Các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức

Một phần của tài liệu Luận văn Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường đại học Hồng Đức (Trang 29 - 33)

Trường Đại học Hồng Đức

a. Biện pháp 1: Thông qua hoạt động dạy học và giáo dục của trường Đại học góp phần nâng cao hiểu biết về kĩ năng sống cho sinh viên

* Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, vốn hiểu biết và ý thức trách nhiệm cho sinh viên về kĩ năng sống, từ đó sinh viên thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống.

* Nội dung: Thông qua hoạt động dạy học và giáo dục để rèn luyện KNS cho sinh viên, qua đó hình thành ở người học nhu cầu và ý thức tu dưỡng, rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân.

năng sống cho sinh viên qua các giờ giảng dạy, học tập chuyên ngành; Lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động của đoàn thanh niên, hội sinh viên, tổ chức lớp sinh viên; Có chuyên đề riêng về kĩ năng sống.

b. Biện pháp 2: Thành lập bộ phận chuyên trách việc giảng dạy KNS cho sinh viên với lực lượng nòng cốt là cán bộ dạy kĩ năng sống, có sự phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, cố vấn học tập để dạy và rèn luyện kĩ năng sống cho sinh viên

* Mục tiêu: Huy động được các tổ chức, cơ quan chức năng và các giảng viên có trình độ, chuyên môn sâu về kĩ năng sống để dạy kĩ năng sống cho sinh viên.

* Nội dung: đó các giảng viên dạy kĩ năng sống sẽ giúp sinh viên hiểu biết được ý nghĩa của kĩ năng sống, hình thành nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống cho các em.

* Cách thức tiến hành: Mời các chuyên gia có kiến thức sâu về kĩ năng sống, các tổ chức liên quan để thành lập các bộ phận chuyên nghiệp về kĩ năng sống. Đầu tư có sở vật chất cho việc xây dựng nội dung chương trình hoạt động giảng dạy kĩ năng cho sinh viên.

c. Biện pháp 3: Đa dạng hóa và tổ chức phối hợp các hình thức giảng dạy kĩ năng sống cho sinh viên

* Mục tiêu: Thực hiện và phối hợp tốt các hình thức dạy kĩ năng sống cho sinh viên để giúp các em hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống, giúp các em sinh viên nhận thấy được vấn đề mà mình đang gặp khó khăn, từ đó có thể phát huy được tiềm năng của mình để giải quyết vấn đề của bản thân, giúp sinh viên có nhiều hiểu biết về kĩ năng sống để hoàn thiện mình hơn.

* Nội dung: Tổ chức được nhiều hình thức giảng dạy KNS nhằm đáp ứng nhu cầu được giáo dục KNS cho sinh viên

* Cách thức tiến hành: Thực hiện tốt các hình thức dạy kĩ năng sống: dạy thông qua các môn học; tổ chức câu lạc bộ; các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện về kĩ năng sống...để trang bị kiến thức về kĩ năng sống cho sinh viên.

d. Biện pháp 4: Tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động dạy kĩ năng sống cho sinh viên

* Mục tiêu: Tranh thủ sự ủng hộ của các bộ phận trong nhà trường và các lực lượng khác trong xã hội để đầu tư về thời gian, địa điểm, trang thiết bị cho việc

triển khai các hoạt động dạy kĩ năng sống cho sinh viên.

* Nội dung: tăng cường đầu tư về thời gian, địa điểm, trang thiết bị cho việc triển khai các hoạt động dạy kĩ năng sống cho sinh viên.

* Cách tiến hành: Giao cho các bộ phận chuyên trách để từ đó có sự đầu tư hợp lý, phù hợp với điều kiện của nhà trường trong việc tổ chức hoạt động dạy kĩ năng sống cho sinh viên.

e. Biện pháp 5: Động viên, khuyến khích sinh viên tích cực tham gia các hoạt động, các lớp dạy kĩ năng sống cho sinh viên

* Mục tiêu: Thu hút được đông đảo các em sinh viên tham gia vào các khóa học về kĩ năng sống, từ đó giúp các em có thêm hiểu biết, hình thành nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống, rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình.

* Nội dung: Các tổ chức, đơn vị liên quan tuyên truyền về KNS, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy KNS nhằm thu hút đông đảo các em sinh viên tham gia các lớp học về KNS

* Cách thức thực hiện: Cần thiết lập nội quy, chủ đề, thời gian tổ chức các lớp dạy kĩ năng sống.

- Có không gian, địa điểm phù hợp để có thể tổ chức các hoạt động như: trò chơi, sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, hội diễn văn nghệ...để thu hút đông đảo các em tham gia.

- Xây dựng bầu không khí tâm lí bạn bè và cởi mở giữa các thành viên

- Xây dựng quan hệ và sự tin tưởng giữa các chuyên gia về kĩ năng sống với các em sinh viên

- Có sự quan tâm, động viên và khích lệ kịp thời đối với các em để giúp các em hứng thú tham gia các lớp học kĩ năng sống

III. KẾT LUẬN

Nhìn chung nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường Đại học Hồng đức là rất cao. Thể hiện tỉ lệ số sinh viên rất mong muốn chiếm tỉ lệ rất cao, không có số sinh viên nào lựa chọn mức không mong muốn được giáo dục kĩ năng sống.

Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên thể hiện qua từng kĩ năng có sự khác biệt. Trong đó nhóm kĩ năng sống có mức độ nhu cầu được giáo dục

chiếm tỉ lệ cao nhất là: KN giao tiếp, KN ứng phó với căng thẳng, KN ra quyết định và xử lý các vấn đề. Ngoài ra, các nhóm KN khác như: KN xác định mục tiêu, KN làm chủ và tự đánh giá bản thân, KN tự nhân thức. Nguyên nhân là do đối với sinh viên đây là những KN các em còn yếu và thiếu hụt, mặt khác việc đáp ứng nhu cầu được giáo dục những KNS cơ bản sẽ là cơ hội để các em được trang bị những KN cần thiết cho công việc, học tập và sinh hoạt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2012), Kỹ năng sống của học sinh tiểu học ở Hà Nội, luận văn thạc sĩ tâm lý học, Hà Nội

2. Nguyễn Thanh Bình và cộng sự ( 2006), Tổng quan về quá trình nhận thức về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội

3. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xây dựng và thực nghiệm một số chủ đề giáo dục KNS cơ bản cho học sinh THPT, Hà Nội

4. Bangkok, Thái Lan (2003), Báo cáo hội thảo về giáo dục kĩ năng sống ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện chiến lược và Chương trình giáo dục (2006),

Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lý, Nxb Giáo dục Hà Nội

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục Hà Nội

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học, Nxb Giáo dục Hà Nội

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục côngdân Nxb Giáo dục Hà Nội

10. A. G. Côvaliôv, Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 1967, Tr. 93

11. Lê Minh Châu (2003), UNICEF Việt Nam và giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, Báo cáo tại hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống”, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Nhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của sinh viên trường đại học Hồng Đức (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w