Tuần: 17 Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Hoạt động thứ nhất:
NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày tết.
- Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
- Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương. II. Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
- Những phong tục, truyền thống văn hóa ngày xuân, ngày tết của quê hương qua sách báo ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, tranh ảnh mà học sinh được đọc, được nghe.
- Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết. 2/ Hình thức:
- Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ. III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguồn khác nhau: ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, sách báo, tranh ảnh, phát thanh, truyền hình.
- Phân công các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên sưu tầm, tập hợp, trang trí, trưng bày.
- Phân định vị trí để các tổ trưng bày kết quả sưu tầm. 2/ Học sinh:
- Các tổ sưu tầm các tài liệu
- Các bài viết từ thực tế và các chuyện được nghe kể có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Chuẩn bị phần trang trí lớp, chuẩn bị quà - Một số tiết mục văn nghệ.
Người
thực hiện Nội dung
Thời gian Dẫn CT Dẫn CT, BGK và đại diện các tổ Các bạn có năng khiếu văn nghệ DCT và GVCN * Hoạt động mở đầu:
- Nêu lý do, nội dung và hình thức hoạt động. - Giới thiệu chương trình hoạt động.
- Giới thiệu ban giám khảo và thể lệ chấm điểm. * Hoạt động 1:
- Người điều khiển yêu cầu các tổ lên vị trí để trưng bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
- Ban giám khảo chấm điểm trưng bày của từng tổ.
- Đại diện các tổ giới thiệu kết quả sưu tầm của tổ: số lượng, nội dung, thể loại và lựa chọn ba nội dung để minh họa, có thể chọn ba người, mỗi người minh họa một nội dung.
- Ban giám khảo chấm điểm phần giới thiệu, phần minh họa và điểm phong cách thể hiện.
- Người điều khiển công bố điểm của các tổ và trao phần thưởng.
* Hoạt động 2:
- Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ.
* Hoạt động kết thúc:
- Người điều khiển nhận xét tinh thần tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
5’
25’
10’
Tuần: 18 Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Hoạt động thứ hai:
GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ HƯƠNG EM I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú. II. Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
- Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương. - Gương các đảng viên ưu tú.
2/ Hình thức:
- Nghe nói chuyện và thảo luận.
- Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được. III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động “Nghe nói chuyện về Đảng viên ưu tú của địa phương”.
- Yêu cầu học mỗi học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện. - Dự kiến mời báo cáo viên là cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
- Cử lớp trưởng điều khiển chương trình. 2/ Học sinh:
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ. - Chuẩn bị phần trang trí lớp.
- Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thông xây dựng và bảo vệ quê hương.
IV. Tiến hành hoạt động: Người
thực hiện Nội dung
Thời gian Dẫn CT * Hoạt động mở đầu:
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
DCT Báo cáo viên và các em học sinh Các bạn tham gia văn nghệ DCT và GVCN
- Giới thiệu báo cáo viên. * Hoạt động 1:
Nghe nói chuyện và thảo luận
- Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện với lớp. - Báo cáo viên nói chuyện với lớp về truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, về những đảng viên ưu ở của địa phương trong đấu tranh cách mạng, trong sản xuất, trong các hoạt động phong trào ở địa phương.
- Trong quá trình nghe nói chuyện, học sinh có thể hỏi thêm, hoặc đề nghị báo cáo viên giải đáp những điều chưa rõ.
- Sau khi nghe nói chuyện, người điều khiển cho lớp thảo luận: Lần lượt nêu các câu hỏi để các bạn trong lớp phát biểu ý kiến.
* Hoạt động 2: - Văn nghệ
- Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.
* Hoạt động cuối cùng:
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến và cảm ơn báo cáo viên.
20’
10’
Tuần: 19 Ngày soạn:
Tiết: Ngày dạy:
Hoạt động thứ ba:
CHÚNG EM CA HÁT MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho học sinh niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó động viên học sinh phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt. II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1/ Nội dung:
- Những bài hát, bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẽ đẹp của mùa xuân.
2/ Hình thức:
Thi văn nghệ giữa các tổ III. Chuẩn bị hoạt động: 1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành với cả lớp, hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát về Đảng, về mùa xuân.
- Nêu hình thức thi cho các tổ chuẩn bị tập luyện. - Cử ban giám khảo.
- Chuẩn bị các câu hỏi thi và chương trình điều khiển. 2/ Học sinh:
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị phần thuởng và trang trí lớp. - Các tổ có kế hoạch luyện tập.
IV. Tiến hành hoạt động: Người
thực hiện Nội dung
Thời gian Dẫn CT DCT và BGK Các đội thi * Hoạt động mở đầu:
- Nêu nội dung, hình thức hoạt động. - Nêu thể lệ cuộc thi văn nghệ giữa các tổ. - Giới thiệu các đội thi.
- Giới thiệu ban giám khảo cuộc thi. * Hoạt động 1:
- Người dẩn chương trình nêu câu hỏi hoặc một yêu cầu. - Đội nào cắm cờ trước sẽ được trả lời.
- Người dẫn chương trình xin ý kiến ban giám khảo.
10’
DCT và GVCN
- Ban giám khảo giơ thẻ cho điểm.
- Thư ký tính điểm. Điểm được ghi công khai lên bảng. * Hoạt động cuối cùng:
- Người dẫn chương trình công bố điểm của các đội thi và trao phần thưởng.
- Nhận xét kết quả hoạt động.
5’
Tuần: 20 Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
Hoạt động thứ tư:
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU TRONG HỌC KỲ II
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt được kết quả tốt cuối năm học.
- Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
- Tích cực thực hiện các kỹ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
II. Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung:
- Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, về rèn luyện đạo đức trong HK II. - Các biện pháp và kế hoạch cụ thể.
2/ Hình thức:
- Thảo luận thống nhất biện pháp và kế hoạch. III. Chuẩn bị hoạt động:
1/ Giáo viên chủ nhiệm:
- GVCN cố vấn cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, xác định các chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong học kỳ II.
- Xây dựng bảng kế hoạch và biện pháp phấn đấu của lớp.
trưởng
Lớp phó
GVCN
lớp và đề nghị các tổ trưởng nêu các chỉ tiêu phấn đấu của tổ mình.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
- Lớp phó phụ trách học tập cho lớp thảo luận một số câu hỏi để bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu phấn đấu của lớp. - Lớp trưởng cho lớp biểu quyết các chỉ tiêu phấn đấu sau khi đã có thảo luận bổ sung.
- Thư ký lớp ghi vào biên bản của lớp. * Hoạt động 2:
- Lớp phó lần lượt nêu các câu hỏi cho lớp thảo luận.
- Các ý kiến phát biểu tập trung làm rõ các mặt mạnh, yếu của lớp, góp ý kiến cho cán bộ lớp, cán sự môn học và các biện pháp học tập, rèn luyện để đạt được các chỉ tiêu đề ra. - Thư ký lớp ghi biên bản thảo luận và thông qua biên bản. * Hoạt động cuối cùng:
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến dặn dò cả lớp thực hiện tốt kế hoạch phấn đấu, rèn luyện.
15’