GIÁO ÁN NGLL

12 681 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
GIÁO ÁN NGLL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

10/12/2007 Hoạt động 3: HỘI VUI HỌC TẬP I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giáo dục học sinh: - Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện thượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội. II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Nội dung: - Kiến thức cơ bản một số môn học. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống - Giải thích một số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội. 2/Hình thức: Thi Hỏi – đáp III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Về phương tiện hoạt động: - Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui của các môn học và đáp án (Ban cán sự lớp, GVCN) - Một số tiết mục văn nghệ (tổ) - Phần thưởng (Quyên) 2/ Về tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm liên hệ tới giáo viên bộ môn để nhờ họ giúp câu hỏi và đáp án. - Ban cán sự lớp chọn lọc một số câu hỏi của lớp. - Chọn người dự thi: mỗi tổ 2 người (Tổ 1 + 2: Đội A; Tổ 3 + 4: ĐỘi B) mỗi đội 4 người (Đội A: Tiến Bảo, Lợi, Ngọc, Phú; Đội B: Trang, Quyên, Phương, Xuân Diệu) - Những học sinh khác cũng ôn tập tốt để dự thi phần cổ vũ động viên. - Phân công người điều khiển chưng trình: Vũ Bảo - Ban giám khảo: Mỹ Diệu,Ánh Minh, Quan Tín - Trang trí lớp: Dương, Sáng - Văn nghệ: Cá nhân đăng ký, tổ hoặc nhóm đăng ký các tiết mục văn nghệ (chủ đề 22/12) IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Vũ Bảo: - Bài hát tốp ca Nam “Hát mãi khúc quân hành” (Vũ Bảo, Tín, Xuân Diệu, Sĩ, Ngô,T.Bảo, Lợi trình bày) 2/ Tuyên bố lý do: “Năm mươi sáu ngày đêm Khoét núi, ngũ hầm, mưa dầm, cơm vét Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay xẻ núi lăn bom nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp điện…” Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ nổi bật lên ý chí quyết tâm chịu đựng khó khăn vượt qua thử thách để chiến thắng quân thù. Để tưởng nhớ công ơn của những người đã quên thân mình giành lại độc lập cho đất nước, hôm nay lớp chúng em tổ chức tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Hội vui học tập” nhằm đem những lời ca, tiếng hát của mình chào mừng ngày 22/12 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và củng cố lại những kiến thức đã học chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến.chúng ta hãy vổ tay thật to để chào mừng ngày 22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. 3/ Giới thiệu đại biểu: Về tham dự tiết sinh hoạt với chúng em hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu cô ………… , thầy ………… và cô giáo chủ nhiệm lớp 9/3 – cô Ngô Thị Duyên (Lớp vỗ tay) 4/ Giới thiệu 2 đội chơi, ban giám khảo, thư ký: - Em xin giới thiệu 2 đội chơi: Đội A gồm các bạn: Tiến Bảo, Lợi, Phú, Ngọc và Đội B gồm các bạn: Phượng, Quyên, Trang, Xuân Diệu, mời hai đội chơi về vị trí. - Ban giám khảo của chúng ta gồm bạn: Ánh Minh, Mỹ Duyên. - Thư ký là bạn Quang Tín.Mời các bạn về vị trí của mình (vỗ tay) - Văn nghệ xen kẽ - Gập ghềnh con đường Trường Sơn máu lửa, trở về với những câu chuyện, những cô gái, những chàng trai thanh niên xung phong.Từ mưa bom đạn bão đạn những cô gái vẫn mở đường cho xe đi tới.Mời các bạn thưởng thức bài hát “Cô gái mở đường” nhạc và lời Xuân Giao do bạn Vũ Bảo trình bày. 5/ Phần khởi động: 10 câu hỏi - Vũ Bảo nêu thể lệ cuộc thi: Hai đội lần lượt nghe câu hỏi và sau 10 phút phải trả lời. đúng 10 điểm. Đội A 5 câu đầu, đội B 5 câu cuối. Câu 1: Đây là người được vua Quang Trung giao soạn “Chiến cầu hiền” để chiêu mộ người tài ra giúp nước (Ngô Thì Nhậm) Câu 2: Ngôi chùa này là nơi thờ tượng bà nghìn mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp) Câu 3: Nơi có nhiều tổ chim yến a/ Bình Định và Phú Yên b/ Ninh Bình và Bình Thuận c/ Bình Thuận và Khánh Hoà d/ Phú Yên và Khánh Hoà (Đáp án d) Câu 4: Trụ sởchính của ASEAN được đặt ở quốc gia nào? a/ Indonesia b/Thái Lan c/Myanma d/ Việt Nam (Đáp án a) Câu 5: Tố Như là tên chữ của nhà thơ nào? Tác phẩm nổi tiếng của tác giả đó? (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Câu 6: Nhà vua, người đã ra “Chiếu cầu vươn” kêu gọi sĩ phương hướng chống Pháp (Vua Hàm Nghi) Câu 7: Đây là một hệ điều hành mới nhất do hãng Microsof sản xuất (Window Vista) Câu 8: Where were the 24 th Seagames held? (ThaLand) Câu 9: Trong cơ thể con người chứa khoảng bao nhiêu lít máu? a/ 4 – 5 lít b/ 7 – 8 lít c/ 9 – 10 lít (Đáp án a) Câu 10: Các tác phẩm đã học ở lớp 9 trong văn học hiện đại, ai là nhà thơ, người chiến sĩ? (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Chính Hữu) - Văn nghệ xen kẻ trong khi chờ thưký tỏng kết điểm phần I. Song ca “Gọi tên tôi nhé bạn thân hỡi” do hai bạn Nguyễn Ngô và Tiểu Ngọc trình bày. Thư ký công bố điểm 6/ Phần thi tình huống: Cho hai đội lần lượt đóng hai tình huống liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhân vật trong bài học. Sau đó hỏi đội kia nhân vật đó là nhân vật nào? . Nếu trả lời đúng được 10 điểm, Ban giám khảo cũng chấm điểm diễn xuất cho đội đóng tình huống. Đội A: Phong Lai (Vũ Bảo), Lục Vân Tiên (Quan Tín), Kiều Nguyệt Nga (Xuân Trang) đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Đội B: Mã Giám Sinh (Lợi), Bà Mối (Nhàng), Thuý Kiều (Phú) đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều) - Văn nghệ xen kẽ trong khi chờ thư ký tổng kết điểm phần II - Mời các bạn đến với ca khúc “Sắc màu tuổi thơ”do bạn Hạ Quyên trình bày - Thư ký tổng kết điểm phần thi tình huống 7/ Phần thi dành cho khán giả: 5 câu hỏi, đúng tặng 1 món quà Câu 1: Nhạc sĩ sáng tác bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” và bạn có thể trình bày bài hát đó (Phong Nhã) Câu 2: Bạn hãy cho biết họ và tên của anh hùng liệt sĩ lấy thân mình chèn pháo (Tô Vĩnh Diện) Câu 3: Bài thơ Đồng Chí do ai sáng tác (Chính Hữu) Câu 4: Hãy cho biết trong “bài thơ về Tiểu đội xe không kính” có bao nhiêu từ không? (có 8 từ) Câu 5: Con gì đếm chán Giống ngỗng giống ngan Bơi trên bài làm Của anh lười học (con số 2) - Văn nghệ xen kẻ: Tiết mục kịch với tên “Quả báo” do Vũ Bảo biên soạn với sự tham gia của các diễn viên: Vũ Bảo, Quang Tín, Xuân Trung, Xuân Diệu) 8/ Phần về đích: Có 10 câu hỏi dành cho hai đội chơi. Đội nào giơ tay trước sẽ được quyền trả lời, đúng 10 điểm, nếu sai đội khác có quyền trả lời. Câu 1: Thủ đô của Malaysia? (Kuala Lumpur) Câu 2: Loại đàn duy nhất được sử dụng trong ca trù? a/Đàn tranh b/ Đàn nhị c/ Đàn đáy (Đáp án c) Câu 3: Dãy Hoành Sơn nằm giữa địa phận hai tỉnh nào? a/ Hà Tĩnh – Quảng Bình b/ Quảng Bình – Quảng Trị c/Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng d/ Đà Nẵng – Quảng Nam. Câu 4: Năm nào giặc Pháp leo than đánh phá các tỉnh miền Bắc? a/ 1945 b/ 1954 d/ 1964 Câu 5: Bạn hãy cho biếtd câu hỏi đuôi của câu tiếng Anh sau: Today is Saturday ……………… ?(isn’t it) Câu 6: Hãy đọc câu ca dao nói về vai trò của nguyên tố dinh dưỡng Nitrơ đối với cây trồng? Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên) (Giải thích thêm: Trong không khí có Nitrơ, khi có sấm tạo ra tia lửa điện làm cho Nitrơ tác dụng với Oxi tạo axit NO 2 , N 2 O 5 tác dụng với nước tạo thành oxit nitrơ (HNO 3 ) rớt xuống đất tác dụng với các chất trong đất tạo ra muối Nitơrat (chất đạm) Câu 7: Bạn hãy đọc vài câu thơ, hoặc 1 bài thơ, hoặc 1 bài hát nói về anh bộ đội, người lính cụ Hồ. Câu 8: Tổ chim Yến được làm bằng gì? a/ Từ rong biển `b/ Cành cây vụn c/ Nước dãi chim yến d/ Hốc đá (Đáp án c) Câu 9: Còng chiêng Tây Nguyên là di sản kiệt tác truyền khẩu và văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận vào a/ 25/11/2004 b/ 25/11/2005 c/ 25/11/2006 d/ 25/11/2007 Câu 10: Cho biết đến nay nước ta có bao nhiêu danh nhân văn hoá thế giới?Đó là những ai? (3: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh) - Mời thư ký tổng kết điểm các phần thi. - Như vậy, sau 3 phần thi đầy gay cấn số điểm của các đội như sau: - Đội A: ……………, Đội B…………… Mời cô giáo chủ nhiệm lên phát thưởng cho 2 đội và phát biểu ý kiến. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Tiết sinh hoạt của lớp chúng em hôm nay đến đây là kết thúc, thay mặt lớp em xin kính chúc quý thầy cô sức khoẻ, chúc các bạn học tập thật tốt để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi sắp tới. Hát tập thể: “Thầy cô mến yêu” 10/02/2008 Hoạt động 4: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giáo dục học sinh: - Càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng ta đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước. - Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp. II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Nội dung: - Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm,… ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hươgn đất nước. 2/Hình thức: - Trình diễn văn nghệ - Trò chơi văn nghệ III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Về phương tiện hoạt động: - Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm,… 2/ Về tổ chức: - Phân công người đièu khiển chương trình (Vũ Bảo); trang trí (Tín, Minh); Ban giám khảo (Mỹ Diệu, Trang); Thư ký (Phượng) - Mọi học sinh đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia. IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Ánh Minh: - Bắt bài hát tập thể, sau đó giới thiệu thành phần tham dự: Kính thưa thầy cô và các bạn! hôm nay lớp 9/3 chúng em tổ chức sinh hoạt giáo dục NGLL nhằm tạo ra một không khí vui tươi góp phần nâng cao chất lượng học tập. Về sinh hoạt với chúng em hôm nay em xin trân trọng giới thiệu cô …… thầy …… và cô giáo chủ nhiệm lớp chúng em cô ……. (lớp vỗ tay) Em xin giới thiệu người dẫn chương trình chính của lớp chúng em.Bạn Vũ Bảo (Vỗ tay) Vũ bảo: - Thưa quý thầy cô, thưa các bạn! “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng. một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”. Lời bài hát đó luôn vang mãi bên ta, Đảng là niềm tin, là lẽ sống của mỗi con người chúng ta. Đảng đã đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chúng ta càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng, Đảng đã mang về cho chúng ta những mùa xuân tươi vui, hạn phúc và thanh bình. Mùa xuân đang trở về trên khắp đất nước, và hôm nay lớp chúng em tổ chức tiết HĐNGLL với chủ đề “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng mừng xuân” nhằm đem lời ca tiếng hát của mình mừng xuân,mừng Đảng quang vinh. - Trưóc khi bước vào phần sinh hoạt chính, em xin được giới thiệu các thành phần trong cuộc chơi hôm nay đó là: Thư ký: Bạn Hồng Phương (Vỗ tay); Ban giám khảo: bạn Mỹ Diệu, Xuân Trang, mời các bạn về vị trí của mình. - Và thành phần không thể thiếu: Đội A (Tổ 1, 2); Đội B (Tổ 3, 4). Mời đại diện các đội lên giới thiệu về đội mình. 2/ Phần 1: Trò chơi văn nghệ - Dẫn chương trình nêu thể lệ cuộc chơi: Có 7 ô chữ, trong đó có 2 ô màu hồng và 5 ô màu xanh.Mỗi ô ứng với 1 chữ trong lời hát. Mỗi đội lần lượt chọn 1 ô, nếu gặp ô màu xanh thì đội đó được quyền hát chứacó lời đó. Nếu hát trúng được 10 điểm. Trong vòng 5 phút nếu hát không được thì đội kia có quyền hát và số điểm đó đội kia được hưởng (Mỗi đội chọn 1 ô rồi đến đội khác).Nếu bốc trúng ô màu hồng thì không được quyền hát. Nếu đội nào hát trúng lời bài hát gốc hưởng 50 điểm.Nếu trả lời được câu hỏi phụ 10 điểm. Đảng Đã Cho Ta Một Mùa Xuân Câu hỏi phụ: Bài hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân” do ai sáng tác? (Phạm Tuyên - Dẫn chương trình: Mời thư ký tổng kết điểm phần 1: 3/ Phần II: Thi tài năng văn nghệ - Dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiểu phẩm, kịch do hai đội chuẩn bị trước lên biểu diễn - Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả trước lớp. 4/ Phần 3: Phần trổ tài - Dẫn chương trình nêu thể lệ: Mỗi đội bốc thăm 01 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 câu hát, mỗi đội thay phiên nhau hát các câu đó theo bất kỳ thể loại nào: Cải lương, chèo, dân ca… Đội này diễn đạt hay, nhiều thể loại, ban giám khảo cho điểm công bố trước lớp. Câu 1: “Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả Vút phi lao gió thổi trên bờ” Câu 2: “Nếu là chim tôi sẽ à bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ là một đoá hướng dương Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương” - Dẫn chương trình: Mời thư ký tổng kết điểm tất cả các phần thi. - Dẫn chương trình: Sau 3 phần thi đầy gay cấn, đội giành giải nhì trong cuộc chơi hôm nay là Đội…… và đội đạt giải nhất là Đội … (vỗ tay) - Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Tiết sinh hoạt của lớp chúng em hôm nay đến đây là kết thúc, thay mặt lớp em xin kính chúc quý thầy cô sức khoẻ, công tác tốt, chúc các bạn học tập thật tốt để đạt kết quả cao. Hát tập thể: 20/03/2008 Hoạt động 4: THẢO LUẬN KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ HỘI TRẠI 26/3 I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia Hội trại 26/3 do nhà trường tổ chức. - Nhiệt tình, sẳn sàng tham gia - Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ những quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc chuẩn bị thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1/Nội dung: - Các nhiệm vụ chuẩn bị Hội trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường. - Các nội dung tham gia hoạt động Hội trịa như: Văn nghệ, các trò chơi. - Có kế hoạch chuẩn bị 2/ Thảo luận kế hoạch chuẩn bị: III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1/Về phương tiện hoạt động: - Bản thông báo chuẩn bị của nhà trường về kế hoạch, nội dung tổ chức Hội trại, nhiệm vụ nhà trường phân công cho lớp. - Điều 12, 13, 31 của HQVQTE 2/ Về tổ chức: - Phân công người đièu khiển chương trình thảo luận. - Chuẩn bị nội dung thảo luận (Ví dụ: Hình thức lều trại, địa điểm cắm trại, phương tiện đi lại, nội dung hoạt động trại, kế hoạch thực hiện,…) - Dự kiến phân công chuẩn bị tham gia Hội trại cho các tổ, nhóm, cá nhân. IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Ánh Minh: - Bắt bài hát tập thể: Kính thưa cô giáo chủ nhiệm và các bạn! hôm nay lớp 9/3 tổ chức tiết sinh hoạt nhằm thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại 26/3 sắp đến. 2/ Thảo luận hình thức lều trại - Em xin thay mặt lớp xin đưa ra một số mô hình lều, cổng trại do các bạn trong lớp thiết kế (Tín,Lý) - Dẫn chương trình đưấcc mô hình cổng tại và yêu cầu các bạn trong lớp xem, thảo luận, lựa chọn, bổ sung hoặc đề xuất mô hình mới. - Thảo luận về các dụng cụ, phương tiện cần thiết để dựng trại. Thống nhất sự lựa chọn và phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị. - Sau khi bàn bạc, thống nhất những bạn sau đây tham gia làm cổng trại ………., trang trí lều, cổng ……, dựng lều…… 3/ Thảo luận nội dung tham gia Hội trại: - Dẫn chương trình:Trong Hội trại chúng ta sẽ tham gia các nội dung sau: Văn nghệ, múa hát tập thể, kéo co, nấu ăn, hoạ sĩ mù, đánh trống hội, đi xe đạp chậm, nhảy bao bố, cắm hoa, đi cà kheo, trò chơi lớn. Yêu cầu các bạn thảo luận và phân công người dự thi và chuẩn bị các điều kiện dụng cụ để dự thi. (Dẫn chương trình ghi tên các bạn đăng ký thi) 4/ Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại: - Kế hoạch hoàn tất công việc chuẩn bị, thảo luận việc ăn uống trong 2 ngày trại (24 + 25/3),… - Phương tiện đi lại:Mỗi lớp 04 xe đạp, còn đi bộ. - Biểu quyết thông qua kế hoạch chuẩn bị. V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Dẫn chương trình: Như vậy việc chuẩn bị cho Hội trại 26/3 củalớp chúng ta đã hoàn tất. Em xin thay mặt lớp mong muốn các bạn hãy làm tốt công việc được giao để cho trại 26/3 của lớp chúng ta trở thành ngày hội vui, khoẻ, … - Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. - Dẫn chương trình bắt bài Hát tập thể: [...]...01/04/2008 Chủ điểm tháng 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Hoạt động 1: TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ “HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: - Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc Khắc... quyền trẻ em - Khẩu hiệu, tranh vẽ,… minh hoạ cho chủ đề hoạt động - Mọt số bài hát, tiểu phẩm, trò chơi 2/ Về tổ chức: - Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình - Xây dựng chương trình buổi diễn án - Phân công người điều khiển chương trình IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: 2/ Diễn đàn: - Dẫn chương trình lần lượt mời đại diện từng tổ trình bày ý kiến của mình về một trong những vấn đề của... và bảo vệ môi trường - Tổ 3: Giới thiệu về 4 nhóm quyền của trẻ em - Sau phần trình bày của đại diện các tổ, mỗi thành viên trong lớp có thể phát biểu tự do - Văn nghệ xen kẻ V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Giáo viên phát biểu Hát tập thể: . học và đáp án (Ban cán sự lớp, GVCN) - Một số tiết mục văn nghệ (tổ) - Phần thưởng (Quyên) 2/ Về tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm liên hệ tới giáo viên bộ. Khánh Hoà d/ Phú Yên và Khánh Hoà (Đáp án d) Câu 4: Trụ sởchính của ASEAN được đặt ở quốc gia nào? a/ Indonesia b/Thái Lan c/Myanma d/ Việt Nam (Đáp án

Ngày đăng: 21/07/2013, 01:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan