn làm cán bộ lớp, tổ hoặc cán sự chức năng thì xung phong. - Cho học sinh lần lượt tự giới thiệu các bạn trong lớp vào các chức vụ. GVCN ghi tên các học sinh được giới thiệu lên bảng. - GVCN đưa ra ý kiến lựa chọn trong số những học sinh tự giác nhận nhiệm vụ và những học sinh được giới thiệu trên, có thể chỉ định nếu thấy cần thiết đưa ra một đội ngũ cán bộ hoàn chỉnh của lớp. - Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng. * Hoạt động 3: Trao nhiệm vụ - Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt, GVCN đọc tên từng học sinh, các em lên đứng thành hàng trước lớp. - GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em - Lớp trưởng thay mặt lớp phát biểu ý kiến. * Hoạt động cuối cùng: GVCN nhận xét kết quả hoạt động “Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò, nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ. 10’ 10’ Trang 4 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Tuần: 3 Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: Hoạt động thứ ba : NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh. - Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Ý nghĩa của tên trường. - Những truyền thống tốt đẹp của trường. - Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất. - Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường. 2/ Hình thức: - Thi hỏi đáp và kể chuyện về truyền thống của trường. - Thi đố vui và văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên : - Một số tài liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường. - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường. - Một số câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận gợi ý. + Bạn hãy nêu tóm tắt ý nghĩa tên trường ? + Trường ta được thành lập ngày tháng năm nào ? + Hiện nay trường ta có bao nhiêu lớp ? Bao nhiêu thầy cô giáo ? + Ban giám hiệu nhà trường hiện nay gồm những ai ? + Truyền thống nổi bật của nhà trường là gì ? + Bạn sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ? 2/ Học sinh: - Một số tiết mục văn nghệ. - Tự sưu tầm, tìm hiểu trước về truyền thống nhà trường. - Cử lớp trưởng điều khiển chương trình hoạt động và thảo luận. IV. Tiến hành hoạt động: Trang 5 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Người thực hiện Nội dung Thời gian Lớp trưởng GVCN và các em học sinh Dẫn CT và các bạn trong lớp Tập thể lớp Lớp trưởng * Hoạt động mở đầu: - Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động. - Mời giáo viên chủ nhiệm nói chuyện về truyền thống nhà trường. * Hoạt động 1: Giới thiệu - Học sinh nghe giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường. - Học sinh hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ. * Hoạt động 2: Thảo luận - Lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi. - Học sinh vận dụng các kiến thức vừa được nghe giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời, hoặc nêu thêm ý kiến cùng cả lớp trao đổi ? - Các học sinh khác bổ sung thêm. - Lớp trưởng nêu đáp án. * Hoạt động 3: Văn nghệ - Người điều khiển chương trình văn nghệ lần lượt mời các cá nhân hoặc nhóm học sinh đã được chuẩn bị lên trình diễn các tiết mục. * Hoạt động cuối cùng: - Lớp trưởng nhận xét kết quả hoạt động. 8’ 7’ 15’ 10’ 5’ Trang 6 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết : Ngày dạy: Hoạt động thứ tư : TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Thuộc và biết hát được nhiều bài hát quy định. - Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và bạn bè. II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: Tập các bài hát phổ biến và bài hát quy định học sinh THCS phải thuộc, ví dụ: - Quốc ca (Văn Cao) - Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh (Phong Nhã) - Cùng nhau ta đi lên (Phong Nhã) - Tiến lên đoàn viên (Phạm Tuyên) - Bác Hồ, người cho em tất cả (Hoàng Long – Hoàng Lân) - Lớp chúng ta kết đoàn (Mộng Lân) 2/ Hình thức: Giáo viên cho học sinh viết một số bài hát sau đó GV tập hát cho các em. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tập các bài hát quy định. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài hát quen thuộc. - Cử người điều khiển chương trình. - Cử nhóm hát mẫu để giới thiệu bài hát. 2/ Học sinh: - Sưu tầm các bài hát quen thuộc phục vụ trong các hoạt động của lớp, của trường. - Các bài hát trong sách âm nhạc lớp 6. IV. Tiến hành hoạt động: Người thực hiện Nội dung Thời gian Dẫn CT và tập thể lớp * Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể bài hát quen thuộc. - Người điều khiển nêu lý do và chương trình hoạt 8’ Trang 7 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Dẫn CT Dẫn CT, giáo viên dạy hát và tập thể lớp Dẫn CT và GVCN động * Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát - Người điều khiển nêu tên các bài hát quy định mà học sinh phải thuộc. - Học sinh bổ sung thêm. Giới thiệu nhóm hát mẫu hát thử một số bài hát. * Hoạt động 2: Học hát - Người điều khiển lấy ý kiến lớp lựa chọn vài bài hát quy định để tập hát ngay tại lớp. - Giới thiệu người dạy hát cho lớp. - Người dạy hát cho lớp tập mỗi bài hát hai, ba lần cho học sinh quen nhạc. - Người điều khiển yêu cầu mỗi học sinh về tự ôn luyện để thuộc các bài hát quy định. * Hoạt động cuối cùng: Nhận xét, đánh giá - Người điều khiển nhận xét tinh thần thái độ tham gia học hát của lớp. - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 10’ 20’ 7’ Trang 8 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Chủ điểm tháng 10: CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI Tuần: 5 Ngày soạn: Tiết: ngày dạy: Hoạt động thứ nhất : NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gởi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa tháng 9 – 1945 và thư gởi ngành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. - Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu. II Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung: - Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. - Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16 – 10 – 1968. 2/ Hình thức: - Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác. - Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm: - Chuẩn bị hai lá thư của Bác và những câu hỏi thảo luận. - Một số câu hỏi thảo luận theo thư Bác, như: + Bác mong muốn điều gì ở học sinh ? + Tại sao Bác lại viết, vinh quang non sông, dân tộc Việt Nam có được hay không là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ? + Theo lời Bác, để trở thành “những người công dân hữu ích của nước Việt Nam”, các em dự định sẽ làm gì ? 2/ Học sinh: - Bản lời hứa danh dự của lớp. - Một số bài, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ. - Chuẩn bị phần trang trí lớp. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động: Trang 9 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Người Thực hiện Nội dung Thời gian Dẫn CT Lớp trưởng và các thành viên trong lớp Các bạn có khả năng VN GVCN * Hoạt động 1: - Hát tập thể bài hát về Bác Hồ. - Tuyên bố lý do. - Giới thiệu khách mời ( nếu có) - Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 2: - Cán bộ lớp đọc hai lá thư của Bác. - Toàn lớp thảo luận thư Bác. - Cán bộ lớp thay mặt toàn thể học sinh trong lớp đọc lời hứa danh dự về thực hiện lời Bác dạy, ví dụ: + Kính thưa Bác + Tên cháu là …, chức vụ…, lớp…, trường…. + Cháu xin thay mặt cho tất cả các bạn học sinh của lớp hứa với Bác: chúng cháu sẽ….( nêu lời hứa cụ thể) + Chúng cháu sẽ xin báo cáo kết quả với Bác vào dịp cuối năm học. * Hoạt động 3: Vui văn nghệ * Hoạt động kết thúc: - GVCN nhận xét sự tham gia và hiểu biết của học sinh về những lời Bác dạy trong thư. - Động viên học sinh cố gắng làm theo thư Bác. 10’ 20’ 10’ 5’ Trang 10 . theo thư Bác. 10’ 20’ 10’ 5’ Trang 10 GV: Nguyễn Viết Hải – Trường PTDTNT Tây Giang Tuần: 6 Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy : Hoạt động 2: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI ” GIŨA CÁC TỔ I chăm ngoan, học giỏi” của lớp. - Đăng ký và giao ước thi đua giữa các tổ - Trình bày văn nghệ theo chủ đề “Chăm ngoan, học giỏi, biết ơn thầy cô giáo” 2/ Hình thức hoạt động: Tổ chức giao ước. diện các tổ lần lượt đọc giao ước thi đua của tổ mình, sau đó nộp lại bảng giao ước cho lớp để dán lên “ Bảng giao ước thi đua” - GVCN phát biểu: Ghi nhận chương trình giao ước thi đua của học