1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở trường tư thục và dân lập

60 8,7K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Chúng ta phải cho mọi người thấy những điều họ chưa nhìn thấy về bạo lực trẻ em.” ...6 Năm 1990, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được ban hành, quy định rằng tất cả trẻ em ở khắp

Trang 1

MỤC LỤC

1.1.1.Ở nước ngoài 6

Vấn đề về bạo hành, xâm hại đến trẻ em đã được các tổ chức và nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm “Bạo lực trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia và mọi nền văn hóa” Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Anthony Lake cho biết “Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu có trẻ em bị bạo lực là chúng ta phải chọ mọi người thấy sự phẫn nộ và giận dữ Chúng ta phải cho mọi người thấy những điều họ chưa nhìn thấy về bạo lực trẻ em.” 6

Năm 1990, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được ban hành, quy định rằng tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được bảo vệ khỏi tất cả các hình thức bạo lực 6

Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em”, xác định các yếu tố liên quan tới việc gây ra các hình thức bạo lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giải pháp can thiệp của quốc gia trong phòng, chống bạo lực Nghiên cứu được thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới, trong đó có: Nam Phi (tại Zimbabwe, Đông Á (tại Việt Nam), Mỹ La Tinh (tại Pêru), Nam Âu (tại Italia) 6

Tại một số quốc gia cũng đề cập tới tình trạng bạo lực ở trẻ em: 6

“ Tiếp xúc trẻ em bị bạo hành trong gia đình và xã hội”, Gayla Margolin và Elana B Gordis, trường đại học Nam Califỏnia ( Tập chí Annual reviews);“ Báo cáo về nghiên cứu bạo hành trẻ em trong trường học ở Kosovo” ( UNICEF/9- 2005); “ Bạo lực trẻ em trong trường học “ ( Tổ chức Plan International - Thailan); “Bạo lực trẻ em trong nhà trường và môi trường giáo dục”, Mariella Furrer ( UNICEF/ 11-2006); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở Lebanon, Morocco and Yemen” ( Tổ chức Save the Children - Sweden); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở Trung Đông và Bắc Phi– Tình trạng, nguyên ngân và giải pháp” ( UNICEF/ 2005)… 6

1.1.2 Ở Việt Nam 7

40

40

Trong khi đó, trên địa bàn TP Vinh hiện có 47 trường mầm non, trong đó có 28 trường công lập, 5 trường dân lập, 14 trường tư thục và còn khoảng trên 60 nhóm cơ sở độc lập với 88 nhóm lớp nhỏ lẻ với 10.500 chỗ học, trong đó trẻ 3-4 tuổi được bố trí 6.200 chỗ Theo số liệu của Phòng GD-ĐT, hiện TP Vinh có gần 9.000 trẻ ở độ tuổi này và như vậy, trên 2.800 cháu đã không còn chỗ học Ngoài ra, với các cháu 2 tuổi, hệ thống trường mầm non, nhà trẻ cũng chỉ tiếp nhận được 1.772 cháu, trong khi TP có 4.102 cháu ở độ tuổi này 40

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý đo chọn đề tài

Bác Hồ đã từng nói:

Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Là một vị lãnh tụ của dân tộc, bận trăm công nghìn việc nhưng Bác

Hồ chúng ta vẫn dành những tình yêu thương đặc biệt cho các cháu thiếunhi Bác ví trẻ em như “búp trên cành”, hình ảnh này đã diễn tả đúngtrạng thái tâm sinh lý của trẻ em: là giai đoạn mới bắt đầu, còn non tơ,tinh khiết, hồn nhiên, trong trắng Vì vậy, với lứa tuổi này Bác rất trântrọng, nâng niu như gìn giữ một viên ngọc quý trong suốt

Cây cao bóng cả bắt đầu từ mầm non bé bỏng và đời người cũng bắtđầu từ tuổi ấu thơ Muốn cây cao lớn, sum suê, tươi tốt thì phải chăm sócchu đáo ngay từ khi cây trổ mầm, và muốn một đứa trẻ thành người thìphải nâng niu, chăm sóc từng tí từ khi còn nằm trong nôi Vì vậy, giáodục trẻ thơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và pháttriển nhân cách một con người Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiêncủa hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển thể chất,nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng đầu

Trang 3

tiên mà trẻ tiếp thu được ở trường mầm non là điều kiện để trẻ tiếp tụchoàn thiện bản thân, hướng tới thành công trong cuộc sống sau này, nhưnhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã từng nói : "Trong mỗi đứa trẻđều có những tài năng tiềm ẩn Sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính

là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu”

Cùng với sự phát triển của toàn ngành, giáo dục mầm non ở nước

ta đã và đang được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền.Đảng ta xác định, giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dàitrong việc phát triển nguồn nhân chất lượng cao cho đất nước Do vậy,trong những năm qua, giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tíchcực: tỉ lệ trẻ em đến lớp tăng, cơ sở trường lớp được xây dựng khangtrang, sạch đẹp, đội ngũ giáo viên mầm non được bổ sung về số lượng vàtừng bước được nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn Số lượngtrường mầm non được xây mới không ngừng tăng lên, ngoài trường côngthì số lượng trường tư và dân lập cũng tăng nhanh đáng kể

Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, thì giáo dục mầm non đang tồn tại nhiều yếu kém bất cập Số lượng trường tư tăng nhanhnhưng việc chất lượng giáo dục có được đảm bảo hay không thì khôngthể biết Ở một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn, các cấp quản lý cònbuông lỏng trong công tác thanh tra, kiểm tra các trường mầm non Đócũng chính là nguyên nhân tình trạng bạo lực ở trẻ mầm non ở trường tưthục, dân lập gia tăng trong thời gian gần đây Bạo hành trẻ em để lạinhững ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, thậm chí

có thể làm hỏng cả một con người

Chính vì những lí do trên, tôi đã lựa chọn, tìm hiểu và nghiên cứu

đề tài:” Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở trường tư thục và dân lập”

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân bạo lực trẻ mầm non ở trường

tư thục và dân lập trong thời gian qua

Trang 4

- Đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng trên.

3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình trạng bạo hành trẻ em mầm non

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình chăm sóc trẻ mầm non ở trường mầm non tư thục và dânlập

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận về đặc điểm của trẻ mầm non, về bạo hành vàtác hại của bạo hành đối với trẻ mầm non

- Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non ởtrường tư thục và dân lập

5 Giả thuyết khoa học.

Trong thời gian, tỉ lệ trẻ mầm non tăng nhanh đã gây quá tải ở các trường công lập mầm non, các trường tư lại thiếu thốn về cơ sở vật chất

và dụng cụ dạy học, cùng với đó là sự buông lỏng quản lý của các cấp, đào tạo giáo viên mầm non còn nhiều bất cập, công ciệc của giáo viên mầm non quá tải, đồng lương eo hẹp và thiếu sự quan tâm của giai đình

đã làm gia tăng tình trạng bạo hành trẻ mầm non ở trường tư thục và dân lập

6 Phạm vi nghiên cứu

Các trường mầm non tư thục và dân lập trên khắp cả nước

7 Phương phám nghiên cứu.

7.1 Phương pháo nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thu thập thông tin qua kênh thông tin đại chúng,internet

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

Trang 5

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra

- Phương pháp toán thống kê

8 Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở các trường tư thục

dân lập

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 6

1.1.1 Ở nước ngoài

Vấn đề về bạo hành, xâm hại đến trẻ em đã được các tổ chức vànhiều quốc gia đặc biệt quan tâm “Bạo lực trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia

và mọi nền văn hóa” Giám đốc Điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

(UNICEF) Anthony Lake cho biết “Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu có

trẻ em bị bạo lực là chúng ta phải chọ mọi người thấy sự phẫn nộ và giận

dữ Chúng ta phải cho mọi người thấy những điều họ chưa nhìn thấy về

bạo lực trẻ em.”

Năm 1990, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được banhành, quy định rằng tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều có quyền được bảo

vệ khỏi tất cả các hình thức bạo lực

Tháng 12 năm 2013, UNICEF đã tổ chức hội thảo về “Nghiên cứu

nguyên nhân bạo lực đối với trẻ em”, xác định các yếu tố liên quan tới

việc gây ra các hình thức bạo lực với trẻ, đồng thời đề xuất những giảipháp can thiệp của quốc gia trong phòng, chống bạo lực Nghiên cứuđược thực hiện ở 4 khu vực trên thế giới, trong đó có: Nam Phi (tạiZimbabwe, Đông Á (tại Việt Nam), Mỹ La Tinh (tại Pêru), Nam Âu (tạiItalia)

Tại một số quốc gia cũng đề cập tới tình trạng bạo lực ở trẻ em:

“ Tiếp xúc trẻ em bị bạo hành trong gia đình và xã hội”, Gayla

Margolin và Elana B Gordis, trường đại học Nam Califỏnia ( Tập chí

Annual reviews);“ Báo cáo về nghiên cứu bạo hành trẻ em trong trường học ở Kosovo” ( UNICEF/9- 2005); “ Bạo lực trẻ em trong trường học “ ( Tổ chức Plan International - Thailan); “Bạo lực trẻ em trong nhà trường và môi trường giáo dục”, Mariella Furrer ( UNICEF/ 11-2006); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở Lebanon, Morocco and Yemen” ( Tổ chức Save the Children - Sweden); “ Bạo lực trẻ em trong trường học ở Trung Đông và Bắc Phi– Tình trạng, nguyên ngân và giải pháp”

( UNICEF/ 2005)…

Trang 7

1.1.2 Ở Việt Nam

Tại Việt Nam, đã có nhiều hội thảo và đề tài nghiên cứu về tìnhtrạng bạo hành trẻ trong gia đinh, trong trường học và ngoài xã hội

Tháng 5/2009 tại TP.Hồ Chí Minh diễm ra hội thảo “Bạo hành trẻ

em trong gia đình và nhà trường hiện nay - thực trạng và giải pháp” – do

Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trungtâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại TPHCM với nhiều bài

nghiên cứu của nhiều tác giả : “Cần phải ngăn chặn bạo hành trẻ em trong nhà trường để con em chúng ta được phát triển lành mạnh”, Nguyễn Thị Thương, Giám đốc Trung tâm FDC; “Bạo hành trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học – đôi điều suy nghĩ” của Nguyễn Thị Kim Bắc, Trung tâm Tư vấn FDC; Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường” , ThS Lê Thị Ngọc Dung, Viện nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh; “Một số vấn đề bạo hành trẻ em trong nhà trường và gia đình hiện nay” , Th.s Nguyễn Thị Mỹ Linh; “Thực trạng bạo lực trẻ em ở nước ta hiện nay-giải pháp“, TS Nguyễn Hải Hữu.

Trên một số tờ báo nhiều học giả, nhà nghiên cứu cũng đưa ranhững nhận định, những ý kiến về vấn đề bạo hành trẻ trong trường học:

“ Đề xuất kiểm soát tình trạng bạo hành trẻ mầm non”, Trịnh Viết Then,

Báo vnexpress; “ Vì sao trẻ bị bạo hành”, Trường Yên, Báo BBC Tiếng Việt; “Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non”, Hồng Ân, bao dân trí ;

“Những tổn hại trong tâm lý trẻ bị bạo hành”, Huỳnh Văn Sơn, báo giáo

dục

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Bạo hành.

Trang 8

Bạo hành là hành vi bạo lực, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giậncủa người bạo hành Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục trẻ

để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó

Bạo hành không chỉ là dùng bạo lực gây thương tổn thân thể, gâythương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạmdanh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “sangchấn tâm lý”

1.2.2 Bạo lực

Có rất nhiều khái niệm về bạo lực đã được đưa ra

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gâythương vong, tổn hại một ai đó Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnhcủa các cuộc xung đột

Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lựcđối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộngđồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tửvong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mấtmát (WHO)

Theo khái niệm của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực giađình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫnđến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục haytâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có nhữnghành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự

do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư

Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 địnhnghĩa “Bạo lực là hành vi cố ý của người gây tổn hại hoặc có khả nănggây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các người khác”

1.2.3 So sánh bạo hành và bạo lực

Trang 9

Từ những định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng xét về nội hàm thì 2khái niệm niệm này có nghĩa tương tự nhau, đều gây ra sự tổn hại về thểxác, tinh thần đối với một người nào đó.

Còn khi xét về những khía cạnh khác thì 2 khái niệm có sự khácnhau ở một mức độ nào đó

Về phạm vi tác động: Bạo lực là khái niệm rộng hơn bạo hành, bạolực có thể xảy ra giữa người với người, nhóm người (cộng đồng) này vớinhóm người (cộng đồng) khác và rộng lớn hơn là giữa các quốc gia vớinhau, giữa các nhóm nước với nhau ( ví dụ phe chủ nghĩa xã hội và tưbản chủ nghĩa thời chiến tranh lạnh) Còn khái niệm bạo hành thì nhỏhơn, chúng ta thường nói người (hay nhóm người) này bạo hành người(nhóm người) khác chứ không nói quốc gia này gây bạo hành quốc giakhác

Về mức độ tác động: Về bàn chất thì bạo lực và bạo hành đều gây

ra tổn hại cho người khác, tuy nhiên mức độ gây tổn hại do bạo lực gây

ra thường nặng nề hơn so với bạo hành Ví dụ, cùng là hành vi bạo lực

và bạo hành lên một người, thì hành vi bạo hành thường chỉ dừng lại ởviệc lăng mạ, sỉ nhục cao, gây ra những chấn thương thể chất và tâm lýđối với bị bạo hành, còn với hành vi bạo lực thì hành động mang tínhhung bạo hơn, tàn ác hơn và khó kiểm soát hơn, bạo lực không chỉ gây ranhững chấn thương mà thậm chí có thể gây tử vong tức thời cho người bịbạo lực.( Bạo hành cũng có thể gây chết người nhưng đó là do kết quảkéo dài của chấn thương hoặc do sự vô tình của người bạo hành)

Về kết quả tác động: Vì bạo lực xảy ra ở quy mô lớn hơn nền kếtquả mà bạo lực gây ra để lại nghiêm trọng hơn so với bạo hành Nhữnghành động xung đột, bạo lực gây ra chiến tranh giữa các quốc gia để lạihậu quả rất nặng nề, có thể dẫn tới cái chết của hàng triệu người, hàngngàn phố xá, làng mạc, nhà máy, trường học….bị phá hủy

Trang 10

Từ kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, bạo lực là sự bao hàmbạo hành, ở mức độ, phạm vi nhỏ ta có thể xem bạo lực và bạo hành làmột.

1.2.3 Bạo hành trẻ mầm non

Là những hành vi thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của

cô giáo, gây thương tích, lăng nhục về tinh thần, xúc phạm danh dự nhânphẩm trẻ ở lứa tuổi mầm non để gây nên những ‘sang chấn tâm lý’

Bạo hành với trẻ mầm non có 2 hình thức chính là bạo hành về thểxác và bạo hành về tinh thần

* Bạo hành về thể xác: Là hành vi ngược đãi, đánh đập,…của giáoviên mầm non gây ra những tổn thương trên thân thể của trẻ

Bạo hành thân thể có nhiều mức độ khác nhau:

- Mức độ nhẹ: Ngắt hoặc véo làm cho đau, hậuq quả để lại là nhữngvết bầm tím, vệt hằn trên da

- Mức độ vừa: Giáo viên giật, kéo tóc trẻ, dùng tay chân hoặc kếthợp các dụng cụ : thước, roi, thìa…để đánh đập trẻ ở mức độ nhẹ Hậuquả làm trẻ đau đớn, để lại những vết thương, những vết bầm tím lớn…trên thân thể trẻ

- Mức độ nặng: Giáo viên dùng tay chân kết hợp các vật dụng đánhđập trẻ ở mức độ nặng, hậu quả gây ra những vết thương lớn, vết thươngbên trong, gây gãy xương, làm tàn tật…và nặng hơn có thể gây tử vongcho trẻ

* Bạo hành về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãihoặc sỉ nhục của giáo viên làm tổn hại đến tâm lý của trẻ

Bạo hành tinh thần chia làm 2 loại:

- Bạo hành trực tiếp: có nghĩa là trẻ trực tiếp là nạn nhân bị giáoviên chửi mắng, sỉ nhục, dùng những từ ngữ thô lỗ ảnh hưởng tới nhânphẩm và tâm lý trẻ

Trang 11

- Bạo hành gián tiếp: Có nghĩa là trẻ khôg phải là nạn nhân mà chỉ làngười chứng kiến những hành vi bạo hành của giáo viên đối với nhữngtrẻ khác.

Dù dưới hình thức gì đi nữa, thì những hành vi bạo hành của giáo viên đối với trẻ mầm non cũng gây ra những ảnh hưởng tâm sinh lý nặng

nề cho trẻ

Những trẻ bị bạo hành sẽ ngại giao tiếp và khó thiết lập quan hệ với người lớn, nhất là giáo viên trong trường học.Trẻ bị bạo hành sẽ có cách nhìn và suy nghĩ không tốt về bảo mẫu và giáo viên Trẻ có cảm giác sợ hãi khi đến lớp học, từ đó xuất hiện những dấu hiệu trầm cảm, lo âu, sợ sệt

Những hành động bạo hành của các bảo mẫu có thể gây phản ứng chống đối hoặc phòng vệ ở trẻ, khiến trẻ phát triển tính chống đối, ngang bướng, lầm lì, ít nói, mất tự tin Đặc biệt nguy hiểm là trẻ có thể bắt chước các cô giáo, và từ đó, phát triển tính bạo lực sau này

Ngoài ra, trẻ bị bạo hành còn chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt sinh

lý, những tổn thương cơ thể từ việc bạo hành sẽ gây hậu quả nặng nề cho

sự phát triển sinh lý của trẻ Nhiều trường hợp bạo hành có thể làm trẻ bị nứt, gãy xương, để lại những tổn thương nội tạng, gây di chứng co giật, động kinh, chậm phát triển

1.2.4 Trường mầm non tư thục và dân lập

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập tư thục là cơ

sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghềnghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất vàbảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và được mởtài khoản riêng

Trang 12

QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục

(Ban hành kèm theo Quyết định số 41 /2008/QĐ/BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1 Quy chế này quy định tổ chức và hoạt động trường mầm non tưthục, bao gồm: Thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giảithể nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; Cơ cấu tổchức quản lý và hoạt động; Tài chính, tài sản; Giáo viên, nhân viên và trẻem; Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm

2 Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo(sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập thuộc loại hình tư thục; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dụcmầm non tư thục

3 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thụcđược tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non

và Quy chế này

Điều 2 Vị trí của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độclập tư thục

1 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là

cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quannhà nước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

2 Nhà trường, nhà trẻ tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu vàđược mở tài khoản riêng

Điều 3 Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ,lớp mẫu giáo độc lập tư thục

Trang 13

1.Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ

ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

2 Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục

hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

3 Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của

pháp luật Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiệnđại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn

5 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiệnhoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tổ chức cho cán bộquản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hộitrong cộng đồng

6 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáodục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1 Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển,

tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáodục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đápứng yêu cầu xã hội

2 Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêucầu của các cơ quan có liên quan

3 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định củapháp luật

Điều 4 Chính sách ưu đãi đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớpmẫu giáo độc lập tư thục

1 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục được

Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi

Trang 14

thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi

về thuế, tín dụng và chính sách khác theo quy định của Chính phủ

2 Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đượchưởng chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Chính phủ vềkhuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập Điều 5 Phân cấp quản lý đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớpmẫu giáo độc lập tư thục

1 Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷban nhân dân cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáođộc lập tư thục trên địa bàn

2 Phòng giáo dục và đào tạo giúp Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị

xã, thành phố trực thuộc (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấphuyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhàtrường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn

Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập tư thục

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ batháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dụchoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôidưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của phápluật Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đạihoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng khó khăn

Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạtđộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tổ chức cho cán bộ quản

lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong

Trang 15

cộng đồng.

Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dụctrẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển,

tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên,huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáodục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đápứng yêu cầu xã hội

Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêucầu của các cơ quan có liên quan

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của phápluật

1.3. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em mầm non

1.3.1 Các quy luật phát triển tâm lý trẻ

*Sự phát triển tâm lý của trẻ chịu sự chi phối bởi những điều kiệnsống, bởi trình độ văn hoá của những người xung quanh, bởi mức độphong phú và tinh xảo của những phương tiện sống, bởi những biến độngcủa xã hội

Trong quá trình phát triển, trẻ tiếp nhận văn hoá theo hai con đường:

- Con đường tự phát: Là sự tiếp nhận một cách tự nhiên của các yếu

tố trong hoàn cảnh sống chủ yếu bằng bắt chước Với con đường này, sựphát triển tâm lý của trẻ mang tính chất tuỳ tiện, những thành đạt nếu cótrong bước đường lớn lên đều mang tính ngẫu nhiên

- Con đường tự giác ( tức giáo dục ): Là sự tác động có mục đích, có

kế hoạch của người lớn đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩmchất nhân cách đáp ứng những yêu cầu của xã hội Nói cách khác, giáodục dưới dạng chung nhất là sự chuẩn bị cho trẻ bước vào đời sống xãhội Đây là con đường chủ yếu để hình thành nhân cách cho trẻ em và đểphát triển xã hội

Trang 16

Như vậy, văn hoá ( trong đó có cả giáo dục ) đóng vai trò cực kỳquan trọng đối với sự phát triển tâm lý và hình thành nhân cách của trẻem.

*Để phát triển, để nên người, đứa trẻ phải tự hoạt động để lĩnh hộikinh nghiệm xã hội - lịch sử Hoạt động không chỉ là nơi tâm lý conngười được bộc lộ mà chính là cái hình thành nên tâm lý của con người.Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ em thì nhất thiết phảiđưa chúng vào những hoạt động nhất định Giáo dục trước hết phải là quátrình tổ chức hoạt động tích cực của trẻ em, qua đó mà chiếm lĩnh nềnvăn hoá của dân tộc và của nhân loại

Ở mỗi giai đoạn phát triển có một hoạt động nhất định đóng vai tròchủ đạo, tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạnphát triển Dưới đây là một số hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non:

- Tuổi hài nhi: 3 tháng đến 12 tháng

Hoạt động chủ đạo : Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn

- Tuổi nhà trẻ ( ấu nhi): 1 tuổi đến 3 tuổi

Hoạt động chủ đạo : Hoạt động với đồ vật

- Tuổi mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi

Hoạt động chủ đạo : vui chơi ( trung tâm là trò chơi đóng vai theochủ đề )

*Điều kiện sinh học ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ ởnhững điều sau đây:

- Những chức năng tâm lý sơ đẳng của con người như các cảm giácgắn liền với các giác quan Chất lượng hoạt động của các giác quan sẽảnh hưởng đến các chức năng tâm lý bậc cao

- Kiểu hoạt động thần kinh cấp cao ảnh hưởng đến cách bộc lộ củahoạt động tâm lý, khiến cho hành vi của mỗi người mang sắc thái riêng

- Những độc tố trong cơ thể cha mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển tâm lý của trẻ em, nhất là đến trí tuệ

Trang 17

Như vậy, những điều kiện sinh học có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển tâm lý của trẻ Ảnh hưởng đó là ở chỗ nó tạo điều kiện thuận lợi haygây trở ngại cho sự phát triển tâm lý với tốc độ nhanh hay chậm, dễ dànghay khó khăn.

1.3.2 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mầm non

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi ( 3 - 12 tháng)

Giao tiếp với người lớn là một nhu cầu bức thiết của trẻ Giao tiếptrực tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lýcủa trẻ Đặc biệt là về mặt xúc cảm Trong giao tiếp với người lớn, trẻtiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người lớn, rồi dầndần trẻ cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình Cùng vớigiao tiếp trực tiếp với người lớn, dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầmnắm các đồ vật Từ đó nhu cầu giao tiếp trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giaotiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người lớn để tiếp xúc với đồ vật Lúcnày người lớn trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật Sự giao tiếpnày dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người lớn và trẻ em Nhờhoạt động phối hợp với người lớn, ở trẻ nảy sinh khả năng bắt chướchành động của người lớn Khả năng này là điều kiện quan trọng để tiếpthu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ.Trong suốt thời kỳ hài nhi nếu không có sự tiếp xúc với người lớnthì sự phát triển tâm lý của trẻ không thực hiện được Giao tiếp với ngườilớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành được Giao tiếp vớingười lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trưởng thành

Tóm lại, sự phát triển tâm lý của trẻ trong năm đầu tuy còn đơn sơnhưng rất quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học củacon người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết đểsau này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người

Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em tuổi nhà trẻ ( 1 -3 tuổi)

Trang 18

Tuổi nhà trẻ, mối quan hệ của trẻ với đồ vật có chức năng nhấtđịnh và phương thức sử dụng tương ứng, với sự hướng dẫn của người lớntrẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật và ngàycàng giống với cách sử dụng đồ vật của người lớn-gọi là hoạt động với

đồ vật(hoạt động có đối tượng) Đây là hành động khám phá phức tạp do

đó cần phải được sự giúp đỡ của người lớn như làm mẫu, giúp trẻ thựchiện hành động… Sự lĩnh hội những hành động thiết lập mối tương quancủa trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ của người lớn nhờ đó cácchức năng tâm lý: tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy trực quan hànhđộng phát triển

Ở giai đoạn này, trẻ nảy sinh nhu cầu giao tiếp với người lớn bằngngôn ngữ đồng thời với sự phát triển nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ Ởtuổi này, trẻ nói còn lệch âm, vốn từ ít, chưa nắm vững ngữ pháp ( hiệntượng nói ngược) Đến 3 tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh giúp trẻphát triển các hình thức ngữ pháp, trẻ nói được những câu phức tạp.Ngônngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, phát triển các chức năng tâmlý

Điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ là lúc trẻ bắt đầu ýthức được mình , trẻ nhận ra cái “tôi”như khi xưng hô Trẻ nhận ra têngọi của mình là gắn liền với bản thân như một nhân cách.Trẻ đã có khảnăng tự mình thực hiện những hành động với đồ vật ,có thói quen tự phục

vụ trong trường hợp đơn giản ý thức này bộc lộ khi trẻ biết bắt đầu nóiđến mình theo ngôi thứ nhất như “con” ,”cháu”, “em”…Trẻ biết tự nhậnxét mình nghe theo lời của người lớn và sau đó tự liên hệ mình với cácnhân vật trong truyện, cần khuyến khích trẻ làm theo yêu cầu của mình Mong muốn được khen trở thành nhu cầu và cố gắng để đạt được nhờ đótrẻ có thể bỏ tính xấu học tính tốt , khả năng này còn hạn chế , người lớncần kiên trì, nhắc nhở nhiều lần để trẻ làm xong phần việc được giao

Trang 19

Khi trẻ “tách” mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng chínhmình đồng thời xuất hiện thái độ mới với người lớn.Trẻ muốn giống vàlàm như người lớn, muốn độc lập tự chủ như trẻ hay nói: ”Con tự rửatay…” Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành nhưng lại xuất hiện tínhbướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, muốn dành mọi vật về mình Sựtách được bản thân mình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình,mong muốn độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý,tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách giai đoạn tiếp theo.

Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)

Bước sang tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi ( mà thực chất là hoạtđộng đóng vai theo chủ đề) nổi lên chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủđạo để tạo ra một diễn biến cơ bản trong tâm lý của trẻ, tức là bắt đầuhình một nhân cách Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi đóng vai theo chủ đềvừa mới xuất hiện còn rất no yếu, nhưng nó vẫn tạo ra ở trẻ một cấu tạotâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng đó lại chính là xuhướng phát triển cơ bản của trẻ

Những đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là:

- Ngôn ngữ của trẻ được xây dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âmtiết

- Ngôn ngữ của trẻ thể hiện giọng điệu rõ nét

- Ngôn ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duykhác nhau, kích thích hành động

- Thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn Ngôn ngữmang màu sắc cảm xúc rõ nét

Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vàothuộc tính khuất trong trường tri giác Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn đượcthông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí

cả đời người Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ Trẻnhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động

Trang 20

Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạngloại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng Hình ảnh tưởngtượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởikinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởngtượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.

Ở giai đoạn này trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, trẻphản ứng với những người xung quanh, các sự kiện vui, buồn, hờngiận… đặc biệt trẻ phản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động và điệu

bộ, hành vi của trẻ

Đặc điểm tâm lý trẻ tuổi mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi)

Ở lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triểnmạnh Nhưng chỉ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mới mangđầy đủ ý nghĩa của nó nhất Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổimẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn phát triển tới mức hoàn thiện Hoạt độngvui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai có chủ đề là hoạt động là loại hoạtđộng cùng nhau đầu tiên của trẻ em Ở lứa tuổi này, việc chơi của các emtương đối thành thạo và chơi với nhau trong nhóm bạn đã trở thành mộtnhu cầu cấp bách Như vậy các quan hệ trong trò chơi của trẻ đã được mởrộng hơn nhiều so với trẻ mẫu giáo bé Từ đó những “ xã hội trẻ em “thực sự được hình thành

Ngôn ngữ của trẻ mang tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa làngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật, hoàn cảnh, con người, hiện tượngđang xảy ra trước mắt trẻ Vốn từ của trẻ tăng lên không chỉ số lượng từ

mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trúc ngữ pháp đơn giản Đãhình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết…Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âmnhầm

Tình cảm đạo đức ngày càng được phát triển do lĩnh hội được cácchuẩn mực hành vi, quy tắc ứng xử Trẻ bối rối, cảm thấy có lỗi khi hành

Trang 21

vi phạm sai lầm Trẻ biết đòi người lớn đánh giá đúng mức hành vi đúng,sai, tốt, xấu của mình Tình cảm trí tuệ cũng phát triển theo hướng tìmhiểu các nguyên nhân, cội nguồn các hiện tượng tự nhiên và xã hội, cuộcsống xung quanh trẻ Tình cảm thẩm mỹ: Tổng hợp nhiều xúc cảm cùngloại khi rung cảm trước vẽ đẹp của thiên nhiên, con người, cỏ cây, hoalá…tình cảm thẩm mỹ xuất hiện ở trẻ Nhìn chung xúc cảm và tình cảmcủa trẻ phong phú nhưng có những đặc điểm sau đây: Dễ dao động, dễthay đổi, dễ khóc, dễ cười.

Đặc điểm tâm lý trẻ tuỗi mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi)

Việc học tập ở mẫu giáo lớn vẫn là “ học mà chơi, chơi mà học”.Nội dung học tập vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của nhữngtiết học là những kiến thức rất cụ thể, trực quan sinh động

Quan hệ bạn bè trong khi “ Học mà chơi “ cũng được thiết lập gầnnhư quan hệ bạn bè ở lớp một, quan hệ cô và trẻ cũng tương tự như côgiáo và học sinh ở lớp một nghĩa là cô có thể đứng “giảng bài” nhưngcũng có thể ngồi cùng trẻ để giải thích, phân tích chứng minh Ngôn ngữcủa cô vừa mạch lạc, rõ ràng vừa diễn cảm, đặc biệt ở môn truyện, thơ…lại kèm cả tranh, ảnh… Các “tiết” học âm nhạc, nghệ thuật tạo hình… đãkhơi dậy hứng thú học tập thật sự đối với trẻ

Các tính chất ngôn ngữ thường gặp ở trẻ 5 – 6 tuổi là: Ngôn ngữgiải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và cũng thích giải thích chocác bạn Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xungquanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khungcảnh Tính mạch lạc rõ ràng: do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nêncâu nói của trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng Tính địa phương trong ngônngữ nền văn hoá của địa phương, cộng đồng thể hiện rõ trong ngôn ngữcủa trẻ ( nói ngọng, nói mất dấu …)

Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản

là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 – 5 tuổi nhưng chất lượng mới

Trang 22

hơn: Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn;Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn; Độ nhạy cảmcủa các giác quan được tinh nhạy hơn; Khả năng kiềm chế các phản ứngtâm lý được phát triển.

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thaotác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiệntượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa…Tư duy của trẻ dần dần mất

đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan, hiện thực hơn Dần dần trẻ phânbiệt được thực và hư Đã có tư duy trừu tượng với các con số, khônggian, thời gian, quan hệ xã hội… Ý thức rõ về những ý nghĩ, tình cảmcủa mình, trách nhiệm đối với hành vi Các phẩm chất của tư duy đã bộc

lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độclập sáng tạo, tính linh hoạt, độ mềm dẻo…

Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè Đời sống xúc cảm,tình cảm ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạptăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.Các tình cảm trong mối quan hệ xã hội hình thành : Tình cảm mẹ con,ông bà, anh chị em, tình cảm với cô giáo, với người thân, người là …Tuynhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tìnhhuống

Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sựphát triển giới tính của trẻ Trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái

mà còn biết nếu mình là trai hay gái thì hành vi này phải thể hiện như thếnào cho phù hợp với giới tính của mình

Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điềuchỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp với những chuẩn mực, nhữngquy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã hội Ý thức bản ngãđược xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động có chủtâm hơn Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt

Trang 23

1.4. Ảnh hưởng của bạo hành tới dự phát triển tâm sinh lý trẻ em

1.4.1 Bạo hành ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ:

*Sức khỏe thể chất:

Trước hết, cần khẳng định, bạo hành trẻ em dù dưới bất kỳ hình thứcnào, dù với lý do gì và theo luận thuyết nào đều không thể chấp nhậnđược trong thời đại ngày nay Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khỏe thể chất của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguyhiểm đến tính mạng Bạo hành cũng làm trẻ không thể phát triển về thểchất một cách bình thường Trẻ có thể trở nên còi cọc, chậm lớn, đaubụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạcnhược hoặc hung dữ… Khi những bệnh nhân được điều trị có hiệu quả,nước da của họ đều trở nên đẹp hơn, ánh mắt trong sáng hơn…

*Sức khỏe tinh thần:

Bạo hành cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần củatrẻ Sức khỏe tinh thần tốt là sự thoải mái, không lo lắng, là cảm giácđược hưởng thụ cuộc sống Sức khỏe tinh thần tốt cũng biểu hiện quanhững hành vi, ứng xử hợp lý Bệnh về sức khỏe tinh thần không phải chỉ

là biểu hiện điên loạn, có những hành vi hoang tưởng, ảo giác…

Khi bị bạo hành, có hai phản ứng ở trẻ thường xảy ra Nếu biểu hiện

ra bên ngoài, trẻ có thể thay đổi tính nết Đang hiền lành, trẻ bỗng trở nênhung bạo, hay cáu gắt, khóc lóc, thậm chí đánh đập người khác hoặc độc

ác với thú vật Loại thứ hai là cách phản ứng thu mình lại Trẻ trở nên lolắng, buồn phiền, xa lánh mọi người, không thích tiếp xúc và luôn mangcảm giác sợ sệt

1.4.2 Bạo hành ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triền nhân cách của trẻ

Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là việc bạo hành trẻ ảnh hưởngnghiêm trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ Tất cả

Trang 24

những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục đều khiếnđứa trẻ thiếu tự tin, rụt rẻ, luôn trong trạng thái thảng thốt Bị bạo hành,trẻ dần dần hình thành một nhân cách nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng địnhmình khi mà trong cuộc sống có biết bao điều cần khẳng định bản thânmỗi người Thử thách trong cuộc sống là rất nhiều Riêng học tập cũng đã

là một chuỗi thử thách nặng nề Nếu suốt ngày bị đánh đập, chửi bới,nhiếc móc, chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tinh thần Một đứa trẻkhông được yêu thương, làm sao biết yêu thương? Một đứa trẻ chịu sựgiáo dục bằng roi vọt dễ có hành vi độc ác khi trưởng thành Biểu hiệnlúc nhỏ của trẻ có thể đơn giản là hung bạo, hay cáu gắt, khó tính, nhưngkhi lớn lên, trẻ có thể trở thành một con người cục cằn, lỗ mãng và độc

ác Sống trong môi trường không lành mạnh, bị bạo hành hoặc chứngkiến sự bạo hành, trẻ sẽ có quan niệm sống lệch lạc, không biết tôn trọngngười khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình

Không mấy khi các nhà tâm thần học nối được, liên kết được quákhứ của người bệnh với hiện tại, nhất là ở Việt Nam, việc quan tâm đếnquá khứ dài của người bệnh chưa được thực hiện đúng mức Tuy nhiên,khi khám bệnh, tiền sử của những người bệnh cũng đều được các bác sĩhỏi đến Những sai lệch trong giáo dục thời thơ ấu chắc chắn là ảnhhưởng đến tâm thần cũng như tâm lý trong suốt cuộc đời người bệnh.Một tác hại cũng không thể không nhắc tới, đó là việc bạo hành, làmnhục có thể khiến trẻ trở nên mất lòng tự trọng Khi liên tục bị đánh đập,hành hạ hoặc bị làm nhục dưới mọi hình thức, trẻ trở nên mất lòng tựtrọng, lì lợm, ngang bướng, và không còn coi chuyện vi phạm lỗi là quantrọng Trẻ sẵn sàng không tôn trọng người khác nơi công cộng, có nhữnghành vi mà người có lòng tự trọng không bao giờ làm Trẻ cũng trở nên

vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác

Trang 25

1.4.3 Bạo hành ảnh hưởng đến tương lai của trẻ

Bạo hành cũng ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của trẻ.Trước hết, những cách giáo dục phản giáo dục, giáo dục sai phương pháp

là một tác nhân quan trọng khiến trẻ không thích đến trường, không thích

đi học Khi không thích học, trẻ không thể tiếp thu kiến thức Điều nàyrất tai hại Học kém, bị điểm thấp, bị trách phạt từ gia đình đến nhàtrường, trẻ trở nên kém tự tin, dần dẫn đến u lì, mụ mị đầu óc, dễ bịnhững cám dỗ bên ngoài ảnh hưởng đến như: Kết bè đảng với những đứatrẻ giống mình, bỏ nhà đi lang thang, hút thuốc lá, thậm chí nghiện matúy Một điều mà các bậc phụ huynh nên lưu ý: Hút thuốc khi còn ở tuổi

vị thành niên cũng là một biểu hiện rối loạn hành vi Càng bị trách phạt,trẻ càng có nguy cơ rối loạn hành vi nhiều hơn Chỉ một cái tát của côgiáo đôi khi cũng là một vết thương khó phai mờ trong tâm trí của trẻ,khiến trẻ trở nên tự ti Cá biệt có trường hợp còn làm thay đổi cả tínhcách của một con người

1.5 Nguyên tắc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

1.5.1 Quyền của trẻ em

Trong bộ luật chăm sóc – giáo dục trẻ em quy định một số quyền về trẻ em như sau:

Điều 5

1- Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch

2- Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình

Trang 26

3- Trẻ em tàn tật, trẻ em có khuyết tật, được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng để hoà nhập vào cuộc sống xã hội; được thu nhận vào các trường, lớp đặc biệt.

4- Trẻ em không nơi nương tựa, được Nhà nước và xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.

Điều 8

1- Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan

2- Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em; bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc

có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em

Điều 9

1- Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định của Hội đồng

bộ trưởng

2- Cơ quan y tế Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc phòng bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em.3- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động trẻ em trái quy định của pháp luật, có hại cho sự phát triển bình thường của trẻ em

Điều 10

1- Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí

2- Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con

em học tập

Trang 27

3- Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền học tập của trẻ em,

khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năngkhiếu

3- Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác.

1.5.2 Nguyên tắc chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non

Để thực hiện tốt các mục quyền trên, công tác chăm sóc - giáo dụctrẻ mầm non đảm bảo tốt các nguyên tắc sau:

- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ phải lấy trẻ làm trung tâm

- Đáp ứng các nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ ngơi và vệ sinh phòngbệnh, đảm bảo sự an toàn của từng lứa tuổi Kết hợp việc chăm sóc sứckhỏe và chăm lo giáo dục trẻ có sự phát triển hài hòa

- Tổ chức cuộc sống và hoạt động cho trẻ phù hợp với đặc điểmtăng trưởng và phát triển của trẻ Tạo điều kiện cho trẻ học qua chơi, quatrải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hìnhthức đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ Lấy hoạtđộng giao lưu trực tiếp và hoạt động với đồ vật, đồ chơi là con đường cơbản hình thành và phát triển nhân cách trẻ trong những năm đầu của cuộcsống

- Tôn trọng từng cá nhân trẻ, coi trọng việc chăm sóc giáo dục chocác cháu nói chung và từng cháu nói riêng

Trang 28

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong côngtác chăm sóc giáo dục trẻ.

- Người lớn, đặc biệt là bố mẹ phải nhạy cảm, biết đón nhận vàthỏa mãn những nhu cầu phát triển của trẻ, tạo ra những kích thích làmnảy sinh nhu cầu mới Từ đó luyện tập và giáo dục trẻ vươn lên nhữngbước phát triển mới

- Kết hợp chặt chẽ giữa nuôi dưỡng, bảo vệ an toàn, chăm sóc sứckhỏe và giáo dục, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách liên tục và hàihòa về thể chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ

- Kết hợp hài hòa giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, kết hợp giáo dụctrong nhóm bạn bè với giáo dục từng trẻ Chú ý đến đặc điểm rêng củatừng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Khuyến khích trẻ giaotiếp, hợp tác, chia sẻ cùng nhau

- Tôn trọng nhân cách kết hợp với việc đề ra các yêu cầu hợp lýđối với trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRẺ MẦM NON Ở

CÁC TRƯỜNG TƯ THỤC DÂN LẬP 2.1 Thực trạng bạo lực trẻ mầm non ở các trường tư thục dân lập

Thời gian qua bạo lực xâm hại trẻ em ở các trường mầm non tưthục đã có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn và đã trởthành một vấn đề xã hội cấp bách Bạo lực tại các trường mầm non tưthục dân lập đã diễn ra nhiều hơn và khó kiểm soát hơn

Vừa qua, dư luận xã hội đặc biệt bức xúc trước vụ hai bảo mẫuhành hạ trẻ em tại trường mầm non tư thục Phương Anh, quận Thủ Đức,

TP HCM Từ những hình ảnh trong clip cho thấy 2 bảo mẫu ở cơ sở mầmnon tư thục Phương Anh dùng tay tát, đánh, bóp cổ, dọa cho vào thùngnước… đối với các bé lứa tuổi nhà trẻ - mẫu giáo (lứa tuổi chưa tự bảo vệđược mình) đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thời giangần đây đã khiến dư luận rúng động Nhiều ý kiến thể hiện sự bất bình vàphẫn nộ về hành vi vô nhân đạo của các bảo mẫu

Bảo mẫu mầm non tư thục Phương Anh gây bức xúc bởi những hành vi

hành hạ trẻ

Trang 30

Mặc dù được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nhưng một số giáo viên trong các cơ sở mầm non cũng có những hành xử phản giáo dục, làm tổn thương thể xác, tinh thần cho trẻ.

Vụ cô giáo mầm non Trần Thị Xuân Nữ, giáo viên trường mầm non Hoa Lan (162A Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP HCM) nhốt học sinh trong thang máy xảy ra vào lúc 11h ngày 17/09/2010, khi Nữ cho các bé lớp Chồi ăn Khi đó, cháu Lê Quang Vinh (SN 19/12/2006, ngụ Q.Tân Phú) không tự cầm muỗng xúc cơm ăn được, Nữ nhắc nhở nhiều lần nhưng bé không nghe Quá tức giận, Nữ liền dùng hai tay xốc nách cháu Vinh đưa vào thang máy dùng để chở thức ăn ở tầng một rồi nhấn nút

Thang máy chạy xuống tầng trệt thì Nữ cũng đi bộ chậm chậm xuống cầu thang bộ, đến nơi mở cửa ra Nữ phát hiện cháu Vinh mình đầymáu nằm bất tỉnh trên sàn thang máy

Bảo mẫu nhốt học sinh trong thang máy: Trần Thị Xuân Nữ Đầu tháng 1.2008, dư luận xã hội đã rất phẫn nộ khi chứng kiến cảnh bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa (43 tuổi, trú tại số nhà 1/2 đường Võ Thị Sáu, khu phố 3, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh

Ngày đăng: 12/05/2015, 19:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phan Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh ( 2013) Giáo dục học mầm non, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Giáodục học mầm non
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tài liệu mạng, internet:http://www.giaoduc.net.vn http://www.dantri.com.vn http://www.vnpress.net http://www.tailieu.vn http://www.book.edu.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu mạng, internet
3. Hồ Thị Hạnh ( 2011) ,Tâm lý học mầm non, Nhà xuất bản Đại học Vinh Khác
4. Nguyễn Ánh Tuyết – Chủ biên (2008), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội Khác
5. Nguyễn Bích Thủy - Chủ biên ( 2005) , Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nhà xuất bản Hà Nội.Văn bản quy phạm Khác
6. Chương trình giáo dục mầm non ban hành theo thông tư số Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w