1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4 5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI

22 6,8K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

Lê Thị Thắng Phó Hiệu trưởng trường mầm non Thạch Linh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục con người phát triển hoàn thiện nhân cách để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng các nhà giáo dục mà là của toàn xã hội. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức tổ chức của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp trẻ chủ động đạt các mục tiêu đề ra. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân tý hon đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, hiểu biết của mình về các biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi, bước đầu đề xuất ý kiến góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. - Điều tra thực trạng chất lượng trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Đề tài triển khai nghiên cứu tại trường mầm non trong thời gian 1 năm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra khảo sát chất lượng chuyên môn của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động chung. Khảo sát tình hình nắm bắt kiến thức, phát triển các kỹ năng của trẻ. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm. 3. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với giáo viên để biết thêm những thông tin cần thiết về đề tài nghiên cứu. 4. Phương pháp tổ chức thực hành: Tổ chức cho giáo viên thiết kế nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động chung cho trẻ theo chủ đề. 5. Phương pháp đánh giá xếp loại: Nhằm đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên. kỹ năng lĩnh hội kiến thức của trẻ. Qua đó đúc rút kinh nghiệm, động viên, khích lệ kịp thời cho giáo viên và trẻ từ đó có hướng khắc phục. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học Mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo 2 những hạt giống tốt, mầm non tốt tạo tiền đề vững chắc cho nhiệm vụ giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mai sau. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện chương trình mầm non mới, chương trình lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các chủ đề thông qua các hoạt động chung trong chương trình giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt thông qua hoạt động chung, giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động , nắm bắt và lĩnh hội các tri thức và kỹ năng về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh, rèn luyện cho trẻ tính tập trung, thái độ nghiêm túc khi tham gia vào các hoạt động cũng như thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên đề ra và hình thành cho trẻ con người năng động trong mọi tình huống và lĩnh hội kiến thức trong các lĩnh vực. Đây là yêu cầu rất quan trọng đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nhận thức và xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ ở rường mầm non. Luôn đề ra phương châm" Lấy trẻ làm trung tâm" để không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo đưa ra các hình thức, phương pháp tổ chức cho trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng đạt kết quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Là người quản lý phụ trách chuyên môn, tôi luôn quan tâm sâu sát đến việc chăm lo chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là trong chỉ đạo thực hiện chương trình mầm non mới với tổ chức hoạt động chung cho trẻ. Bên cạnh đó dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành tôi đã không ngừng nghiên cứu chương trình để đưa ra các hình thức, phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên, mặc dù chương trình mầm non mới đã được triển khai nhiều năm. Nhưng cũng không tránh khỏi sự hạn chế về phía giáo viên, hầu hết các giáo viên đã nắm bắt được quan điểm đổi mới trong chương trình, lựa chọn và thiết kế các hoạt động chung phù hợp với chủ đề và nhận thức của trẻ theo độ tuổi, đảm bảo tính lôgic, biết tạo môi trường và thiết kế đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng như lồng ghép tích hợp với các nội dung vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ lĩnh hội kiến thức. Song bên cạnh đó giáo viên mắc phải hạn chế, chưa linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp, chưa mạnh dạn trong xây dựng các chủ đề mang tính đổi mới, việc tạo cơ hội phát huy tính tích cực của trẻ, thiết 3 kế đồ dùng, đồ chơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chung chưa mang tính chất mở. Qua đó chỉ đạo và thực hiện chương trình ở trường Mầm non chúng tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau: II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRƯỜNG LỚP * Khảo sát tình hình thực tế: Trước khi thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực tế ở trường và kết quả thu được như sau: * Khảo sát chất lượng giáo viên khối 4 tuổi: ( Số giáo viên là:6) Nội dung khảo sát Đạt Còn hạn chế Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nắm vững nội dung các lĩnh vực. Biết thiết kế và xây dựng các chủ đề phù hợp với độ tuổi. 3 50% 3 50% Nắm vững phương pháp các lĩnh vực Vận dụng linh hoạt, sáng tạo 2 33.4% 4 66,6% Soạn bài bằng máy vi tính. Phát huy tốt ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động 1 16.6% 5 83,4% * Kết quả khảo sát chất lượng trẻ khối 4 tuổi:( Tổng số trẻ được khảo sát: 113) Những kỹ năng hình thành ở trẻ Đạt Còn hạn chế Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học 70 62% 43 38% Trẻ có ý thức thực hiện tốt yêu cầu của tiết học 65 57.5% 48 42,4% Trẻ nắm vững kiến thức, kỹ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. 68 60% 45 40% Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc 80 70.1% 33 29,2% 1. Thuận lợi: - Trường được được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện chương trình Mầm non mới. - Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp, các ngành và sự đồng thuận cao trong các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho nhà trường trong việc xây dựng cơ sở 4 vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt chương trình. - Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn luôn sáng tạo trong các lĩnh vực. - Ban giám hiệu là những người có năng lực, luôn có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả cao. - 100% giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, một số giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết sử dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ. - 100% trẻ ăn bán trú tại trường, số cháu được phân chia đúng theo chỉ tiêu và độ tuổi, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động đồng đều theo quá trình phát triển tâm lý của trẻ. - Môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp có ảnh hưởng tốt đến các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. - Phụ huynh là những người có nhận thức cao trong việc giáo dục con cái nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều thuận lợi. 2. Khó khăn: - Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “ lấy trẻ làm trung tâm” giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương pháp và tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực. - Đồ dùng trang thiết bị dạy học cho trẻ mang tính chất đổi mới còn chưa đầy đủ và phong phú, để tạo điều kiện cho giáo viên sử dụng và thực hiện. - Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Một số phụ huynh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo. Căn cứ vào những lý do trên qua thực tế chỉ đạo thực hiện ở nhà trường, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới sau đây: 5 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. 1. Bồi dưỡng kỷ năng lựa chọn nội dung, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình. Nói đến việc giáo dục ở trường mầm non thì không thể không nói đến việc thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn diện. Muốn thực hiện tốt chương trình thì đòi hỏi phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non. Để thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi tổ chức cho giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch năm, tháng, tuần theo từng chủ đề. Sau khi lên kế hoạch xong tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn, cho giáo viên thảo luận, góp ý kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế hoạch đã lên của chuyên môn. Khuyến khích giáo viên sáng tạo trong xây dựng kế hoạch mang tính thời sự cập nhật. Ví dụ: Qua đợt bảo lũ giáo viên xây dựng kế hoạch một tuần chủ đề" Bảo lũ ở quê hương em" Giáo viên lập kế họach tổ chức hoạt động về lũ, bão quét, mưa to để giúp trẻ có thêm kiến thức về cách phòng tránh khi bảo lũ đến, biết hiện tượng thiên nhiên về các mùa trong năm… Để kỷ niệm ngày toàn phường đón nhận danh hiệu anh hùng. Giáo viên đã xây dựng chủ đề " Theo dòng lịch sử "Tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các di tích lịch sử, đài tưởng niệm các liệt sỹ, nghĩa trang tưởng niệm về 10 cô gái xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc giáo viên truy cập mạng internet thu thập thông tin, dữ liệu cho trẻ xem và trò chuyện về nội dung đó, nhằm giáo dục cho trẻ lòng biết ơn sâu sắc. Hướng dẫn cho giáo viên cách xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lên kế hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và hướng dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình. 6 Ví dụ: Đối với chủ điểm: Quê hương thủ đô Hà nội Bác Hồ. - Cho trẻ tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh của quê hương Hà Tĩnh. Những di tích lịch sử ở nơi trẻ đang sinh sống qua những buổi đi tham quan, giáo viên liên hệ với phụ huynh có xe đưa các cháu đi như: ( Nhà lưu niệm Bác Hồ; Tượng đài Lý Tự Trọng; Chùa Miếu; Chùa Cẩm Sơn…) - Tổ chức cho trẻ xem băng hình về thủ đô Hà nội, Lăng Bác Hồ, chùa một cột…Những món ăn đặc sản quê hương qua công nghệ thông tin( Giò lụa; kẹo cu đơ; bưởi Phúc Trạch…) 2. Nâng cao nhận thức về quan điểm tích hợp trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ theo chương trình Mầm non mới: Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở, linh hoạt cho giáo viên tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ điểm bằng cách phối hợp một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan sát, tìm hiểu môi trường tự nhiên, xã hội vận động tham gia trò chơi, làm quen với âm nhạc, hát, kể chuyện đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt động sáng tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này cho phép giáo viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa ra các tình huống xẩy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những nội dung tích hợp không nặng nề ôn tồn mang tính chất số cộng mà tích hợp ở đây nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ nhàng, mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ điểm cô đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghiệm của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học. Để giúp giáo viên nhận thức được điều này thì qua các cuộc họp chuyên môn tôi đã để cho giáo viên có thời gian nghiên cứu tài liệu đồng thời cho giáo viên có những ý kiến đề xuất về những mặt đã thực hiện được và những tồn tại còn mắc phải trong quá trình tích hợp các nội dung giúp giáo viên đễ dàng thực hiện tốt chương trình. Ví dụ: Trong hoạt động chung cho trẻ trò chuyện về đồ dùng gia đình.” Chủ điểm gia đình” Tổ chức cho trẻ cùng chung sức ghép tranh “ áo, quần, nồi, bát, tủ, giường…” thông qua trò chơi trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, hình dạng, chất liệu, công dụng…của đồ dùng đó. Tổ chức cho trẻ hoạt động làm ra sản phẩm đồ dùng 7 gia đình theo ý tưởng của trẻ. Cô cần phải cung cấp vừa thu hút trẻ tham gia hoạt động tích cực đồng thời thông qua các hình thức, nội dung tích hợp nhẹ nhàng đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức về chất liệu, công dụng, cách bảo quản đồ dùng, cũng như rèn luyện kỷ năng tạo hình và phát triển tình cảm xã hội về hiểu biết gia đình Nắm bắt được quan điểm tích hợp, giáo viên đã biết vận dụng linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi, điều này đã được thể hiện rõ qua quá trình tôi đã kiểm tra kế hoạch giáo viên xây dựng mục tiêu chủ đề, lên mạng nội dung, mạng hoạt động của từng chủ điểm, qua bài soạn, qua việc thăm lớp dự giờ. Ví dụ: Trong hoạt động chung làm quen với toán “ nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật ” ở chủ đề “ ngành nghề ”, ngay từ khi lên kế hoạch tổ chức hoạt động này giáo viên đã xác định mình sẽ tích hợp nội dung gì để thu hút được trẻ tham gia cũng như làm nổi bật ở chủ đề mình đang thực hiện như: trò chuyện về nghề nghiệp, hát về “Cháu yêu cô chú công nhân” về tên các đồ dùng, đồi chơi trong lớp học có các khối vuông, khối chữ nhật. Ví dụ: Làm quen bài thơ” Tết đang vào nhà” chủ điểm mùa xuân. Giáo viên tổ chức cho trẻ đi hội chợ xuân mua sắm đồ dùng, cây cảnh về chuẩn bị ngày tết như: Hoa mai, hoa cúc, nụ tầm xuân, bánh kẹo thông qua tên các loài hoa và bánh kẹo giáo viên cho trẻ hiểu được một mùa xuân mới đang về, trẻ lớn thêm một tuổi, những loài hoa, những món ăn đặc trưng của mùa xuân 3. Tạo mọi điều kiện, cơ hội giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến phương pháp dạy học của đội ngủ giáo viên. đổi mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Với những hiểu biết của bản thân và đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một giờ hoạt động như sau: Tổ chức tiết dạy: 8 * Đối với giáo viên: - Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động diển ra trong tiết dạy. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở trẻ và hướng khắc phục. - Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì giáo viên cần coi trọng cách học cá nhân của trẻ. Cho trẻ hoạt động theo những nhóm nhỏ, trẻ được thảo luận, trải nghiệm, được tạo ra những sản phẩm theo ý tưởng của mình, được nêu lên những quan điểm, nhận xét của cá nhân và đưa ra dự kiến của mình với nhóm bạn. - Cần phải giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng các lĩnh vực. - Đổi mới phương pháp là cách học " Lấy trẻ làm trung tâm" dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung, kiến thức cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý theo lứa tuổi. Hình thức tổ chức hoạt động chung đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất “ Học mà chơi, chơi mà học" của trẻ mầm non. Tùy vào các hoạt động chung ở mỗi chủ đề mà giáo viên có thể linh hoạt sáng tạo đưa ra những hình thức và phương pháp phong phú đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn các hoạt động, khuyến khích trẻ khám phá, bộc lộ suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình hoạt động tạo được sự hứng thú say mê đối với trẻ để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện. * Đối với trẻ: - Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế thoải 9 mái cho trẻ khi bước vào hoạt động. - Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quả trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể. Để giúp giáo viên hiểu sâu sắc vấn đề đổi mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã xây dựng và tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết dạy mẫu, kiến tập, thao giảng, thông qua đó cho giáo viên thảo luận, phân tích cụ thể về: Tiết dạy đã đổi mới chưa? đổi mới ở chổ nào? Có gì khác so với những hoạt động trước? Đồng thời qua những lần dự giờ trên lớp tôi đẫ phân tích rất cụ thể, chỉ ra cho giáo viên thấy những mặt làm được, những mặt hạn chế của giáo viên trong việc vận dụng phương pháp trong quá trình giảng dạy. Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp và thực sự mang lại hiệu quả cao cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, giúp giáo viên chủ động, mạnh dạn, tích cực, sáng tạo hơn trong quá trình tổ chức hoạt động chung. 4. Tận dụng cơ hội làm phong phú kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động chung. Để tổ chức hoạt động chung giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm trên hoạt động chung thì việc tận dụng cơ hội mọi lúc, mọi nơi để cung cấp kiến thức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, thông qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động góc, dạo thăm giáo viên có thể cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh, về con người, cuộc sống làm quen các bài thơ, câu chuyện các trò chơi hình thành một số kiến thức, kỷ năng giúp cho trẻ tự tin hơn khi tham gia hoạt động chung với cô và các bạn, thực hiện các yêu cầu mang tính chất giải quyết vấn đề. Ví dụ: Để tổ chức hoạt động chung cho trẻ làm quen tác phẩm văn học: Chuyện “ Sự tích quả dưa hấu” Buổi chiều hôm trước cô tổ chức cho trẻ đi tham quan vườn cây ăn quả của trường. Trẻ được quan sát, tìm tòi, trải nghiệm, nêu lên nhận xét về quá trình phát triển của cây, môi trường sống, nguồn gốc của cây dưa, trẻ tham gia chăm sóc cây… về lớp trẻ sắp xếp các bức tranh theo quá trình phát triển của cây…Qua hình thức đó để thu hút hứng thú của trẻ vào tiết học có hiệu quả hơn. 10 [...]... quá trình để giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động chung cho trẻ nhất là biết tận dụng mọi cơ hội và điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tốt nhất 5 Sử dụng phần mềm power point trong tổ chức các hoạt động chung: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi, học hỏi để luôn sáng tạo, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động nhằm tạo. .. tế Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc Trước khi áp dụng các biện pháp Đạt Còn hạn chế Số Số Tỷ lệ % Tỷ lệ % trẻ trẻ Sau khi áp dụng các biện pháp Đạt Còn hạn chế Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ % trẻ % 70 62% 43 38% 113 100% 65 57 .5% 48 42 ,4% 108 95, 6% 68 60% 45 40 % 1 05 93% 80 70.1% 33 29,2% 110 97.3% 0 5 0 ,44 % 8 0,71% 3 C KẾT LUẬN * Bài học kinh nghiệm: Để thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động. .. của giáo viên vì thế việc hướng dẫn thiết kế môi trường đến tổ chức các hoạt động chung cho trẻ được tôi triển khai rất rõ trong quá trình tổ chức chuyên đề và qua các buổi thảo luận, thăm lớp dự giờ để có sự góp ý về phương pháp tổ chức các hoạt động cho các giáo viên, đánh giá tổ chức các hoạt động của giáo viên thông qua khảo sát và kiểm tra mọi hoạt động trên trẻ có sự thống kê và điều chỉnh cả trong. .. giáo viên vững vàng hơn nhiều trong chuyên môn, linh hoạt sáng tạo trong nghiên cứu đổi mới hình thức phương pháp tổ chức, đặc biệt là biết tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ “ lấy trẻ làm trung tâm ” trong quá trình dạy học để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, cũng như vận dụng hoạt động mọi lúc, mọi nơi để cung cấp các kiến thức cho trẻ nhằm giúp trẻ tham gia vào các hoạt động. .. động một cách phù hợp - Giúp giáo viên biết linh hoạt sáng tạo trong đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động chung cho trẻ, lồng ghép tích hợp các nội dung phù hợp - Phát huy năng lực hoạt động của hội đồng chuyên môn để tổ chức bồi dưỡng dạy mẫu giúp đỡ những giáo viên còn yếu về chuyên môn Hàng tháng tổ chức chấm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề để nhằm nâng cao phong trào thi đua giữa giáo viên. . .Tạo cơ hội và kích thích trẻ tích cực sáng tạo là một yêu cầu đổi mới trong giáo dục Mầm non, từ đó đặt ra sự đòi hỏi cao từ phía giáo viên, giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội, mọi tình huống để thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động Để làm được điều đó thì giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, là người sáng tạo, linh hoạt luôn suy nghĩ để tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động. .. gia tổ chức các hoạt động với giáo viên và nhà trường như: Cung cấp nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, mua sắm trang thiết bị, tham gia các hội thi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong lớp cũng như trong nhà trường D KIẾN NGHỊ Để tổ chức tốt các hoạt động chung cho trẻ 4 - 5 tuổi theo chương trình mầm non mới tôi có ý kiến đề xuất như sau: - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa trong. .. dạy trẻ Tuỳ vào các hoạt động chung ở mỗi chủ đề mà giáo viên có thể linh hoạt, sáng tạo đưa ra những hình thức và phương pháp, tạo cảm xúc, lựa chọn các trò chơi phong phú và đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn các hoạt động, khuyến khích trẻ khám phá, bộc lộ suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình hoạt động tạo được sự hứng thú, say mê đối với trẻ để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng thông... sự đánh giá chất lượng trẻ theo mục tiêu phát triển các lĩnh vực theo độ tuổi * Chất lượng giáo viên so với đầu năm (Tổng số giáo viên khối 4 tuổi là: 6) Trước khi áp dụng các biện pháp Nội dung khảo sát Đạt Sau khi áp dụng các biện pháp Còn hạn chế Đạt Còn hạn chế Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng 3 50 % 3 50 % 6 100% 0 2 33 .4% 4 66,6% 6 100% 0 1 16.6% 5 83 ,4% 100% 0 - Nắm vững nội... này giáo viên tạo ra cách chơi cho trẻ, bằng cách cô là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ cùng các bạn hoạt động trải nghiệm, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tích cực đạt kết quả thông qua trò chơi trên máy chiếu * Sử dụng phần mềm hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình Cũng giống như bất cứ hoạt động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó đưa đến sự thành công và sáng . động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới sau đây: 5 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. 1 Hiệu trưởng trường mầm non Thạch Linh SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN SÁNG TẠO TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHUNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THEO CHƯƠNG TRÌNH MẦM NON MỚI. A.ĐẶT VẤN ĐỀ . mầm non mới. - Điều tra thực trạng chất lượng trong tổ chức hoạt động chung cho trẻ 4-5 tuổi theo chương trình mầm non mới. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số biện pháp giúp giáo viên sáng tạo

Ngày đăng: 05/04/2015, 23:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w