Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
378,69 KB
Nội dung
TÓM LƯỢC Trong quá trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với thị trường quốc tế. Chính vì điều đó, giữa các doanh nghiệp trong nước cũng đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại, vừa có thể cạnh tranh với nhau, vừa cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự hội nhập cũng dẫn đến đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng, đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng, nhu cầu của khách hàng đang ngày càng thay đổi, các doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh tế khó khăn thì phải đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ đến việc kích cầu sản phẩm của mình, từ quá trình phân tích cầu, ước lượng và dự báo cầu để tìm ra giải pháp đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm. Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của công ty, nhận thấy hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều vướng mắc, tìm hiểu về cầu trên thị trường miền Bắc, tôi chọn đề tài: “Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”. Đề tài nghiên cứu, tôi đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cụ thể sau: - Các lý thuyết cơ bản về phân tích cầu, ước lượng cầu và dự báo cầu. - Thực trạng hoạt động của công ty, phân tích cầu và dự báo cầu về sản phẩm sữa bột của công ty trên địa bàn miền Bắc - Đưa ra một số giải pháp cho công ty và kiến nghị lên cơ quan cấp trên nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột trên địa bàn miền Bắc 1 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Thái Giang Sơn, với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban lãnh đạo trong công ty, được tiếp xúc với môi trường kinh doanh thực tế của công ty, nhận được sự quan tâm của các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty, em đã nhận biết được sự quan trọng của công tác phân tích cầu và nghiên cứu thị trường kinh doanh để có được kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhận thức được tình hình phát triển kinh tế, triển vọng phát triển của thị trường sữa của Việt Nam, tính cấp thiết của công tác phân tích cầu, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường đại học Thương Mại, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”. Việc thực hiện khóa luận đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý công ty, quý thầy cô, sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành bài khóa luận. Em xin gửi đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Luật, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Kinh tế vi mô lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin được chân thành cảm ơn thầy Ts. Phan Thế Công, giảng viên bộ môn Kinh tế vi mô đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đề tài của mình. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty TNHH Thái Giang Sơn đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài. Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Dung MỤC LỤC 2 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 Bảng 2.3. Phân bố tần suất khách hàng biết đến công ty TNHH Thái Giang Sơn DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ 3 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 2. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 3. WTO: tổ chức thương mại thế giới 4. 4 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một đòi hỏi khách quan, mang tính tất yếu đối với các quốc gia muốn phát triển. Việt Nam cũng đã nhanh chóng hội nhập vào kinh tế thị trường, kinh tế thế giới theo chiều hướng sâu rộng hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thời cơ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng cũng như các doanh nghiệp nước ngoài nói chung có thể xâm nhập, khai thác một thị trường không phải là hơn 90 triệu dân mà là gần 7 tỷ dân. Và thị trường lúc này thực sự trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp là doanh nghiệp phải làm gì để thị trường đón nhận sản phẩm của mình? Cạnh tranh đầy áp lực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những kế hoạch và chính sách hợp lý để có thể đứng vững trước những sóng gió đó. Từ những thời cơ và thách thức đó một câu hỏi lớn được đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để doanh nghiệp vừa có thể chiếm lĩnh được thị trường lại vừa có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong điều kiện nền kinh tế đầy biến động như hiện nay? Một câu hỏi không dễ trả lời nhưng cũng không phải quá khó đối với các doanh nghiệp thực sự nỗ lực. Hai vấn đề trong câu hỏi trên thực ra chỉ có một vấn đề mấu chốt. Để giải quyết được câu hỏi trên doanh nghiệp sẽ có giải pháp nào để thị trường lựa chọn sản phẩm của mình? Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới vừa giải quyết được vấn đề thị trường lại vừa có thể giành lợi thế trong cạnh tranh. doanh nghiệp phải biết thị trường cần gì, chất lượng, mẫu mã như thế nào, giá cả ra sao, khối lượng là bao nhiêu …? Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu thị trường, từ đó có những chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý. Ngày nay, không ai có thể phủ nhận sự quan trọng của ngành sữa trong nền kinh tế, vì sản phẩm sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội, nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người. Ở các nước phát triển có đời sống cao như Mỹ, các nước châu Âu, châu Úc, công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh và phong phú. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở các nước này tính trên bình quân đầu người rất cao từ 350 – 450 lít sữa/người/năm. Đối với các nước này, sản 5 xuất chủ yếu hướng ra xuất khẩu, vì thị trường trong nước đã đạt mức bão hòa. Đối với các nước đang phát triển, ngành sữa cũng đang phát triển nhanh chóng và dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Theo đó, ngành sữa là một trong những ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam năm 2014 với mức 20%. Trong đó, sữa bột là mặt hàng chiếm 45%, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,1% giai đoạn 2010 – 2014. Thị phần sữa ở trong nước vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm phần lớn vì người tiêu dùng vẫn thích dùng hàng ngoại nhập. Công ty TNHH Thái Giang Sơn là một công ty nhỏ, ra nhập thị trường trong thời buổi kinh tế khó khăn, hoạt động đa ngành nghề. Trong số các mặt hàng kinh doanh thì sản phẩm sữa chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng số các mặt hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành sữa, cũng như sự thiết yếu của sữa bột đối với đời sống dân cư, công ty quyết định đầu tư để mở rộng thị trường kinh doanh sữa trên địa bàn miền Bắc. Để làm được điều đó, công ty cần phải nắm bắt được thông tin nhất định của thị trường, từ đó đưa ra quyết định chính xác. Qua quá trình thực tập tại công ty, tiếp xúc với bộ máy quản lý cũng như hệ thống cung ứng hàng hóa trên thị trường, tác giả nhận thấy doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác phân tích cầu, nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa, chưa có bộ phận quản lý riêng, nghiên cứu, phân tích cầu cho sản phẩm của công ty. Hiện tại công ty đang cần phải thực hiện các chiến lược hoạch định, nghiên cứu thị trường trong thời gian tới để nắm bắt được nhu cầu khách hàng, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu nhất để thu về lợi nhuận cao, mở rộng thêm thị trường mới. Vì vậy, qua việc nghiên cứu số liệu thứ cấp từ công ty và kết quả của việc phát phiếu điều tra, tác giả thấy được sự cần thiết của công tác phân tích cầu và tìm giải pháp cho phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu phân tích cầu là một việc rất quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với các công ty kinh doanh hiện nay. Do đó, mỗi công ty cần có các giải pháp phù hợp để cải thiện cầu về hàng hóa cũng như doanh thu bán hàng của mình. Trong quá trình nghiên cứu và làm khóa luận, tác giả đã tham khảo một số khóa 6 luận về đề tài có liên quan để phục vụ cho quá trình làm khóa luận của mình: Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Nga (2009) “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng điện thoại di động tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Viễn thông Nam đến năm 2015”. Tác giả đã nêu ra được các lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu; sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu sơ cấp về mặt hàng điện thoại di động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Viễn thông Nam. Tuy nhiên, đề tài có nêu ra phần ước lượng và dự báo nhưng chưa sử dụng phần mềm Eview để ước lượng sản phẩm trong các năm gần đây, phần giải pháp mới chỉ nêu được các giải pháp để đẩy mạnh công tác phân tích và dự báo cầu, chưa nêu được giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty. Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Lệ (2009) “Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH Thương mại FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010”. Tác giả nêu ra các khái niệm cầu, phân tích và dự báo cầu, vai trò của phân tích và dự báo đối với doanh nghiệp; sử dụng phần mềm kinh tế lượng để phân tích và ước lượng, dự báo, riêng phần giải pháp đưa ra chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở mức độ giải pháp cho doanh nghiệp. Đào Thị Vân Anh (2010) đã nghiên cứu với luận văn “Phân tích và dự báo cầu về sản phẩm áo sơ mi của công ty cổ phần may 10 trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”. Đối tượng nghiên cứu của sản phẩm này là áo sơ mi nam, tác giả đã có những phân tích chuyên sâu những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm của công ty như: Giá sản phẩm áo sơ mi nam, thu nhập, dân số của người dân Hà Nội,…đã đưa ra được giải pháp và dự báo cầu đến năm 2015, song việc áp dụng phần mềm kinh tế lượng vào phân tích và xử lý số liệu còn rất hạn chế, các số liệu sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp. Luận văn tốt nghiệp của tác giả Đinh Thị Hiền (2011)“Phân tích và dự báo cầu mặt hàng trạm trộn bê tông của công ty cổ phần phát triển công nghệ T.A.P Việt Nam ở thị trường miền Bắc đến năm 2015”. Tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp, các kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty, phương pháp điều tra bằng phiếu tham khảo ý kiến khách hàng và phân tích chuyên sâu. Với đề tài này, tác giả đã khái quát được tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Các kết quả đã được tác giả sử dụng khá 7 hiệu quả, tuy nhiên với việc sử dụng số liệu trong giai đoạn quá ngắn khiến công tác dự báo chưa chính xác. Ngoài ra, Nguyễn Thị Hường (2009) đã có bài báo cáo “Dự báo cầu thị trường về sản phẩm vài nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội năm 2009”. Tác giả có những nghiên cứu, điều tra khách hàng để dự báo cầu. Tuy nhiên, độ chính xác chưa cao do chưa sử dụng nhiều phần mềm công nghệ để xử lý số liệu và phiếu điều tra chưa thực hiệu quả. Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2008) “Kích cầu đối với sản phẩm cáp ngầm của công ty TNHH thương mại – dịch vụ Viễn Đạt Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã chỉ rõ được thực trạng của công ty, thấy được các nhân tố chính ảnh hưởng đến cầu sản phẩm trong giai đoạn 2003 – 2007. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các phòng ban của công ty mà chưa nghiên cứu, khảo sát thị trường, thu thập ý kiến của khách hàng. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về thị trường sữa, cũng như tác động của sữa đến sức khỏe, quản lý sữa như thế nào trên thị trường. Như tác giả Hoàng Thiên Hương (2015) đã có bài báo nghiên cứu “Chiến lược ngành sữa châu Á – Hướng tới phát triển”. Bài báo đã chỉ ra sự thay đổi trong xu hướng sản xuất và tiêu dùng sữa hiện nay và đưa ra chiến lược cho sự phát triển chung của ngành sữa khu vực, cũng như sự phát triển bền vững của ngành sữa nước nhà. Hay tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2015) cũng đã có bài viết nghiên cứu về sữa “Hà Nội: thực trạng và giải pháp tiêu thụ sữa tươi”, tác giả đã nghiên cứu về kết quả sản xuất sữa tươi trên địa bàn, lượng tiêu thụ sữa, từ đó có một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh những bài viết trong nước, cũng có nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về vấn đề này. Các tác phẩm đưa ra các lý thuyết kinh điển về kinh tế học, những cơ sở lý luận, những kiến thức cơ bản về cầu, hàm cầu, lý luận về phân tích cầu và các nhân tố tác động, cách áp dụng phương pháp thống kê và một số phương pháp trong nghiên cứu kinh tế. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Koopl Roger (2002) với tác phẩm “Big players and the economic theory of expectations”, tác giả Clayton, Gary E (2010) với nghiên cứu “A guide to everyday economic statistics”. Hay một nghiên cứu tìm hiểu về cách áp dụng các nguyên tắc kinh tế sao cho phù hợp với các đối tượng 8 khác nhau, của tác giả Gordon, Sanford D (1994) trong tác phẩm “Applying economic principles”. 3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Xuất phát từ tính cấp thiết đã nêu trên và qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty, cùng với thực trạng của nền kinh tế nói chung, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn Trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020”. Với đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: - Đề tài đưa ra các khái niệm cơ bản về cầu, phân tích cầu thị trường đối với sản phẩm công ty cần nghiên cứu. - Những nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm. - Đưa ra các giải pháp, mục tiêu cụ thể nhằm phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của công ty, từ đó đưa ra giải pháp dài hạn phát triển thị trường tiêu thụ ở miền Bắc trong đến năm 2020. 4. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4.1.1. Mục tiêu chung Tiến hành phân tích cầu, nghiên cứu thị trường, nhân tố tác động đến cầu sản phẩm sữa của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc để tìm ra giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 4.1.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, tìm hiểu về cầu, phân tích cầu và những nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn để đánh giá được thành công và khó khăn hiện tại của công ty. Thứ hai, tìm hiểu về tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn và các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm như thế nào? Thứ ba, từ thực trạng tiêu thụ sản phẩm, cầu về sản phẩm trên thị trường, tìm ra giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột trên địa bàn miền Bắc, đưa ra một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước nói chung và công ty nói riêng nhằm hoàn thiện công tác quản lý phát triển công ty. 4.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Nó thể hiện khả năng tìm hiểu và phân tích 9 của tác giả. Vì thế xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu thì phải căn cứ và thực tế tìm hiểu. Đối tượng nghiên cứu: phân tích cầu về sản phẩm sữa của công ty TNHH Thái Giang Sơn và nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột ở khu vực miền Bắc đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu: o Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cầu của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc o Về mặt thời gian: đề tài giới hạn từ năm 2011 – 2014 và đưa ra dự báo nghiên cứu đến năm 2020. o Phạm vi nội dung: tác giả chủ yếu sử dụng số liệu xây dụng mô hình hàm cầu, từ đó phân tích cầu và đưa ra một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU Việc thu thập số liệu giúp người nghiên cứu có những kiến thức sâu rộng về vấn đề mình đang nghiên cứu để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện và sát với thực tế. Các số liệu sử dụng trong khóa luận là các số liệu thứ cấp – Những số liệu đã qua xử lý, phân tích và được thu thập từ những nguồn tài liệu sau: - Nguồn bên trong doanh nghiệp: Các tài liệu lưu hành nội bộ của công ty TNHH Thái Giang Sơn. Các số liệu, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: Tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, giáo trình của trường Đại học thương mại. Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố, số liệu thống kê từ niên giám thống kê. Các văn kiện, văn bản pháp lý, chính sách…của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội… Và thông tin trên truyền hình, internet, báo chí, phát thanh… 5.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CHỌN MẪU Trong bài tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên với 100 phiếu điều tra được phát cho người tiêu dùng với hệ thống câu hỏi đóng. Phương pháp này giúp tác giả có thể sử dụng kết quả đánh giá các yếu tố tác động và xây dựng dự báo đối với sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn đến năm 2020 bằng việc sử dụng Eviews. Sau đây là các bước tiến hành điều tra: - Chuẩn bị phiếu điều tra: 10 [...]... 1: Một số lý luận cơ bản về cầu và phân tích cầu Chương 2: Thực trạng cầu và phân tích cầu của công ty TNHH Thái Giang Sơn Chương 3: Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc 12 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU VÀ PHÂN TÍCH CẦU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẦU VÀ PHÂN TÍCH CẦU 1.1.1 Khái niệm cơ bản về cầu 1.1.1.1 Cầu. .. tăng khá cao, năm 2014 tăng khoảng 49% so với năm 2012 Có thể thấy đây là kết quả tốt báo hiệu về việc mở rộng kinh doanh sản phẩm, cũng như hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển 2.2 PHÂN TÍCH CẦU SẢN PHẨM SỮA CỦA CÔNG TY TNHH THÁI GIANG SƠN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN BẮC 2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc 2.2.1.1 Môi trường kinh... 2.3.1 Thành công đã đạt được Công tác phân tích, nghiên cứu về cầu của sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn giai đoạn 2011 – 2014 đã đạt được nhiều thành công đáng kể Một là, trong công tác phân tích cầu, công ty đã đánh giá được các yếu tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cầu sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn như giá sản phẩm, thu nhập của người dân, dân số, chất lượng sản phẩm, mức... để có thể tiếp tục tiêu dùng sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn Mọi kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 2.9 2.2.3 Ước lượng hàm cầu về sản phẩm sữa của công ty TNHH Thái Giang Sơn Qua bảng số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê riêng, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng hàm cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn Hàm cầu tổng quát có dạng: Q =... thị trường được xây dựng từ đường cầu cá nhân Vậy chúng ta sẽ phải xác định đường cầu của từng cá nhân người tiêu - dùng Thể hiện qua hình 1.2: Xây dựng đường cầu cá nhân Giả sử một người tiêu dùng với một mức thu nhập cho trước, chi tiêu vào 2 loại hàng hóa là sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em của công ty TNHH Thái Giang Sơn (X), chi tiêu vào sản phẩm sữa bột dành cho người lớn của công ty TNHH Thái Giang. .. gốc sản phẩm của công ty, chưa thực sự tin tưởng về công ty 35% khách hàng cảm thấy cũng được nếu công ty mở rộng thị trường, vì khách hàng nghĩ rằng nếu mwor rộng thì họ có thể mua sản phẩm và không ảnh hưởng quá nhiều Còn lại tới 46% khách hàng cảm thấy hài lòng nếu công ty mở rộng thị trường, vì họ đã dùng sản phẩm và cảm thấy rất tin tưởng, mong muốn công ty mở rộng thị trường để có thể tiếp tục tiêu. .. hàng sữa bột sẽ tăng lên, tuân thủ theo đúng luật cầu Hình 1.1: Đường cầu sữa bột P P A P1 B D (đường cầu về sữa) P2 0 Q1 Q2 Trong đó: P: giá của sữa bột 15 Q: lượng cầu sữa bột D: đường cầu về sữa bột Đường cầu D thể hiện cầu về sữa bột của công ty sữa là đường cầu có độ dốc âm Tại điểm A, giá là P1, lượng cầu về sữa là Q 1, khi giá giảm xuống P 2, cầu về sữa bột tăng lên Q2, cầu tại điểm B 1.1.1.4 Cầu. .. khác nhau, công ty cũng phát triển bán các sản phẩm sữa theo lứa tuổi, được người tiêu dùng tin dùng nhất Công ty mở rộng nhiều hệ thống bán hàng trên thị trường, chiến lược quảng bá sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, đưa ra các chương trình khuyến mại để kích thích tăng cầu 2.2.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp về cầu sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn 2.2.2.1 Tình hình quảng cáo sản phẩm của doanh... khá cao so với nhiều sản phẩm kinh doanh của công ty Có thể quan sát doanh thu của sản phẩm sữa bột giai đoạn 2012 – 2014 qua biểu đồ sau Biểu đồ 2.2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Phòng kinh doanh công ty TNHH Thái Giang Sơn Qua kết quả trên cho thấy, doanh thu sản phẩm sữa bột giai đoạn 2012 – 2014 liên tục tăng Không... đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng: là việc sử dụng các số liệu thống kê về lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới cầu, sử dụng phương pháp hồi quy để đưa ra các dự đoán về cầu 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẦU VÀ PHÂN TÍCH CẦU CỦA CÔNG TY TNHH THÁI GIANG SƠN 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THÁI GIANG SƠN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Khái quát về công ty cụ thể như sau: - Tên công . tài: Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020 . Đề tài nghiên cứu, tôi đi sâu vào nghiên. ty TNHH Thái Giang Sơn Chương 3: Một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc 12 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẦU VÀ. định nghiên cứu đề tài: Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn Trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020 . Với đề tài này, tác