Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Giai đoạn 2002 – 2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Nhưng từ

năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ, Việt Nam đã phải chịu nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Cụ thể, cả giai đoạn này, GDP luôn thấp hơn 7% và đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với trước khi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế như thu nhập người dân giảm dần, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát tăng cao, tiêu dùng của người dân giảm dần. Do đó, mặt hàng sữa cũng không tránh khỏi việc tăng giá chóng mặt, chỉ trong khoảng 3 năm từ 2011 đến 2013, giá sữa đã được điều chỉnh tăng giá khoảng 30 lần, một con số báo động. Khi mà chi tiêu người dân đang phải thắt chặt trong giai đoạn kinh tế khó khăn, giá sữa không ngừng tăng, công ty cũng đã có nhiều biện pháp điều chỉnh giá sữa phù hợp với thị trường, đồng thời đảm bảo kích thích tiêu thụ của khách hàng trong giai đoạn khó khăn.

2.2.1.2. Dân số

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số nước ta khoảng 86 triệu dân, tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,06%/năm, Việt Nam đang trong giai đoạn thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Đến năm 2014, Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hợp quốc công bố dân số Việt Nam đã đạt gần 90,5 triệu người, trong đó nam chiếm khoảng 49% và nữ giới chiếm khoảng 51%. Trong đó, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 33,1% dân số, và 66,9% dân số sống ở vùng nông thôn. Trong giai đoạn 2009 – 2014, tỷ suất tăng dân số thành thị là 3,3%/năm. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa của cả nước, thực tế cũng cho thấy mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng khoảng 30% tập trung ở khu vực thành thị.

Đây được coi là yếu tố tác động mạnh đến chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ sữa ở Hà Nội của công ty TNHH Thái Giang Sơn. Mỗi năm dân số thành thị, đặc biệt là dân số của Hà Nội đều tăng nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng về cầu mặt hàng sữa bột. Mặt khác, thống kê cầu của công ty các năm qua cũng cho thấy, cầu về sữa của lứa tuổi 3 – 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi đó độ tuổi này cũng đang chiếm tỷ trọng dân số cao, công ty có thể tận dụng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm này trên địa bàn Hà Nội các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn trên địa bàn miền Bắc đến năm 2020 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w