sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn
Theo kết quả điều tra, chỉ có 3/100 phiếu (3%) khách hàng hoàn toàn không mong muốn mở rộng thị trường, tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty vì các lý do khác nhau. Có 16/100 phiếu (16%) khách hàng không hài lòng nếu công ty mở rộng thì trường tiêu thụ, vì cảm thấy không phù hợp về giá cả, họ chưa thấy hài lòng về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm của công ty, chưa thực sự tin tưởng về công ty. 35% khách hàng cảm thấy cũng được nếu công ty mở rộng thị trường, vì khách hàng nghĩ rằng nếu mwor rộng thì họ có thể mua sản phẩm và không ảnh hưởng quá nhiều. Còn lại tới 46% khách hàng cảm thấy hài lòng nếu công ty mở rộng thị trường, vì họ đã dùng sản phẩm và cảm thấy rất tin tưởng, mong muốn công ty mở rộng thị trường để có thể tiếp tục tiêu dùng sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn. Mọi kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 2.9
2.2.3. Ước lượng hàm cầu về sản phẩm sữa của công ty TNHHThái Giang Sơn Thái Giang Sơn
Qua bảng số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê riêng, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng hàm cầu sản phẩm sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn.
Hàm cầu tổng quát có dạng: Q = a + bP + cM + dN
Trong đó: Q là cầu về mặt hàng sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn (nghìn hộp)
P: Giá bán trung bình mặt hàng sữa bột loại 400g của công ty (nghìn đồng)
M: Thu nhập trung bình theo quý của người dân Hà Nội (nghìn đồng)
N: số lượng người dân của địa bàn Hà Nội (nghìn người) Kết quả ước lượng thu được mô hình thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10. Kết quả ước lượng hàm cầu mặt hàng sữa bột của công ty TNHH Thái Giang Sơn
Phương trình hàm cầu ước lượng có dạng : = a + b + c + d
Sau khi sử dụng phần mềm SPSS từ số liệu đã thu thập được, ta thu được phương trình hàm cầu:
= -3236,085 + 0,112 – 9,144 + 0,129 Từ mô hình thu được, ta có các nhận xét
Về dấu các hệ số, a là hệ số chặn Q = -3236,085 khi thu nhập, giá cà số lượng người tiêu dùng đều bằng 0.
b = 0,112 > 0 tuân theo đúng quy luật cầu, khi thu nhập tăng thì cầu về sữa bột cũng tăng. Khi thu nhập tăng thêm một trăm nghìn thì cầu về mặt hàng sữa bột tăng trung bình khoảng 0,112 nghìn hộp, khi các yếu tố khác không đổi.
c = -9,144 < 0, tuân đúng quy luật cầu, khi giá hàng hóa tăng lên thì cầu về dữa bột cũng giảm. Khi giá tăng thêm một nghìn đồng thì cầu về sữa bột giảm trung bình khoảng 9,144 nghìn hộp, khi các yếu tố khác không đổi.
d = 0,129 > 0, tức là khi dân số trong khu vực tăng lên thì cầu về mặt hàng sữa bột cũng tăng, đây là hàng hóa thông thường nên điều này tuân theo đúng quy luật cầu. Khi dân số tăng thêm một nghìn người thì cầu về mặt hàng sữa bột tăng lên trung bình 0,129 nghìn người, khi các yếu tố khác không đổi.
Với các giá trị P – value, mức ý nghĩa chính xác tối thiểu: của hệ số chặn là 0,05, của hệ số góc là 0,067, của hệ số góc là 0,007 và của hệ số góc là 0,001. Như vậy với mức ý nghĩa thì ước lượng của các tham số trên đều có ý nghĩa thống kê, hay các yếu tố: thu nhập, giá của mặt hàng sữa, dân số đều có ảnh hưởng đến cầu về mặt hàng sữa bột của công ty.
Với hệ số R2 = 0,959 hay 95,9% phản ánh mức độ phù hợp của mô hình, hay có thể tin tưởng tới 95,9% rằng các tham số ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê. P – value của F là 0,000 có nghĩa là trong 100% sự biến động của lượng sữa bột trung bình được tiêu thụ có thể tin
tưởng tới 99,1% là do các biến trong hàm hồi quy mẫu gây ra. Hay, mô hình giải thích được tới 99,1% sự biến động về lượng cầu sữa bột trung bình được tiêu thụ trong khoảng thời gian từ 2011 – 2014.
Ước lượng độ co giãn cầu theo giá, sử dụng các giá trị Q, P của quý IV năm 2014: P D E = ⇒b∧ * P Q = -9,144 * 310/4912 = -0,577 P D E
< 1 ⇒ cầu về sản phẩm sữa bột của công ty là kém co dãn. Tức là một sự thay đổi lớn của giá sản phẩm dẫn đến sự thay đổi nhỏ về lượng cầu tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, khi muốn tăng doanh thu, công ty cần tăng giá bán, nếu công ty có thể thường xuyên kiểm tra được độ co dãn cầu, sẽ kịp thời đưa ra được chiến lược kinh doanh chính xác cho những thời điểm khác nhau.