3.Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu từ thực tế thông qua những hoạt động chiến lượt Marketing của công ty, kèm theo đó là nghiên cứu thực tế từ thị trường, lấy ý khiến của một số khách
Trang 1GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -1- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế năng động như hiện nay, kèm với đó là sự thông thoáng của nền kinh tế mở, tạo điều kiện hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới Bên cạnh đó, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng và tăng cường xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, để mở rộng thị trường và tận dụng nguồn nguyên vật liệu dồi dào-phong phú Góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, tăng cường sức cạnh tranh và tạo nên một sức ép mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nội địa Các doanh nghiệp nội địa muốn đứng vững và phát triển trên thị trường, thì bản thân mỗi doanh nghiệp phải vận động và cố gắng rất lớn, đưa ra những chiến lượt nhằm xây dựng phát triển thương hiệu kèm theo đó là một hệ thống Marketing hoàn chỉnh, để đủ sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp mạnh trong nước và nước ngoài
Theo một điều tra gần đây của dự án hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực xây dựng và quảng bá thương hiệu, với mẫu 500 doanh nghiệp trên toàn quốc thì có đến 25 – 30% doanh nghiệp không hề đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu, trên 70% có đầu tư nhưng
không toàn diện, đầy đủ ở mức dưới 5%, đây được xem là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi mà chúng ta đã là thành viên của hiệp hội kinh tế thế giới WTO
Doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo duy trì và gia tăng doanh số trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay Doanh nghiệp Việt Nam phải học hỏi bằng cách nào đó
để thu hút cho được những khách hàng ngày càng khó tính, có nhiều kiến thức, nhiều
thông tin và thậm chí nhiều quyền lực? Doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự thấu hiểu khách hàng và kết nối chặt chẽ với họ
Những người làm Marketing phải thông hiểu xuyên suốt những đặc điểm của môi trường vùng, địa phương và môi trường văn hóa, nhân khẩu, tâm lý, và phải biết sử dụng
những đặc điểm này trong việc tìm kiếm cơ hội, nhận dạng, dự đoán và sáng tạo cơ hội,
Trang 2GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -2- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
đồng thời biến cơ hội thành hiện thực Chính vì vậy, mà em đã chọn đề tài “giải pháp nâng cao hoạt động Marketing cho dịch vụ Taxi Vinasun của công ty cổ phần Ánh
Dương Việt Nam”, để nghiên cứu nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực
tiễn một cách hoàn chỉnh, phần nào đưa ra những chiến lượt Marketing tốt hơn cho dịch
vụ của công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gây gắt như hiện nay
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế hoạt động chiến lượt Marketing dịch vụ tại công ty cổ phần
Ánh Dương Việt Nam, từ đó đưa ra những ưu khuyết điểm cần phải giải quyết, nhằm hoàn thiện hơn hoat động Marketing ở công ty
3.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu từ thực tế thông qua những hoạt động chiến lượt Marketing của công
ty, kèm theo đó là nghiên cứu thực tế từ thị trường, lấy ý khiến của một số khách hàng đã
sử dụng dịch vụ của công ty trong thời gian qua Bên cạnh đó, em còn nghiên cứu thông qua báo đài, truyền hình, mạng Internet…Nhằm hoàn thiện hơn bài báo cáo này
4.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những chiến lượt hoạt động Marketing và những yếu tố tác động đến hoạt động Marketing của công ty một cách khách quan
5.Kết cấu bài báo cáo (gồm 3 chương)
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Marketing dịch vụ
Chương 2: Giới thiệu tổng quan và tình thực tế hoạt động Marketing dịch vụ Taxi Vinasun tại công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Corp)
Trang 3GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -3- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Chương 3: giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Maketing cho dịch vụ Taxi Vinasun tại
công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun Corp)
Trang 4
GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -4- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ
1.1Thuật ngữ Marketing
1.1.1Nhu cầu (Needs)
“nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được”
Con người có nhiều nhu cầu, đa dạng và phức tạp Nhu cầu thì vô hạn và thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội Xã hội phát triển cao thì con người cũng có những nhu cầu cao, theo Abraham Maslow, nhu cầu chia làm năm bậc:
Nhu cầu sinh lý (Psychological needs) như: ăn uống,…
Nhu cầu an toàn (Safety needs) như: an ninh, trật tự,…
Nhu cầu xã hội (Social needs) như: tình cảm, giao lưu,…
Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs) như: địa vị trong xã hội để được mọi người tôn trọng…
Nhu cầu tự khẳng định mình (Self actualisation) như: làm những gì mình thích
Maslow cho rằng: nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng từ cấp thiết nhất đến cấp ít thiết nhất Và theo ông: trông thời gian khác nhau, con người lại bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau Ví dụ: khi người ta đói thì nhu cầu sinh lý cần phải được giải quyết, trước tiên là ăn uống Khi đã được no, nhu cầu phát sinh tiếp theo là cần được an toàn, cần được bảo vệ như vấn đề vệ sinh, sức khỏe Tiếp theo là nhu cầu xã hội như: tình cảm, tình yêu mà con người không thể thiếu Mỗi khi nhu cầu xã hội được phát triển, sống trong gia đình, xã hội, đoàn thể, con người cần được tôn trọng, cần có địa vị Và cao hơn nữa là nhu cầu tự khẳng định mình qua sự thể hiện nghệ thuật
Trong Marketing, qua thứ hạng thứ bậc của Abram Maslow về nhu cầu cho chúng ta biết biết con người sống trong xã hội nào sẽ có nhu cầu của xã hội đó
Trang 5GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -5- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.1.2Mong muốn (Wants)
“ mong muốn là hình thức biểu hiện của nhu cầu”
Mong muốn là một dạng nhu cầu được thể hiện qua trình độ văn hóa và nhân cách của con người
Mong muốn hay ước muốn là một hình thức biểu hiện của nhu cầu do yếu tố nhân cách và văn hóa quy định Một ví dú cho thấy giữa nhu cầu và mong muốn có sự liên hệ
và ước muốn thể hiện qua những đặc tính về văn hóa và nhân cách: Mộ người bị đói và nhu cầu của họ là được ăn, để thõa mãn nhu cầu đó họ có thể ăn: cơm, phở, bún bò, hủ tiếu…Nếu là người miền Bắc, chắc chắn ước muốn của họ là có một tô phở Trái lại đối với người miền Trung, người Huế thì thích bún bò, giò heo Và ngưởi miền Nam lại thích
ăn hủ tiếu Như vậy, ước muốn con ngưới mang tính văn hóa qua cách thõa mãn nhu cầu Ngoài tính cách văn háo, ước muốn của con người còn mang tính cách cá thể Thật vậy, cùng một tô phở để thõa mãn nhu cầu đói, tại sao có người thích phở tái, có người lại thích phở gân, tái sụn,…? Một ví dụ thứ hai để làm sáng tỏa vấn đề là thõa mãn nhu cầu giải trí, có người thích ca nhạc, có người thích đi du lịch, lại có người thích xem phim Trong ca nhạc có người thích hát cải lương, có người thích ngâm thơ,…Qua hai ví dụ trên cho chúng ta thấy mong muốn của con người mang dấu ấn, chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi phong tục, tập quán và thể hiện qua nhân cách, nếp sống văn hóa bảng 1.1 so sánh giữa nhu cầu và mong muốn:
-Tương đối có tính khách quan
-Thể hiện văn hóa -Thể hiện qua nhân cách -Biểu hiện bằng hình thức -Do nhân cách và văn hóa quy định -Luôn phát triển
-Tương đối có tính chủ quan
Trang 6GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -6- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Vì đặc tính của mong muốn, ước muốn của con người mang tính chất văn hóa và nhân cách, nên trong Marketing để thõa mãn nhu cầu của con người cần có sản phẩm và dịch vụ đa dạng và thích hợp Một tiệm phở không thể chỉ bán một loại phở duy nhất mà cần có nhiều loại Cũng vậy, một khách sạn cần có nhiều loại phòng, nhiều dịch vụ và nhiểu loại giá khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại khách hàng khác nhau
1.1.3Sức cầu, lượng mua (Demands)
Mong muốn của con người thì vô hạn, nguồn lực đề thõa mãn nhu cầu và mong muốn thì vô hạn Cho nên, người ta phải chọn một vài sản phẩm nào đó tốt nhất, vừa với khả năng của mình để thõa mãn nhu cầu và mong muốn Vậy, sức cầu được định nghĩa như sau:
“sức cầu hay lượng cầu là mong muốn được kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán”
Khi mong muốn được bảo đảm bằng sức mua hay khả năng thanh toán thì trở thành sức cầu Giữa nhu cầu và sức cầu cũng có sự khác biệt nhau
Dưới đây là bảng so sánh giữa nhu cầu và sức cầu hay lượng cầu:
-Trạng thái
-Biểu hiện thành mong muốn
-Định lượng -Biểu hiện thành sức mua, khả năng thanh toán
Bảng 1.2: sự khác nhau giữa nhu cầu và lượng cầu
1.1.4Sản phầm (Product)
“sản phẩn là tất cả những gì con người làm ra để thõa mãn mong muốn hay nhu cầu”
Nhu cầu của con người thì vô hạn, nhưng sức cầu thì có hạn Cho nên, để thõa mãn nhu cầu, người ta phải chọn lựa những nhu cầu nào cần thiết nhất để sản xuất hay mua
Trang 7GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -7- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Sản phẩm vửa hữu hình (như chiếc xe, tivi, thức ăn,…) vừa vô hình như (dịch vụ) Trong du lịch, sản phẩm hữu hình như khách sạn, nhà hàng,…sản phẩm vô hình như: dịch vụ, phong cách phục vụ, ánh mắt, nụ cười…
Đến đây ta đã biết: nhu cầu, mong muốn, sức cầu, sản phẩm
Nhu cầu của con người cần được thõa mãn, nhưng thõa mãn bằng cách nào?
Tùy theo trình độ tiến hóa của xã hội, mỗi xã hội có nhựng thõa mãn nhu cầu khác nhau Để thõa mãn nhu cầu, con người sống trong mỗi xã hội có thể chọn lựa một trong bốn cách sau đây:
Tự làm ra sản phẩm: giai đoạn sơ khai, tự cung tự cấp
Ăn cướp, chiếm đoạt: thời kỳ các nước chinh phục các nước yếu, nhỏ Vấn đề này liên quan tới đạo đức, luật pháp
Đi xin: liên quan đến vấn đề thể diện
Trao đổi: đây là phương thức văn minh
1.1.5Trao đổi (Exchange)
“trao đổi là hành vi từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì khác”
Trao đổi là khái niệm cơ bản của Marketing Muốn trao đổi cần hội đủ 5 điều kiện sau đây:
Tối thiểu phải có 2 bên
Mỗi bên phải có cái gì đó có giá trị để trao đổi
Mỗi bên đêuù có khả năng giao dịch
Mỗi bên tự do chấp nhận hay khước từ
Mỗi bên đều phải nhận thấy nên hay muốn giao dịch với bên kia
Trang 8GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -8- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.1.7Thị trường (Markets)
“thị trường là nơi có một nhóm khách hàng hay những khách hàng có sức mua và có nhu cầu chưa được thõa mãn hay đáp ứng”
“thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có” (Philip Kotler)
Để tìm hiểu bản chất thị trường, thử hình dung một xã hội trong đó gồm 4 người: ngư dân, thợ săn, thợ gốm, nông dân Trong xã hội kinh tế thô sơ như vậy, để thõa mãn nhu cầu của mình có 3 hình thức trao đổi khác nhau: tự cung tự cấp, trao đổi phân tán và trao đổi tập trung
Theo phương thức tự cung tự cấp, trong đó mỗi người để thõa mãn nhu cầu của mình phải tự kiếm cho mình mọi thứ Ví dụ: ngư dân muốn có gạo ăn phải tự đi trồng lúa Cũng vậy, người nông dân muốn có cá ăn hay muốn có thịt rừng phải đi đánh cá và vào rừng để săn bắn Trong đó trường hợp tự cung tự cấp, hiệu quả cũa mỗi người sẽ bii5 giảm sút
Theo phương thức trao đổi phân tán, trong đó mỗi người có thể trao đổi với ba người kia để thõa mãn nhu cầu của mình Trong phương thức này có tiến bộ hơn nhưng vẫn còn mất nhiều thời gian
Trang 9GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -9- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Trong phương thức thứ ba, trao đổi tập trung, ở đây xuất hiện một người gọi là nhà buôn ở giữa họ, nơi tập trung gọi là chợ Mỗi người đem hàng hóa của mình đến chợ và đổi lấy những thứ mình cần
Khái niệm thị trường đưa ta đến khái niệm kết thúc của chu trình Marketing Chữ Marketing do chữ Marketing mà ra Vậy Marketing là hoạt động của con người có quan
hệ thế này hay thế khác với thị trường
Tóm lại, ta có thể hình dung khái niệm Marketing theo sơ đồ dưới đây:
Khi xã hội phát triển, thị trường không phải là một cái chợ mà là một quá trình, nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Thật vậy, ngày nay nhờ phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến, sự giao dịch kinh doanh không chỉ được thực hiện ở chợ mà được thực hiện qua bưu điện, Fax, điện thoại, Internet…
“ Sản phẩm dịch vụ là tập hợp những dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu của khách hàng”
Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm như sau: “một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”
Trang 10GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -10- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.3 Marketing dịch vụ
1.3.1 Khái niệm
Trong hoạt động marketing nói chung, marketing dịch vụ là một khía cạnh khá khác biệt so với marketing các sản phẩm thông thường Hai chữ "dịch vụ" hàm ý tới những mối quan hệ giao tiếp mang tính cá nhân hơn Hiểu theo một nghĩa nào đó, marketing dịch vụ chính là marketing của những cam kết, hứa hẹn của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lợi ích cụ thể nào đó Và nếu công ty của bạn đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ vô hình, một chiến dịch marketing với những yếu tố thích hợp nhằm xây dựng các mối quan hệ bền vững là vô cùng thiết yếu cho thành công
1.3.2 Những điều cần biết về Marketing dịch vụ
Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc bởi các yếu tố sau (theo kết luận của nhiều
nghiên cứu chung trong lĩnh vực marketing và chất lượng dịch vụ):
Vô hình (intangibility):
Dịch vụ không thể cảm nhận, sử dụng trước khi người ta mua nó Do vậy khách
hàng dựa vào các bằng chứng về chất lượng dịch vụ, uy tín, thương hiệu để ra quyết
định và nhà cung cấp dịch vụ phải xây dựng được bức tranh mô tả rõ ràng các trải
nghiệm của khách hàng và đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu chất lượng của mình
trong từng công đoạn của trải nghiệm khách hàng
Không thể tách rời (inseparablity):
Dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ cùng một thời điểm Nhân viên cung cấp dịch
vụ và sự tương tác giữa nhân viên này và khách hàng nhận dịch vụ là một phần của
dịch vụ, đòi hỏi nhân viên cung cấp dịch vụ phải được đào tạo tốt về tác phong giao
dịch, kiến thức và kỹ năng và linh hoạt ứng xử tùy từng đối tượng khách hàng
Tính thay đổi (variability):
Các dịch vụ có tính thay đổi rất lớn do chúng phụ thuộc vào người cung cấp,
thời điểm và nơi chúng được cung cấp, vì vậy đầu tư vào các quy trình tuyển dụng và
Trang 11GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -11- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
đào tạo tốt, tiêu chuẩn hóa các quá trình dịch vụ thông suốt tổ chức, theo dõi sự thỏa
mãn của khách hàng qua hệ thống góp ý và khiếu nại, các nghiên cứu khảo sát khách
hàng và so sánh việc mua hàng
Tính dễ bị diệt vong (perishability):
Dịch vụ không thể lưu trữ khi cầu về dịch vụ thay đổi (giảm xuống) hoặc để
cung cấp vào thời điểm khác cho khách hàng nếu cung không đáp ứng được cầu
Marketing dịch vụ làm một khía cạnh khá khác biệt so với marketing các sản phẩm
thông thường Hai chữ "dịch vụ" hàm ý tới những mối quan hệ giao tiếp mang tính cá
nhân hơn Hiểu theo nghĩa nào đó, marketing dịch vụ chính là marketing những cam
kết, hứa hẹn của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lợi ích nào đó
Và nếu công ty của bạn đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ vô hình, một
chiến dịch marketing với những yếu tố thích hợp nhằm xây dựng các mối quan hệ bền
vững là vô cùng thiết yếu cho thành công
Để các khách hàng biết rõ bạn:
Những mối quan hệ tốt được xây dựng trên cơ sở lòng tin Vì vậy, việc các
khách hàng mong muốn biết nhiều nhất có thể về công ty bạn về những con người bên
trọng đó là điều gì đó hết sức tự nhiên
Số đông khách hàng cả nam lẫn nữ hiện nay thường tiến hành tìm hiểu qua
mạng internet trước khi ra quyết định sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào đó Xây
dựng trang web công ty là cách thức thông minh và hiệu quả để truyền tải những thông
tin sâu rộng về hoạt động dịch vụ của bạn
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những nhà cung cấp website với nhiều giao diện
bắt mắt và dễ sử dụng Trên trang chủ, hãy thể hiện các lợi ích của dịch vụ bạn cung
cấp không kém gì một catalog in ấn nghiêm chỉnh của công ty bạn Hãy đưa lên trang
web các câu truyện về công ty, các hình ảnh và tiểu sử đội ngũ nhân viên, Và cho
Trang 12GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -12- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
thấy công ty của bạn có thể cung cấp đúng những gì đã cam kết như thế nào qua các
nhận xét của khách hàng hiện tại, các bài báo,
Cạnh tranh dựa trên giá trị:
Hầu hết sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào đưa ra được những giá trị lớn
nhất cho đồng tiền của họ
Cách thức tốt nhất để giành phần thắng kinh doanh không phải cắt giảm giá cả
mà chìa khoá nằm ở việc bổ sung thêm các sản phẩm hay dịch vụ giúp nâng tầm chào
mời của bạn, khiến các chào mời trở nên hấp dẫn không thể chối từ được Đó được gọi
là "bọc gói" (bundling)
Hãy dành thời gian để phát triển các gói dịch vụ của bạn mà bạn biết chắc rằng
sẽ lôi cuốn các khách hàng Bạn có thể thử nghiệm nhiều lời chào khác nhau cho đến
khi thấy được những gì hiệu quả nhất, sau đó định kỳ sửa đổi chúng để các ý tưởng
của bạn không ngừng tươi mới
Thu hút khách hàng bằng những khích lệ:
Những khách hàng nào có được các trải nghiệm tích cực với dịch vụ của công
ty bạn trong quá khứ sẽ hạnh phúc quay trở lại Nhưng việc cám dỗ các khách hàng
mới đòi hỏi những cách chào mời đặc biệt hơn
Vì những kết quả dài hạn, bạn cần tạo dựng những chào mời đặc biệt sẽ khích
lệ các khách hàng mới để có được nhiều hơn những lần sử dụng dịch vụ khác nhau từ
khách hàng
Giữ liên lạc với khách hàng:
Việc giữ chân một khách hàng cũ ít tốn kém hơn nhiều so với việc tìm kiếm
được một khách hàng mới, vì vậy việc duy trì một chiến dịch để kết nối liên tục với
các khách hàng hiện tại là hết sức cần thiết
Trang 13GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -13- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Trên thực tế, nếu bạn không liên lạc với các khách hàng trong cơ sở dữ liệu của
bạn ít nhất một lần trong bốn đến sáu tuần, bạn đang lỡ mất cơ hội tăng trưởng kinh
doanh
Hãy sử dụng phối kết hợp các chiến thuật bán hàng và marketing để giữ liên lạc
với các khách hàng, chẳng như các cuộc gọi bán hàng xen kẽ với những email hay thư
bưu điện quảng cáo Thay vì gửi đi duy nhất một giao tiếp trong một chào hàng nào
đó, hãy rải rác các giao tiếp của bạn với khách hàng trong các email định kỳ hay
những giao tiếp khác miễn là các thông tin giá trị và thích hợp
Bằng việc cung cấp các thông tin sâu rộng về công ty bạn cho các khách hàng
mới và những chào mời lẫn giao tiếp không ngừng tới những khách hàng hiện tại, bạn
sẽ tạo ra một chiến dịch tương tác giúp xây dựng thành công những mối quan hệ khách
Marketing Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo
ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính này thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch
vụ
Trang 14GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -14- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1 Phân khúc thị trường
Doanh nghiệp ngày nay nhận ra rằng họ không thể thu hút toàn bộ người mua hàng trên thị trường, hoặc ít ra là họ không thể cùng một cách mà có thể thu hút được
toàn bộ người mua hàng Người mua hàng thì quá lớn về số lượng, quá dàn trải về mặt
địa lý, nhu cầu và cách mua sản phẩm của họ cũng quá đa dạng Về phía doanh nghiệp thì khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của họ cũng rất khác nhau do họ khác nhau về năng
lực, về chuyên môn
Như vậy thay vì dàn trải năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường,
từng doanh nghiêp cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng
phục vụ tốt nhất, có lợi nhất
Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay đã rời bỏ chiến lược thị trường chung, họ bắt
đầu đi theo hướng thị trường tuyển chọn Như thế, sẽ có thể có những phân khúc thị
trường họ rút lui hoặc chỉ phục vụ cầm chừng, và có những phân khúc thị trường họ
quyết tâm, dốc sức phục vụ
Như vậy, có thể nói mục tiêu của phân khúc thị trường nhằm để xác định phân
khúc thị trường nào doanh nghiệp sẽ cạnh tranh và phân khúc nào doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh
Trang 15GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -15- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Xếp khách hàng thành từng nhóm dựa theo những yếu tố quyết định mà họ đặt ra
để (mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm, dịch vụ )
Tại sao cần phân khúc thị trường?
Qui trình phân khúc thị trường còn đòi hỏi người làm công tác thị trường phải hiểu
động cơ của sự chọn lựa và yếu tố ưa chuộng của khách hàng trên thị trường, thông qua
đó phát hiện ra cơ sở của ưu thế cạnh tranh Phân khúc thị trường còn giúp cho marketer nhìn thấy cơ hội trên thị trường thông qua công việc phân tích nhu cầu của từng nhóm
khách hàng Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có công dụng khác
nhau, bao bì khác nhau, giá thành khác nhau v.v để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau
Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường là cơ sở tiền đề để xây dựng chiến lược
thị trường của doanh nghiệp Nếu marketer làm tốt công việc phân khúc thị trường, qua
đó xác định cho mình một phân khúc thị trường thích hợp, sẽ dễ dẫn đến thành công vì
chiến lược thị trường của doanh nghiệp dựa trên cơ sở năng lực và lợi thế thực sự của
doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường Ngược lại, nếu marketer chọn sai thị
trường, thì chiến lược trên lý thuyết có hay cở nào cũng khó mà có thể thực hiện thành
công, bởi vì có thể marketer đã chọn một thị trường quá lớn so với khả năng của mình,
hoặc một thị trường mà yêu cầu bức xúc nhất, quyết định nhất của khách hàng thì doanh
nghiệp lại không có khả năng đáp ứng tốt hơn so với các đối thủ khác
Phân khúc thị trường còn là cơ sở để marketer nhận định, đánh giá thị trường, giúp
theo dõi diễn biến thị trường, phán đoán những thay đổi trên thị trường trong tương lai
nhằm đón đầu nhu cầu thị trường
Trang 16GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -16- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Cơ sở để phân khúc thị trường
Có rất nhiều phương thức phân khúc thị trường, dựa trên nhiều cơ sở khác nhau
(nhân chủng học, hành vi, nhu cầu, thói quen, thái độ, tiêu chí mua, qui trình mua )
Người làm công tác thị trường cần xác định những tiêu chí phân khúc thị trường phù hợp
Quy trình phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là một nghiệp vụ phức tạp, mất thời gian, nhưng sẽ mang lại
nhiều lợi ích to lớn nếu thực hiện tốt Qui trình phân khúc thị trường bao gồm 5 bước:
Xác định thị trường và vẽ sơ đồ thị trường
Mô tả các nhu cầu, các giải pháp, mô tả chuổi giá trị từ các nhà sản xuất cho đến người
tiêu dùng sau cùng
Xác định khách hàng
- Xác định các đối tượng tham gia chủ yếu trong chuổi giá trị
- Khách hàng chọn nhà cung cấp như thế nào và dựa trên cơ sở nào
- Quy trình đi tuyển chọn như thế nào
- Những thành phần nào đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và những
thành phần có ảnh hưởng là ai
Xác định tiêu chí chọn sản phẩm
Các nhu cầu chủ yếu của từng đối tượng có quyền quyết định chọn sản phẩm theo thứ tự
ưu tiên là gì Xác định những nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc được đáp ứng nhưng
Trang 17GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -17- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Đánh giá kết quả phân khúc
Kết quả phân khúc có hợp lý hay không, theo sự hiểu biết về thị trường của bạn thì phân
doanh nghiệp khi ra thị trường lại có những mục tiêu phát triển riêng, như đã thể hiện qua
thông điệp sứ mệnh và tầm nhìn Chính vì vậy, để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đảm bảo
sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, doanh nghiệp cần phải chọn cho mình một thị trường phù hợp để cạnh tranh Chọn đúng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tránh được
những cuộc đối đầu không cân sức và có được lợi thế cạnh tranh nhằm có thể phát triển lâu dài
1.4.2.3 Định vị sản phẩm
Là tạo dựng và xác lập hình ảnh về sản phẩm và ấn tượng của doanh nghiệp một
cách duy nhất trong tâm trí khách hàng mục tiêu Để định vị sản phẩm người ta thường
dùng công cụ để tạo sự khác biệt trong: sản phẩm, hình ảnh, dịch vụ, nhân viên,…Có bốn chiến lượt cơ bản về định vị:
Chiến lược 1: Củng cố định vị của bạn trong tư tưởng khách hàng
Chiến lược nầy thường dành cho các thương hiệu đứng đầu thị trường Một khi bạn đã ở trên định thì việc của bạn cần quan tâm là làm thế nào để củng cố vị trí của
mình, bởi bạn biết rằng những người bên dưới đang cố tìm cách xà xẻo thị phần, làm cho
bạn yếu đi và cuối cùng lật đổ vị trí Do vậy bạn cần tiếp tục củng cố định vị của mình,
làm cho người tiêu dùng tin rằng bạn xứng đáng với vị trí ấy Việc Kinh Đô tiếp tục phát
Trang 18GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -18- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
triển thêm các sản phẩm thực phẩm, kem và nước giải khát cũng là một hướng đi nhằm
củng cố định vị đứng đầu thị trường thực phẩm bánh kẹo của mình
Chiến lược 2: Tìm kiếm một định vị trong tư tưởng khách hàng chưa bị chiếm giữ
và sở hữu nó
Theo đuổi chiến lược nầy là người đang có tham vọng vươn lên đứng đầu một
(phân khúc) thị trường Sở hữu một định vị tốt là một điều kiện tiên quyết để có một lợi
thế cạnh tranh
Trong thời đại thông tin bùng nỗ như hiện nay, tìm kiếm một định vị tốt mà chưa
bị ai chiếm giữ là một điều không dễ, tuy nhiên thực tế thị trường đã chứng mịnh rằng
đây là một việc tuy khó nhưng không phải là không làm được
Thị trường là một sự vận động, trong đó nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian Nếu bạn đủ kiên trì và nỗ lực để theo dõi và nắm bắt được những sự thay đổi
nầy, bạn sẽ có cơ hội định vị công ty mình để đáp ứng những nhu cầu mới và sở hữu một định vị tốt
Phở 24 đã phát hiện ra sự thay đổi trong nhu cầu của người ăn phở nên đã tổ chức
để đáp ứng những nhu cầu mới nầy, qua đó sở hữu một định vị mạnh trong thị trường ẩm
thực tiện lợi Nếu có nhu cầu ăn phở tiện nghi, vệ sinh và dễ tìm kiếm bạn sẽ nghĩ đến nhãn hiệu phở nào trước? Dĩ nhiên là Phở 24!
Chiến lược 3: Phá định vị hay tái định vị đối thủ cạnh tranh
Nếu bạn không thể tìm ra một định vị tốt hơn định vị của đối thủ cạnh tranh và
cũng không đủ kiên nhẫn chờ thời cơ, bạn có thể tính chuyện làm cho định vị của đối thủ trở nên vô nghĩa hay yếu đi, và qua đó bạn có thể vượt lên Tribeco đang cố gắng tái định
vị Trà Xanh 0 Độ bằng cách đưa ra lí lẽ rằng những chất hữu ích giúp cơ thể tăng cường
Trang 19GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -19- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
khả năng đề kháng sẽ không được thu nạp vào cơ thể qua bộ máy tiêu hóa nếu không có
Vitamin C, và qua đó tung ra sản phẩm Trà Xanh 100 có bổ sung Vitamin C
Chiến lược 4: Câu lạc bộ độc quyền
Là chiến lược thường được các công ty không nằm trong nhóm các thương hiệu
hàng đầu áp dụng Các công ty nầy tập hợp lại với nhau và bổ trợ cho nhau để tạo ra cảm
nhận rằng họ nằm trong nhóm các công ty hàng đầu
1.4.2.4 Khác biệt hóa sản phẩm
Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng phải vươn lên
để khẳng định vị thế của mình Tuy nhiên đây cũng là một sức ép đối với các nhà quản lý
bởi họ không biết làm thế nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả sản xuất?
Một trong những chiến lược được các nhà quản lý quan tâm nhiều nhất chính là chiến
lược “Khác biệt hoá sản phẩm” Chiến lược khác biệt hoá là chiến lược đưa ra một sản phẩm khác hẳn sản phẩm của các đối thủ sao cho khách hàng đánh giá cao sản phẩm của
mình
Có rất nhiều cách để làm sản phẩm của mình khác biệt, nhưng để thành công thì
phải có 3 đặc điểm sau: “Tạo ra giá trị khách hàng”, “Cung cấp giá trị thấy được”, “Khó
Tạo ra giá trị khách hàng
Một trong những yếu tố then chốt để cho chiến lược khác biệt hoá được thành công là
phải có thêm giá trị thực sự cho khách hàng Thí dụ đối với khách hàng có nhu cầu về đầu tư chứng khoán để kiếm lời thì sự tiện nghi không phải là giá trị, họ muốn được các
chuyên gia hàng đầu gặp gỡ và cho ý kiến nhiều hơn Hoặc sản phẩm thuốc tây của hãng
Bayer nổi tiếng nhờ cái tên của nó chứ không phải nhờ các thành phần của nó Phải đặt câu hỏi như sau:
Trang 20GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -20- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Làm sao để sự khác biệt này ảnh hưởng đến kinh nghiệm mua hàng và kinh
nghiệm sử dụng của khách hàng
Sự khác biệt này có làm giảm chi phí, tăng thành tích, tăng sự thoả mãn không?
Một cách tạo sự khác biệt sản phẩm là nghiên cứu thị trường để hiểu được khách hàng và để trắc nghiệm một cách hệ thống những ý tưởng và giả thiết Việc nghiên cứu
thị trường còn có vai trò đảm bảo rằng giá trị cộng thêm xứng đáng với cái giá cao hơn
giá của những sản phẩm cạnh tranh
Cung cấp giá trị thấy được
Giá trị cộng thêm đó phải được khách hàng thấy được Thông tin phải đến được
khách hàng, thông tin phải dễ nhớ và có thể tin được
In lên nhãn cái giá trị cộng thêm là một cách để người mua dễ nhớ, dễ hiểu và dễ
tin Nhãn hiệu Mr Goodwrench đã giúp GM thông tin đến khách hàng chương trình phục
vụ của mình Nhãn hiệu Resolution Enhacement đã giúp HP mô tả sự cải tiến chỉ có trong
nghề mới biết được của sản phẩm máy in Laser Jet
Vấn đề giá trị thấy được đặc biệt rất quan trọng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thẩm định được nó Thí dụ như độ an toàn bay, như sự khéo tay của
nha sĩ Để thẩm định giá trị này khách hàng chỉ biết trông vào những tín hiệu Do vậy
công việc của doanh nghiệp là quản trị tốt những tín hiệu này, hiệp hội người tiêu dùng
và fnhững lời phát biểu trong các chương trình quảng cáo có thể giúp ích Oral B là bàn
chải mà các nha sĩ khuyên dùng là một thí dụ Michael Jordan đi Air Jordan là một thí dụ
Khó bắt chước
Điểm khác biệt phải được dài lâu, nghĩa là khó bắt chước Có thể kết hợp trọng điểm hiệp đồng và trọng điểm quyền ưu tiên để tạo ra tính lâu bền cho chiến lược khác biệt Nếu điểm khác biệt xuất phát từ một nỗ lực toàn diện của tổ chức cùng với tài sản và
năng lực của nó thì để bắt chước được không phải là dễ và rất tốn kém, nhất là khi điểm
Trang 21GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -21- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hoá Microsoft là một tổ chức
sáng tạo và đầu tư nặng vào khâu R & D nên không thể nào bắt chước
Các đối thủ mới bắt chước cần phải có khả năng vào có quyết tâm Do đó việc tăng đầu
tư hoặc tăng tính mạo hiểm sẽ làm đối thủ phải nản lòng Thí dụ có nhiều điểm khác biệt
quá thì bắt chước phải tốn kém lắm Xe hơi Saturn có nhiều điểm khác biệt, đó là miễn
trả giá, đáng tin cậy, an toàn quyết tâm
1.4.3 7P trong Marketing dịch vụ
1.3: Sơ đồ 7P trong Marketing dịch vụ (nguồn lấy trên Google)
1.4.3.1 Sản phẩm
Chính sách về sản phẩm là nền tảng của chính sách marketing hỗn hợp, được
xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh quy mô lớn hơn dành cho sản phẩm mới và
chiến lược marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang có của doanh nghiệp Khi xem
xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường
và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời
Trang 22GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -22- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ
chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất
Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không có giới hạn, để
quyết định mức định lượng thích ứng công ty phải nghiên cứu mức chất lượng của
những sản phẩm cạnh tranh thay thế Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với
thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình chế tạo sản phẩm
1.4.3.2 Chính sách giá
Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn
được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở
những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp Trong việc phát triển sản phẩm
mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng
vững chắc trên thị trường
Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những
mục tiêu cơ bản sau đây:
Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)
Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt
Để tăng thị phần
Để thu hồi vốn nhanh
Để dẫn đầu về chất lượng
Các mục tiêu khác:
Một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể
hơn.Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng
giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường Giá có thể được quyết đinh ở mức
giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ
Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể dựa vào ý muốn chủ quan của mình để định
giá Bạn cần phải tuân thủ những ràng buộc nhất định Hãy tham khảo
Trang 23GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -23- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường (Penetration):
Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, doanh nghiệp cần
xem xét nên áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập
thị trường (penetration pricing)
Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing): hớt váng thị
trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường Chính sách này đặc biệt
thích hợp với các sản phẩm mới vì:
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là
yếu tố quan trọng nhất
Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao
Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai
Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp
Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban
đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức Tuy nhiên, để áp dụng chính
sách này, nên có những điều kiện sau:
Sản phẩm có mức cầu giãn lớn
Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất
theo quy mô lớn
Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay
khi nó xuất hiện trên thị trường
Chiết khấu và hoa hồng
Chiết khấu:
Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và vận
chuyển hàng hoá
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thanh toán
Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại
mà các đại lý đã thực hiện
Trang 24GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -24- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.4.3.3 Chính sách phân phối sản phẩm
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối trong marketing sản phẩm mới là
thiết kế và quản lý mạng lưới bán hàng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tung sản
phẩm ra thị trường
Mạng lưới bán hàng đó là tập hợp các kênh với sự tham gia của các chủ thể khác
nhau có sức mạnh và uy tín khác nhau để đưa hàng hoá từ doanh nghiệp sản xuất đến
các khách hàng một cách thành công.Việc thiết kế và quản lý các kênh bán hàng hoá
mới của doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
Phù hợp với tính chất của sản phẩm
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc tiếp cận và tìm mua sản
phẩm một cách dễ dàng
Xem xét kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh
Các kênh phân phối cần đảm bảo tăng doanh số bán của công ty và thiết lập
mối quan hệ bền vững với các trung gian
Chính sách truyền thống và xúc tiến bán hàng Khi một sản phẩm mới được giới
thiệu trên thị trường, mục tiêu chính của chính sách truyền thông và xúc tiến
bán hàng là:
Thông báo với khách hàng tiềm năng rằng hiện nay đã có một sản phẩm mới,
sản phẩm mới được sử dụng thế nào và những lợi ích của sản phẩm mới
Bán trực tiếp cần được tăng cường nhằm vào cả người phân phối và người tiêu
dùng Thay vì gọi điện hay gặp gỡ từng khách hàng, doanh nghiệp có thể giới
thiệu sản phẩm mới tại hội chợ thu hút được các khách hàng có quan tâm
Trang 25GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -25- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Khó khăn: Chi phí cao
Quảng cáo:
Ưu điểm:
Hỗ trợ hoạt động bán hàng trực tiếp Thu hút những khách hàng mà đội ngũ
bán hàng chưa thể tiếp thị được
Cải thiện mối quan hệ với các nhà bán buôn Thâm nhập vào một thị trường
(địa lý) mới hay thu hút một phân đoạn thị trường mới
Giới thiệu sản phẩm mới
Hãy xem xét hai chính sách sau:
Chính sách "kéo": Chính sách này được sử dụng khi mục tiêu của doanh
nghiệp là tăng lượng bán và đòi hỏi phải thâm nhập vào một thị trường mới Để
khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm mới và thuyết phục họ không
dùng các sản phẩm khác, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp như
coupon, chiết khấu thanh toán, phát hàng thử, và các loại tiền thưởng
Chính sách "đẩy": Chính sách này góp phần hỗ trợ hoạt động bán lẻ và thiện
chí của các đại lý Các hoạt động hỗ trợ trong chính sách này có thể là đào tạo
cho đội ngũ bán hàng của nhà đại lý bán lẻ, trình bày các điểm bán hàng, và trợ
Trang 26GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -26- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Đem đến cho khách hàng một nội dung quảng cáo đáng tin cậy hơn so với
quảng cáo trên các phương tin truyền thôngo Thu hút được sự chú ý của nhiều
người hơn
Khách hàng có thể có được nhiều thông tin hơn
Đúng lúc hơn
Quan hệ đối ngoại:
Những hoạt động này được tổ chức nhằm xây dựng và phát triển một hình ảnh hay
một mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và công chúng - khách hàng, những nhân
viên, cơ quan địa phương và chính phủ Các phương tiện truyền thông có thể sử dụng
trong các chiến dịch quảng cáo:
Việc lựa chọn, đào tạo và động viên nhân viên có thể tạo nên sự khác biệt lớn
trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ
chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành
công việc được giao phó là rất quan trọng Để thành công trong kinh doanh, bạn phải
phát triển được thói quen suy nghĩ về chính xác những ai sẽ thực hiện từng nhiệm vụ
và trách nhiệm
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ chưa thể tiến lên cho đến khi bạn có
thể thu hút và đặt những con người thích hợp vào những vị trí thích hợp Không ít các
kế hoạch kinh doanh tốt nhất được xây dựng song rồi bị bỏ vào ngăn bàn chỉ vì người
xây dựng ra chúng không thể tìm kiếm những con người có khả năng thực thi thành
công kế hoạch
Trang 27GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -27- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
1.4.3.6 Quy trình
Trong kế hoạch xử lý các công việc ta không thể không quan tâm đến tiến tình Có những tiến trình xử lý công việc làm cho việc hoàn thành công việc gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng có những tiến trình hoàn thành công việc cực kỳ gọn gàng và hiệu quả Trong bất cứ một công việc nào chúng ta cũng cần có một tiến trình thật hoàn hảo thì mới
có thể tạo nên sự phát triển nhanh chống trong công việc.Qui trình mô tả các phương pháp và chuỗi các công việc và qui trình cần được thiết kế và triển khai một cách hiệu quả
1.4.3.7 Cơ sở vật chất
Chất lượng của dịch vụ có thể được chứng minh thông qua cơ sở vật chất và phô
diễn Hãy phát triển thói quen đứng đằng sau và nhìn vào từng yếu tố hình ảnh trong bao
bì đóng gói sản phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua con mắt của những khách hàng tiềm năng quan trọng Bạn cần nhớ rằng mọi người định hình nên ấn tượng đầu tiên của họ về bạn trong vòng 30 giây đầu tiên khi nhìn thấy bạn hay thấy một vài yếu tố nào đó của doanh nghiệp Những cải thiện nhỏ trong đóng gói hay bao bì bên ngoài sản phẩm hay dịch vụ có thể dẫn tới những phản ứng hoàn toàn khác biệt từ các khách hàng
Đối với đóng gói và bao bì sản phẩm hay dịch vụ, bạn nên suy nghĩ tới tất cả các yếu tố mà các khách hàng nhìn thấy đầu tiên trong các giao tiếp với công ty bạn theo tất
cả các cách thức khác nhau thông qua quy trình mua sắm
Đóng gói liên quan tới hình thức bên ngoài của sản phẩm hay dịch vụ của bạn.Ngoài ra, đóng gói liên quan tới các nhân viên của bạn và cách thức họ ăn mặc Nó cũng liên quan tới văn phòng làm việc của bạn, tới phòng đợi của doanh nghiệp bạn, tới các tài liệu Marketing và tới từng giao tiếp hình ảnh về công ty bạn Tất cả mọi thứ cần được đưa vào Tất cả mọi thứ sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực Và tất cả mọi thứ tác động tới sự tin tưởng của các khách hàng trong giao dịch với bạn
Trang 28GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -28- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Thông thường 4P cơ bản sẽ vẫn là Product , Price , Place và Promotion Tùy vào
ngành nghề cũng như chiến lược Marketing của từng công ty mà ta sẽ phát triển các P
khác nhau
Trang 29GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -29- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ TÌNH HÌNH THỰC TẾ
HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ TAXI VINASUN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM (VINASUN CORP)
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung
Tên thương hiệu: VINASUN CORP
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vinasun Corporation đã xác định con đường
phát triển của mình dựa trên sự hợp tác vững mạnh, dài lâu và bền vững, cộng với trí tuệ
của bộ máy điều hành là nền tảng của hệ thống
Đây là những yếu tố cốt lõi để Vinasun Corporation mở rộng phát triển để trở thành tập đoàn hùng mạnh trong tương lai Ở Vinasun Corporation, chúng tôi sẽ tiếp tục
phát triển như là một “công dân” của sự phát triển tốt nhất toàn cầu
Trang 30GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -30- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Sứ mệnh
Vinasun Corporation sẽ tiếp tục tìm kiếm và tạo ra những giá trị bằng cách cung cấp các dịch vụ khách hàng tốt nhất, thoã mãn khách hàng cao nhất Thông qua sứ mệnh
này, chúng tôi hướng đến sự phát triển, mang đến những lợi ích, ấp ủ sự thành công
không những cho những nhà đầu tư, cổ đông, những đối tác mà còn cho toàn bộ những mối quan hệ trong mắc xích giá trị trên toàn thế giới
Giá trị của cốt lõi
Đối với khách hàng
Ước mơ của chúng tôi là mang lại cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, và thoã mãn nhất Đối với cán bộ công nhân viên Mỗi thành viên trong công ty là một giá trị và Vinasun Corporation là môi trường để gia tăng giá trị
Chất lượng
Chúng tôi luôn hướng tới sự tin tưởng và tin yêu của khách hàng
Lợi nhuận và sự phát triển
Chúng tôi cố gắng thoã mãn yêu cầu và mong đợi của khách hàng, nhân viên và các cổ đông ngày càng cao nhất
2.1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư
Ánh Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/6/1995
Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu TAXI VINASUN
Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng
Ngày 25/5/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt động dịch vụ Taxi
Tháng 2/2007, Công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007
Trang 31GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -31- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty lên 170 tỷ đồng để :
- Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi
- Đầu tư dự án Cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I, Tp HCM (Diện tích đất: 680 m2 )
- Đầu tư Chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, Tp HCM (Diện tích đất : 2.659 m2
- Đầu tư dự án Trung tâm Thương mại Tản Đà (Diện tích đất: 1.200 m2)
- Vinasun đạt thương hiệu taxi hàng đầu được người tiêu dùng bình chọn
- Số lượng xe: 2793 xe cùng 60 đội và hơn 6000 tài xế
- Đạt doanh thu: 1068,602 tỷ VNĐ
Năm 2010:
- Ngày 01-01 Vinasun thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu mới
- Số lượng xe hiện tại: hơn 3000 xe
- Ngày 21/08/2010, công ty chính thức khai trương chi nhánh “Vinasun Taxi Vũng Tàu”
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ vủa công ty
2.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động
Với số lượng hơn 6.000 nhân viên (tính đến tháng 7/2008), Vinasun Corp tự hào
có một đội ngũ nhân viên đoàn kết, năng động và đầy nhiệt huyết
Hiện nay, Vinasun Corp đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực:
Trang 32GVHD: T.S Mai Thanh Hùng -32- SVTH: Nguyễn Văn Nhớ
Vận tải hành khách (Taxi Vinasun)
Dịch vụ du lịch (du lịch lữ hành, cho thuê xe, bán vé máy bay, tư vấn du học )
Kinh doanh bất động sản
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Với lĩnh vực hoạt động là vận tải hành khách (Taxi Vinasun):
- Công ty đang quản lý hơn 3.500 xe đồng nhất của Toyota: Vios, Innova J, Innova
G Đi đôi với chất lượng xe là phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, chu đáo của đội ngũ lái xe, giá cả hợp lý, số tổng đài dễ nhớ 38.27.27.27, Taxi Vinasun đã và đang chiếm được sự ưu ái của khách hàng
- Hiện tại, Vinasun hiện đang chiếm hơn 40 % thị phần Taxi ở TP.HCM, 60% thị phần ở Bình Dương và ở Đồng Nai
- Taxi Vinasun với tầm nhìn muốn trở thành hãng Taxi hàng đầu Việt Nam, trong lĩnh vực đưa đón và vận tải hành khách công cộng với chất lượng chu đáo
- Cung cấp dịch vụ 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần với dịch vụ đưa đón tận nơi, phục vụ nhiệt tình, chu đáo và thân thiện
Với lĩnh vực hoạt động là du lịch-lữ hành (Vinasun Travel):
- Vinasun Travel bao gồm lữ hành nội địa và quốc tế, đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội
Du lịch Hoa Kỳ (ASTA), Hiệp hội du lịch Nhật Bản (JATA), thành viên phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Bên cạnh đó, Vinasun Travel cũng được Sở du lịch phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng bình chọn là “Thương hiệu yêu thích 2005”
- Vinasun Travel chuyên tổ chức tour du lịch trong nước ngoài nước, du lịch hội nghị, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa, du lịch tìm hiểu thị trường, du lịch dành cho thiếu nhi
- Thực hiện dịch vụ visa, booking phòng khách sạn, dịch vụ vé máy bay, tư vấn du học, thuê xe du lịch và cùng với hệ thống nhà hàng Vinasun sẽ phục vụ và đem đến cho khách hàng sự hài lòng và sự trãi nghiệm chuyên nghiệp nhất