Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường đại học Hồng Đức Kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố góp phần rèn luyện, hình thành cho sinh viên sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp. Giáo dục kĩ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Ở trường Đại học Hồng đức, sinh viên vẫn còn thiếu hụt những kĩ năng sống cơ bản và các em luôn mong muốn được giáo dục kĩ năng sống để nâng cao vốn KNS của bản thân. Tuy nhiên, trong trường Đại học Hồng Đức hiện nay vẫn chưa có chương trình cũng như các khóa học chuyên sâu về kĩ năng sống cho các em, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu được giáo dục KNS của các em. Với những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề “Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường đại học Hồng Đức” để nghiên cứu. II. NỘI DUNG 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Nhu cầu 1.1.1. Khái niệm nhu cầu Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà TLH nghiên cứu, và cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu. Theo Từ điển TLH của Nguyễn Khắc Viện thì nhu cầu là “Điều cần thiết để bảo đảm tồn tại và phát triển. Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của cá nhân, có nhu cầu chung của tập thể, khi hòa hợp khi mâu thuẫn; có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của XH mà biến đổi”. Khi tìm hiểu về bản chất của nhu cầu con người, các nhà tâm lý học đều xem xét nó với tư cách là nguồn gốc tích cực nhân cách. Vấn đề này đã gây tranh cãi sôi nổi, gay gắt nhiều năm, đặc biệt vào đầu thế kỷ XX. Quan điểm về nguồn gốc tích cực của nhân cách của con người đã gắn liền với hệ thống quan điểm của S.Frued – nhà phân tâm người Áo ( 1850 – 1939). Theo quan điểm của S.Frued nhu cầu của con người được coi như một sức mạnh sinh học, sức mạnh tự nhiên, tương tự với các bản năng sinh vật. Chủ nghĩa S.Frued mới ra đời nhấn mạnh sự phụ thuộc của cá nhân vào hoàn cảnh. Chính vì thế họ không giải thích được những nguyên nhân xuất phát gây ra hoạt động của con người trước hoàn cảnh đã được sinh ra như thế nào trong mối quan hệ tác động qua lại giữa cá nhân và hoàn cảnh. Đây là điểm hạn chế trong quan điểm của các nhà S.Frued mới về vấn đề nhu cầu. Theo A.N. Leonchiev (1903 – 1979) thì nhu cầu là một trạng thái của con người, cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống và hoạt động. Nhu cầu luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định hướng đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người. Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó. Nhu cầu chỉ có được chức năng hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể”. Nhu cầu là thành tố quan trọng tạo nên xu hướng nhân cách của cá nhân, cùng với các thành tố khác như hứng thú, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng thì nhu cầu là sự bộc lộ ra bên ngoài của xu hướng. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn: Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. 1.1.2. Đặc điểm của nhu cầu Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: Khi chủ thể gặp đối tượng được ý thức là có giá trị để thỏa mãn nhu cầu của mình và có điều kiện thực hiện phương thức thỏa mãn thì nhu cầu đó trở thành động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động nhằm vào đối tượng. Đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống cá nhân và đời sống XH càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng nhanh chóng được nảy sinh, củng cố và phát triển. Đối tượng của nhu cầu nằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Bản thân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không tự bộc lộ ra khi chủ thể tiến hành hoạt động. Khi đối tượng của nhu cầu được chủ thể ý thức thì nhu cầu thực sự là một sức mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn hoạt động. Tính đối tượng của nhu cầu được xuất hiện trong hoạt động có đối tượng của chủ thể. Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động khi được “đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế. Với ý nghĩa đó, nhu cầu thực sự là một cấp độ của phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầu được phát triển thông qua sự phát triển nội dung đối tượng của nhu cầu. Đây chính là đặc điểm đặc trưng của nhu cầu ở con người. Nhu cầu có tính ổn định: Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại (thông thường ở mức độ cao hơn) khi sự đòi hỏi gây ra nhu cầu tái hiện. Tính ổn định của nhu cầu được thể hiện bởi tần số xuất hiện một cách thường xuyên, liên tục. Tính ổn định của nhu cầu thể hiện ở cấp độ cao của nhu cầu: cấp độ tâm lý, nhu cầu là một thuộc tính tâm lý. Nhu cầu càng phát triển ở mức độ cao thì càng ổn định, càng bền vững. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định. Kết quả nghiên cứu của Đacuyn cho thấy: Nếu chỉ dùng một loại lá cây để nuôi một loại sâu thì sau này con sâu đó không ăn loại lá cây khác, mặc dù loại lá cây đó rất thích hợp cho việc nuôi sống nó. Mọi nhu cầu đều là hình thức đặc biệt của sự phản ánh những điều kiện sống bên ngoài. Nội dung của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn nó. C. Mác viết: “ Đói là cái đói song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và nĩa thì khác hẳn với cái đói bắt buộc phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”. Nhu cầu có tính chu kì: khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn không có nghĩa là nhu cầu ấy đã chấm dứt mà nó chỉ tạm thời lắng xuống sau một thời gian lại tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt kiểu cũ, sự tái diễn đó thường có tính chất chu kì. Tính chất chu kỳ này là do sự biến đổi có tính chất chu kỳ của hoàn cảnh xung quanh và của cơ thể gây ra. Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu cầu của người mang bản chất xã hội. Điều này được thể hiện ở đối tượng, phương thức thỏa mãn nhu cầu, tính ý thức trong việc thỏa mãn nhu cầu. 1.1.3. Các mức độ của nhu cầu Mức độ nhu cầu là độ gay gắt đòi hỏi về một đối tượng nào đó thể hiện ở việc chủ thể ý thức được trạng thái thiếu thốn của chủ thể, đối tượng và phương thức thỏa mãn nó. Nhu cầu có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi tác giả lại có cách phân chia mức độ nhu cầu khác nhau. Theo X.L. Rubinstein sự phát triển của nhu cầu trải qua ba mức độ: ý hướng, ý muốn, ý định. + Ý hướng: là bước khởi đầu của nhu cầu. Ở mức độ này nhu cầu chưa được phản ánh đầy đủ, rõ ràng vào trong ý thức của con người. Ở ý hướng, chủ thể mới ý thức được trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó nhưng chưa ý thức được nó là gì. + Ý muốn: ở mức độ ý muốn chủ thể đã ý thức được đối tượng chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Mục đích của hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là lúc này chủ thể ý thức được đối tượng của nhu cầu và cả về mục đích động cơ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. + Ý định: là mức độ cao nhất của nhu cầu. Lúc này chủ thể đã ý thức đầy đủ cả về đối tượng cũng như cách thức điều kiện nhằm thỏa mãn nhu cầu; xác định rõ khuynh hướng của nhu cầu và sẵn sàng hành động. Ở mức độ ý định, nhu cầu đã có hướng và đã được động cơ hóa, xuất hiện tâm thế sẵn sàng hành động. Căn cứ vào tính tích cực, nhu cầu biểu hiện ở ba mức độ: lòng ham muốn, lòng say mê, đam mê. Lòng mong muốn là mức thấp nhất, là nhu cầu có cường độ rất yếu ớt, chưa đủ sức mạnh để thúc đẩy con người hoat động, hoặc có thì cũng rất mờ nhạt, dễ bỏ cuộc giữa chừng. Nếu đó là những mong muốn đúng đắn thì chúng ta cần khơi gợi, khuyến khích để nó nâng cao, trở nên mạnh hơn, rõ hơn. Nếu là những nhu cầu không lành mạnh thì cần phải tìm cách ngăn chặn, chuyển hướng nó sang khía cạnh tích cực. Lòng say mê là mức độ thứ hai với cường độ khá mãnh liệt của nhu cầu. Nó có sức mạnh lớn lao thúc đẩy con người hoạt động tích cực, hăng hái, nhiệt tình. Lúc này, nhu cầu đã chuyển hóa thanh tình cảm khá mãnh liệt, khiến cá nhân yêu thích, say sưa với đối tượng của nhu cầu. Tuy nhiên, ở mức độ này, hoạt động vẫn còn chịu sự chỉ huy sáng suốt của tư duy và lý trí vẫn kiểm soát được tình cảm. Nếu là nhu cầu chân chính, ta nên khuyến khích, giúp đỡ để nhu cầu để thỏa mãn và phát triển cao hơn. Ngược lại, với nhu cầu sai trái ta cần điều chỉnh, ngăn chặn. Đam mê là nhu cầu ở mức độ rất cao, vượt ngưỡng và gắn bó với đối tượng tới mức không thể thiếu, bất chấp ngoại cảnh, thậm chí mất đi sự soi sáng của lý trí. 1.1.4. Sự hình thành nhu cầu Quan điểm về sự hình thành nhu cầu có điểm khác nhau giữa các nhà TLH phương Tây và các nhà TLH Macxit. Các nhà TLH phương Tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định nhu cầu XH. Nhu cầu sinh vật là cơ bản và có nguồn gốc bẩm sinh, con người không thể ý thức và can thiệp được bằng ý chí. A.N. Leonchiev và các nhà TLH Macxit khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động: “Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động”. A.N. Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động. Ông giải thích như sau: “Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và sẽ không còn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu) cũng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”. Ông cho rằng bởi vì bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàng những nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người không ngừng tích cực hoạt động lao động sản xuất qua đó thúc đẩy XH phát triển. (Leonchiev, 1989). Để kích thích nhu cầu hình thành ở một đối tượng nào đó, chúng ta phải làm cho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động với đối tượng, chính trong quá trình trải nghiệm đó chủ thể sẽ có cơ hội và điều kiện để thấy được vai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với cuộc sống của bản thân, từ đó mà hình thành mong muốn về đối tượng và nhu cầu sẽ dần dần xuất hiện. 1.1.5. Vai trò của nhu cầu Nhu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người. Con người không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc, ở. C. Mác viết: “ Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới làm ra lịch sử. Nhưng muốn sống được trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo”. Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của con người. Mặt khác, nhu cầu quy định và tích cực hóa hoạt động của con người. Nhu cầu chính là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động và là một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi ý chí nói riêng. Nhu cầu này được thỏa mãn, kích thích bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhu cầu mới với những kích thích mới. Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu. Nhu cầu nào lớn hơn sẽ chi phối các nhu cầu khác và “đòi” con người phải đáp ứng nhu cầu đó. Trong cùng một thời điểm, con người không thể thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu. Nhu cầu bao gồm những thang bậc, trình độ khác nhau làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của con người. Có nhu cầu tích cực, thúc đẩy con người phát triển theo hướng tích cực. Nhu cầu tiêu cực kìm hãm sự phát triển, đưa con người đến sự suy thoái. Nhu cầu thể hiện xu hướng có sự lựa chọn, các ý nghĩ, các rung cảm, và ý chí của con người. Nó quy định các hoạt động XH của cá nhân và các nhóm XH. Nhu cầu sống và phát triển của cá nhân và các nhóm XH là một tất yếu. Nhu cầu xuất hiện, con người “đòi” phải được thỏa mãn. Quá trình “đòi” thỏa mãn nhu cầu là quá trình thôi thúc con người hành động hướng tới sự phát triển toàn diện. 1.2. Khái niệm kĩ năng sống Thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIVAIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”. Quan niệm về KNS trong chương trình này chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KNGT, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiên định, KN đặt mục tiêu … hướng vào các chủ đề GD. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS, có thể kể tới một số quan niệm sau: Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (viết tắt là UNESCO) có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đồng thời coi KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để chung sống với người khác (Learning to live together); Học để tự khẳng định (Learning to be). Tổ chức y tế thế giới (viết tắt là WHO) từ góc độ sức khỏe xem KNS là những KN thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Rộng hơn, KNS là những năng lực mang tính tâm lý xã hội và KN về GT để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN. Kế thừa các quan điểm của các tổ chức quốc tế, ở Việt Nam trong một số tài liệu viết về KNS, một số tác giả quan niệm về KNS như sau: Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, KNS là những KN tinh thần hay những KN tâm lý, KN tâm lý xã hội cơ bản giúp cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Tác giả Nguyễn Thanh Bình (Viện Nghiên cứu sư phạm – ĐHSP Hà Nội) quan niệm “KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức – “cái chúng ta biết” và thái độ, các giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành vi thực tế “làm cái gì và làm cách nào” một cách tích cực nhất và mang tính chất xây dựng. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả trong những điều kiện xác định của cuộc sống” Trên cơ sở kế thừa một số quan niệm về KNS, chúng tôi quan niệm KNS như sau: “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa”. 1.3. Giáo dục kĩ năng sống 1.3.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống GD KNS là GD cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực, trên cơ sở giúp cho người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ, và các KN thích hợp GDKNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực, chuyển thành hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. GDKNS cho người học thông qua 2 con đường cơ bản: Xây dựng và thực hiện các chương trình KN chuyên biệt ( hệ thống các chủ đề) cho từng đối tượng với mục tiêu cụ thể. Tiếp cận KNS trong toàn bộ quá trình GD và đào tạo. 1.3.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho SV Giáo dục khả năng thích ứng của con người trước những thay đổi liên tục của cuộc sống hàng ngày để họ chủ động và sáng tạo trong mọi hành động. Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực tự đánh giá bản thân, tự khẳng định mình. Giáo dục cách sống với người khác mình. Giáo dục về bảo vệ môi trường và sự an toàn của trái đất. Giáo dục về sức khỏe và phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục lối sống lạc quan yêu đời. Việc xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng, môi trường sống, nhu cầu giao tiếp, khẳng định bản thân, v.v… 1.4. Sinh viên và Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của sinh viên 1.4.1. Sinh viên và các đặc điểm tâm lý của sinh viên Sinh viên là người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng. Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La – tinh “Student” có nghĩa là người học tập, làm việc tìm kiếm tri thức. Sinh viên là nhóm xã hội có vai trò, vị trí đặc biệt là nguồn bổ sung lực lượng lao động có trình độ cao cho đất nước. Học đại học khác rất nhiều so với học ở trường phổ thông. Vì vậy, tâm lý của người sinh viên đã có sự thay đổi. Đặc điểm nhận thức của sinh viên trong học tập Lứa tuổi sinh viên nổi bật ở độ chín của những điều kiện tâm lí trong hoạt động trí tuệ và nhận thức. Các em thể hiện tính độc lập và logic trong tư duy, các lập luận, phân tích, so sánh và khái quát hóa cũng tương đối định hình, có định hướng khá rõ nét. Sinh viên có kinh nghiệm nhận thức khá hệ thống nhờ đã trải qua trường phổ thông và đang học tập ở trình độ cao tại cao đẳng. Về phương diện nhận thức thuần túy, các em hoàn toàn tiếp nhận được và hiểu sâu sắc những vấn đề của cuộc sống cá nhân và xã hội, trong đó có những vấn đề giá trị và lối sống, quan hệ của đời sống cá nhân với đời sống kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức và văn hóa của cộng đồng. Do có kinh nghiệm khá phong phú về giao tiếp nên nhận thức của sinh viên không chỉ hạn hẹp ở hoạt động học tập cá nhân miệt mài, biệt lập, đọc và nghiên cứu sách vở, mà còn diễn ra rất mạnh trong các hình thức hợp tác, chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Đây là điểm ưu thế của lứa tuổi. Tư duy phê phán cũng là nét đặc trưng của lứa tuổi sinh viên, nhất là khi tiếp nhận những vấn đề xã hội như đạo đức, văn hóa, chính trị, kinh tế và quan hệ bạn bè (nhất là tình yêu – quan hệ luyến ái), và phần nào về những vấn đề học thuật, nghề nghiệp tương lai. Về nghề nghiệp với nghĩa chuyên môn tuy các em chưa quan tâm sâu sắc, song việc làm và vị trí kinh tế của nó luôn là vấn đề nóng bỏng trong ý thức và tình cảm của sinh viên hiện nay. Đặc điểm xã hội của sinh viên trong học tập Sinh viên có sự phát triển tự ý thức rất cao trong quan hệ xã hội. Các em có khả năng đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, khả năng tự điều chỉnh bản thân theo hướng phù hợp với yêu cầu xã hội khá rõ nét. Sinh viên rất coi trọng cái đẹp bên trong (tâm hồn) nhưng cũng rất ngưỡng mộ vẻ đẹp hình thức và những hành vi xã hội thời thượng, sôi nổi, có tính công chúng, và những gì có liên quan đến sự nổi tiếng, công danh, tình cảm, quan hệ xã hội rộng, các phong trào và sinh hoạt cộng đồng. Một bộ phận không nhỏ sinh viên tỏ ra nhiệt thành với công tác xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động văn hóanghệ thuật và thể thao quần chúng. Nhu cầu giao tiếp xã hội của sinh viên rất cao và đa dạng. Học tập là bổn phận, nhưng giao tiếp với mọi người mới thực sự là nhu cầu nổi bật của các em. Tuy về nhận thức khá đầy đủ, nhưng kĩ năng giao tiếp với người lớn tuổi hơn vẫn là chỗ yếu của đa số sinh viên, chủ yếu là thái độ thiếu tự tin, cách ứng xử thiếu hài hòa, ngôn ngữ thiếu mạch lạc và nhất là hành vi giao tiếp lúng túng. Khát vọng muốn trở thành người thành đạt trong công việc là một nét đặc trưng ở lứa tuổi này, song trong học tập rất nhiều sinh viên thực hiện thiếu kiên trì, thiếu phương pháp nên kết quả chưa cao. Cố gắng học tập để có kết quả cao, sau khi ra trường có việc làm ổn định và được ở gần nhà là đặc điểm chung của họ. Có một vấn đề rất mừng nhưng rất lo là sinh viên rất trung thành với nghề mình đã chọn, trong khi đó cơ hội có việc làm không phải là 100%. Các em đánh giá cao những nghề và việc làm có ý nghĩa xã hội và có môi trường giao tiếp xã hội phong phú, phong cách hiện đại. Những thách thức trong cuộc sống của sinh viên Theo tác giả Dương Tự Đam, sinh viên ngày nay phải thường xuyên đối mặt với cuộc cạnh tranh gay go, quyết liệt của kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu, mà thực chất là cạnh tranh về tài năng, trí tuệ, con người, trong khi đất nước chúng ta đang còn ở điểm xuất phát rất thấp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, cả về năng lực khoa học công nghệ, kiến thức kĩ năng cơ bản và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, quản lý nhà nước trong tình hình mới. Vị trí, vai trò ấy, sinh viên và trí thức trẻ phải có trách nhiệm đảm nhận, để từng bước đưa đất nước tiến lên. Những khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân sinh viên như: chưa nhận thức rõ ràng về giá trị sống, chưa xác định rõ mục đích và ý nghĩa các hoạt động của bản thân, nên một số sinh viên có lối sống hưởng thụ, tha hóa đạo đức, lười học, thiếu tu dưỡng,rèn luyện nhân cách… Những khó khăn tâm lí liên quan đến các quan hệ với người khác, với xã hội như: dụt dè, ngại giao tiếp, không xác định rõ lý tưởng của mình trong các mối quan hệ xã hội. Những khó khăn liên quan đến công việc như: khó tìm việc làm, hoặc làm việc do thu nhập cao mà không quan tâm xem bản thân có đáp ứng được nhu cầu công việc, do tâm lí lây lan của một số sinh viên khi ra trường đã gây tâm lí hoang mang, lo lắng cho các sinh viên khác. Do vậy, cần giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên giúp các em xác định giá trị sống phù hợp. 1.4.2. Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống của sinh viên Hầu hết học sinh, sinh viên ngày nay đều có nhu cầu được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để tích cực, chủ động và linh hoạt hơn trong mọi hoạt động của mình. Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống càng được bộc lộ rõ rệt hơn trong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, anh chị em. Vậy nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống là gì? Theo chúng tôi quan niệm về nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên là: “ Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống là những đòi hỏi cần được giáo dục kĩ năng sống cần thiết nhằm giúp sinh viên lĩnh hội hệ thống kĩ năng và cách thức tiếp cận chúng. Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống, sinh viên sẽ được hoàn thiện những năng lực sống của mình, giúp sinh viên thực hiện một cách có hiệu quả công việc cũng như trong các mối quan hệ”. Tóm lại, nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống ở sinh viên là nhu cầu được giáo dục những kĩ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi. Việc thỏa mãn nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu về kĩ năng mà còn đáp ứng yêu cầu về nhận thức cũng như thái độ của các em. Qua đó, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết để chủ động, linh hoạt hơn trong cuộc sống. Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp, kịp thời để kích thích được nhu cầu của các em. Biểu hiện của nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống ở sinh viên. Sinh viên có sự thiếu hụt về các kỹ năng trong hoạt động học tập, trong giao tiếp, trong cuộc sống và các mối quan hệ khác trong cuộc sống cụ thể: khả năng giao tiếp kém thiếu tính tự chủ, khả năng kiềm chế bản thân chưa tốt, thiếu tự tin… Cách thức sinh viên nâng cao KNS cho bản thân: + Sinh viên nghiên cứu các nội dung liên quan đến giáo dục kĩ năng sống ( có thể qua sách báo, tài liệu, ti vi, báo đài…) và xuất hiện nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống một cách toàn diện. + Sinh viên có tìm kiếm các lớp học, các chương trình giáo dục có liên quan đến kĩ năng sống. + Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, trung tâm giáo dục kĩ năng sống. + Sinh viên có mong muốn được học KNS ở mức độ cao, tuy nhiên nhu cầu của các em vẫn chưa được đáp ứng một cách phù hợp. 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên a. Yếu tố chủ quan Yếu tố di truyền, bẩm sinh Đây là một yếu tố có ảnh hưởng khá rõ đối với các em SV. Không phải đứa trẻ nào khi sinh ra cũng được may mắn và đầy đủ các đặc điểm về mặt sinh học. Có những trẻ sinh ra đã bị khuyết tật một bộ phận hay một chức năng nào đó ảnh hưởng đến khả năng tự nhận thức của các em, đồng thời ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển những KNS cơ bản cho các em, cần mất nhiều thời gian và kiên trì hơn. Ngoài ra những yếu tố mang tính tư chất, kiểu thần kinh cũng ảnh hưởng tới tính cách, khả năng chịu đựng, kiềm chế cảm xúc của các em. Năng lực nhận thức Năng lực nhận thức ở mỗi cá nhân là khác nhau. Do vậy mới có sự chênh lệch về học lực hay thành tích học tập giữa các HS. Năng lực nhận thức thể hiện ở: khả năng tập trung chú ý, tri giác, năng lực ghi nhớ, thực hiện các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…) Năng lực nhận thức còn được thể hiện thông qua lực học của các em. Những em có khả năng nhận thức tốt thì học lực sẽ cao hơn so với các em chỉ dừng ở mức trung bình. Sự phấn đấu, rèn luyện của bản thân: Mỗi SV phải có sự tích cực, tự giác, chủ động phấn đấu rèn luyện KNS cho bản thân nếu không mọi tác động sẽ không mang lại hiệu quả. Nếu sinh viên nào có ý thức phấn đấu, học hỏi thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh thì em đó có khả năng giải quyết các tình huống một cách tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải em nào cũng nhận thức được điều này mà nhà trường và gia đình cần kết hợp giáo dục để các em nhận thức được điều đó. b. Yếu tố khách quan Môi trường sống văn hóa xã hội Mỗi vùng miền lại có những sắc thái văn hóa khác nhau, có những đặc trưng riêng để từ đó tạo nên những khác biệt trong sinh hoạt, lao động, phát triển cuộc sống. Mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng trong sinh hoạt, trong phong cách giáo dục gia đình,.. Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền, giữa các dân tộc có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KNS của các em. Giáo dục gia đình Môi trường sống bao gồm cả môi trường sống trong gia đình, có thể nói môi trường gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và cơ bản nhất đối với các em từ lúc sinh ra tới khi trưởng thành. Những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KNS của các em trong gia đình như : phong cách GD của cha mẹ tới con cái, bầu không khí gia đình, mức sống, cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, tính cách của cha mẹ,… Nhà trường Ở nhà trường có thể kể đến những yếu tố như: quan hệ giữa GV và SV, giữa SV với SV, cách GD và quản lý SV, không khí lớp học, môi trường học đường….Những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành và phát triển KNS của các em. Bạn bè: Quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này hết sức quan trọng. Các em rất cần có bạn để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, qua bạn bè các em cảm thấy thoải mái, tự tin khẳng định vị trí của mình. Những ưu, nhược điểm từ bạn bè dễ ảnh hưởng đến các em, mọi yếu tố xã hội bên ngoài khi tác động vào các em đều bị khúc xạ qua nhóm bạn đó mà phát huy tác dụng. Vì vậy, gia đình cần quan tâm GD và định hướng cho các em trong việc lựa chọn bạn để chơi, không nên cấm đoán chuyện quan hệ bạn bè của các em. Sự quan tâm của các tổ chức trong xã hội Trong môi trường xã hội, SV được tham gia các hoạt động mang tính chất cộng đồng như tham gia lao động công ích, các phong trào đoàn hội,…các em được tham gia vào những mối quan hệ với nhiều kiểu người khác nhau sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KNS của các em. Môi trường xã hội vừa là nơi chứa nhiều thuận lợi vừa là nơi chứa đựng những thách thức, tiềm ẩn những nguy cơ lớn tác động tới nhận thức, tình cảm và hành vi của các em. Hình thành và phát triển các KNS cho SV là một mục tiêu quan trọng và cần được áp dụng vào trong các chương trình dạy học và GD ở trường học. Tuy nhiên áp dụng và triển khai như thế nào thì cần có sự quan tâm, kết hợp của các tổ chức, cá nhân liên quan. Đó là sự kết hợp giữa lực lượng GD gia đình và nhà trường, sự hợp tác với các tổ chức quốc tế phi chính phủ để kêu gọi hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức khác nhau. 2. Thực trạng nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường ĐHHĐ 2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐH Hồng Đức về kĩ năng sống Để tìm hiểu quan niệm về KNS của SV trường ĐHHĐ, chúng tôi tiến hành thu thập các ý kiến của sinh viên thông qua hình thức điều tra bằng phiếu hỏi, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Quan niệm về KNS của sinh viên trường Đại học Hồng Đức STT Các quan niệm Xã hội Tự nhiên TLGD KTQTKD Chung SL % SL % SL % SL % SL % 1 KNS là những KN nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 KNS gồm các KN nhỏ khác nhau cần thiết giúp con người có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 KNS là khả năng tự khẳng định mình, trung thực với bản thân, tự tin, vượt quá khó khăn 1 1.6 1 2.2 0 0 0 0 2 1 4 KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày 4 6.7 5 11.1 7 15.6 0 0 16 8.1 5 KNS là tổ hợp các KN liên quan đến thể chất – tinh thần của con người nhằm giúp cá nhân hoàn thiện và chung sống với mọi người xung quanh 0 0 0 0 6 13.3 0 0 6 3 6 KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa 45 75 39 86.7 30 66.7 45 95.7 159 80.7 7 Các quan niệm khác 10 6.7 0 0 2 4.4 2 4.3 14 7.2 Tổng 60 100 45 100 45 100 47 100 197 100 Qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét như sau: Xu thế chung của sinh viên trường ĐHHĐ là quan niệm rằng: “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa”. Thể hiện: có 80.7% sinh viên lựa chọn quan niệm trên. Quan niệm được sinh viên lựa chọn nhiều thứ 2 chiếm 8.1% là quan niệm: “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày”. Trong khi đó thứ nhất và quan niệm thứ 2 không có sinh viên nào lựa chọn. Xét riêng từng khoa: Đối với quan niệm được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là quan niệm: “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa” có sự khác nhau về tỉ lệ % giữa các khoa. Cụ thể: khoa KTQTKD có tới 95.7% sinh viên; khoa Tự nhiên có 86.7% sinh viên; khoa Khoa học xã hội có 75% sinh viên và 66.7% sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục lựa chọn quan niệm trên. Quan niệm được sinh viên lựa chọn nhiều thứ 2 là quan niệm “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày”. Thể hiện: có 6.7% sinh viên khoa Khoa học xã hội, 11.1% sinh viên khoa Tự nhiên và 15.6% sinh viên Khoa Tâm lý Giáo dục chọn quan niệm này. Một số quan niệm“KNS là những KN nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường” hoặc “KNS gồm các KN nhỏ khác nhau cần thiết giúp con người có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh” không có sinh viên nào lựa chọn. Theo chúng tôi, quan niệm về KNS đúng nhất là quan niệm “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa”. Bởi vì, đây là quan niệm đã nói lên được bản chất của KNS cũng như vai trò của nó trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, phần lớn các em SV đã có những vốn hiểu biết sâu rộng và chính xác về KNS chủ yếu dựa trên vai trò của nó trong cuộc sống. Trao đổi với các em về quan niệm KNS, chúng tôi thấy đa số các em đều cho rằng KNS chính là những khả năng giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống, hòa thuận với anh chị em, bạn bè, học tập tốt hơn,… Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều em có nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của KNS khi có tới 11.1% sinh viên khoa Tự nhiên và 15.6% khoa Tâm lý – Giáo dục cho rằng: “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày”. Bên cạnh đó có sinh viên đưa ra quan niệm khác nhau về KNS. Sinh viên N.T.A ( K15 khoa Tâm lý giáo dục) cho rằng: “KNS là KN giao tiếp và ứng xử với mọi người: bạn bè, thầy cô, xã hội, hài hòa lợi ích của bản thân và cộng đồng”. Sinh viên L.T. H khoa Tự nhiên cho rằng: “KNS là KN giải quyết những khó khăn trong cuộc sống của mình”. Như vậy, cùng một vấn đề song mỗi sinh viên ở mỗi khoa lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, qua đó chúng ta đều nhận thấy các em đã có những hiểu biết và nhận thức nhất định về KNS. 2.2. Nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức về mức độ hiện có của từng KNS đối với bản thân Tìm hiểu về thực trạng hiện có KNS của sinh viên, trước hết chúng tôi tìm hiểu về sự hài lòng của sinh viên với KNS hiện có của bản thân và kết quả thu
Trang 1Kĩ năng sống có vai trò rất quan trọng, là một trong những yếu tố góp phầnrèn luyện, hình thành cho sinh viên sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cáchứng xử phù hợp trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệphạm pháp Giáo dục kĩ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở, sự hứngthú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Ở trường Đại học Hồng đức, sinh viên vẫn còn thiếu hụt những kĩ năngsống cơ bản và các em luôn mong muốn được giáo dục kĩ năng sống để nângcao vốn KNS của bản thân Tuy nhiên, trong trường Đại học Hồng Đức hiện nayvẫn chưa có chương trình cũng như các khóa học chuyên sâu về kĩ năng sốngcho các em, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu được giáo dục KNS của các em
Với những lý do trên tôi quyết định chọn vấn đề “Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường đại học Hồng Đức” để nghiên cứu.
II NỘI DUNG
1 Các khái niệm cơ bản
1.1 Nhu cầu
1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà TLH nghiên cứu, và cho đến nay cũng córất nhiều định nghĩa khác nhau về nhu cầu
Theo Từ điển TLH của Nguyễn Khắc Viện thì nhu cầu là “ Điều cần thiết để bảo đảm tồn tại và phát triển Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu,
Trang 2căng thẳng, ấm ức Có nhu cầu của cá nhân, có nhu cầu chung của tập thể, khi hòa hợp khi mâu thuẫn; có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có thứ yếu, giả tạo Nhu cầu do trình độ phát triển của XH mà biến đổi”.
Khi tìm hiểu về bản chất của nhu cầu con người, các nhà tâm lý học đều xemxét nó với tư cách là nguồn gốc tích cực nhân cách Vấn đề này đã gây tranh cãi sôinổi, gay gắt nhiều năm, đặc biệt vào đầu thế kỷ XX Quan điểm về nguồn gốc tíchcực của nhân cách của con người đã gắn liền với hệ thống quan điểm của S.Frued –nhà phân tâm người Áo ( 1850 – 1939)
Theo quan điểm của S.Frued nhu cầu của con người được coi như một sứcmạnh sinh học, sức mạnh tự nhiên, tương tự với các bản năng sinh vật Chủ nghĩaS.Frued mới ra đời nhấn mạnh sự phụ thuộc của cá nhân vào hoàn cảnh Chính vìthế họ không giải thích được những nguyên nhân xuất phát gây ra hoạt động củacon người trước hoàn cảnh đã được sinh ra như thế nào trong mối quan hệ tác độngqua lại giữa cá nhân và hoàn cảnh Đây là điểm hạn chế trong quan điểm của cácnhà S.Frued mới về vấn đề nhu cầu
Theo A.N Leonchiev (1903 – 1979) thì nhu cầu là một trạng thái của conngười, cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống và hoạtđộng Nhu cầu luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất hoặc tinhthần, chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu Nhu cầu có vai trò định hướngđồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người
Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc: “Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Nhu cầu chỉ có được chức năng hướng dẫn khi có sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể ” Nhu cầu là thành tố quan trọng tạo nên xu hướng
nhân cách của cá nhân, cùng với các thành tố khác như hứng thú, niềm tin, thếgiới quan, lý tưởng thì nhu cầu là sự bộc lộ ra bên ngoài của xu hướng
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các khái niệm khác nhau về nhu cầu và trongkhuôn khổ của đề tài chúng tôi sử dụng định nghĩa của GS.TS Nguyễn Quang
Uẩn: Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Trang 31.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng: Khi chủ thể gặp đối tượng được ý thức
là có giá trị để thỏa mãn nhu cầu của mình và có điều kiện thực hiện phương thứcthỏa mãn thì nhu cầu đó trở thành động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động nhằm vàođối tượng Đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầuđối với đời sống cá nhân và đời sống XH càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầucàng nhanh chóng được nảy sinh, củng cố và phát triển Đối tượng của nhu cầunằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu Bảnthân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không tự bộc
lộ ra khi chủ thể tiến hành hoạt động Khi đối tượng của nhu cầu được chủ thể ýthức thì nhu cầu thực sự là một sức mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích vàhướng dẫn hoạt động
Tính đối tượng của nhu cầu được xuất hiện trong hoạt động có đối tượng củachủ thể Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động khiđược “đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế Với ý nghĩa đó, nhu cầu thực
sự là một cấp độ của phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầu được phát triển thôngqua sự phát triển nội dung đối tượng của nhu cầu Đây chính là đặc điểm đặc trưngcủa nhu cầu ở con người
- Nhu cầu có tính ổn định: Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện
lặp đi lặp lại (thông thường ở mức độ cao hơn) khi sự đòi hỏi gây ra nhu cầu táihiện Tính ổn định của nhu cầu được thể hiện bởi tần số xuất hiện một cách thườngxuyên, liên tục Tính ổn định của nhu cầu thể hiện ở cấp độ cao của nhu cầu: cấp độtâm lý, nhu cầu là một thuộc tính tâm lý Nhu cầu càng phát triển ở mức độ cao thìcàng ổn định, càng bền vững
- Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định Kết quả nghiên cứu của Đacuyn cho thấy: Nếu chỉ dùng một loại lá cây để
nuôi một loại sâu thì sau này con sâu đó không ăn loại lá cây khác, mặc dù loại lácây đó rất thích hợp cho việc nuôi sống nó Mọi nhu cầu đều là hình thức đặc biệtcủa sự phản ánh những điều kiện sống bên ngoài
Nội dung của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thỏa mãn nó C Mácviết: “ Đói là cái đói song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách dùng dao
Trang 4và nĩa thì khác hẳn với cái đói bắt buộc phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay,móng và răng”.
- Nhu cầu có tính chu kì: khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn không có
nghĩa là nhu cầu ấy đã chấm dứt mà nó chỉ tạm thời lắng xuống sau một thời gianlại tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống và phát triển trong điều kiện vàphương thức sinh hoạt kiểu cũ, sự tái diễn đó thường có tính chất chu kì Tính chấtchu kỳ này là do sự biến đổi có tính chất chu kỳ của hoàn cảnh xung quanh và của
cơ thể gây ra
- Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu cầu
của người mang bản chất xã hội Điều này được thể hiện ở đối tượng, phương thứcthỏa mãn nhu cầu, tính ý thức trong việc thỏa mãn nhu cầu
1.1.3 Các mức độ của nhu cầu
Mức độ nhu cầu là độ gay gắt đòi hỏi về một đối tượng nào đó thể hiện ởviệc chủ thể ý thức được trạng thái thiếu thốn của chủ thể, đối tượng và phươngthức thỏa mãn nó
Nhu cầu có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi tác giả lại có cáchphân chia mức độ nhu cầu khác nhau
- Theo X.L Rubinstein sự phát triển của nhu cầu trải qua ba mức độ: ýhướng, ý muốn, ý định
+ Ý hướng: là bước khởi đầu của nhu cầu Ở mức độ này nhu cầu chưa đượcphản ánh đầy đủ, rõ ràng vào trong ý thức của con người Ở ý hướng, chủ thể mới ýthức được trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó nhưng chưa ý thứcđược nó là gì
+ Ý muốn: ở mức độ ý muốn chủ thể đã ý thức được đối tượng chứa đựng khảnăng thỏa mãn nhu cầu Mục đích của hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là lúcnày chủ thể ý thức được đối tượng của nhu cầu và cả về mục đích động cơ hoạt độngnhằm thỏa mãn nhu cầu
+ Ý định: là mức độ cao nhất của nhu cầu Lúc này chủ thể đã ý thức đầy đủ
cả về đối tượng cũng như cách thức điều kiện nhằm thỏa mãn nhu cầu; xác định rõkhuynh hướng của nhu cầu và sẵn sàng hành động Ở mức độ ý định, nhu cầu đã cóhướng và đã được động cơ hóa, xuất hiện tâm thế sẵn sàng hành động
Trang 5- Căn cứ vào tính tích cực, nhu cầu biểu hiện ở ba mức độ: lòng ham muốn,lòng say mê, đam mê.
Lòng mong muốn là mức thấp nhất, là nhu cầu có cường độ rất yếu ớt, chưa đủ
sức mạnh để thúc đẩy con người hoat động, hoặc có thì cũng rất mờ nhạt, dễ bỏ cuộcgiữa chừng Nếu đó là những mong muốn đúng đắn thì chúng ta cần khơi gợi, khuyếnkhích để nó nâng cao, trở nên mạnh hơn, rõ hơn Nếu là những nhu cầu không lànhmạnh thì cần phải tìm cách ngăn chặn, chuyển hướng nó sang khía cạnh tích cực
Lòng say mê là mức độ thứ hai với cường độ khá mãnh liệt của nhu cầu Nó
có sức mạnh lớn lao thúc đẩy con người hoạt động tích cực, hăng hái, nhiệt tình.Lúc này, nhu cầu đã chuyển hóa thanh tình cảm khá mãnh liệt, khiến cá nhân yêuthích, say sưa với đối tượng của nhu cầu Tuy nhiên, ở mức độ này, hoạt động vẫncòn chịu sự chỉ huy sáng suốt của tư duy và lý trí vẫn kiểm soát được tình cảm.Nếu là nhu cầu chân chính, ta nên khuyến khích, giúp đỡ để nhu cầu để thỏa mãn
và phát triển cao hơn Ngược lại, với nhu cầu sai trái ta cần điều chỉnh, ngăn chặn
Đam mê là nhu cầu ở mức độ rất cao, vượt ngưỡng và gắn bó với đối tượng
tới mức không thể thiếu, bất chấp ngoại cảnh, thậm chí mất đi sự soi sáng của lý trí
1.1.4 Sự hình thành nhu cầu
Quan điểm về sự hình thành nhu cầu có điểm khác nhau giữa các nhà TLHphương Tây và các nhà TLH Macxit
Các nhà TLH phương Tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định nhu cầu
XH Nhu cầu sinh vật là cơ bản và có nguồn gốc bẩm sinh, con người không thể ýthức và can thiệp được bằng ý chí
A.N Leonchiev và các nhà TLH Macxit khẳng định mối quan hệ chặt chẽgiữa nhu cầu và hoạt động: “Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạtđộng, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển tronghoạt động”
A.N Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạtđộng: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động Ông giải thích như sau: “Thoạt đầu nhucầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động Nhưng ngay khichủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và sẽ khôngcòn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa Sự phát triển
Trang 6của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu)cũng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”
Ông cho rằng bởi vì bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàngnhững nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thứcđược những yêu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiệnnhu cầu mới Thông qua hoạt động lao động sản xuất, loài người một mặt thỏa mãnnhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người không ngừngtích cực hoạt động lao động sản xuất qua đó thúc đẩy XH phát triển (Leonchiev,1989)
Để kích thích nhu cầu hình thành ở một đối tượng nào đó, chúng ta phải làmcho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động với đối tượng,chính trong quá trình trải nghiệm đó chủ thể sẽ có cơ hội và điều kiện để thấy đượcvai trò, ý nghĩa của đối tượng đối với cuộc sống của bản thân, từ đó mà hình thànhmong muốn về đối tượng và nhu cầu sẽ dần dần xuất hiện
1.1.5 Vai trò của nhu cầu
Nhu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người Conngười không thể tồn tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tốithiểu như ăn, mặc, ở C Mác viết: “ Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới làm
ra lịch sử Nhưng muốn sống được trước hết phải có thức ăn, thức uống, nhà ở,quần áo” Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân vàtập thể Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩ, tình cảm và ý chí của conngười Mặt khác, nhu cầu quy định và tích cực hóa hoạt động của con người
Nhu cầu chính là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt động và là một trong nhữngđộng cơ mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi ý chínói riêng Nhu cầu này được thỏa mãn, kích thích bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhucầu mới với những kích thích mới Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhucầu Nhu cầu nào lớn hơn sẽ chi phối các nhu cầu khác và “đòi” con người phải đáp ứngnhu cầu đó Trong cùng một thời điểm, con người không thể thỏa mãn được đầy đủ cácnhu cầu Nhu cầu bao gồm những thang bậc, trình độ khác nhau làm cơ sở cho sự tồntại, phát triển của con người Có nhu cầu tích cực, thúc đẩy con người phát triển theohướng tích cực Nhu cầu tiêu cực kìm hãm sự phát triển, đưa con người đến sự suy
Trang 7Nhu cầu thể hiện xu hướng có sự lựa chọn, các ý nghĩ, các rung cảm, và ýchí của con người Nó quy định các hoạt động XH của cá nhân và các nhóm XH.Nhu cầu sống và phát triển của cá nhân và các nhóm XH là một tất yếu Nhu cầuxuất hiện, con người “đòi” phải được thỏa mãn Quá trình “đòi” thỏa mãn nhu cầu
là quá trình thôi thúc con người hành động hướng tới sự phát triển toàn diện
1.2 Khái niệm kĩ năng sống
Thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của
UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” Quan niệm về KNS trong chương trình này chỉ
bao gồm những KNS cốt lõi như: KN tự nhận thức, KNGT, KN xác định giá trị, KN
ra quyết định, KN kiên định, KN đặt mục tiêu … hướng vào các chủ đề GD
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về KNS, có thể kể tới một số quan niệm sau:
* Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (viết tắt là
UNESCO) có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đồng thời coi KNS gắn với 4 trụ
cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know); Học để làm (Learning todo); Học để chung sống với người khác (Learning to live together); Học để tựkhẳng định (Learning to be)
* Tổ chức y tế thế giới (viết tắt là WHO) từ góc độ sức khỏe xem KNS là những KN thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh Rộng hơn, KNS là những năng lực mang tính tâm lý xã hội và KN về GT để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
* Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN
Kế thừa các quan điểm của các tổ chức quốc tế, ở Việt Nam trong một số tàiliệu viết về KNS, một số tác giả quan niệm về KNS như sau:
* Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn, KNS là những KN tinh thần hay những KN tâm lý, KN tâm lý xã hội cơ bản giúp cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống.
Trang 8* Tác giả Nguyễn Thanh Bình (Viện Nghiên cứu sư phạm – ĐHSP Hà Nội)
quan niệm “KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức – “cái chúng ta biết” và thái độ, các giá trị - “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành vi thực tế - “làm cái gì và làm cách nào” một cách tích cực nhất và mang tính chất xây dựng.
* Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả trong những điều kiện xác định của cuộc sống”
Trên cơ sở kế thừa một số quan niệm về KNS, chúng tôi quan niệm KNS như sau:
“KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân
sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi,
có ý nghĩa”.
1.3 Giáo dục kĩ năng sống
1.3.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng sống
GD KNS là GD cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng nhữnghành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực, trên cơ sở giúpcho người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ, và các KN thích hợp GDKNS cómục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thểgây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực, chuyển thành hành vi mang tính xây dựngtích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần pháttriển bền vững cho xã hội
GDKNS cho người học thông qua 2 con đường cơ bản:
- Xây dựng và thực hiện các chương trình KN chuyên biệt ( hệ thống các chủđề) cho từng đối tượng với mục tiêu cụ thể
- Tiếp cận KNS trong toàn bộ quá trình GD và đào tạo
1.3.2 Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho SV
- Giáo dục khả năng thích ứng của con người trước những thay đổi liên tụccủa cuộc sống hàng ngày để họ chủ động và sáng tạo trong mọi hành động
- Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo, phê phán và năng lực tự đánh giá bản
Trang 9thân, tự khẳng định mình.
- Giáo dục cách sống với người khác mình
- Giáo dục về bảo vệ môi trường và sự an toàn của trái đất
- Giáo dục về sức khỏe và phòng chống các tệ nạn xã hội
- Giáo dục lối sống lạc quan yêu đời
Việc xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống căn cứ vào đặc điểm tâm sinh
lý của đối tượng, môi trường sống, nhu cầu giao tiếp, khẳng định bản thân, v.v…
1.4 Sinh viên và Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của sinh viên
1.4.1 Sinh viên và các đặc điểm tâm lý của sinh viên
Sinh viên là người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng Thuật ngữsinh viên có nguồn gốc từ tiếng La – tinh “Student” có nghĩa là người học tập, làmviệc tìm kiếm tri thức Sinh viên là nhóm xã hội có vai trò, vị trí đặc biệt là nguồn bổsung lực lượng lao động có trình độ cao cho đất nước Học đại học khác rất nhiều sovới học ở trường phổ thông Vì vậy, tâm lý của người sinh viên đã có sự thay đổi
* Đặc điểm nhận thức của sinh viên trong học tập
Lứa tuổi sinh viên nổi bật ở độ chín của những điều kiện tâm lí trong hoạtđộng trí tuệ và nhận thức Các em thể hiện tính độc lập và logic trong tư duy, cáclập luận, phân tích, so sánh và khái quát hóa cũng tương đối định hình, có địnhhướng khá rõ nét Sinh viên có kinh nghiệm nhận thức khá hệ thống nhờ đã trải quatrường phổ thông và đang học tập ở trình độ cao tại cao đẳng Về phương diện nhậnthức thuần túy, các em hoàn toàn tiếp nhận được và hiểu sâu sắc những vấn đề củacuộc sống cá nhân và xã hội, trong đó có những vấn đề giá trị và lối sống, quan hệcủa đời sống cá nhân với đời sống kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức và văn hóacủa cộng đồng
Do có kinh nghiệm khá phong phú về giao tiếp nên nhận thức của sinh viênkhông chỉ hạn hẹp ở hoạt động học tập cá nhân miệt mài, biệt lập, đọc và nghiêncứu sách vở, mà còn diễn ra rất mạnh trong các hình thức hợp tác, chia sẻ, trao đổivới bạn bè Đây là điểm ưu thế của lứa tuổi Tư duy phê phán cũng là nét đặc trưngcủa lứa tuổi sinh viên, nhất là khi tiếp nhận những vấn đề xã hội như đạo đức, vănhóa, chính trị, kinh tế và quan hệ bạn bè (nhất là tình yêu – quan hệ luyến ái), vàphần nào về những vấn đề học thuật, nghề nghiệp tương lai Về nghề nghiệp với
Trang 10nghĩa chuyên môn tuy các em chưa quan tâm sâu sắc, song việc làm và vị trí kinh
tế của nó luôn là vấn đề nóng bỏng trong ý thức và tình cảm của sinh viên hiện nay
* Đặc điểm xã hội của sinh viên trong học tập
Sinh viên có sự phát triển tự ý thức rất cao trong quan hệ xã hội Các em có khảnăng đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, khả năng tự điều chỉnhbản thân theo hướng phù hợp với yêu cầu xã hội khá rõ nét Sinh viên rất coi trọng cáiđẹp bên trong (tâm hồn) nhưng cũng rất ngưỡng mộ vẻ đẹp hình thức và những hành
vi xã hội thời thượng, sôi nổi, có tính công chúng, và những gì có liên quan đến sự nổitiếng, công danh, tình cảm, quan hệ xã hội rộng, các phong trào và sinh hoạt cộngđồng Một bộ phận không nhỏ sinh viên tỏ ra nhiệt thành với công tác xã hội, hoạtđộng nhân đạo, từ thiện, hoạt động văn hóa-nghệ thuật và thể thao quần chúng
Nhu cầu giao tiếp xã hội của sinh viên rất cao và đa dạng Học tập là bổnphận, nhưng giao tiếp với mọi người mới thực sự là nhu cầu nổi bật của các em.Tuy về nhận thức khá đầy đủ, nhưng kĩ năng giao tiếp với người lớn tuổi hơn vẫn
là chỗ yếu của đa số sinh viên, chủ yếu là thái độ thiếu tự tin, cách ứng xử thiếu hàihòa, ngôn ngữ thiếu mạch lạc và nhất là hành vi giao tiếp lúng túng
Khát vọng muốn trở thành người thành đạt trong công việc là một nét đặctrưng ở lứa tuổi này, song trong học tập rất nhiều sinh viên thực hiện thiếu kiên trì,thiếu phương pháp nên kết quả chưa cao Cố gắng học tập để có kết quả cao, saukhi ra trường có việc làm ổn định và được ở gần nhà là đặc điểm chung của họ Cómột vấn đề rất mừng nhưng rất lo là sinh viên rất trung thành với nghề mình đãchọn, trong khi đó cơ hội có việc làm không phải là 100% Các em đánh giá caonhững nghề và việc làm có ý nghĩa xã hội và có môi trường giao tiếp xã hội phongphú, phong cách hiện đại
* Những thách thức trong cuộc sống của sinh viên
Theo tác giả Dương Tự Đam, sinh viên ngày nay phải thường xuyên đối mặtvới cuộc cạnh tranh gay go, quyết liệt của kinh tế thị trường khu vực và toàn cầu,
mà thực chất là cạnh tranh về tài năng, trí tuệ, con người, trong khi đất nước chúng
ta đang còn ở điểm xuất phát rất thấp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng,
cả về năng lực khoa học công nghệ, kiến thức kĩ năng cơ bản và kinh nghiệm sảnxuất kinh doanh, quản lý nhà nước trong tình hình mới Vị trí, vai trò ấy, sinh viên
Trang 11và trí thức trẻ phải có trách nhiệm đảm nhận, để từng bước đưa đất nước tiến lên.
Những khó khăn tâm lý liên quan đến bản thân sinh viên như: chưa nhậnthức rõ ràng về giá trị sống, chưa xác định rõ mục đích và ý nghĩa các hoạt độngcủa bản thân, nên một số sinh viên có lối sống hưởng thụ, tha hóa đạo đức, lườihọc, thiếu tu dưỡng,rèn luyện nhân cách…
Những khó khăn tâm lí liên quan đến các quan hệ với người khác, với xã hộinhư: dụt dè, ngại giao tiếp, không xác định rõ lý tưởng của mình trong các mốiquan hệ xã hội
Những khó khăn liên quan đến công việc như: khó tìm việc làm, hoặc làmviệc do thu nhập cao mà không quan tâm xem bản thân có đáp ứng được nhu cầucông việc, do tâm lí lây lan của một số sinh viên khi ra trường đã gây tâm lí hoangmang, lo lắng cho các sinh viên khác Do vậy, cần giáo dục kĩ năng sống cho sinhviên giúp các em xác định giá trị sống phù hợp
1.4.2 Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống của sinh viên
Hầu hết học sinh, sinh viên ngày nay đều có nhu cầu được trang bị nhữngkiến thức, kĩ năng cần thiết để tích cực, chủ động và linh hoạt hơn trong mọi hoạtđộng của mình Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống càng được bộc lộ rõ rệt hơntrong các mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, anh chị em Vậy nhu cầu đượcgiáo dục kĩ năng sống là gì?
Theo chúng tôi quan niệm về nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên là:
“ Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống là những đòi hỏi cần được giáo dục
kĩ năng sống cần thiết nhằm giúp sinh viên lĩnh hội hệ thống kĩ năng và cách thức tiếp cận chúng Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống, sinh viên sẽ được hoàn thiện những năng lực sống của mình, giúp sinh viên thực hiện một cách có hiệu quả công việc cũng như trong các mối quan hệ”.
Tóm lại, nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống ở sinh viên là nhu cầu đượcgiáo dục những kĩ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi Việc thỏa mãn nhu cầuđược giáo dục kĩ năng sống của sinh viên không chỉ đáp ứng yêu cầu về kĩ năng màcòn đáp ứng yêu cầu về nhận thức cũng như thái độ của các em Qua đó, giúp các
em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết để chủ động,linh hoạt hơn trong cuộc sống Vì vậy, cần có những biện pháp phù hợp, kịp thời để
Trang 12kích thích được nhu cầu của các em.
* Biểu hiện của nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống ở sinh viên.
- Sinh viên có sự thiếu hụt về các kỹ năng trong hoạt động học tập, trong giaotiếp, trong cuộc sống và các mối quan hệ khác trong cuộc sống cụ thể: khả năng giaotiếp kém thiếu tính tự chủ, khả năng kiềm chế bản thân chưa tốt, thiếu tự tin…
- Cách thức sinh viên nâng cao KNS cho bản thân:
+ Sinh viên nghiên cứu các nội dung liên quan đến giáo dục kĩ năng sống( có thể qua sách báo, tài liệu, ti vi, báo đài…) và xuất hiện nhu cầu được giáo dục
kĩ năng sống một cách toàn diện
+ Sinh viên có tìm kiếm các lớp học, các chương trình giáo dục có liên quanđến kĩ năng sống
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, trung tâmgiáo dục kĩ năng sống
+ Sinh viên có mong muốn được học KNS ở mức độ cao, tuy nhiên nhu cầucủa các em vẫn chưa được đáp ứng một cách phù hợp
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên
a Yếu tố chủ quan
* Yếu tố di truyền, bẩm sinh
Đây là một yếu tố có ảnh hưởng khá rõ đối với các em SV Không phải đứatrẻ nào khi sinh ra cũng được may mắn và đầy đủ các đặc điểm về mặt sinh học Cónhững trẻ sinh ra đã bị khuyết tật một bộ phận hay một chức năng nào đó ảnhhưởng đến khả năng tự nhận thức của các em, đồng thời ảnh hưởng đến việc hìnhthành và phát triển những KNS cơ bản cho các em, cần mất nhiều thời gian và kiêntrì hơn Ngoài ra những yếu tố mang tính tư chất, kiểu thần kinh cũng ảnh hưởng tớitính cách, khả năng chịu đựng, kiềm chế cảm xúc của các em
* Năng lực nhận thức
Năng lực nhận thức ở mỗi cá nhân là khác nhau Do vậy mới có sự chênhlệch về học lực hay thành tích học tập giữa các HS Năng lực nhận thức thể hiệnở: khả năng tập trung chú ý, tri giác, năng lực ghi nhớ, thực hiện các thao tác tưduy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…)
Năng lực nhận thức còn được thể hiện thông qua lực học của các em Những em có
Trang 13khả năng nhận thức tốt thì học lực sẽ cao hơn so với các em chỉ dừng ở mức trung bình
* Sự phấn đấu, rèn luyện của bản thân:
Mỗi SV phải có sự tích cực, tự giác, chủ động phấn đấu rèn luyện KNScho bản thân nếu không mọi tác động sẽ không mang lại hiệu quả Nếu sinh viênnào có ý thức phấn đấu, học hỏi thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh thì em
đó có khả năng giải quyết các tình huống một cách tích cực và hiệu quả Tuynhiên, không phải em nào cũng nhận thức được điều này mà nhà trường và giađình cần kết hợp giáo dục để các em nhận thức được điều đó
b Yếu tố khách quan
* Môi trường sống văn hóa xã hội
Mỗi vùng miền lại có những sắc thái văn hóa khác nhau, có những đặctrưng riêng để từ đó tạo nên những khác biệt trong sinh hoạt, lao động, phát triểncuộc sống Mỗi dân tộc, vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng trongsinh hoạt, trong phong cách giáo dục gia đình, Sự khác biệt văn hóa giữa cácvùng miền, giữa các dân tộc có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển KNScủa các em
* Giáo dục gia đình
Môi trường sống bao gồm cả môi trường sống trong gia đình, có thể nói môitrường gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và cơ bản nhất đối với các em từlúc sinh ra tới khi trưởng thành Những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình thành vàphát triển KNS của các em trong gia đình như : phong cách GD của cha mẹ tới concái, bầu không khí gia đình, mức sống, cách ứng xử giữa các thành viên trong giađình, tính cách của cha mẹ,…
*Nhà trường
Ở nhà trường có thể kể đến những yếu tố như: quan hệ giữa GV và SV, giữa
SV với SV, cách GD và quản lý SV, không khí lớp học, môi trường họcđường….Những yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành và pháttriển KNS của các em
* Bạn bè:
Quan hệ bạn bè ở lứa tuổi này hết sức quan trọng Các em rất cần có bạn đểchia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, qua bạn bè các em cảm thấy thoải mái,
Trang 14tự tin khẳng định vị trí của mình Những ưu, nhược điểm từ bạn bè dễ ảnh hưởngđến các em, mọi yếu tố xã hội bên ngoài khi tác động vào các em đều bị khúc xạqua nhóm bạn đó mà phát huy tác dụng Vì vậy, gia đình cần quan tâm GD và địnhhướng cho các em trong việc lựa chọn bạn để chơi, không nên cấm đoán chuyệnquan hệ bạn bè của các em.
* Sự quan tâm của các tổ chức trong xã hội
Trong môi trường xã hội, SV được tham gia các hoạt động mang tính chấtcộng đồng như tham gia lao động công ích, các phong trào đoàn hội,…các em đượctham gia vào những mối quan hệ với nhiều kiểu người khác nhau sẽ ảnh hưởng tới
sự hình thành và phát triển KNS của các em Môi trường xã hội vừa là nơi chứanhiều thuận lợi vừa là nơi chứa đựng những thách thức, tiềm ẩn những nguy cơ lớntác động tới nhận thức, tình cảm và hành vi của các em
Hình thành và phát triển các KNS cho SV là một mục tiêu quan trọng và cầnđược áp dụng vào trong các chương trình dạy học và GD ở trường học Tuy nhiên
áp dụng và triển khai như thế nào thì cần có sự quan tâm, kết hợp của các tổ chức,
cá nhân liên quan Đó là sự kết hợp giữa lực lượng GD gia đình và nhà trường, sựhợp tác với các tổ chức quốc tế phi chính phủ để kêu gọi hợp tác, hỗ trợ từ các tổchức khác nhau
2 Thực trạng nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường ĐHHĐ
2.1 Nhận thức của sinh viên trường ĐH Hồng Đức về kĩ năng sống
Để tìm hiểu quan niệm về KNS của SV trường ĐHHĐ, chúng tôi tiến hànhthu thập các ý kiến của sinh viên thông qua hình thức điều tra bằng phiếu hỏi, kếtquả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1 Quan niệm về KNS của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
STT Các quan niệm Xã hội
Tự nhiên TLGD
nhau cần thiết giúp con người có
cuộc sống an toàn, khỏe mạnh
Trang 15nhân có khả năng đối phó hiệu
quả với nhu cầu và thách thức
cuộc sống hàng ngày
4 6.7 5 11.1 7 15.6 0 0 16 8.1
5
KNS là tổ hợp các KN liên quan
đến thể chất – tinh thần của con
người nhằm giúp cá nhân hoàn
thiện và chung sống với mọi
người xung quanh
6
KNS là những khả năng tâm lý – xã
hội cơ bản và cần thiết được cá
nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả
trước những yêu cầu, thách thức của
cuộc sống hàng ngày nhằm đảm
bảo cho cá nhân hòa nhập và có
một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa
45 75 39 86.7 30 66.7 45 95.7 15
9
80 7
7 Các quan niệm khác 10 6.7 0 0 2 4.4 2 4.3 14 7.2
Tổng 60 100 45 100 45 100 47 100 19
7 100
Qua bảng 1 chúng tôi có nhận xét như sau:
Xu thế chung của sinh viên trường ĐHHĐ là quan niệm rằng: “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa” Thể hiện:
có 80.7% sinh viên lựa chọn quan niệm trên Quan niệm được sinh viên lựa chọn
nhiều thứ 2 chiếm 8.1% là quan niệm: “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày” Trong khi đó thứ nhất và quan niệm thứ 2 không có sinh
viên nào lựa chọn
Xét riêng từng khoa: Đối với quan niệm được sinh viên lựa chọn nhiều nhất
Trang 16là quan niệm: “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có
ý nghĩa” có sự khác nhau về tỉ lệ % giữa các khoa Cụ thể: khoa KTQTKD có tới
95.7% sinh viên; khoa Tự nhiên có 86.7% sinh viên; khoa Khoa học xã hội có 75%sinh viên và 66.7% sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục lựa chọn quan niệm trên
Quan niệm được sinh viên lựa chọn nhiều thứ 2 là quan niệm “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày” Thể hiện: có 6.7% sinh viên
khoa Khoa học xã hội, 11.1% sinh viên khoa Tự nhiên và 15.6% sinh viên KhoaTâm lý- Giáo dục chọn quan niệm này
Một số quan niệm“KNS là những KN nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường” hoặc “KNS gồm các KN nhỏ khác nhau cần thiết giúp con người có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh” không có sinh viên nào lựa chọn.
Theo chúng tôi, quan niệm về KNS đúng nhất là quan niệm “KNS là những khả năng tâm lý – xã hội cơ bản và cần thiết được cá nhân sử dụng để ứng phó hiệu quả trước những yêu cầu, thách thức của cuộc sống hàng ngày nhằm đảm bảo cho cá nhân hòa nhập và có một cuộc sống thuận lợi, có ý nghĩa” Bởi vì, đây là
quan niệm đã nói lên được bản chất của KNS cũng như vai trò của nó trong cuộcsống hàng ngày
Như vậy, phần lớn các em SV đã có những vốn hiểu biết sâu rộng vàchính xác về KNS chủ yếu dựa trên vai trò của nó trong cuộc sống Trao đổi vớicác em về quan niệm KNS, chúng tôi thấy đa số các em đều cho rằng KNS chính
là những khả năng giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức trongcuộc sống, hòa thuận với anh chị em, bạn bè, học tập tốt hơn,…
Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều em có nhận thức chưa đầy đủ về bản chất củaKNS khi có tới 11.1% sinh viên khoa Tự nhiên và 15.6% khoa Tâm lý – Giáo dục
cho rằng: “KNS là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày” Bên
cạnh đó có sinh viên đưa ra quan niệm khác nhau về KNS Sinh viên N.T.A ( K15
khoa Tâm lý- giáo dục) cho rằng: “KNS là KN giao tiếp và ứng xử với mọi người: