Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp 5ª1- tại trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng

13 758 1
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp 5ª1- tại trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo chiếm một vị trí, vai trò quan trọng và vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề chữ viết được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta dùng câu thành ngữ: “ Văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao. Có thể nói chữ viết phần nào phản ánh được trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội. Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập nghiên cứu, truyền thụ tri thức …. mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Ngày nay, mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công tác giáo dục: “ Nét chữ - Nết người”. Trong bậc học tiểu học, môn học như Tiếng Việt là phương tiện, chìa khoá cần thiết để giúp cho HS tiếp thu tri thức của nhân loại.Vì vậy để học tốt, chữ viết là một phần quan trọng, viết đẹp, viết đúng giúp cho học sinh học tập thuận lợi hơn trong các môn học khác rất nhiều, đồng thời nó cũng thể hiện sự tôn trọng với người xem vở của mình. “ Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài, vở của mình ” ( Phạm Văn Đồng) Nguyện vọng lớn nhất của tôi là muốn tìm hiểu về thực trạng và khám phá ra một số biện pháp để rèn chữ đẹp cho HS, chính vì thế tôi chọn chuyên đề: “ Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp 5ª1- tại trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng”. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là vấn đề hướng dẫn luyện viết chữ đẹp kết hợp với phân môn chính tả và một số phân môn khác ở lớp 5. 24 em học sinh lớp 5A1 Trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng. 1 2. Đối tượng: Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp 5A1– Trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng. 3. Thời gian: Từ tháng 9/2011 đến hết tháng 3/ 2012 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp tìm hiểu thực tế Phương pháp thực nghiệm Phương pháp kiểm tra, đánh giá III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát hiện ra những tồn tại và khó khăn của học sinh và đưa ra biện pháp phù hợp để ngày một nâng cao kỹ năng viết đúng, viết đẹp, nâng cao chất lượng chữ viết cho HS ở lớp 5A1 nói riêng và xã Tả Lèng nói chung. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Tìm ra những khó khăn mà các em thường gặp trong khi viết, cách khắc phục những khó khăn đó. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức rèn kỹ năng viết đẹp cho HS. HS viết đúng hơn, đẹp hơn so với trước khi thực hiện chuyên đề. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ viết vẫn có vai trò quan trọng đối với xã hội nhất là với công tác giáo dục. Ông cha ta có câu: “ Nét chữ- nết người” đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó, luyện nét chữ đẹp là rèn nết người, HS được rèn tính kiên trì và óc thẩm mỹ. Sớm nhận thấy việc dạy chữ là dạy người, Đảng và Nhà nước đã có sự ưu tiên đặc biệt cho giáo dục trong đó không thể không nói đến sự quan tâm về đổi mới mẫu chữ và phương pháp dạy tập viết trong trường học cụ thể trong cải cách giáo dục (1981 – 9/1986 ) mẫu chữ viết dạy ở trường cấp I đã có nhiều điểm thay đổi so với mẫu chữ thường dùng trước đó. Tuy nhiên đã không được 2 dư luận chấp nhận. Từ năm học 1986 – 1987 Bộ Giáo dục đã có những điều chỉnh lại về mẫu chữ viết (hoa, thường) trong trường Tiểu học kèm theo Thông tư 29/TT – 25/9/1986 đã đưa ra được bảng chữ hoa giới thiệu cho học sinh các lớp cuối cấp I. Ngày 16/6/2002 mẫu chữ viết trong trường tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/ QĐ - BGD&ĐT. Đó là mẫu chữ chuẩn được sử dụng trong trường tiểu học từ đó đến nay. Viết đẹp là viết đúng theo mẫu chữ quy địnhcủa Bộ GD&ĐT về chữ thường và chữ hoa, cách trình bày đẹp mắt. Chữ đẹp thể hiện tính cách của người cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức tiếp thu và tự sửa sai cho mình. Rèn viết chữ đẹp cùng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về Đức- Trí- Thể - Mỹ. Ngoài ra việc dạy chính tả và luyện viết chữ đẹp cũng góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nét chữ truyền thống của người Việt Nam. Với học sinh lớp 5 chữ viết là vô cïng quan trọng vì kiến thức ở lớp này tương đối khó, số tiết học còn nhiều và chữ viết là nền tảng để các em có thể viết đúng, viết đẹp cũng như tiếp thu bài tốt hơn ở các lớp của bậc tiểu học nói riêng và các cấp học nói chung. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của phòng GD&ĐT, ban giám hiệu nhà trường. GV nhiệt tình, có trình độ chuẩn. Hiện nay cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang, một số điểm trường mới được xây dựng bàn ghế tương đối đảm bảo quy cách. 2. Khó khăn: - Trình độ học vấn của người dân còn thấp, kinh tế còn nhiều khó khăn, phụ huynh chưa thực sự chú trọng đến việc học của con em mình, HS chưa có động cơ học tập đúng đắn, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và đặc biệt là việc rèn chữ viết của học sinh. - Giáo viên: Còn chưa quan tâm đồng đều đến mọi đối tượng HS trong lớp. Chưa kiên trì , uốn nắn cho từng HS. 3 - Học sinh: + Do vốn Tiếng Việt của học sinh còn ít, khả năng ghi nhớ của các em thấp, các em học trước quên sau vì Kiến thức mà các em được học trên hoàn toàn xa lạ với tiếng mẹ đẻ. + Do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên việc phát âm của các em không chuẩn dẫn đến viết sai. Khi HS nắm được cách viết các nét cơ bản và viết được các chữ cái thì khi ghép âm để viết thành tiếng, từ cũng là một vấn đề rất khó khăn do đọc ngọng dẫn đến viết sai, không đúng nội dung tiếng, từ, không đúng về độ cao, khoảng cách, Học sinh viết còn không đúng chính tả, viết ngọng theo tiếng địa phương. Ví dụ tiếng: Đường - viết thành đườn, tí hon- tí ho, quang cảnh- quan cản,…., các con chữ có độ cao 1 ô ly HS viết thành 1,5 ô ly, h, k, l, cao 2,5ô ly hs viết thành 2ô ly…, viết thiếu nét, …. + Trình bày dấu thanh chưa đúng theo quy định. + Chưa biết cách trình bày văn bản như đầu bài chưa viết cỡ chữ vừa, cách trình bày văn xuôi, thơ, đoạn đối thoại, …. Kết quả khảo sát đầu năm được thể hiện qua bảng sau: Loại Sĩ số Loại A Loại B Loại C 24 SL Tỉ lệ Sl Tỉ lệ Sl Tỉ lệ 2 8,2% 4 16,4% 18 75,4% III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thông qua điều tra, khảo sát thực tế của HS trong lớp mình chủ nhiệm và của toàn khối 5, phát hiện thấy đầu năm HS chưa nắm được kỹ năng viết, độ cao và khoảng cách của chữ, chất lượng khảo sát về chữ viết đầu năm của HS là thấp. Trước tình trạng đó để giúp cho học sinh có khả năng viết đúng và viết đẹp đòi hỏi người giáo viên phải thật sự kiên trì, yêu nghề, tận tuỵ với học sinh, quan tâm tới sự tiến bộ và động viên học sinh kịp thời. 4 Như vậy việc rèn chữ viết cho học sinh là một quá trình vất vả, từ kiên trì rèn cho HS biết đọc đúng, ghi nhớ được các chữ cái, ghi nhớ con chữ đến viết đúng và viết chuẩn, đẹp; Theo một số biện pháp sau: 1. Trước tiên tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn đọc đúng, sau đó rèn đến các nét cơ bản, có nắm được các nét cơ bản và viết chuẩn các nét cơ bản HS mới có thể viết đúng, mỗi một nét cơ bản cần viết đi, viết lại nhiều lần cho thật chuẩn rồi viết sang các con chữ đơn, ngoài việc hoàn thành trong vở chính tả GV còn cho HS viết vào vở luyện chữ, việc đó đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức đặc biệt với những điểm trường chưa có cơ sở vật chất để học sinh được học thêm. Sau đó chia chữ viết thành các nhóm chữ giống nhau về các nét và đơn vị. Nhóm 1: o, ô, ơ, a, ă, â, c, i, v, x, u, ư, e, ê, n, m (đ ộ cao 1 ly) Nhóm 2: d, đ, q ( Cao 2 ly) Nhóm 3: t ( cao 1,5 ô ly) Nhóm 4: g, h, k, l, b ( cao 2, 5 ô ly) Nhóm 5: s, r ( cao 1, 25 ô ly) Chữ số đều cao 2 ô ly. Chữ viết hoa 2,5 ôly. 2. Nắm chắc chữ viết mẫu và quy trình viết chữ cái, chữ số theo quy định tại QĐ 31/2002/QĐ- BGD& ĐT. Bên cạnh đó chữ viết của GV trên bảng lớp, sửa sai trong vở cho HS cũng là 1 giáo cụ trực quan có giá trị đặc biệt. 3. Chọn bút và vở: bút không quá to hoặc quá nhỏ, đường kính khoảng 7mm, không quá dài khoảng 13cm; viết mực ra đều. Vở có 5 dòng kẻ ô ly, độ đậm vừa phải. 4. Chú ý đến tư thế ngồi viết của HS, cách cầm bút, đặt vở, theo quy định ở đầu mỗi quyển vở tập viết mà các em đã nắm được từ những lớp dưới. Vì vậy GV cần thường xuyên uốn nắn cho từng em. 5. Thường xuyên chấm bài, phân loại các nhóm lỗi sai và chỉnh sửa kịp thời, động viên, khuyến khích HS, nêu gương, …. 5 Để hình thành kĩ năng viết cho HS, quá trình dạy học tập viết, luyện chữ đẹp phải trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết giúp các em nắm được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái. Ví dụ: viết chữ n gồm có một nét móc xuôi kết hợp với nét móc hai đầu tạo thành chữ: n Nét cong kín và nét khuyết dưới thành chữ g - Hình thành qua cách nhận biết đồ vật có hình dáng giống các nét cơ bản đó và ghi nhớ tên nét, độ cao của nét sau đó ghi nhớ đến cách viết điểm bắt đầu và điểm kết thúc của nét…. Giai đoạn 2: Hướng dẫn các em luyện viết các chữ cái, liên kết các chữ cái để luyện viết từ, câu. Kèm theo Mẫu chữ sáng tạo ( Vở luyện chữ) Có 2 cách viết: Chữ đứng: Nét đều và nét thanh đậm Chữ nghiêng: Nét đều và nét thanh đậm. Ví dụ: viết tiếng “sóng” cần cho hs nhận rõ tiếng gồm: âm đầu s, vần ong và thanh sắc, sau đó nhớ lại cách viết từng con chữ và hướng dẫn cách nối nét phụ từ chữ o sang chữ n, thắt nhỏ trên đầu chữ o bên phải và nối sang chữ n, cần viết liền nét chữ, không nhấc bút trong khi viết, dấu thanh viết sau cùng đặt ở âm chính của vần. HS viết, GV cần sửa, uốn nắn kịp thời. Giai đoạn 3: Hướng dẫn trình bày văn bản: Thơ và văn xuôi. Với mỗi thể loại có cách trình bày riêng sao cho hài hoà, hợp lí, sáng tạo. - Gv chỉnh sửa và nhận xét kịp thời về lỗi của HS: + Lỗi thiếu nét, thiếu con chữ trong tiếng: lỗi này là do HS chưa viết xong chữ đã dừng lại, cần nhắc nhở HS về quy trình viết chữ cái, HS viết hết chữ và dừng lại đúng điểm kết thúc của chữ. Ví dụ: Viết chữ m có độ cao 1 ôly, gồm 2 nét móc xuôi, và 1 nét móc 2 đầu, viết đủ các nét mới dừng lại. 6 + Lỗi về độ cao, khoảng cách: do HS viết hay nhấc bút, chữ viết không liền mạch cần nhắc HS viết từ từ, liền mạch kết hợp với đánh vần nhẩm trong miệng. Ví dụ: Viết tiếng “Đường” cần cho HS nhận thấy các âm đầu và vần rồi viết. + Dấu chữ, dấu thanh: Do HS chưa năm được cách đánh dấu, cần đánh dấu thanh ở âm chính của vần, nếu vần có dấu thì đánh ở bên phải của dấu. + Lỗi trình bày: HS chưa nắm được cách trình bày, GV cần hướng dẫn kỹ ở đầu các tiết chính tả để trở thành thói quen. Ví dụ: Thơ lục bát dòng thơ 6 tiếng viết cách lề 3 ô ly, dòng 8 tiếng viết cách lề 2 ôly. Thể thơ tự do thì tuỳ vào lượng chữ trong mỗi dòng để cách lề thường cách lề 3 ô ly. Văn xuôi: chữ đầu của mỗi đoạn cách lề 1 ôly…. * Nếu áp dụng theo các biện pháp trên chỉ trong thời gian chậm nhất là 1 tháng học sinh đã nắm được cách viết và viết tương đối chuẩn, đẹp. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua quá trình rèn và luyện viết chữ đẹp cho HS đến nay, chất lượng chữ viết được nâng lên đáng kể, trong đợt thi : “Vở sạch - chữ đẹp” cấp trường lớp tôi có 2 em đạt giải A, 1 giải B, 2 giải C, 3 giải khuyến khích ( Có bài viết kèm theo). Hết tháng 3 kết quả “ Vở sạch- chữ đẹp” của lớp được thể hiện qua bảng sau: Loại Thời điểm Loại A Loại B Loại C Đầu năm 2 HS = 8,2% 4 HS = 16,4 % 18 HS = 75.4% Tháng 3/2012 12 HS = 50% 6 HS = 25% 6 HS = 25% 7 PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Chữ viết của học sinh có thể coi là dấu hiệu để nhận ra sự tiến bộ, trưởng thành về nhân cách con người. Khi nói đến nhân cách con người thì không thể có được trong ngày một ngày hai mà phải là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên và liên tục, cần có sự nỗ lực thật sự của người học. Điều đó cũng có nghĩa là không thể nói bất kỳ ai cũng có thể viết được Tiếng Việt đúng, đẹp và nhanh nếu không có nhận thức đúng đắn về chữ viết, không có ý thức, nỗ lực trong quá trình "Luyện nét chữ- Rèn nết người ”. Qua việc thực hiện các biện pháp, phương pháp rèn chữ đẹp cho HS nhằm giúp bản thân tôi thực hiện yêu cầu ngày càng hiệu quả hơn. Rèn viết chuẩn, viết đẹp được diễn ra liên tục trong quá trình dạy học, giao tiếp và luyện nhiều mặt cần lựa chọn yêu cầu rèn viết đẹp cho phù hợp từng đối tượng học sinh thông qua các môn học chủ yếu nhất là môn chính tả, luyện viết. Đòi hỏi GV phải kiên trì, nhiệt tình, không chán nản, không ngại thường xuyên sửa, uốn kịp thời với những sai sót HS mắc phải, cần kết hợp phát âm chuẩn và viết chuẩn. Kiểm tra đánh giá chặt chẽ, khuyến khích học sinh kịp thời , thường xuyên. Tác động để cha mẹ học sinh nhận thức đúng việc học tập của các em, từ đó sẽ tạo điều kiện cho các em có quỹ thời gian học tập. Tự rèn luyện, trau rồi trong dạy- học. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chữ đẹp giúp cho bản thân HS tự tin trong học tập, thể hiện lòng tôn trọng của mình với người xem vở như cha mẹ, thầy cô, bạn bè,… Luyện viết chữ đẹp không phải là môn học đơn giản và riêng biệt mà nó là một quá trình rèn luyện mang tính khoa học và được luyện tập ở tất cả các môn học trong nhà trường. Sáng kiến này góp phần trong việc rèn luyện kỹ năng viết đẹp cho HS, nâng cao chất lượng chữ viết trong trường tiểu học. Khi 8 HS viết đúng, viết đẹp HS sẽ tiếp thu kiến thức của bài học tốt hơn, không hiểu sai về nội dung kiến thức. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI Đây là những kinh nghiệm được đã được bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng trong việc rèn viết đẹp cho hs lớp 5A1 và đạt được được kết quả tương đối cao. HS luôn đạt được kết quả cao trong kì thi " Vở sạch chữ đẹp" cấp trường và cấp huyện. Có thể áp dụng những kinh nghiệm này cho toàn bộ GV khối 5 và phát triển sang các khối khác trong trường, tuy nhiên để áp dụng thành công đòi hỏi cả người dạy và người học phải kiên trì, có ý thức cao trong việc rèn luyện thì mới đạt được kết quả cao. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Về phía xã: Quan tâm vận động từng gia đình cho HS đi học đầy đủ, đóng góp, hỗ trợ về vật chất, tinh thần, quan tâm hơn nữa về mọi mặt. Có phần thưởng động viên, khuyến khích kịp thời cho HS đạt kết quả cao trong các kì thi “ Vở sạch- chữ đẹp”. - Với gia đình: Cần quan tâm đến việc học tập của các em. Dành nhiều thời gian cho HS học tập ở nhà, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, Có góc học tập riêng đủ ánh sáng cho mỗi em, vận động HS đi học đều. - Về phía nhà trường: Ưu tiên, giúp đỡ HS về cơ sở vật chất, thiết bị học tập. + Lựa chọn đội ngũ GV có năng lực để luyện chữ cho HS. Có phòng riêng cho HS luyện chữ đẹp. + Mở lớp hội thảo để HS rút ra bài học kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết phát huy việc đọc, viết chuẩn, đẹp ngày càng tốt hơn. - Với giáo viên: Ngoài việc cung cấp cho HS kiến thức cơ bản, cần thường xuyên rèn kỹ năng viết cho HS từ đúng, đến chuẩn và viết đẹp. Trên đây là một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 5 mà tôi đã áp dụng vào quá trình dạy học và rèn chữ viết cho học sinh đạt được những kết quả nhất định. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và 9 HĐTĐ các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và được áp dụng vào thực tế rộng rãi hơn ./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tả Lèng, ngày 26/3/2012 Người viết sáng kiến Hà Thị Lan Anh 10 [...]... PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Điểm mới trong kết quả nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Cơ sở lý luận Thực trạng của vấn đề Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm PHẦN KẾT LUẬN Những bài học kinh nghiệm Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Khả năng ứng dụng, triển khai Những kiến nghị, đề xuất Tài liệu tham... nhà trường Xác nhận của HĐKH cụm III Trưởng ban HIỆU TRƯỞNG Xác nhận của HĐKH Phòng GD- ĐT Huyện Tam Đường Xác nhận của HĐKH cấp trên TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 1 Dạy và học tập viết ở tiểu học NXBGD tháng 8 năm 2008 2 Mẫu chữ viết trong trường tiểu học của Bộ GD- ĐT 3 Luyện viết chữ đẹp Nhà xuất bản Hà Nội- 2009 MỤC LỤC 12 STT I II III IV I II III IV I II III IV Phần Trang PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn sáng kiến . trạng và khám phá ra một số biện pháp để rèn chữ đẹp cho HS, chính vì thế tôi chọn chuyên đề: “ Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp 5ª1- tại trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng . II. PHẠM VI VÀ. viết chữ đẹp kết hợp với phân môn chính tả và một số phân môn khác ở lớp 5. 24 em học sinh lớp 5A1 Trường PTDTBT tiểu học Tả Lèng. 1 2. Đối tượng: Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho HS lớp. Ngoài việc cung cấp cho HS kiến thức cơ bản, cần thường xuyên rèn kỹ năng viết cho HS từ đúng, đến chuẩn và viết đẹp. Trên đây là một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 5 mà tôi đã áp

Ngày đăng: 13/05/2015, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan