1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dấu ấn đường thi trong thơ lưu trọng lư

41 802 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 255 KB

Nội dung

Phong trào Thơ mới đã làm xuất hiện nhiều nhà thơ với những tư tưởng mới như Xuân Diệu, HànMặc Tử, Thế Lữ, Huy Cận…, trong số đó, Lưu Trọng Lư là người đã đóngkhông nhỏ cho diện mạo của

Trang 1

sự cảm thông và góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Đắk lắk, ngày…tháng…năm 2015 Người thực hiện

Triệu Thị Thương

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lí do chọn đề tài

Phong trào Thơ mới xuất hiện 1932-1945, một mặt đáp ứng được sự thayđổi của thi ca trong hành trình đi lên của nó, mặt khác lại là mảnh đất để các nhàthơ có thể làm mới mình, bộc lộ tiếng nói của chính mình Phong trào Thơ mới

đã làm xuất hiện nhiều nhà thơ với những tư tưởng mới như Xuân Diệu, HànMặc Tử, Thế Lữ, Huy Cận…, trong số đó, Lưu Trọng Lư là người đã đóngkhông nhỏ cho diện mạo của Thơ mới, thành tựu thơ ông để lại ấn tượng kháđậm nét trong lòng độc giả

Trong chặng đường sáng tác khá dài trên 50 năm, Lưu Trọng Lư đã để lạinhiều tác phẩm thực sự có giá trị Ông sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết,truyện, kịch thơ, kí sự,… Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp mangdấu ấn riêng nhưng lại nổi tiếng với danh hiệu nhà thơ Giữ vai trò là nhà thơtiên phong trong phong trào Thơ mới nhưng chất thơ của ông không “tây” nhưXuân Diệu, không “sầu vạn cổ” như Huy Cận, không “điên cuồng” như HànMặc Tử mà có sự đan quyện giữa cổ điển và hiện đại, phương đông và phươngtây, nói cách khác thơ ông vừa có vẻ đẹp cổ điển vừa có luồng gió của thời đạimới Cùng với các nhà thơ khác như Phan Văn Dật, Nguyễn Nhược Pháp, VũHoàng Chương…, thơ Lưu Trọng Lư có khuynh hướng quay về với thơ Đường Thơ Đường không những mang nội dung sâu sắc mà hình thức thể hiệncủa nó cũng vô cùng tinh tế, chính thể thơ mẫu mực này đã có ảnh hưởng khálớn đối với văn học Việt Nam, đặc biệt là về mặt thi pháp Ở đây, người ta cóthể nhận thấy sự gặp gỡ, tương giao về cả tâm tưởng, ý nghĩ cho đến hình ảnhtạo lập nên thơ cổ điển Việt Nam Ngay cả phong trào Thơ mới mà tiêu biểu làLưu Trọng Lư - cách tân về thi ca cổ điển Việt Nam vẫn còn mang dấu ấnđường thi rất đâm nét

Trang 4

Sự nghiệp sáng tác thơ của Lưu Trọng Lư đã trở thành đối tượng nghiêncứu tìm hiểu của giới lí luận phê bình từ rất sớm, nhưng để tìm hiểu về vấn đềdấu ấn Đường thi trong thơ Lưu Trọng Lư dường như vẫn còn bỏ ngỏ Chính vìvậy, người viết chọn vấn đề “Dấu ấn đường thi trong thơ Lưu Trọng Lư” làm đềtài nghiên cứu của chuyên đề với mong muốn góp một phần nhỏ trong việcnghiên cứu tìm hiểu các sáng tác của Lưu Trọng Lư Đặc biệt đi sâu vào tìmhiểu sự ảnh hưởng của thi pháp thơ Đường đối với thơ Lưu Trọng Lư, từ đó thấyđược đặc điểm bút pháp thơ Lưu Trọng Lư, cũng như những nỗ lực cống hiếncủa nhà thơ cho góp đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

Là một giáo viên trong tương lai, đồng thời cũng là người yêu thích Thơmới, do đó kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần giúp người viết giảngdạy và nghiên cứu tốt hơn sau này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu dấu ấn Đường thi trong thơ Lưu Trọng Lư để thấy được sự ảnhhưởng của thơ Đường đối với tác giả - một cây bút tiên phong của phong tràoThơ mới

- Góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả

Trang 5

PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Ngay từ khi mới xuất hiện, sáng tác của Lưu Trọng Lư đã gây được sựchú ý của rất nhiều người và trở thành đối tượng của nghiên cứu, phê bình líluận Mỗi công trình nghiên cứu có một cách nhìn nhận đánh giá riêng về sángtác của Lưu Trọng Lư và ít nhiều đã đề cập đến những ảnh hưởng của thi phápthơ Đường đối với sáng tác của Lưu Trọng Lư

Bóng dáng thơ Đường đã tồn tại một cách đường hoàng trong phong trào

Thơ mới (1932-1945) Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – nhà lí luận phê

bình xuất sắc của thời đại đã viết: “huống chi trong hàng thanh niên chịu ảnhhưởng thơ văn Pháp, nhiều người lại quay về thơ Đường Thanh thế thơ Đường

ở nước ta xưa nay bao giờ cũng lớn nhưng vì cái học khoa cử, những bài viếtkiệt tác ngâm đi giảng lại thành vô nghĩa Nó chỉ còn là những cái máy để đúc rahàng vạn bài thơ dở Đến khi khoa cử bỏ, chữ nho không còn là đường tiến thânsong thiếu niên tây học vẫn có người xem sách nho họ chỉ cốt tìm nguồn sốngtinh thần, họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mát mẻ, có điềukiện cần thiết dễ hiểu thơ Cho nên dầu dốt nát, dầu nghĩa câu nghĩa chữ lắm khi

họ rất mờ họ đã hiểu thơ đường hơn nhiều khoa tây bảng” [ 1, tr.38-39] “hồn

thơ đường vắng đã lâu nay trở về trong thơ việt”- Thi nhân Việt Nam [ 1, tr.39]

Ngô Văn Phú trong thơ Đường ở Việt Nam đã khẳng định sự có mặt của

thơ Đường ở Việt Nam Qua việc đề cập đến ảnh hưởng của thơ Đường đối với

Hồ Chí Minh, các nhà Thơ mới, tác giả kết luận: thơ Đường vẫn không thể thiếuđược trong món ăn tinh thần của các nhà thơ từng “tuyên chiến” với nó

Quách Tấn với Thi pháp thơ Đường đã cho ta thấy được cách tiếp cận cũng

như sức tác động về bề rộng lẫn bề sâu của thơ Đường là khá lớn ở nhiều quốcgia trên thế giới Đặc biệt ở Việt Nam, thơ Đường đã đi sâu vào trong tâm thứcvăn hóa Việt Nam

Dấu ấn thơ Đường còn bàng bạc trong các sáng tác của một số nhà thơ

trong phong trào thơ mới như: Tràng giang của Huy Cận, Tống biệt hành của Thâm Tâm, Đây thôn Vĩ Dạ, Một nửa trăng của Hàn Mặc Tử,…

Trang 6

Là một cây bút khá tiêu biểu trong giai đoạn đầu của phong trào thơ Mới và

được rất nhiều nhà nghiên cứu như Hoài Thanh Hoài Chân ( Thi nhân Việt Nam)

Hà Minh Đức, Lê Đình Kỵ, Lê Tràng Kiều ( thơ Lưu Trọng Lư- những lời

bình,2000 ) Nhưng hầu hết những công trình đó chỉ đi sâu tìm hiểu một khía

cạnh về nghệ thuật nhạc điệu trong thơ Lưu Trọng Lư, chưa có công trình nào đisâu vào nghiên cứu về dấu ấn Đường thi trong thơ Lưu Trọng Lư

Trong bài viết “một nhà thơ mới rất chú trọng về âm điệu:Lưu Trọng Lư”

tác giả Lê Tràng Kiều phân tích khá rõ nét đặc sắc của nhà thơ về âm điệu

Hà Minh Đức cũng chỉ khái quát cái mộng, cái mơ, cái tình của Lưu Trọng

Lư để qua đó chỉ ra sự phát triển của cái tôi Lưu Trọng Lư trong giai đoạnsau.Còn đặc điểm về sự ảnh hưởng của thơ Đường trong thơ Lưu Trọng Lưkhông phải điều mà ông hướng tới

Riêng Lê Đình Kỵ có tập trung khai thác một khía cạnh đặc điểm ngôn ngữthơ Lưu Trọng Lư về vần điệu trong thơ ông rồi từ đó có những khám phá mới

mẻ về dòng cảm xúc của hồn thơ mơ màng chìm đắm trong tình yêu

Những bài viết bài nghiên cứu về Lưu Trọng Lư thì rất nhiều nhưng chỉđem đến cho bạn đọc những hiểu biết riêng lẻ về từng khía cạnh khác nhau vềthế giới nghệ thuật thơ và ngôn ngữ thơ Lưu Trọng Lư mà thôi.Vì vậy với đề tàinày tôi muốn đi tìm hiểu sâu hơn về dấu ấn của thi pháp thơ Đường trong sángtác của Lưu Trọng Lư

Trang 7

PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Dấu ấn của Đường thi trong thơ Lưu Trọng Lư

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát sáng tác của LưuTrọng Lư trong các tác phẩm sau:

- “Tiếng thu”, Lưu Trọng Lư, Nhà xuất bản Văn học, năm 1995

- “Thơ mới 1932-1945, tác giả và tác phẩm”, Nhà xuất bản Hội nhà văn,năm 1998

- “Hợp tuyển văn học Châu Á”, tập 1, Lưu Đức Trung chủ biên, Nhà xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội

- Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm sáng tác của một số nhà thơ mớikhác để có căn cứ làm sáng tỏ hơn ảnh hưởng của thơ Đường trong thơ LưuTrọng Lư

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của thơ Đường trong thơ Lưu Trọng Lư

- Nguyên nhân của sự ảnh hưởng

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiêncứu chủ yếu sau đây:

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: đây là phương pháp giúp chúng tôi đisâu vào các tác phẩm để thấy được dấu ấn thơ Đường trong sáng tác của LưuTrọng Lư ở phương diện hình thức

Trang 8

Phương pháp so sánh, đối chiếu: để có cái nhìn so sánh ảnh hưởng của thơĐường đối với Lưu Trọng Lư và một số nhà thơ Mới khác.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: để phân tích luận điểm, luận cứ nhằmlàm sáng tỏ vấn đề, trên cơ sở đó tổng hợp, khái quát để đưa ra kết luận, đánhgiá

Ngoài phần đặt vấn đề, tổng quan/cơ sở lí luận, nội dung và phương phápnghiên cứu, dự kiến kết quả và tài kiệu tham khảo, chuyên đề gồm 2 chương:

Trang 9

PHẦN THỨ TƯ: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 1: KHÁI QUÁT THƠ ĐƯỜNG VÀ CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ LƯU TRỌNG LƯ

1.1 Khái quát thơ Đường

1.1.1 Khái niệm Đường thi

Khái niệm Đường thi có từ thời Đường (618- 907) – một triều đại được coi

là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc Kháiniệm Đường thi vẫn là một khái niệm co dãn, có khi chỉ tất cả các bài thơ đượcsáng tác vào đời Đường của Trung Quốc (bất kể thuộc cổ thể hay cận thể), cókhi lại chỉ tất cả các bài thơ làm theo thể đường luật (bất kể được sáng tác vàolúc nào, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam)

Cách hiểu thứ nhất, Đường thi được hiểu trùng với phạm vi của một triềuđại cuốn toàn Đường thi đã sưu tập được 48900 bài thơ của hơn 2200 tác giảsống trong khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 907, và được sáng tác trên 3thể chính: thơ Đường luật, thơ cổ phong và nhạc phủ Theo cách phân chia nàythơ Đường được chia thành 4 giai đoạn: Sơ Đường(618- 907), Thịnh Đường(713- 766), Trung Đường (766- 835), Vãn Đường (835- 907) Nếu theo cáchhiểu này, khái niệm Đường thi bị bó hẹp là thơ của một triều đại

Về cách hiểu thứ hai, có nghĩa là Đường thi trở thành một thể tài, có nhữngnguyên tắc và chuẩn mực nhất định Khái niệm Đường thi đồng nhất với kháiniệm luật thi- một thể thơ mới ra đời vào thời Đường Như vậy sẽ không còn bóhẹp về không gian và thời gian, chỉ cần những sáng tác đảm bảo quy tắc của luậtthi đều là thơ Đường Nhận thấy rằng tất cả những sáng tác vào thời Đường, dùtrực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng bởi thơ đường luật.Thời Đường có một sự vận động lớn trong thơ ca, mà luật thi là sản phẩm caonhất của quá trình đó Nên hiểu theo nghĩa phái sinh Đường thi là một thể loạithơ cũng là hợp lý

Tuy nhiên, chúng ta cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm thơĐường và thơ đường luật:

Trang 10

Thơ Đường là một khái niệm rộng, dùng để chỉ toàn bộ thơ ca sáng tác thờinhà Đường, trong đó có rất nhiều loại: cổ thể, cận thể…

Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể để phân biệt với cổ thể, cổ phonghoặc gọi là thơ cách luật Tức là phải làm theo luật chặt chẽ về thể, cách Nóphải tuân theo một cấu trúc nhất định với những yêu cầu về: vần, niêm, luật, đối,

bố cục, kết cấu

Đối với người Việt Nam rất hay nhầm lẫn hai loại thơ này, vì Đường luật làđặc trưng của thơ Đường, trong khi đó người Việt Nam quen tiếp thu và làmtheo thơ Đường luật

Phong cốt và hứng kí là hai khái niệm dùng để diễn đạt đặc trưng về nộidung của thơ Đường luật Phong cốt thơ Đường lấy cứng cỏi mạnh mẽ của HánNguỵ, bỏ đi phong kí suy đồi đồi thời Lục triều Có người nhận xét phong cốtcủa Đường thi là “tinh thần lạc quan sẵn có của người đời Đường kết hợp vớitính cách anh hùng trong văn học Kiến An và truyền thống tinh thần lí tưởng từKhuất Nguyên trở đi” Hứng kí nghĩa là tỉ hứng kí thác, thủ pháp của thi nhândùng tỉ hứng để kí thác hoài bão chính trị của mình (gọi tắt là tỉ hứng) Hứng kíthơ đường đã tiếp thu và thể hiện quan niệm “mỹ thích tỉ hứng” của truyềnthống, coi trọng tác dụng phản ánh hiện thực cuộc sống, đặc biệt là nêu lên nỗikhổ và cách giải thoát u phẫn trong lòng nhân dân Tuy nhiên có sự đổi mới vềphương thức thể hiện, vận dụng thủ pháp “trực trần kì sự” của thể phú nên lờithơ cứng cỏi sắc bén

Trang 11

Thanh điệu và từ chương là yếu tố cấu thành về hình thức của Đường thi.Thanh luật đường thi là sự kế thừa và phát triển hệ thống thanh luật của thơ cathời Tề Lương Theo những ghi chép trong “Thơ ca bát bệnh” của Thẩm Ước tathấy thơ ca thời Tề Lương chia thanh điệu thành 4 loại “bình, thượng, tứ, thập”,tuy chặt chẽ trong từng liên, từng câu nhưng lỏng lẻo giữa các liên, và các phầnrườm rà khó nhớ Cách lưỡng phân thanh điệu thanh bằng và trắc cùng vớinhững quy định chặt chẽ về niêm luật tạo thành một phương thức quy phạm hoátuy có phần ngặt nghèo nhưng lại thuận tiện trong học tập và nắm vững thơĐường có sự biến hoá linh động trong tổ chức cú pháp Sử dụng phổ biến hìnhthức đảo trang, tỉnh lược mất đi trật tự logic của tản văn, câu thơ trở nên cô đọnghàm súc hơn Ngôn ngữ Đường thi vừa chân thực vừa cứng cỏi, vừa thẳng thắnvừa xác thực Nó mất đi dạng âm tiết tự nhiên cái gọi là ngôn ngữ đời thường,những hư từ không còn xuất hiện trong văn thơ nữa nó cũng không phải là ngônngữ bóng bẩy, trau chuốt của thơ ca Nam Bắc triều mà là ngôn ngữ tinh tế đượclựa chọn kĩ lưỡng hết sức tự nhiên chứ không hề sống sượng Nói chung, trongthơ Đường ta thấy lại phong kí lãng mạn nhưng cũng giàu tính hiện thực củaKinh thi và Li tao, có yếu tố trữ tình, tự sự của thơ ca thời Hán, Lục triều, có sựphong phú về nội dung phản ánh và sự phát triển của thơ ca thời Nguỵ Tấn Sựdung hợp đầy đủ những yếu tố đó trong thơ thơ ca của một thời đại là lí do thơĐường được tôn vinh là di sản đặc sắc trong nền văn học trong nước và thế giới.Chúng ta có thể phân loại thơ đường như sau:

Thơ Đường

Cổ thể thi Nhạc phủ (dân gian)

Cổ phong (bác học)Tân thể thi Tuyệt cú

Luật thiTrường luật

Từ (nhạc)Nói gọn lại, dựa trên tiêu chí số chữ trong một dòng thơ, trừ loại lục ngôn(số lượng ít) thì thơ Đường có 2 loại chính: ngũ ngôn và thất ngôn, trong đó mốiloại có 3 thể: cổ phong, tuyệt cú và luật thi

1.1.2.1 Thể cổ phong

Trang 12

Là thể tự do về câu, chữ, không cần niêm, luật, chỉ cần vần để làm cho câuthơ uyển chuyển mà thôi Loại thơ này có khả năng phản ánh hiện thực phức tạpđầy biến động hoặc biểu hiện nhiều sắc thái tình cảm rất phong phú và mạnh

mẽ, chẳng hạn trọng “Hành lộ nan”, Lý Bạch đã viết:

“hành lộ nan, hành lộ nan

Đa lỳ lộ kim an tại”

ở đây, sự băn khoăn, day dứt của thi tiên Lý Bạch giữa lẽ xuất xử và conđường muốn về ở ẩn của mình Dường như qua cách ngắt nhịp 3/3 của loại thơnày người ta càng thấy rõ hơn sự bức bối, giằng xé trong nội tâm ông rất trựcquan, mạnh mẽ…hai sắc thái đan xen cùng nhau mà cứ thế phân vân chọn lựa

1.1.2.2 Thể tuyệt cú (tứ tuyệt)

Là loại thơ được xem là ngắn nhất của Trung Quốc với đặc trưng là “dĩthiểu kiến đa” rất hàm súc, cô đọng

Thơ chỉ mang một nét, nhưng một nét có hồn, chỉ trong một khoảnh khắc

tự nhiên nào đó thôi mà tâm hồn của con người, của thi nhân được thăng hoagần như tuyệt đối Đồng thời thơ ở đây cũng chính là hạt tiêu, hạt nhân nghệthuật trong cấu trúc nhỏ, gọn mà sức vang vọng và ám ảnh lại vô cùng lớn

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 6 điểm: vần, niêm, luật, đối, kết cấu, tiết tấu.Luật thơ Đường gắn với triết lý âm dương của người phương Đông Có thểxem bài thơ Đường như một hệ thống nghệ thuật mà mọi yếu tố đều vận hành

Trang 13

trên nguyên lí kết hợp, đan xen, đắp đổi, chuyển hoá lẫn nhau…giữa âm vàdương Tất cả thể hiện năng lực cơ bản, nhịp điệu, vận kiếp của vũ trụ.

Luật chia thành luật bằng trắc và luật đối Luật bằng trắc của thơ Đườnglưỡng phân thanh điệu thành “thanh bằng” và “thanh trắc” đó là sự đối lập về

âm thanh của các chữ thứ 2-4-6 trong một câu thơ Nếu chữ thứ 2 của câu đầutiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có “luật bằng”, nếu chữ thứ 2 câu đầu dùngthanh trắc thì gọi là bài có “luật trắc” trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải hai chữ kia Nếu một câu thơđường mà không theo quy định này thì được gọi là “thất luật”

Còn luật đối là những quy định về sử dụng nghệ thuật đối trong một câu vàtrong một liên Đối là phương thức tổ chức lời văn bằng điệp cú pháp nhằm tạohai vế, mỗi vế là một câu tương đối hoàn chỉnh, được viết thành hai dòng cânxứng song đôi Đối ngẫu có từ trước, sử dụng phổ biến trong thơ ca nhưng đốitrượng chỉ dùng trong thơ Đường Hình thức đối trượng người ta gọi là công đối.Công đối là hình thức đối đầy đủ cả về ý và về thanh điệu, từ loại Khoan đối,đối rộng, đối không chỉnh, đối lỏng Liên thứ 3, thứ 4 trong một bài thất ngônluật thi phải đối và nếu chuẩn là hình thức công đối

Luật là cách thức tổ chức âm thanh trong một liên, và trong một câu củaliên Niêm là cách thức tổ chức âm thanh giữa các liên với nhau Các câu trongmột bài thơ đường giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm vớinhau” Hai câu thơ niêm với nhau khi âm thanh của những chữ thứ 2, 4, 6 trongmột niêm tương đồng về mặt âm thanh, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc

Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thànhkhông niêm thì bài đó bị gọi là “thất niêm” Nguyên tắc niêm trong một bài thơđường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8Câu 2 niêm với câu 3Câu 4 niêm với câu 5Câu 6 niêm với câu 7Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, đượcdùng để tạo âm điệu trong thơ Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùngtại cuối các câu 1,2,4,6 và 8 Những câu này được gọi là “vần với nhau” Nếumột bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về

Trang 14

vần thì được gọi là “thất vần” Trong một bài thơ nếu câu đầu tiên gieo vần thìgọi là “thủ cú nhập vận”, và ngược lại gọi là “thủ cú bất nhập vận” Bài thơ từđầu đến cuối gieo một vận gọi là “độc vận” những chữ có vần giống nhau hoàntoàn gọi là “vần chính”, những chữ có vần giống nhau gọi là “vần thông” Hầuhết thơ Đường dùng vần thanh bằng nhưng cũng có các ngoại lệ.

Đây chính là loại thơ mà cấu tứ dựa trên các mối quan hệ đối lập mà đồngnhất giữa các sự vật, hiện tượng thông qua một ngôn ngữ hàm súc, gợi mở vớinhững từ đắc, nhãn tự, ta thường gọi là “ý tại ngôn ngoại” Mặt khác, thể thơnày tuy chặt chẽ về cách luật để mang tính gò bó, nhưng lại có ưu điểm là cấutrúc nội tại cấu đối, âm điệu hài hoà, phù hợp với nhu cầu thể hiện tình cảm nộitại, sâu lắng, trầm tư

Có rất nhiều mối quan hệ đã được các nhà thơ tạo dựng: con người và conngười trong tất cả các mối quan hệ chằng chịt, con người và thiên nhiên, cảnh vàtình, quá khứ và hiện tại, không gian và thời gian… đọc thơ Đường ta phải pháthiện ra các mối quan hệ ấy và lí giải ý nghĩa của chúng Có thể nói rằng, quan hệđồng nhất giữa các mặt đối lập trong thơ Đường, các hiện tượng mà cảm quanthông thường cho là mâu thuẫn là hoàn toàn hợp lí với tư tưởng của ngườiphương Đông Thường tạo nên những bài thơ câu thơ hay nhất trong thơ Đường.Đối với thơ Đường, nhà thơ luôn chú ý đến những vấn đề khi sáng tác như:

đề tài sáng tác, không gian trong thơ, thi liệu và tứ thơ nên bài thơ luôn mangtính chặt chẽ, thể hiện ý thơ mà không để lộ chủ thể trữ tình trong thơ

1.2 Sơ lược các chặng đường thơ Lưu Trọng Lư

1.2.1 Sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư

Hơn 50 năm cầm bút, sáng tác trong hai giai đoạn trước và sau cách mạng.Lưu Trọng Lư đã tạo nên được một dấu ấn riêng, một phong cách độc đáo vàcho ra đời những tác phẩm thật sự có giá trị Chính những điều đó đã đưa LưuTrọng Lư thành một phong cách độc đáo, không thể nào lẫn với một phong cáchthơ nào khác

1.2.2 Thơ Lưu Trọng Lư trước cách mạng

Trang 15

Với chặng đường sáng tác khá dài trên 50 năm với trên 4 tập thơ, Lưu Trọng Lư đã thể hiện cuộc hành trình của cái tôi khá là trung thực Năm hai mươi hai tuổi, ông nhập phong trào thơ mới Lúc này nhà thơ còn rất trẻ Ông háo hức bước vào cuộc đời và lao vào làng thơ với trọn vẹn nhiệt tình của một chàng trai thanh niên mới lớn Với bản chất chân thật giàu cảm xúc và cách nhìnđời trong trẻo đằm thắm và tinh tế, Lưu Trọng Lư cho ra đời tập thơ đầu tay

Tiếng thu (1939) Tập thơ đã được giới phê bình và nghiên cứu văn học đánh giá

cao Nó được xem là một trong những công trình văn nghệ được nhiều tiếng vang nhất trong những năm đầu thế kỉ xx bởi chất quyến rũ, say đắm của nó Trong những vần thơ này, Lưu Trọng Lư viết về những kỉ niệm thời thơ ấu, về quê hương, dòng sông, về một phút phân tâm hay một giây đoàn tụ,… và những

rung động của tình yêu Nhiều sáng tác thành công ở giai đoạn này là Tiếng thu,

Nắng mới, Chiếc cáng điều, Xuân về, Chị em, Tình điên, Chiều cổ…trở thành thi

phẩm nổi bật của phong trào thơ mới Người đọc cảm nhận ở Tiếng thu cái tôi

yêu mến chân thành

Điều đáng quý ở hồn thơ Lưu Trọng Lư còn là khả năng nắm bắt, diễn tảnhững cảm xúc mơ màng, bàng bạc lan thấm vào mọi ngõ ngách của tâm hồn.Tuy nhiên, tâm hồn ông tuy chân thành nhưng không gắn bó với cái gì lâu dài,chỉ biết buông mình vào mơ mộng, giang hồ phóng đãng trong một mối sầu não

nề và ngày càng mất phương hướng Cái tôi ấy đã như một màu sắc buồn đau biquan trong thơ Lưu Trọng Lư những năm trước cách mạng Nhưng may mắncho Lưu Trọng Lư, khi nhà thơ mới chớm bắt vào suy nghĩ có tính chất hư vôthì cách mạng đến, kịp thời chỉ hướng cho ông cũng như bao nhà thơ khác

1.2.3 Thơ Lưu Trọng Lư sau cách mạng

Cách mạng đã sinh thành ra hai số kiếp: “một kiếp người và một kiếp thơ”

Từ đây, cái tôi cá nhân của nhà thơ đã có sự hoà nhịp trong cái ta chung rộnglớn của cộng đồng Cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Trọng Lư có sự chuyển biến vềchất Đó không còn là cái tôi buồn sầu cô đơn luôn đắm trong tình yêu và mộngtưởng song song với cái tình và cái mộng giờ đây cao đẹp hơn, hùng vĩ hơn vàcũng hiện thực hơn Không còn là cái tôi cô đơn kín mít mà là cái tôi công dân

Trang 16

hoà nhập với cộng đồng Đó là cái tôi hiện thực vào dân tộc, hướng vào đạichúng hướng vào những vấn đề của đời sống kháng chiến.

Nếu như ở thơ Lưu Trọng Lư trước cách mạng, tâm thế hướng nội tự biểu

hiện là tâm thế chủ đạo thì ở những thơ sau này như Người con gái sông Gianh,

tâm thế hướng ngoại và cái nhìn hướng ngoại đã trở thành phương thức trữ tìnhchủ yếu Thơ Lưu Trọng Lư lúc này có sự tăng cường chất liệu hiện thực vàhướng về đại chúng Những sáng tác trong thời gian này ghi lại một bướcchuyển biến của Lưu Trọng Lư đi về hướng đại chúng hướng dân tộc, thơ ôngđạt độ chín trong sự hoà nhập giữa cái tôi và cái ta Một chủ đề lớn xuyên suốt

và bao trùm thơ Lưu Trọng Lư- chủ đề đấu tranh thống nhất đất nước Không

những vậy các bài thơ như Sóng vỗ Cửa Tùng, Tâm sự đôi bờ, Trăng sáng đôi

bờ,…và đến tập Từ đất này, ở đây hồn thơ ông có bước tiến vượt bậc, cái tôi trữ

tình của nhà thơ không còn bó hẹp trong cái riêng tư mà thật sự mở rộng hoànhập với cuộc đời chung chan chứa tình người

Ngoài chủ đề đấu tranh thống nhất, trong Người con gái sông Gianh và một

phần của từ đất này chúng tôi thấy có sự mở rộng đề tài: về bạn bè quốc tế, vềđảng, ca ngợi những đổi thay của cuộc kháng chiến, ở đề tài nào cũng thể hiệntấm lòng chân thành và yêu mến của tác giả Đặc biệt trong những bài thơ viết

về Đảng về Bác Hồ, Lưu Trọng Lư bày tỏ tấm lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc

Rõ ràng ở đây đã có sự phong phú hơn, đa dạng hơn trong cảm xúc, trongcái tôi trữ tình của nhà thơ Và sau này, về cuối đời ở tuổi bảy mươi nhưng dòng

thơ Lưu Trọng Lư vẫn tiếp tục tuôn chảy với bài thơ Đường Ta đi đấy bạn ơi,

Tội giặc, Điệp khúc biển trời,…tâm hồn của nhà thơ hoà nhập với bước đi của

nhân dân, đất nước ông nhìn sâu vào quá khứ, lịch sử và ca ngợi lòng yêu nước,trí dũng cảm, hào hùng với những đổi mới của quê hương đất nước Đặc biệt ởgiai đoạn này thơ Lưu Trọng Lư đã đạt đến độ trầm tĩnh ở mảng thơ tự biểu hiệnmình Ông nghĩ nhiều về đời về thơ về bản thân mình nhưng không phải trong

sự cách biệt như trước cách mạng, mà Lưu Trọng Lư đã có một mùa thơ mớinhư mong ước của mình Sự hoà quyện tư duy triết lí và cảm xúc chân thành đãlàm nên vẻ đẹp sâu lắng và sức sống bền bỉ những bài thơ hay của Lưu Trọng

Lư là hành trình vận động cái tôi trữ tình Lưu Trọng Lư từ cái tôi cá nhân chủ

Trang 17

nghĩa với những tình cảm viển vông xa thực tế đến cái tôi công dân, cái tôi hiệnthực hoà nhập thực sự với cái ta của cuộc đời Tuy nhiên quá trình ấy khôngdiễn ra một cách tự nhiên hay thuận chiều Nhờ sự cố gắng bền bỉ, liên tục trong

ý thức sống “gắn liền với thời đại chúng ta” và tinh thần lao động nghiêm túc,cái tôi Lưu Trọng Lư mới có sự bồi đắp theo thời gian

1.4 Tiểu kết

Thơ Đường du nhập vào nước ta từ rất sớm, ăn sau và ảnh hưởng mạnh

mẽ đến nền văn học dân tộc.Thời kì Bắc thuộc dân tộc ta bị cai trị dưới triều đạiphong kiến Trung Quốc, các nho sĩ sang nước ta truyền bá tư tưởng nô dịchTrung Hoa, chế độ thi cử từ Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều sĩ tử đất Việt,nho sĩ nước ta bắt đầu trau dồi kinh thi, thơ phú thơ Đường Từ đó xuất hiệnnhiều tác phẩm thơ Đường của nhiều tác giả mang đậm dấu ấn Đường thi Sứcsống của nó vô cùng mạnh mẽ, luôn âm ỉ suốt bao thế hệ dù đó là thơ mới thìhơi hướng Đường thi vẫn nồng đượm qua các sáng tác của nhà thơ mới trong đó

có Lưu Trọng Lư

Trang 18

Chương 2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THƠ ĐƯỜNG TRONG THƠ

LƯU TRỌNG LƯ

2.1.Nguyên nhân của sự ảnh hưởng

Việt Nam tự ngàn đời xưa chịu ảnh hưởng về nhiều mặt của nền văn hoáTrung Hoa và cho đến nay, sự ảnh hưởng ấy vẫn còn ghi dấu ấn rất rõ Trong

đó, sự ảnh hưởng của thơ Đường đến văn học Việt Nam là một điển hình mànguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng ấy bao gồm nhiều mặt, tiêu biểu là trong thơLưu Trọng Lư

Trước hết, nước ta đã từng có một thời kỳ dài chịu sự thống trị của phươngBắc, nằm trong nền văn minh lớn Trung Hoa, quán tính từ thời “nghìn năm Bắcthuộc” là theo Hán học và chữ Hán, giáo dục, thi cử đều tham khảo của TrungQuốc, học để thi một cách thực dụng thì theo đúng công thức “thi thiên, Phúbách, Văn sách, Năm mươi”… thuộc lòng để bắt chước là đỗ, làm thơ cũng như

là một nét trong tính cách và phẩm chất, năng khiếu của người Việt Nam Hơnnữa, ngôn ngữ Hán và Việt đều thuộc loại đơn lập, đơn âm là chính, lại có thanhđiệu lên bổng, xuống trầm giống nhau, thể thơ Đường luật (thơ cách luật) ởTrung Quốc đến đời Đường coi như đạt mức hoàn chỉnh về nhiều mặt

Đầu đời Đường (Sơ Đường) thơ cận thể, thơ luật trở thành thể thơ như mọingười ưu chuộng Khi đã được đưa vào thi cử, nó càng trở nên có tính chất quanphương Tóm lại, đó là một thể thơ quy phạm triệt để theo mỹ học phương Đông

ở Trung Quốc thời đó rồi lan sang nước ta Nói quy phạm triệt để là số từ, sốcâu, số chữ cân đối thanh điệu, cân đối trong đối ngẫu, ở lời, ở ý, đến kết cấuchặt chẽ: đề, thực, luận, kết nhất nhất có nhiệm vụ riêng,luôn tới đề tài, lập ý,cấu tứ, chọn lời, tránh những thứ khiếm nhã, những khuyết tật phong yêu, hạctất… Hết thảy đều theo những quy tắc cứng rắn, tuyệt đối không được vi phạm.Đời Đường nổi tiếng là một thời đại thịnh trị, văn hoá, văn minh phát triển cao,không gian tư duy, tư tưởng mở rộng, trật tự xã hội thanh bình, có thể cũng là

Trang 19

nguồn gốc cho mặt thẩm mỹ được quy phạm đến mức đó Còn như đến lúc nào

về sau, nó trở thành bước cản đường tiến lên thì đó là chuyện khác

Như vậy, văn học nước ta tiếp nhận thể thơ Đường luật là tất nhiên, không bỏchút gì về mọi quy phạm trong đó Nhất là khi nó được đưa vào thi cử, giáo dục.Nói đúng hơn, sự tiếp nhận ấy mới là hình thức, mặt cạn của thi pháp, nó còn tiếpnhận chiều sâu của thi pháp Chính vì thế mà trải qua các thời kì lịch sử của nướcnhà nền văn học Việt Nam cũng đã thể hiện rất rõ những sự ảnh hưởng này

Ngay từ thời trung đại, phải nhắc đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ XuânHương, Bà Huyện Thanh Quan… những thi sĩ kiệt xuất thời kì ấy của đất Việt

đã sử dụng rất nhiều những môtip quen thuộc trong Đường thi Ví như Vương

Bột- một trong Sơ Đường tứ kiệt đã viết trong Đằng Vương Cát Tự:

“Lạc hà dữ cô vụ tề phi

Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”.

Đây được xem là hai câu thơ giai cú, mẫu mực cho muôn đời cả về âmhưởng, âm điệu rất hài hoà nhưng lại có rất nhiều sự đối lập Cảnh vật ở đây rấtquen nhưng cách nói lại rất lạ Vương Bột đã để những mặt tưởng chừng nhưđối lập bên cạnh nhau cho đồng nhất như: lấy tĩnh đặt cạnh động, đem trên đặtcạnh dưới, thực- hư, diện- điểm… và ở Nguyễn Du chúng ta cũng có thể thấy sựtương giao này ở một số nét cơ bản như mối quan hệ giữa diện và điểm, người tanhớ đến hai câu thơ tài hoa của ông trong buổi đầu gặp gỡ:

“Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

Đó chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn hiện thực mà ta có thể nhận thấy rất phổ biến trong thơ Việt Nam

Trong dòng chảy đó những thi phẩm Việt Nam hầu hết ít nhiều mangnhững phong vị này của thơ Đường kể cả trong phong trào thơ mới Ta tưởng

Trang 20

chừng ở phong trào này, những thi pháp cổ điển, dân gian không còn vướngbóng, ấy vậy mà không những xuất hiện mà còn gần như trở thành điểm trungtâm, trọng điểm để tạo nên những bài thơ hay, một thi phẩm sâu sắc… Có thể kểđến những tác giả đầu tiên và nổi bật trong phong trào thơ mới có ảnh hưởngtrực tiếp trong vấn đề này như: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu TrọngLư,… trong mỗi nhà thơ chúng ta đều nhận thấy có những điểm tương đồng về

đề tài, không gian, thi liệu, đặc biệt là tứ thơ… Điều quan trọng ở đây, khôngphải chỉ nằm ở tầng mặt của sự ảnh hưởng đó còn phải hiểu hơn nữa về cách ảnhhưởng, gặp gỡ như thế nào của thi pháp thơ Đường vào văn học Việt Nam, đặcbiệt ở phong trào thơ mới

2.2 Ảnh hưởng về nội dung

2.2.1 Về đề tài

2.2.1.1.Đề tài tình yêu đôi lứa

Trong vô vàn những bộn bề của cuộc sống hằng ngày, tình yêu luôn gợi

về một cái gì đó rất tinh khiết, nhẹ nhàng Đó là chuyện muôn thuở mà cũng rấtđỗi riêng tư Gọi là muôn thuở vì những xúc cảm yêu thương vốn là tình cảm tựnhiên của con người, riêng tư ở mỗi người, mang những sắc thái riêng khôngtrộn lẫn Trước đây đạo đức phong kiến với những quan niệm nghiệt ngã đã kìmhãm những tình cảm cá nhân, và tình yêu- thứ tình cảm cao quý nhất của conngười cũng chịu chung số phận Thơ mới đến cái tôi và khát vọng cá nhân củacon người được giải phóng Tình yêu với muôn vàn vẻ đẹp và cung bậc cảm xúc

đã đến với ta trong những vần thơ tha thiết nhất

Ta bắt gặp trong thơ của Lý Bạch cũng nói về đề tài tình yêu đôi lứa trong

bài Ý xuân, trong thời điểm ông sống và làm thơ thì sự bó buộc xã hội lúc bấy

giờ khiến các nhà thơ ít nói về đề tài này, vượt lên hoàn cảnh để nói lên tiếngnói của thời đại, cất cao tiếng hát của con người bằng những tình cảm lớn lao,nhân sinh Ông đã chiến thắng sự rối ren, tương lai mờ mịt mà Lý Bạch đã gửigắm qua bài thơ này

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Thanh-Hoài Chân (2000), thi nhân việt nam, nhà xuất bản Văn học 2. Nhiều tác giả (1998), Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), thi nhân việt nam", nhà xuất bản Văn học2. Nhiều tác giả (1998), "Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm
Tác giả: Hoài Thanh-Hoài Chân (2000), thi nhân việt nam, nhà xuất bản Văn học 2. Nhiều tác giả
Nhà XB: nhà xuất bản Văn học2. Nhiều tác giả (1998)
Năm: 1998
3. Nhiều tác giả (2001), thơ mới 1935-1945,tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: thơ mới 1935-1945,tác giả và tác phẩm
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nhà xuấtbản Hội Nhà Văn
Năm: 2001
4. Nguyễn Thị Bích Hải, thi pháp thơ Đường, Nhà xuất bản Thanh Hoá 5. Mai Hương (2000), thơ Lưu Trọng Lư- những lời bình, Nhà xuất bản Văn Hoá- Thông Tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: thi pháp thơ Đường", Nhà xuất bản Thanh Hoá5. Mai Hương (2000"), thơ Lưu Trọng Lư- những lời bình
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải, thi pháp thơ Đường, Nhà xuất bản Thanh Hoá 5. Mai Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thanh Hoá5. Mai Hương (2000")
Năm: 2000
6. Lê Thị Đức Hạnh (2000), “Lưu Trọng Lư người có công đầu trong phong trào Thơ Mới” Tạp chí văn học (số 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Trọng Lư người có công đầu trongphong trào Thơ Mới” "Tạp chí văn học
Tác giả: Lê Thị Đức Hạnh
Năm: 2000
7. Lưu Trọng Lư (1995), Tiếng thu, Nhà xuất bản văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng thu
Tác giả: Lưu Trọng Lư
Nhà XB: Nhà xuất bản văn học
Năm: 1995
8. Thiếu Mai (1971). “Những dòng thơ của tuổi hai mươi”, Báo văn nghệ (số 473) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những dòng thơ của tuổi hai mươi”, "Báo văn nghệ
Tác giả: Thiếu Mai
Năm: 1971
9. Hà Minh Đức- Nguyễn Văn Thành (2007), Lưu Trọng Lư- tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Trọng Lư- tác gia vàtác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức- Nguyễn Văn Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2007
10. Lương Duy Thứ (1999), giáo trình văn học Trung Quốc, nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình văn học Trung Quốc
Tác giả: Lương Duy Thứ
Nhà XB: nhà xuất bảnGiáo Dục
Năm: 1999
11. Lưu Đức Trung (1999), hợp tuyển văn học Châu Á tập 1 văn học Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hợp tuyển văn học Châu Á tập 1 văn học TrungQuốc
Tác giả: Lưu Đức Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1999
12. Kiều Văn (1996), thơ Lưu Trọng Lư, Nhà xuất bản Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: thơ Lưu Trọng Lư
Tác giả: Kiều Văn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Nai
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w