Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chiphí về thanh lý, nhượng bán tài s
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanhnghiệp phải không ngừng cố gắng vươn lên để khẳng định mình Các doanh nghiệpphải tự nghiên cứu, tính toán và tổ chức sản xuất sao cho chi phí bỏ ra t
hấp nhất mà lợi nhuận cao nhất trong những điều kiện cụ thể Dưới góc độquản lý nói chung, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, chi phí sản xuấtsản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, xemxét, nghiên cứu, vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó
có thể thấy được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất Nhận thức được tầmquan trọng đó kết hợp với kiến thức đã học ở trường và qua thời gian thực tập tạiCông ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phísản xuấtsản phẩm áo jacket nam tại công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam”cho bài khóa luận của mình Nội dung bài khóa luận của em gồm những nội dung
cơ bản sau:
- Những khái niệm cơ bản và một số lý thuyết cơ bản kế toán chi phí sảnxuất trong các doanh nghiệp sản xuất
- Khóa luận đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
áo jacket nam tại công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam
- Sau thời gian nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áojacket nam tại công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam em nhận thấy công tác
kế toán chi phí sản xuất của công ty còn một số tồn tại Trên cơ sở đó đề ra các giảipháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty TNHH maymặc Makalot Việt Nam với mong muốn có thể làm cơ sở tham khảo cho công tytrong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong xã hội hiện nay, kiến thức là một tài sản quý giá không phải dễ dàng
có được mà phải cần nhiều thời gian và công sức Để có được nguồn kiến thức nhưngày hôm nay, trước hết em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các quý thầy cô giảngviên trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em nhữngkiến thức phong phú và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em được học tậptại trường
Thực hiện phương châm “ Học phải đi đôi với hành.
Lý luận phải gắn liền với thực tiễn.”
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam, emđã có điều kiện tiếp xúc với thực tế và đi sâu vào chuyên môn, học hỏi được nhiềuđiều góp phần mở rộng kiến thức em đã học ở trường
Em xin chân thành cảm ơn:
Cô Th.s Nguyễn Thị Minh Giang – Giảng viên hướng dẫn cuae em Cô đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Ban lãnh đạo công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam và các anh chị trongphòng kế toán đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty
Cuối cùng, em kính chúc toàn thể giảng viên trường Đại học Thương Mại nóichung và giảng viên khoa Kế Toán – Kiểm toán nói riêng luôn dồi dào sức khỏe,công tác tốt Kính chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên Công tyTNHH May mặc Makalot Việt Nam luôn vui, khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao để đưa công ty ngày càng lớn mạnh, hòa nhịp cùng công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Ngô Thu Hương
Trang 3MỤC LỤC
Trang 413 CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
14 CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Trích sổ chi tiết TK 621 Phụ lục 13Bảng 2.2 Trích sổ cái TK 621 Phụ lục 16Bảng 2.3 Bảng thanh toán tiền lương Phụ lục 17Bảng 2.4 Bảng trích và phân bổ BHXH Phụ lục 18Bảng 2.5 Trích sổ chi tiết TK 622 Phụ lục 19Bảng 2.6 Trích sổ cái TK 622 Phụ lục 22Bảng 2.7 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Phụ lục 25Bảng 2.8 Trích sổ chi tiết TK 627 Phụ lục 26Bảng 2.9 Trích sổ cái TK 627 Phụ lục 29
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp Phụ lục 01
Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 02
Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Phụ lục 03
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Phụ lục 04
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất Phụ lục 05
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Phụ lục 06
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Phụ lục 07
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Phụ lục 08
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song Phụ lục 09
Sơ đồ 2.6 sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Phụ lục 10
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpngày càng trở nên gay gắt Để có thể tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanhnghiệp phải có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp hoạt động, tìm ra hướng điđúng cho doanh nghiệp mình, đặc biệt là cần phải linh hoạt trong tổ chức quản lý vàđiều hành sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp phải là chất lượng và giá thành sản phẩm màxã hội chấp nhận được Muốn vậy doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hạchtoán tại đơn vị Thực hiện hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp và các tổ chứcphải vận dụng linh hoạt quy luật giá trị và quy luật kinh tế khác Khi tiến hành sảnxuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tính toán đầy đủ các chi phí sản xuất kinhdoanh theo đúng nội dung và phương pháp tính thống nhất Ngày nay sự cạnh tranhkhông chỉ đơn thuần sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh
về giá cả, vì vậy để giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêuhàng đầu của doanh nghiệp Bởi lẽ, chi phí, giá thành và lợi nhuận có mối quan hệchặt chẽ với nhau Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, giá thànhsản phẩm cao hay thấp sẽ quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của công ty Tầm quantrọng của kế toán chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là căn cứ để phân tích, đánh giá việc thực hiện các địnhmức chi phí và dự toán chi phí Đặc biệt là giúp công ty có biện pháp để giảm giáthành sản phẩm, tăng lợi nhuận và chiến thắng trong cạnh tranh Nắm vững mốiquan hệ giữa chi phí, giá thành, lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việckhai thác tiềm năng của công ty, là cơ sở cho việc quyết định lựa chọn phương thức sảnxuất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Kế toán chi phí sản xuất là một phần quantrọng của hạch toán kế toán, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý củadoanh nghiệp nói riêng cũng như trong quản lý vĩ mô của nhà nước nói chung
Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc, thông tin do kế toán cungcấp là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà quản lý biết được tình hình sử dụng các loạitài sản, lao động, vật tư, tiền, tình hình chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh
Trang 8doanh Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp về phương hướng phát triển củadoanh nghiệp, đảm bảo các hoạt động có hiệu quả, thiết thực và đúng pháp luật.
Đứng trước những đổi mới của nền kinh tế thị trường thì tại công ty TNHHmay mặc Makalot Việt Nam, đội ngũ lãnh đạo công ty không ngừng đổi mớiphương pháp quản lý, đào tạo cán bộ công nhân viên, hoàn thiện công tác kế toán,
…Trong quá trình đổi mới công ty có rất nhiều vấn đề cần giải quyết Một trongnhững vấn đề đó là công tác kế toán nói chung và tình hình kế toán chi phí sản xuấtsản phẩm nói riêng là vấn đề công ty quan tâm hàng đầu Nói cách khác, công tác
kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty còn nhiều hạnchế như: chưa kiểm soát tốt được các khoản chi phí, cũng như chưa kiểm soát tốtcác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, việc tính toán các chỉ tiêu liên quan đếnchi phí và giá thành chưa thực sự rõ ràng và cụ thể, chi tiết đối với từng khoản mục,công ty lớn với quy mô khá nhiều đối tượng như vậy nhưng việc phân loại một cáchgiản đơn, không thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán
Vì vậy, với nhận thức về tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất sảnphẩm, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Minh Giang, trong thời
gian thực tập em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket nam tại công ty TNHH may mặc MAKALOT Việt Nam” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài:
* Mục tiêu về mặt lý luận:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất theo chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành
* Mục tiêu về mặt thực tiễn:
- Mô tả thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket nam tại công
ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam năm 2014
- Chỉ ra những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong kế toán chi phí sản xuất
- Đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán chiphí sản xuất sản phẩm áo jacket nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 9- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sảnphẩm áo jacket nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Về không gian: Tại công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam.
* Về thời gian: Thời gian từ 26/2/2014 đến 16/4/2015.
* Về số liệu:Lấy tại công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam thực hiện
trong năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kinh tế
như:
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp điều tra:
+ Điều tra và thu thập các thông tin từ phòng tài chính - kế toán về vấn đề tổchức sản xuất, các phân xưởng và phòng ban
+ Thu thập các thông tin trên các tài liệu đã công bố thể hiện hệ thống lý luận
và thể hiện thông tin chủ yếu bằng bảng biểu
+ Phỏng vấn bộ phận kế toán vật tư, tạm ứng và thành phẩm về đặc điểm,tình hình NVL, chi phí NVL tại công ty, nguyên tắc hạch toán chi phí NVLTT, cácchứng từ và tài khoản công ty sử dụng, về chi phí sản xuất chung và tập hợp chi phísản xuất Tìm hiểu một số nghiệp vụ phát sinh gần ðây ðể hiểu rõ và chi tiết hơn
+ Phỏng vấn bộ phận kế toán tiền lương về nguyên tắc hạch toán chi phí nhâncông trực tiếp tại công ty, về phương pháp tính lương và các khoản trích theo lươngcủa công nhân sản xuất
Trang 10- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Tìm hiểu về hệ thống chứng từ kế toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp,
sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất
+ Tìm hiểu và tham khảo luận văn của các khóa trước tại thư viện của trường.Việc thu thập thông tin là rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu một vấn đềnào đó Phải biết lựa chọn những thông tin chính xác, khoa học để phục vụ tốt chocông việc nghiên cứu
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp hạch toán kế toán: phương pháp chứng từ và kiểm kê Hệthống tài khoản và ghi sổ, phương pháp tính giá, phương pháp tài khoản, phươngpháp tổng hợp và cân đối
+ Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý luận với thực tiễn kế toán chi phí sảnxuất sản phẩm, giữa chuẩn mực với chế độ kế toán về kế toán chi phí sản xuất tạidoanh nghiệp
+ Phương pháp đánh giá các số liệu và thông tin thu thập được từ phòng kế toán
5 Kết cấu của khóa luận
Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm áo jacket nam tại
công ty TNHH May mặc Makalot Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán kế chi phí sản xuất sản
phẩm áo jacket nam tại công ty
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Ngô Thu Hương
Trang 12CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 131.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT.
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Bản chất của kế toán chi phí sản xuất
Chi phí
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tiêu hao các nguồn lực(tài sản, công nhân…) Quá trình tiêu dung các nguồn lực đồng thời là quá trìnhphát sing các chi phí
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung (VAS 01), chiphí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hìnhthức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài khoản hoặc phát sinh các khoản
nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổđông hoặc chủ sở hữu
Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
và các chi phí khác
Chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh trong quá trình hoat động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt độngcho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền… những chi phí nàyphát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu haomáy móc, thiết bị
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài chi phí sản xuất, kinh doanh phátsinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chiphí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do viphạm hợp đồng,…
Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quátrình sản xuất chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền đểtiến hành sản xuất kinh doanh (Nguồn trích dẫn: theo giáo trình kế toán tài chínhtrường Đại học Thương Mại)
Trang 14Xét trên góc độ toàn doanh nghiệp, chi phí luôn có tính chất cá biệt bao gồmtất cả các chi phí mà doanh nghiệp phải chia ra để tồn tại và tiến hành các hoạt độngsản xuất kinh doanh, bất kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết.
Nội dung của chi phí sản xuất (CPXS): CPXS không những bao gồm nhữngyếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động ( như tiền lương, tiềncông…), lao động vật hóa ( như khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu…) màcòn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra( BHXH, BHYT, KPCĐ, các loại thuế không hoàn lại…)
1.1.1.2.Vai trò của kế toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tái sản xuất, vật tư, lao động trongcác hoạt động chế tạo sản phẩm Vì vậy vai trò của công tác kế toán chi phí sản xuấtrất quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất
Quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý ,tiết kiệm,
có hiệu quả các loại tái sản xuất, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạonên giá thành sản phẩm, do đó tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những biệnpháp hạ giá thành sản phẩm
Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh,tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi nhanh vốn và thu lãi, lợi nhuận lớn Do vậy kếtoán chi phí sản xuất là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dung côngtác kế toán của doanh nghiệp
1.1.1.3 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp gồm nhiều loại với nội dung kinh tế vàcông dụng cụ thể không giống nhau, yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy để thuậnlợi cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất,cần thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức phân loại thích hợp Trongcác doanh nghiệp xây thường phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:
Theo tính chất, nội dung kinh tế:
Trang 15- Chi phí nguyên vật liệu: Là chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sửdụng và tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương (tiền công) và các khoản tríchbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính trên tiền lương của côngnhân sản xuất, nhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận sản xuất
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là số tiền trích khấu hao tài sản cố địnhdùng trong hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp, bao gồm khấu hao máy và khấuhao các tài sản cố định khác sử dụng cho hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trảcho các loại dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như tiềnđiện, tiền điện thoại, fax, tiền nước…
- Chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác chi ra bằng tiền cho hoạt độngsản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí sản xuất kể trên
Ý nghĩa:
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất của chi phí có tác dụngquan trọng trong quản lý chi phí Thông qua cách phân loại này cho biết để tiếnhành hoạt động sản xuất doanh nghiệp cần đưa ra những chi phí gì, tỷ trọng củatừng yếu tố chi phí đó như thế nào, từ đó phân tích tình hình thực hiện dự toán chiphí sản xuất theo yếu tố
Cách phân loại chi phí này là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinhdoanh theo yếu tố phục vụ cho lập nội dung liên quan trong thuyết minh báo cáo tàichính Đồng thời cung cấp các tài liệu tham khảo để lập kế hoạch cung ứng vật tư, kếhoạch lao động và quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sản xuất tiếptheo
Theo công dụng và mục đích của chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về các loại vật liệu chính, vậtliệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển để tạo nên sản phẩm
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương (tiền công), các khoảnphụ cấp có tính chất thường xuyên (phụ cấp lao động, phụ cấp trách nhiệm) củacông nhân trực tiếp sản xuất
Trang 16- Chi phí sản xuất chung: Là một bộ phận trong chi phí chung của hoạt độngsản xuất, bao gồm: tiền lương của nhân viên quản lý sản xuất, các khoản trích theolương của công nhân, nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng
cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động sản xuất và các chi phíkhác liên quan đến hoạt động sản xuất
Ý nghĩa:
Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí có tác dụng phục vụyêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo dự toán Dự toán được lập trước khi thực hiệnsản xuất và được lập theo các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) Thông qua cách phân loại này kế toánthực hiện tập hợp chi phí sản xuất thực tế theo từng khoản mục chi phí để cung cấp
số liệu cho công tác tính giá thành sản xuất sản phẩm, làm cơ sở cho việc phân tíchtình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kiểm tra việc việc thực hiện định mức chiphí sản xuất và làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kếhoạch giá thành cho kỳ sau
Căn cứ theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng hoạt động (khối lượngsản phẩm và công việc hoàn thành trong kỳ): Theo cách phân loại này, chi phí sảnxuất trong doanh nghiệp sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí sản xuất cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi
có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: Chiphí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự biến đổi về lượng tươngđương, tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ nhưchi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Là căn cứ xác địnhtheo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ đối tượng chịu chi phí
Ý nghĩa:
Cách phân loại này có tác dụng lớn trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở đểphân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hoàvốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh hợp lý nhằm tăng lợi nhuận
Trang 17Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị chi phí nói riêng và phục vụ yêucầu quản trị doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có thể phân loại chi phí theo cáctiêu thức phân loại khác tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng thông tin về chi phí.
Theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí:Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với từng đốitượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thựchiện…) Các chi phí này được kế toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản ánhchúng để tập hợp cho từng đối tượng liên quan
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí, chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theotiêu thức phân bổ thích hợp
Ý nghĩa:
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tậphợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách hợp lý
1.1.1.4 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuấtcần tập hợp theo đó Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chiphí (phân xưởng sản xuất) ( Nguồn trích dẫn: theo giáo trình kế toán tài chính Đạihọc Thương Mại)
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lýchi phí và yêu cầu cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào:
- Công dụng của chi phí
- Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp
- Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp
- Đối tượng tính giá thành trong từng doanh nghiệp
- Trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp và trình độ của cán bộ kế toándoanh nghiệp
Trang 18Tiêu thức phân bổ cho đối tượng A Mức phân bổ cho đối tượng A Tổng chi phí cần phân bổ
Áp dụng đối với các loại chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí mà không thể theo dõi tách rời theo từng đối tượng được Đối với cácloại chi phí này kế toán phải tập hợp tất cả các chi phí sản xuất liên quan đến nhiềuđối tượng khác nhau theo từng khoản mục chi phí, sau đó chọn tiêu thức phân bổthích hợp để phân bổ chi phí này cho các đối tượng liên quan Thời điểm tính toánphân bổ có thể cuối kỳ tính một lần hoặc nhiều lần trong một kỳ tuỳ theo điều kiện
cụ thể và yêu cầu quản lý
Đối với những chi phí quản lý và phục vụ sản xuất là những chi phí có quan
hệ gián tiếp đến quá trình sản xuất thì thông thường nó liên quan đến nhiều đốitượng phải chịu chi phí khác nhau như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp Những chi phí này khi phát sinh sẽ được tập hợp vàonhững tài khoản riêng có chi tiết theo yếu tố chi phí Đến cuối kỳ chọn tiêu thứcphân bổ hợp lý để phân bổ và được tập hợp trong kỳ cho các đối tượng có liên quan
Tiêu thức phân bổ hợp lý phải là tiêu thức có mối quan hệ tỷ lệ thuận với cácchi phí cần phân bổ Tiêu thức phân bổ hợp lý giữ vai trò quan trọng trong việcphân bổ các chi phí gián tiếp Nó là cơ sở cho việc tập hợp các chi phí chính xáccho các đối tượng tính giá thành liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng
và phân theo định mức, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm, giá vốnhàng bán…
Việc phân bổ nói chung được tính theo công thức
Trang 191.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí sản xuất nóiriêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất một cáchchính xác, cụ thể là:Kế toán chi phí sản xuất: Ghi chép, tính toán và phản ánh từngloại chi phí phát sinh theo từng địa điểm, theo từng đối tượng phải chịu chi phí.Việc tính đúng, tính đủ chi phí chính xác giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình
và kết quả thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quảkinh doanh góp phần quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường và cải tiến côngtác quản lý nói chung.Sản phẩm dở dang và thành phẩm cũng là một bộ phận củahàng tồn kho trong doanh nghiệp, cho nên việc tập hợp chi phí sản xuất cũng phảiđược tiến hành theo đúng phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựachọn áp dụng (phương pháp kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ)
1.1.3 Sự cần thiết và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất.
Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố tiết kiệm được đặt lên hàng đầu nên bất
cứ một nhà sản xuất nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất Vì chi phí sảnxuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng, hoạt động sản xuất, kếtquả sử dụng các loại tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũngnhư các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm sản xuất được nhiều nhất, với chi phí sảnxuất tiết kiệm và giá thành sản phẩm hạ thấp
Như vậy để tồn tại và phát triển được trong bối cảnh thị trường cạnh tranhkhốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cảitiến mẫu mã nhằm phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng Bên cạnh đó, doanhnghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Việc tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnhtranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi nhanh vốn và thu lãi, lợi nhuận lớn Do vậy
kế toán chi phí sản xuất là nội dung không thể thiếu được trong toàn bộ nội dungcông tác kế toán của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất
Trang 20Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, xácđịnh chính xác đối tượng chi phí sản xuất, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp kếtoán, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo từng đối tượng chi phí và bằngnhững phương pháp đã xác định trước, cung cấp những số liệu thông tin kinh tế cầnthiết về các khoản mục chi phí để tính toán chính xác giá thành sản phẩm
Định kỳ phải lập báo cáo về chi phí sản xuất sản phẩm, phân tích đánh giátình hình thực hiện kế hoạch chi phí, dự toán chi phí Qua đó có biện pháp thiết thựcnhằm không ngừng hạ thấp chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quảkinh doanh
1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.
1.2.1.Quy định theo chuẩn mực.
Việc ghi nhận chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bị chi phối bởi chuẩnmực kế toán như sau:
Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung, chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phíkhác được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phínày làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sảnhay tăng nợ phải trả và chi phí này phải được xác định một cách đáng tin cậy
Các chi phí được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phảituân theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí khi lợi ích kinh tế dự kiếnthu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác đượcxác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong báo cáokết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc tỷ lệ Mộtkhoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau
Theo VAS 02 – Hàng tồn kho, giá gốc hàng tồn kho đã bán được ghi nhận làchi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng
Cụ thể:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
Trang 21Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phíliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng tháihiện tại.
- Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chấtđược trừ (-) khỏi chi phí mua
- Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cốđịnh và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóanguyên liệu, vật liệu thành thành phẩm
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phânxưởng sản xuất
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩmtheo chi phí thực tế phát sinh
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biếncho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Trang 22Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng mộtkhoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phản ánhmột cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theotiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tậphợp chung cho sản phẩm chính
Chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, tronggiá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng
cụ thể
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;
Trang 23(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có
ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp
Công thức xác định giá trị HTK theo phương pháp bình quân gia quyền:
• Đơn giá bình quân gia quyền có thể được xác định sau mỗi lần nhập (đơn giá bìnhquân liên hoàn) hoặc xác định một lần vào thời điểm cuối kỳ kế toán (đơn giá bìnhquân cả kỳ)
• Đơn giá bình quân liên hoàn
• Trị giá HTK cuối kỳ được xác định theo công thức:
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập khoở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giátrị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị
Trang 24của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còntồn kho.
Theo VAS 03 – Tài sản cố định hữu hình, Các chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí nàychắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phíphát sinh không thỏa mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ
Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăngnguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạngthái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích,hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng;
(b) Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sảnphẩm sản xuất ra;
(c) Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt độngcủa tài sản so với trước
Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt độngtiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hìnhphải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinhsau Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi íchkinh tế thì các chi phí phát sinh sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽđược tính vào nguyên giá TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giátrị có thể thu hồi từ tài sản đó Trường hợp trong giá mua TSCĐ hữu hình đã baogồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hóa các chi phí phát sinh sau cũng phải căn
cứ vào khả năng thu hồi chi phí
Trang 25Theo VAS 04 – Tài sản cố định vô hình, chi phí liên quan đến tài sản vôhình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trảtrước, trừ trường hợp:
(a) Chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình (Quy định từ đoạn 16 đến đoạn 44)
(b) Tài sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tínhchất mua lại nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ
vô hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thành một bộphận của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giá trị âm) vàongày quyết định sáp nhập doanh nghiệp
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpnhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ
Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệpgồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáophát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phícho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí sảnxuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong thời gian tối đa không quá 3 năm
Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chiphí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được táighi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình
Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phảiđược ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời
2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình:
(a) Chi phí này có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;
(b) Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một TSCĐ vôhình cụ thể
Trang 26Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu đượcghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chi phí này gắn liềnvới một TSCĐ vô hình cụ thể và làm tăng lợi ích kinh tế từ các tài sản này.
Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể
cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghinhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Nói chung, khấu hao TSCĐ được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài khoản khác như: chi phíkhấu hao tài sản cố định hữu hình dung cho quá trình xây dựng hoặc tự chế các tàisản Các khoản chi phí phát sinh để tạo ra các loại tài sản cố định vô hình nhưngkhông thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thi phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước
Theo VAS 16 – Chi phí đi vay, chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định Chi phí
đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dangđược tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy địnhtrong chuẩn mực này Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựnghoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vayđược vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy
1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định 15/2006/QĐ – BTC)
1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a Nội dung và nguyên tắc
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sảnxuất chế tạo sản phẩm Các chi phí này có liên quan đến từng đối tượng chịu chi phínên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liênquan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan
Trang 27Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳTrị giá NVL trực tiếp còn lại trong kỳTrị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong kỳTrị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳTrị giá phế liệu thu hồi(nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phísản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng trong quá trình sản xuất chế tạosản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong kỳ Bộ phận giá trị nguyên vật
liệu trực tiếp xuất dùng thường được xác định căn cứ vào các chứng từ xuất kho
nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng Khi phát sinh các khoản chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ có liên
quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng cho sản xuất (theo phương
pháp tính giá vốn nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn)
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận phân xưởngsản xuất Đây là giá trị nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản xuất
ở kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết được chuyển sang cho quá trình sản xuất kỳ
này
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận phân xưởngsản xuất được xác định dựa vào phiếu nhập kho vật liệu không sử dụng hết hoặc
phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất
- Trị giá phế liệu thu hồi( nếu có): Đây là giá trị của phế liệu thu hồi được tạicác bộ phận sản xuất trong kỳ, được xác định căn cứ vào số lượng phế liệu thu hồi
và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ hạch toán
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ được xác định theo công thức:
Trang 28- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Các chứng từ tự lập khác
c Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Giá vốn thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sảnxuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ trong kỳ
- Bên Có: + Trị giá nguyên liệu, vật liệu dùng không hết nhập lại kho.+ Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có)
+ Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng chocác hoạt động sản xuất trong kỳ vào tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dởdang để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết cho từngđối tượng chịu chi phí
Ngoài ra còn có các tài khoản khác có liên quan:
TK 152 - Nguyên vật liệu
TK 133 - Thuế GTGT
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
d Trình tự hạch toán:
Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho sản xuất, căn cứ phiếu xuấtkho, ghi giảm nguyên vật liệu (TK152), ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(TK 621)
- Khi mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào bộ phận sản xuất:
+ Trường hợp cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn cứ hóađơn GTGT, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), tăng TK
Trang 29thuế GTGT được khấu trừ (TK 133), đồng thời ghi giảm các khoản tiền (TK111,TK112…)
+ Trường hợp cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặcnguyên vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc đối tượngchịu thuế GTGT, căn cứ hóa đơn bán hàng thông thường, kế toán ghi tăng chi phínguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), ghi giảm cho tiền mặt (TK111), hay tiền gửingân hàng (TK 112)
- Cuối kỳ, nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho, ghi tăng nguyênvật liệu (TK 152), ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Xác định giá trị nguyên vật liệu trực tiếp lãng phí, vượt định mức, kếtchuyển vào giá vốn hàng bán, ghi tăng cho TK 632, ghi giảm chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế dùng vào sản xuất chotừng đối tượng sử dụng, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK154), ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trường hợp DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Cuối kỳ, căn cứ biên bản kiểm kê vật tư, kế toán xác định giá trị nguyên vậtliệu xuất dùng trong kỳ và ghi tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621), ghigiảm tài khoản mua hàng (TK 611)
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếpvượt định mức, chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ vào TK 632,tức ghi tăng giá vốn hàng bán, ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tượng sử dụng, kếtoán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, ghi tăng giá thành sản xuất (TK 631)
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tóm tắt qua sơ đồ sau (phụlục 01)
1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a Nội dung và nguyên tắc
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương phải trả (lương chính, lươngphụ, phụ cấp lương) cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực
Trang 30hiện các lao vụ, dịch vụ, kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài(không tính các khoản trích theo lương).
Trong quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của hoạt động sản xuất,
kế toán phải tôn trọng những nguyên tắc sau:
- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất,việc tập hợp và phânloại tiền lượng theo các đối tượng sử dụng lao động, kế toán cần phải phân loại tiềnlương theo thành phần quỹ lương như: lương chính, lương phụ, lương sản phẩm,lương thời gian, các khoản phụ cấp, phụ cấp lao động,…
- Trong điều kiện thực tế sản xuất sản phẩm không cho phép tính trực tiếp chiphí nhân công trực tiếp thì kế toán có thể phân bổ gián tiếp chi phí nhân công trựctiếp cho các đối tượng có liên quan theo các tiêu thức nhất định
- Các khoản chi phí tính theo tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất(Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn) tính vào chi phí nhân côngtrực tiếp
b Chứng từ sử dụng
- Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Hợp đồng giao khoán
- Các chứng từ tự lập khác
c Tài khoản sử dụng
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm,bao gồm tiền lương và các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhânsản xuất theo kế hoạch trong năm
- Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 – Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết cho từng đốitượng chịu chi phí
Các TK khác có liên quan như:
Trang 31TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp của công nhân sản xuất, kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp, ghităng các khoản phải trả phải nộp khác (TK 33882, 3383, 3384, 3389)
- Trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhânsản xuất, kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp, ghi tăng chi phí phải trả (TK335)
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp lãng phí, vượt định mứcvào giá vốn hàng bán, ghi tăng TK 632, ghi giảm chi phí nhân công trực tiếp
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan theo đốitượng tập hợp chi phí:
Nếu DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kếtoán ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154), ghi giảm chi phí nhâncông trực tiếp (TK622)
Nếu DN hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toánghi tăng giá thành sản xuất (TK 631), ghi giảm chi phí nhân công trực tiếp
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp được tóm tắt qua sơ đồ sau (phụ lục 02)
1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
a Nội dung và nguyên tắc
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh, có vai trò cần thiết phục vụ công tác quản lý Chi phí này chiếm tỷtrọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng không thể thiếu trong quá trìnhsản xuất sản phẩm Bao gồm các khoản chi phí như khấu hao TSCĐ, chi phí vật
Trang 32liệu, dụng cụ dùng cho tổ, phân xưởng, tiền lương phụ cấp cho cán bộ công nhânviên trong tổ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của côngnhân viên trong tổ theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả nhân viênquản lý phân xưởng, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và chi phí bằng tiền khác…
Trong công tác quản lý chi phí sản xuất chung, công ty đã có những biệnpháp hữu hiệu làm giảm chi phí một cách tối đa mà vẫn đảm bảo được chất lượngsản phẩm
Chi phí sản xuất chung tập hợp chung cho các tổ trên cơ sở chứng từ, sổ sách
TK627: Tài khoản chi phí sản xuất chung
a. Bên Nợ: - Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ
b. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốnhàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn định mức thiết kế
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ
Trang 33TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
- Tính trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của nhân viênquản lý phân xưởng, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung (TK 627), ghi tăngkhoản phải trả phải nộp khác (TK 3382, 3383, 3384)
- Xuất nguyên vật liệu dung chung cho phân xưởng, kế toán ghi tăng chi phísản xuất chung (TK 6272), ghi giảm nguyên vật liệu (TK 152)
- Xuất công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động ở phân xưởng:
+ Trường hợp công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ sử dụng phương pháp phân bổmột lần, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung (TK 6273), ghi giảm công cụ dụng
cụ (1531)
+ Trường hợp công cụ dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, sử dụngphương pháp phân bổ nhiều lần, kế toán ghi tăng chi phí trả trước (TK 1421), hayghi tăng chi phí trả trước dài hạn (TK 242), ghi giảm công cụ dụng cụ (TK 153)
Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghigiảm chi phí trả trước, chi phí trả trước dài hạn, ghi tăng chi phí sản xuất chung
- Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà cửa sử dụng trong sản xuất, kếtoán ghi tăng chi phí sản xuất chung (TK 6274), ghi tăng hao mòn TSCĐ (TK 214)
- Chi phí điện nước, thuê nhà xưởng và các chi phí dịch vụ mua ngoài khácthuộc phân xưởng sản xuất, kế toán ghi tăng chi phí sản xuất chung, thuế GTGTnếu có (TK 1331), đồng thời ghi tăng các khoản phải trả người bán (TK 331), giảmtiền (TK 111, 112)
- Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, chi phíngừng sản xuất theo kế hoạch, ghi tăng chi phí sản xuất chung, ghi tăng chi phí phảitrả (TK335)
Trang 34- Khi phát sinh chi phí bằng tiền khác dung cho bộ phận sản xuất, kế toán ghităng chi phí sản xuất chung ( TK 6278), ghi giảm tài khoản tiền ( TK 111, TK 112).
- Nếu phát sinh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, kế toán ghi tăngtiền (TK 11, TK 112)
- Cuối kỳ, tính phân bố chi phí sản xuất chung được tính vào giá thành
+ Nếu DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, ghi tăng cho chi phísản xuất kinh doanh dở dang (TK 154), ghi giảm chi phí sản xuất chung (chi tiết chiphí sản xuất chung cố định, biến đổi)
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định theo côngsuất bình thường để tính vào giá thành Khoản chi phí sản xuất chung cố định hoạtđộng dưới công suất bình thường hông tính vào giá thành sản phẩm mà ghi nhậnvào giá vốn hàng bán, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán (TK 632), ghi giảm chi phísản xuất chung ( chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)
Kế toán chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau: (phụ lục 03)
1.2.2.4.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
a Nội dung và nguyên tắc
Phương pháp kế toán chi phí sản xuất đối với các doanh nghiệp hạch toánhàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Việc tổng hợp chi phí sản xuất phải theo từng sản phẩm, từng công việc lao
vụ đã hoàn thành, bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
b Tài khoản sử dụng
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: + Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp,sản xuất chung liên quan đế giá thành sản phẩm
- Bên Có: + Giá thành phế liệu sản phẩm hỏng thu hồi
+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Trang 35+ Trị giá nguyên vật liệu hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
Tài khoản 154 có số dư Nợ:
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Sau khi đã tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tính được giá thành sảnphẩm hoàn thành, kế toán doanh nghiệp cần phải tổ chức kiểm kê, đánh giá khốilượng sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp phù hợp mà doanh nghiệp lựachọn
Các tài khoản khác có liên quan:
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 – Chi phí sản xuất chung
- Giá thành thực tế hoàn thành bàn giao tiêu thụ, ghi tăng giá vốn hàng bán(TK632), ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
- Thu hồi phế liệu không sử dụng được, ghi tăng cho nguyên vật liệu (TK152), ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau: (phụ lục 04)
Trang 36+ Sổ cái tài khoản TK 621, TK 622, TK 627, TK 154
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung:
Hàng ngày,căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếuđơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung,các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.Cuốitháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáotài chính
- Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:
+ Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
+ Bảng kê số 6 – Chi phí phải trả và chi phí trả trước
Trang 37bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê vàNhật ký - Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiếtthì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệuvào Nhật ký - Chứng từ
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổnghợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghitrực tiếp vào Sổ Cái
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghitrực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chitiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theotừng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái
Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng
từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
Trang 38+ Bảng tổng hợp chi tiết.
- Hình thức Nhật Ký – Sổ Cái:
Là hình thức sổ kế toán tổng hợp dung để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế Số liệutrên Nhật Ký – Sổ Cái dùng để lập BCTC Trong hình thức Nhật ký – Sổ Cái, kếtoán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gồm các sổ sau:
+ Nhật ký – Sổ cái (phần sổ cái TK liên quan)
- Ngoài ra còn một số chứng từ sổ sách liên quan…
1.2.3.So sánh với chế độ kế toán mới ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Chế độ kế toán DN mới xây dựng kế toán linh hoạt, cởi mở trên tinh thầntraocho doanh nghiệp quyền quyết định nhiều hơn trong tổ chức kế toán Chế độ kếtoán theo thông tư 200/2014/TT-BTC cập nhật tối đa các nội dung của CMKT quốc
tế trên nguyên tắc không trái với Luật kế toán; thiết kế lại toàn bộ các tài khoảnphản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế; …
Thông tư mới ban có một vài thay đổi cụ thể mà doanh nghiệp cần quan tâmnhư sau:
- Về chứng từ kế toán: Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn.Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưngphải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.Các loại chứng từ kế toán tại Phục lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn Trườnghợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế cho riêng mình được thì có thể ápdụng theo Phụ lục 3
Trang 39- Về tài khoản: Các tài khoản chi phí 621, 622, 627, 154 vẫn giữ nguyênkhông có gì thay đổi
- Về trình tự hạch toán: không có thay đổi đáng kể so với chế độ kế toán hiệnhành doanh nghiệp áp dụng
- Về sổ kế toán: Các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kếtoán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý vàđặc điểm hoạt động của mình Nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịchkinh tế một cách minh bạch, đầy đủ Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụngbiểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư
39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT SẢN PHẨM ÁO JACKET NAM TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC MAKALOT