Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 6 (Trang 25)

Tuần: 13 Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

Hoạt động thứ nhất: HỘI VUI HỌC TẬP I. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.

- Gây hứng thú học tập.

- Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo, rèn luyện trí thông minh.

II Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung:

- Câu hỏi ôn tập một số môn.

- Các bài tóan vui, các câu đố khoa học về các hiện tượng trong đời sống và tự nhiên.

- Trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập, ôn tập. 2/ Hình thức:

- Thi trả lời câu hỏi, câu đố liên quan đến tri thức được học trên lớp kết hợp với vui văn nghệ.

III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm:

- GVCN nhờ các giáo viên bộ môn có liên quan giúp đỡ chuẩn bị các câu hỏi, câu đố, bài toán vui cho hội vui học tập.

- Phân công các học sinh khá, giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt của mình trong buổi sinh hoạt.

- Mời các thầy cô bộ môn liên quan làm cố vấn giúp học sinh giải đáp các vấn đề khó.

- Bảng qui ước thang điểm. 2/ Học sinh:

- Các em học sinh giỏi chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm học tập. - Chuẩn bị cây hoa gắn câu hỏi.

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động:

Người

thực hiện Nội dung

Thời gian Dẫn CT DCT và BGK, các cố vấn bộ môn, GVCN Các em học sinh Dẫn CT * Hoạt động 1: - Hát tập thể.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu chương trình.

- Giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn cuộc thi và mời họ vào vị trí làm việc.

* Hoạt động 2:

- Thi trả lời câu hỏi, câu đố, bài toán vui.

- Đại diện ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn đánh giá, cho điểm cho từng câu trả lời.

- Học sinh thứ nhất lên bốc thăm câu hỏi rồi đọc to cho cả lớp cùng nghe, suy nghĩ trong thời gian cho phép. BGK hoặc cố vấn nhận xét câu trả lời của thí sinh.

- Những học sinh khác lên trả lời và thực hiện như trên - Có thể xen kẻ vài tiết mục văn nghệ.

- Cuối cùng, ban giám khảo công bố kết quả và trao phần thưởng.

- Một học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm học tập của mình. - Các bạn học sinh trong lớp có thể hỏi thêm bạn về những điều mà mình chưa rõ, quan tâm,bổ sung ý kiến.

- Một giáo viên bộ môn gợi ý cho học sinh về phương pháp học bộ môn này.

* Hoạt động kết thúc:

- Cảm ơn sự có mặt, giúp đỡ, cố vấn của các thầy cô giáo bộ môn, của giáo viên chủ nhiệm và chúc sức khỏe.

- Chúc các bạn học sinh sức khỏe, vận dụng những kinh nghiệm, phương pháp thích hợp để không ngừng nâng cao kết quả học tập.

10’

30’

Tuần: 14 Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

Hoạt động thứ hai:

TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG QUÊ HƯƠNG I. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình.

- Có ý thức tự hào về quê hương,đất nước và thêm yêu Tổ quốc. - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

II. Nội dung và hình thức: 1/ Nội dung:

- Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương.

- Những thành tựu trong xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay. - Những bài báo, bài ca, bài thơ viết về quê hương.

2/ Hình thức hoạt động:

- Sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương em.

III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm:

- GVCN nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống quê hương.

- Hội ý cán bộ lớp, để xây dựng và thống nhất chương trình hoạt động. - Phân công người điều khiển chương trình.

2/ Học sinh:

- Sưu tầm các tư liệu về truyền thống cách mạng của quê hương. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

- Chuẩn bị phần trang trí lớp. IV. Tiến hành hoạt động:

Người

thực hiện Nội dung

Thời gian Dẫn CT * Hoạt động 1:

- Hát tập thể

- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình:

Đại diện các tổ

DCT và GVCN

Để có cuộc sống hòa bình, để học sinh được học tập dưới bầu trời tự do như ngày hôm nay, toàn thể nhân dân ta đã đấu tranh mới giành được độc lập. Hôm nay lớp chúng ta sẽ được nghe báo cáo về truyền thống cách mạng quê hương.

* Hoạt động 2:

- Các báo cáo lần lượt được trình bày, sau từng báo cáo, học sinh có thể nêu những câu hỏi quan tâm dành cho báo cáo viên.

- Một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ.

- Xây dựng chương trình hành động “Em góp phần xây dựng quê hương”: lớp thống nhất thực hiện công việc cụ thể để đền đáp công ơn của các thế hệ cha ông hoặc xây dựng quê hương sau cho vừa sức với học sinh, phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương.

* Hoạt động kết thúc:

- Nhận xét sự chuẩn bị về sưu tầm của các tổ.

- Chúc các bạn thực hiện tốt chương trình hành động của mình.

30’

Tuần: 15 Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

Hoạt động thứ ba:

NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG

TOÀN DÂN 22 – 12 I. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta.

- Rèn luyện kỹ năng trình bày, biết lắng nghe, biết phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin.

II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung:

- Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân.

- Các chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.

2/ Hình thức hoạt động: - Nghe nói chuyện. - Hỏi và trao đổi. - Văn nghệ.

III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm:

- Nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu học sinh tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.

- Dự kiến mời người nói chuyện

- Phân công người điều khiển chương trình. 2/ Học sinh:

- Sưu tầm các tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ có liên quan. - Chuẩn bị phần trang trí lớp.

- Chuẩn bị chương trình văn nghệ. IV. Tiến hành hoạt động:

Người

thực hiện Nội dung

Thời gian Dẫn CT Báo cáo viên và các em học sinh DCT và GVCN * Hoạt động 1: - Hát tập thể.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu chương trình.

- Nghe báo cáo về truyền thống quân đội, đại diện lớp đọc lời hứa, phát động việc viết thư cho bộ đội.

* Hoạt động 2:

- Báo cáo của khách mời, sau đó học sinh có thể trao đổi, nêu câu hỏi, trò chuyện với những nội dung quan tâm.

- Đại diện lớp tặng hoa cho báo cáo viên. - Văn nghệ tặng khách mời

- Một học sinh đọc lời hứa

- Phát động viết thư cho bộ đội ở biên giới, hải đảo. * Hoạt động kết thúc:

- Cảm ơn vị khách đã đến dự, nói chuyện với học sinh và chúc sức khỏe.

- Chúc các bạn thực hiện tốt việc viết thư cho bộ đội.

10’

30’

Tuần: 16 Ngày soạn:

Tiết: Ngày dạy:

Hoạt động thứ tư:

HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ I. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Biết và tìm hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.

- Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.

- Thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.

- Bồi dưỡng kỹ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn tự tin.

II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung:

Những bài hát, bài thơ về anh bộ đội, về quê hương, đất nước do học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.

2/ Hình thức:

- Biểu diển văn nghệ của lớp. III. Chuẩn bị hoạt động:

1/ Giáo viên chủ nhiệm:

- GVCN yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ. - Cử lớp phó văn thể dẩn chương trình.

2/ Học sinh:

- Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị các tiết mục và làm hạt nhân cho chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp.

- Các tổ và đội văn nghệ có kế hoạch luyện tập.

- Bản giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ dành cho người điều khiển chương trình.

IV. Tiến hành hoạt động: Người

thực hiện Nội dung

Thời gian Dẫn CT * Hoạt động 1:

- Hát tập thể.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình: Trường lớp ta 10’

DCT và các bạn tham gia văn nghệ. GVCN DCT

đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân để nhớ tới công ơn của các bậc cha anh của dân tộc. Một trong những hoạt động đó là buổi văn nghệ ở tiết sinh hoạt lớp hôm nay.

* Hoạt động 2:

Người dẫn chương trình lần lượt mời các bạn “nghệ sĩ” của lớp lần lượt trình bày các tiết mục văn nghệ của mình. Sau từng tiết mục, có thể tặng hoa cho các bạn.

Sau các tiết mục diễn xong, có thể mời GVCN trao phần thưởng cho các tiết mục hay nhất.

* Hoạt động kết thúc:

- Nhận xét về sự chuẩn bị của các đội văn nghệ lớp, của các tổ cho các tiết mục của mình, đánh giá chung về các tiết mục.

- Cảm ơn và chúc sức khỏe giáo viên chủ nhiệm.

30’

Một phần của tài liệu Giao an NGLL 6 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w