1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dấu ấn xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi

11 575 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

Dấu ấn xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi Đề cương nghiên cứu dự kiến như sau: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nguyễn Bùi Vợi (5.11.1933 8.5.2008) quê ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông là thầy giáo, nhà thơ được nhiều người yêu mến. Ong được nhiều người biết đến với bài thơ Qua Thậm Thình được in trong sách giáo khoa hay bài Tiếng Nghệ Từ những cảm xúc dâng trào, những trang viết nắn nót, ông đã để lại nhiều tác phẩm thơ ca đặc sắc. Những tác phẩm của ông dường như lúc nào cũng thổn thức, trăn trở không yên.Ở chính những tác phẩm thơ ca, ta thấy rõ con người, tấm lòng, tài năng của nhà thơ. Với cảm hứng sáng tạo nằm trong dòng cảm hứng của văn học về quê hương thấm đẫm niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ mang dấu ấn quê hương ông – đó là xứ Nghệ. Trên cơ sở của thấu hiểu con người và thiên nhiên xứ Nghệ cộng với tình yêu quê hương sâu sắc, sáng tác của Thu Bồn phản ánh vẻ đẹp quê hương đậm nét. Ông viết với tư cách là những người trong cuộc – con người đã từng sống và trải nghiệm. Vì thế ông đã đưa những sáng tạo của mình trở nên thấm đẫm cảm xúc, có sức lan tỏa lớn và thậm chí còn có sáng tác mang đậm chất sử thi. Đây cũng chính là thế mạnh để những sáng tác của Thu Bồn tồn tại mãi với thời gian. Với những giá trị đã được khẳng định trong nền văn học nước nhà, ông đã trở thành một dấu son trong những trang về xứ Nghệ. Qua đó, Nguyễn Bùi Vợi đem đến cho người đọc qua các thể loại sáng tác của mình những cảm nghĩ thẩm mỹ sâu sắc, đầy ý nghĩa rất đáng ghi nhận về quê hương ông. Đây chính là kết quả của sự trưởng thành trong nhận thức, trong tư duy và trong khả năng thẩm mỹ của một người nghệ sỹ chân chính đi cùng tình yêu quê hương, dân tộc. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi” nhằm khẳng định rõ hơn giá trị đích thực của tác giả với nền văn học dân tộc. 2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định nội dung của luận văn phải giải quyết những vấn đề sau: Khái quát những đặc điểm nổi bật về dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi. Khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Bùi Vợi đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học viết về xứ Nghệ nói riêng. 3. Lịch sử nghiên cứu: Nguyễn Bùi Vợi có một sự nghiệp thơ văn khá bề thế với bút pháp dồi dào và tinh tế. Sự đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học xứ Nghệ nói riêng ngày càng được khẳng định rõ nét. Có thể nói, suốt một đời, Nguyễn Bùi Vợi đã gắng sức không mệt mỏi cho lao động thi ca. Ông sáng tác với cả bầu nhiệt huyết của mình. Số lượng sáng tác khá nhiều, những giải thưởng quan trọng đã khẳng định vị thế của thơ ông trong nền thơ ca hiện đại hiện đại của dân tộc. Ông có một số bài thơ đã đi vào vào tiềm thức người đọc dù chỉ một lần đọc qua. Tuy nhiên, các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ ông thì chưa nhiều. Trong lời giới thiệu của cuốn Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi, Quang Huy nhận xét về thơ ông: Sự tiếp cận đời sống trong thơ anh thật muôn hình muôn vẻ, những mặt người, những nỗi niềm trắc ẩn, những cuộc đời sóng gió, những mất mát đắng cay và cả những sự tích anh hùng tràn ngập trong thơ anh 60, tr 16. Còn Trần Lê Văn thì viết: Nhìn toàn cảnh bức tranh đời dưới ngòi bút Nguyễn Bùi Vợi, thấy một ngòi bút sắc bén tìm nguồn thi hứng chủ yếu ở cái tâm đối với cuộc đời và con người 60, tr 322. Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi được đánh giá là một tuyển tập thơ đôn hậu và cởi mở, chân thực mà sâu sắc 60, tr 24, là một tuyển tập tập hợp đầy đủ những bài thơ có chất lượng, với những khúc thơ, những con chữ giàu cảm xúc, có sức khám phá và tính khái quát cao, thôi xao kĩ càng và tinh tế, xứng đáng làm nên một diện mạo, một phong cách thơ 67. Ngoài ra có nhiều bài nhận xét, nghiên cứu về các bài thơ nổi tiếng của ông như các bài: Tiếng Nghệ, Qua Thậm Thình trên sách vở, báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Ngày 852008, Nguyễn Bùi Vợi qua đời vì căn bệnh ung thư, Hoàng Cát – một bạn thơ thân thiết, cùng quê, đã viết tặng ông bài thơ: Anh là thế. … Anh là thế – sống nồng như lửa cháy Không quanh co, không dè dặt, e chừng … Một hồn thơ da diết thương đời Không có được tài hoa, mềm mại Thơ anh là nước mắt, mồ hôi. Và nhận xét: Đặc điểm tính cách, tâm hồn Nguyễn Bùi Vợi là sự nhiệt huyết, sự hăng say sôi nổi đến độ trong sáng và hồn nhiên, ít ai có được, dường như trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống 66. Những nhận xét trên đã cho ta thấy được một cách khái quát về con người và nội dung thơ Nguyễn Bùi Vợi. Các nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao nghệ thuật thơ ông. Thế nhưng, chừng ấy nghiên cứu về thơ Nguyễn Bùi Vợi dường như chưa xứng đáng với một tài năng, một nhân cách. Gần đây, thơ Nguyễn Bùi Vợi được chọn làm đối tượng nghiên cứu của một khoá luận tốt nghiệp. Tác giả Phạm Thị Hoa với Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bùi Vợi đã đặt vấn đề nghiên cứu, giải mã thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngôn ngữ học. Dĩ nhiên, do khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp đại học, tác giả mới vạch ra được những nét sơ lược về thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngôn ngữ thơ. Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu vào khảo sát về dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi một cách hoàn chỉnh, toàn diện cả về nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tham khảo những bài viết, bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Bùi Vợi trong phạm vi có thể để có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện hơn nữa về những giá trị trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Bùi Vợi. 4. Phạm vi khảo sát: Khảo sát toàn bộ tác phẩm thơ của Thu Bồn, tập trung vào một số tập thơ sau:  Hạnh phúc (1956)  Gửi người yêu (1957)  Câu chuyện tình yêu (1957)  Bông hoa mẫu giáo (1963)  Con gái cô út Tịch (truyện thơ, 1968)  Trống trận đêm xuân (truyện thơ, 1970)  Quê xanh (1974)  Gươm thề Lũng Nhai (truyện thơ, 1982)  Thơ giữa đời thường (1986)  Bông hoa cỏ mặt gương soi (1982)  Gió nóng (1983)  Trạng Diều (truyện thơ, 2001) 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại: chủ yêu dùng khảo sát nguồn tư liệu. Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm làm sáng rõ từng luận điểm, khái quát thành đặc điểm cơ bản. Pháp pháp so sánh, đối chiếu: nhằm làm rõ hơn những đặc điểm về cảm hứng bi hùng trong sáng tác của tác giả. 6. Đóng góp của luận văn Với luận văn này, lần đầu tiên, thơ Nguyễn Bùi Vợi được khảo sát và nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống từ góc độ dấu ấn xứ nghệ trong thơ . Các tư liệu cùng những nhận xét, đánh giá của luận văn sẽ giúp người đọc nhận biết một cách tương đối đầy đủ những nét đặc sắc về thơ Nguyễn Bùi Vợi. Thơ ông không thật tài hoa nhưng cái tâm, cái tình thì ngập tràn, thấm đẫm. Các kết quả của luận văn còn giúp người đọc thấy được những đóng góp của Nguyễn Bùi Vợi đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ ông đã góp một tiếng nói mộc mạc, chân thành, đằm thắm, tin yêu đối với cuộc đời vào nền thơ ca vô cùng phong phú của Việt Nam. Với những bài thơ giàu chất Nghệ, thơ Nguyễn Bùi Vợi thực sự không thể lẫn với ai. 7. Dự kiến chương mục: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Bùi Vợi. Chương 2: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ qua thế giới hình ảnh thơ Nguyễn Bùi Vợi Chương 3: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi qua thể loại và ngôn ngữ thơ. NỘI DUNG Chương 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Bùi Vợi 1.1. Cuộc đời 1.1.1. Nhân thân Nguyễn Bùi Vợi (5.11.1933 8.5.2008) quê ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông là thầy giáo, nhà thơ được nhiều người yêu mến. 1.1.2. Các chặng chính trong cuộc đời Ông từng học sư phạm tại Nam Ninh, Trung Quốc từ năm 19531956. Sau khi nhận bằng cử nhân, ông về dạy học tại Vĩnh Phú, sau đó chuyển công tác sang Ty Văn hóa Vĩnh Phú và là một trong những người sáng lập Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú(cũ). Từ năm 19761996, ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 23 tuổi, ông trình làng tập thơ Hạnh phúc do Nhà xuất bản Tre Xanh ấn hành. Từ đó đến năm 2002, ông viết hàng trăm bài phê bình, giới thiệu thơ; in ba tập văn xuôi và chín tập thơ mới, trong đó có tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi dày 335 trang. Đó cũng là thời gian cuộc đời dịch chuyển, ông về làm biên tập thơ của chương trình Tiếng thơ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi về hưu. Ông mất vào hồi 11h ngày 08052008, tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội. 1.2. Sự nghiệp thơ văn 1.2.1. Các sáng tác chính Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Con gái cô Út Tịch (truyện thơ, 1968), Trống trận đêm xuân (truyện thơ, 1970), Gươm thề Lũng Nhai (truyện thơ, 1982), Bông hoa cỏ mặt gương soi (1982), Gió nóng (1983), Nắng đất rừng (truyện dài, 1984), Thơ giữa đời thường (1986)... 1.2.2. Phong cách sáng tác Không sắc sảo, góc cạnh, triết lí sâu xa; thơ Nguyễn Bùi Vợi là tiếng nói tâm tình, đôn hậu, đằm thắm, đầy yêu thương, trách nhiệm trước cuộc đời. Đó là tình cảm dành cho vợ, con, bạn bè, thầy giáo … Trong thơ ông, ta thấy hiện lên một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả nhưng cũng thật đáng sống, đáng tin yêu. Trong thơ ông, ta ít bắt gặp giọng tươi vui, náo nức mà thường nghiêng về những lắng đọng ơn nghĩa, hi sinh. Cái Tôi của nhà thơ cứ trăn trở không yên trước mỗi nghĩa cử ở đời. Dường như ông luôn thấy mình là người mắc nợ, dù trong cuộc đời ông chẳng nhận được may mắn là bao. Chương 2: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ qua thế giới hình ảnh thơ Nguyễn Bùi Vợi 2.1. Con người 2.1.1. Cái tôi trữ tình Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ của Nguyễn Bùi Vợi là sự nhiệt huyết, sự hăng say, sôi nổi đến độ trong sáng và hồn nhiên, ít ai có được. Đó cũng chính là phẩm chất nổi bật của con người xứ Nghệnhững con người đã quyết chí thì quyết làm tới cùng, không quản ngại khó khăn nhưng cũng rất hồn hậu. Trong nhiều bài thơ, đặc biệt trường ca về vùng đất Thanh Chương, qua cái tôi trữ tình, ông vẽ ra phẩm chất kiên trung, yêu nước của cả mảnh đất này. Bên cạnh đó, nhân vật trữ tình trong nhiều bài thơ của ông còn thể hiện tình cảm da diết với chính gia đình, người thân,…Theo cảm nhận cá nhân của tôi, nhân vật trữ tình trong thơ ông chính là bản sao con người ông – nhiệt huyết mà hồn hậu, giản dị. 2.1.2. Con người bình dân xứ Nghệ 2.1.2.1. Giọng nói Với bài thơ Tiếng Nghệ, lần đầu tiên có một nhà thơ đưa giọng Nghệ An vào trong thơ cảm động, gần gũi. Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Tự bài thơ đã cất cánh đưa nó bay lên một tầm cao thẩm mỹ. 2.1.2.2. Tính cách Thơ ông cũng miêu tả con người xứ Nghệ với các đặc điể như nhiều nhà thơ khác. Đó là: Cái chất lý tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất – Sự khắc khổ trong sinh hoạt, sự cứng cỏi trong giao lưu. 2.2. Cảnh vật 2.2.1. Thiên nhiên xứ Nghệ Thiên nhiên ấy hiện lên đầu tiên với vẻ đẹp dân dã trữ tình của những vùng quê. Nhưng bên cạnh đó còn là sự vất vả thấm đẫm trong cái nhìn sự vật. 2.2.2. Biểu tượng mang dấu ấn xứ Nghệ Đó là những món ăn riêng, đi vào kho tàng đặc sản dân tộc như ở nhiều nơi. Nó bộc lộ cái chân chất, cái thô sơ của miền quê xứ Nghệ. Ngoài ra, trong một số tác phẩm của ông, nhất là trường ca, ông tái hiện mảnh đất Nghệ An như là vùng “địa linh nhân kiệt” cái nôi của phong trào yêu nước và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Chương3: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi qua nghệ thuật thơ 3.1. Thể loại 3.1.1. Vần nhịp Tác giả ưa dùng thể thơ lục bát, các câu thơ có vần điệu dồi dào, nhịp thơ rành mạch. 3.1.2. Giọng điệu Vì dùng thể lục bát nên giọng điệu đa phần ngọt ngào, êm ái. Nhiều bài thơ còn mang âm hưởng của điệu hò ví dặm nổi tiếng ở xứ Nghệ. 3.2. Ngôn ngữ 3.2.1. Từ ngữ đậm sắc xứ Nghệ Tác giả không ngại đưa vào các tiếng địa phương, các thành ngữ dân tộc để Nghệ hóa thơ ca của mình. 3.2.2. Biện pháp tu từ mang nét riêng Giống Tố Hữu ở điểm này, ông thích dùng cách nói ví von quen thuộc của dân tộc. Ngay các biện pháp ẩn dụ, điệp cũng mang dáng dấp một điệu hò, một câu ca dao xứ Nghệ. KẾT LUẬN Nguyễn Bùi Vợi xứng đáng là nhà thơ của xứ Nghệ. Bằng cả cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại cả kho tàng thơ mang dấu ấn quê hương ông – đó là xứ Nghệ. Bài thơ nào cũng dào dạt cảm hứng về quê hương, thấm đẫm niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn. Trên cơ sở của thấu hiểu con người và thiên nhiên xứ Nghệ cộng với tình yêu quê hương sâu sắc, sáng tác của Thu Bồn phản ánh vẻ đẹp con người lẫn cảnh vật quê hương ông đậm nét. Hình ảnh xứ Nghệ trong thơ ông hiện lên với những nét riêng mà không phải người từng sống ở đó thì không thể biết được. Đó là những thứ gần gũi mà lại thú vị như tiếng nói xứ Nghệ, phong tục tập quán riêng hay những đồ vật khác lạ,..Nhưng cái đọng lại trong lòng ta trước nhất vẫn là hình ảnh con người xứ Nghệ nhiệt nồng như ngọn lửa mà lại bình dị, hồn hậu. Hình ảnh con người ấy đan lồng giữa nhân vật trữ tình trong từng bài thơ lẫn hình ảnh con người xứ Nghệ được miêu tả trong đó. Cảnh đẹp quê hương cũng được tác giả tái hiện như cái nền nói lên tình yêu quê hương cảu tác giả. Quê hương hiện ra không phải đẹp như bức tranh cổ tích với “non xanh nước biếc như tranh họa đồ” mà cũng thấm đẫm vất vả. Trong đó, tác giả đã miêu tả những hình ảnh nổi bật ở quê hương ông. Nó đã trở thành biểu tượng giàu ý nghĩa về tình cảm của con người quê hương ông. Chất Nghệ ấy còn thể hiện qua bút pháp nghệ thuật riêng biệt. Ông thích dùng thể lục bát giàu âm điệu và hệ thống từ ngữ, bút pháp nghệ thuật giàu chất dân tộc. Qua những trang viết, ta thấy tác giả đã ngầm chỉ ra một triết lý. Đó là: Quê hương không chỉ là nơi sinh, nơi chôn rau, cắt rốn mà quê hương thấm đẫm trong lòng mỗi người bằng văn hóa, bằng ký ức tuổi thơ sâu đậm. Đời người ta có khi chỉ mươi, mười lăm năm đầu đời là sống ở quê, còn thì phiêu dạt làm ăn sinh sống nơi đất khách quê người cả cuộc đời, nhưng không có gì có thể làm phai mờ được ký ức tuổi thơ cả. Đấy chính là miền đất sáng tác suốt đời của nhiều nhà văn, trong đó có Nguyễn Bùi Vợi. “Ông đã quan niệm đúng, đã sống đúng và viết đúng, không có gì có thể thay được sự thành tâm, cả trong cuộc sống cũng như trong trang viết.” (Lê Huy Mậu – baonghean.vn) TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

Dấu ấn xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi

Đề cương nghiên cứu dự kiến như sau:

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

- Nguyễn Bùi Vợi (5.11.1933 - 8.5.2008) quê ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An Ông là thầy giáo, nhà thơ được nhiều người yêu mến Ong được nhiều người biết đến với bài thơ Qua Thậm Thình được in trong sách giáo khoa hay bài Tiếng Nghệ

- Từ những cảm xúc dâng trào, những trang viết nắn nót, ông đã để lại nhiều tác phẩm thơ ca đặc sắc Những tác phẩm của ông dường như lúc nào cũng thổn thức, trăn trở không yên.Ở chính những tác phẩm thơ ca, ta thấy

rõ con người, tấm lòng, tài năng của nhà thơ

- Với cảm hứng sáng tạo nằm trong dòng cảm hứng của văn học về quê hương thấm đẫm niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ mang dấu ấn quê hương ông – đó là xứ Nghệ Trên cơ

sở của thấu hiểu con người và thiên nhiên xứ Nghệ cộng với tình yêu quê hương sâu sắc, sáng tác của Thu Bồn phản ánh vẻ đẹp quê hương đậm nét Ông viết với tư cách là những người trong cuộc – con người đã từng sống

và trải nghiệm Vì thế ông đã đưa những sáng tạo của mình trở nên thấm đẫm cảm xúc, có sức lan tỏa lớn và thậm chí còn có sáng tác mang đậm chất sử thi Đây cũng chính là thế mạnh để những sáng tác của Thu Bồn tồn tại mãi với thời gian

- Với những giá trị đã được khẳng định trong nền văn học nước nhà, ông đã trở thành một dấu son trong những trang về xứ Nghệ Qua đó, Nguyễn Bùi Vợi đem đến cho người đọc qua các thể loại sáng tác của mình những cảm

Trang 2

nghĩ thẩm mỹ sâu sắc, đầy ý nghĩa rất đáng ghi nhận về quê hương ông Đây chính là kết quả của sự trưởng thành trong nhận thức, trong tư duy và trong khả năng thẩm mỹ của một người nghệ sỹ chân chính đi cùng tình yêu quê hương, dân tộc Vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi” nhằm khẳng định rõ hơn giá trị đích thực của tác giả với nền văn học dân tộc

2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chúng tôi xác định nội dung của luận văn phải giải quyết những vấn đề sau:

- Khái quát những đặc điểm nổi bật về dấu ấn xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi

- Khẳng định sự đóng góp của Nguyễn Bùi Vợi đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học viết về xứ Nghệ nói riêng

3 Lịch sử nghiên cứu:

Nguyễn Bùi Vợi có một sự nghiệp thơ văn khá bề thế với bút pháp dồi dào và tinh tế Sự đóng góp to lớn của ông đối với nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và văn học xứ Nghệ nói riêng ngày càng được khẳng định rõ nét Có thể nói, suốt một đời, Nguyễn Bùi Vợi đã gắng sức không mệt mỏi cho lao động thi ca Ông sáng tác với cả bầu nhiệt huyết của mình

Số lượng sáng tác khá nhiều, những giải thưởng quan trọng đã khẳng định

vị thế của thơ ông trong nền thơ ca hiện đại hiện đại của dân tộc Ông có một số bài thơ đã đi vào vào tiềm thức người đọc dù chỉ một lần đọc qua

Trang 3

Tuy nhiên, các bài viết, các công trình nghiên cứu về thơ ông thì chưa nhiều

Trong lời giới thiệu của cuốn Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi, Quang Huy nhận xét về thơ ông: Sự tiếp cận đời sống trong thơ anh thật muôn hình muôn vẻ, những mặt người, những nỗi niềm trắc ẩn, những cuộc đời sóng gió, những mất mát đắng cay và cả những sự tích anh hùng tràn ngập trong thơ anh [60, tr 16] Còn Trần Lê Văn thì viết: Nhìn toàn cảnh bức tranh đời dưới ngòi bút Nguyễn Bùi Vợi, thấy một ngòi bút sắc bén tìm nguồn thi hứng chủ yếu ở cái tâm đối với cuộc đời và con người [60, tr 322] Tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi được đánh giá là một tuyển tập thơ đôn hậu và cởi

mở, chân thực mà sâu sắc [60, tr 24], là một tuyển tập tập hợp đầy đủ những bài thơ có chất lượng, với những khúc thơ, những con chữ giàu cảm xúc, có sức khám phá và tính khái quát cao, thôi xao kĩ càng và tinh tế, xứng đáng làm nên một diện mạo, một phong cách thơ [67] Ngoài ra có nhiều bài nhận xét, nghiên cứu về các bài thơ nổi tiếng của ông như các bài: Tiếng Nghệ, Qua Thậm Thình trên sách vở, báo chí và các phương tiện truyền thông khác

Ngày 8/5/2008, Nguyễn Bùi Vợi qua đời vì căn bệnh ung thư, Hoàng Cát – một bạn thơ thân thiết, cùng quê, đã viết tặng ông bài thơ: Anh là thế

Anh là thế – sống nồng như lửa cháy

Không quanh co, không dè dặt, e chừng

Một hồn thơ da diết thương đời

Không có được tài hoa, mềm mại

Thơ anh là nước mắt, mồ hôi

Trang 4

Và nhận xét: Đặc điểm tính cách, tâm hồn Nguyễn Bùi Vợi là sự nhiệt huyết, sự hăng say sôi nổi đến độ trong sáng và hồn nhiên, ít ai có được, dường như trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống [66]

Những nhận xét trên đã cho ta thấy được một cách khái quát về con người

và nội dung thơ Nguyễn Bùi Vợi Các nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao nghệ thuật thơ ông Thế nhưng, chừng ấy nghiên cứu về thơ Nguyễn Bùi Vợi dường như chưa xứng đáng với một tài năng, một nhân cách Gần đây, thơ Nguyễn Bùi Vợi được chọn làm đối tượng nghiên cứu của một khoá luận tốt nghiệp Tác giả Phạm Thị Hoa với Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Bùi Vợi đã đặt vấn đề nghiên cứu, giải mã thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngôn ngữ học Dĩ nhiên, do khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp đại học, tác giả mới vạch ra được những nét sơ lược về thơ Nguyễn Bùi Vợi từ góc độ ngôn ngữ thơ

Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu vào khảo sát về dấu ấn

xứ nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi một cách hoàn chỉnh, toàn diện cả về nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tham khảo những bài viết, bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về Nguyễn Bùi Vợi trong phạm vi có thể để có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và toàn diện hơn nữa về những giá trị trong cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Bùi Vợi

4 Phạm vi khảo sát:

Khảo sát toàn bộ tác phẩm thơ của Thu Bồn, tập trung vào một số tập thơ sau:

 Hạnh phúc (1956)

 Gửi người yêu (1957)

 Câu chuyện tình yêu (1957)

Trang 5

 Bông hoa mẫu giáo (1963)

 Con gái cô út Tịch (truyện thơ, 1968)

 Trống trận đêm xuân (truyện thơ, 1970)

 Quê xanh (1974)

 Gươm thề Lũng Nhai (truyện thơ, 1982)

 Thơ giữa đời thường (1986)

 Bông hoa cỏ - mặt gương soi (1982)

 Gió nóng (1983)

 Trạng Diều (truyện thơ, 2001)

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp thống kê, phân loại: chủ yêu dùng khảo sát nguồn tư liệu Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm làm sáng rõ từng luận điểm, khái quát thành đặc điểm cơ bản

Pháp pháp so sánh, đối chiếu: nhằm làm rõ hơn những đặc điểm về cảm hứng bi hùng trong sáng tác của tác giả

6 Đóng góp của luận văn

- Với luận văn này, lần đầu tiên, thơ Nguyễn Bùi Vợi được khảo sát và nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống từ góc độ dấu ấn

xứ nghệ trong thơ

- Các tư liệu cùng những nhận xét, đánh giá của luận văn sẽ giúp người đọc nhận biết một cách tương đối đầy đủ những nét đặc sắc về thơ Nguyễn Bùi Vợi Thơ ông không thật tài hoa nhưng cái tâm, cái tình thì ngập tràn, thấm đẫm

Trang 6

- Các kết quả của luận văn còn giúp người đọc thấy được những đóng góp của Nguyễn Bùi Vợi đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam Thơ ông đã góp một tiếng nói mộc mạc, chân thành, đằm thắm, tin yêu đối với cuộc đời vào nền thơ ca vô cùng phong phú của Việt Nam Với những bài thơ giàu chất Nghệ, thơ Nguyễn Bùi Vợi thực sự không thể lẫn với ai

7 Dự kiến chương mục:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương:

- Chương 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Bùi Vợi

- Chương 2: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ qua thế giới hình ảnh thơ Nguyễn Bùi Vợi

- Chương 3: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi qua thể loại và ngôn ngữ thơ

NỘI DUNG

Chương 1: Giới thiệu tác giả Nguyễn Bùi Vợi

1.1 Cuộc đời

1.1.1 Nhân thân

Nguyễn Bùi Vợi (5.11.1933 - 8.5.2008) quê ở xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An Ông là thầy giáo, nhà thơ được nhiều người yêu mến 1.1.2 Các chặng chính trong cuộc đời

Ông từng học sư phạm tại Nam Ninh, Trung Quốc từ năm 1953-1956 Sau khi nhận bằng cử nhân, ông về dạy học tại Vĩnh Phú, sau đó chuyển công tác sang Ty Văn hóa Vĩnh Phú và là một trong những người sáng lập Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú(cũ)

Trang 7

Từ năm 1976-1996, ông công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

Năm 23 tuổi, ông trình làng tập thơ "Hạnh phúc" do Nhà xuất bản Tre Xanh ấn hành Từ đó đến năm 2002, ông viết hàng trăm bài phê bình, giới thiệu thơ; in ba tập văn xuôi và chín tập thơ mới, trong đó có tuyển tập thơ Nguyễn Bùi Vợi dày 335 trang Đó cũng là thời gian cuộc đời dịch chuyển, ông về làm biên tập thơ của chương trình Tiếng thơ - Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến khi về hưu

Ông mất vào hồi 11h ngày 08/05/2008, tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội 1.2 Sự nghiệp thơ văn

1.2.1 Các sáng tác chính

Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Con gái cô Út Tịch (truyện thơ, 1968), Trống trận đêm xuân (truyện thơ, 1970), Gươm thề Lũng Nhai (truyện thơ, 1982), Bông hoa cỏ - mặt gương soi (1982), Gió nóng (1983), Nắng đất rừng (truyện dài, 1984), Thơ giữa đời thường (1986)

1.2.2 Phong cách sáng tác

Không sắc sảo, góc cạnh, triết lí sâu xa; thơ Nguyễn Bùi Vợi là tiếng nói tâm tình, đôn hậu, đằm thắm, đầy yêu thương, trách nhiệm trước cuộc đời Đó là tình cảm dành cho vợ, con, bạn bè, thầy giáo … Trong thơ ông,

ta thấy hiện lên một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả nhưng cũng thật đáng sống, đáng tin yêu Trong thơ ông, ta ít bắt gặp giọng tươi vui, náo nức mà thường nghiêng về những lắng đọng ơn nghĩa, hi sinh Cái Tôi của nhà thơ cứ trăn trở không yên trước mỗi nghĩa cử ở đời Dường như ông luôn thấy mình là người mắc nợ, dù trong cuộc đời ông chẳng nhận được may mắn là bao

Trang 8

Chương 2: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ qua thế giới hình ảnh thơ Nguyễn Bùi Vợi

2.1 Con người

2.1.1 Cái tôi trữ tình

Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ của Nguyễn Bùi Vợi là sự nhiệt huyết, sự hăng say, sôi nổi đến độ trong sáng và hồn nhiên, ít ai có được

Đó cũng chính là phẩm chất nổi bật của con người xứ Nghệ-những con người đã quyết chí thì quyết làm tới cùng, không quản ngại khó khăn nhưng cũng rất hồn hậu Trong nhiều bài thơ, đặc biệt trường ca về vùng đất Thanh Chương, qua cái tôi trữ tình, ông vẽ ra phẩm chất kiên trung, yêu nước của cả mảnh đất này Bên cạnh đó, nhân vật trữ tình trong nhiều bài thơ của ông còn thể hiện tình cảm da diết với chính gia đình, người thân,… Theo cảm nhận cá nhân của tôi, nhân vật trữ tình trong thơ ông chính là bản sao con người ông – nhiệt huyết mà hồn hậu, giản dị

2.1.2 Con người bình dân xứ Nghệ

2.1.2.1 Giọng nói

Với bài thơ "Tiếng Nghệ", lần đầu tiên có một nhà thơ đưa giọng Nghệ An vào trong thơ cảm động, gần gũi Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người Tự bài thơ đã cất cánh đưa

nó bay lên một tầm cao thẩm mỹ

2.1.2.2 Tính cách

Thơ ông cũng miêu tả con người xứ Nghệ với các đặc điể như nhiều

nhà thơ khác Đó là:

- Cái chất lý tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất

– Sự khắc khổ trong sinh hoạt, sự cứng cỏi trong giao lưu

2.2 Cảnh vật

Trang 9

2.2.1 Thiên nhiên xứ Nghệ

Thiên nhiên ấy hiện lên đầu tiên với vẻ đẹp dân dã trữ tình của những vùng quê Nhưng bên cạnh đó còn là sự vất vả thấm đẫm trong cái nhìn sự vật

2.2.2 Biểu tượng mang dấu ấn xứ Nghệ

Đó là những món ăn riêng, đi vào kho tàng đặc sản dân tộc như ở nhiều nơi Nó bộc lộ cái chân chất, cái thô sơ của miền quê xứ Nghệ Ngoài ra, trong một số tác phẩm của ông, nhất là trường ca, ông tái hiện mảnh đất Nghệ An như là vùng “địa linh nhân kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời

Chương3: Dấu ấn văn hoá xứ Nghệ trong thơ Nguyễn Bùi Vợi qua nghệ thuật thơ

3.1 Thể loại

3.1.1 Vần nhịp

Tác giả ưa dùng thể thơ lục bát, các câu thơ có vần điệu dồi dào, nhịp thơ rành mạch

3.1.2 Giọng điệu

Vì dùng thể lục bát nên giọng điệu đa phần ngọt ngào, êm ái Nhiều bài thơ còn mang âm hưởng của điệu hò ví dặm nổi tiếng ở xứ Nghệ

3.2 Ngôn ngữ

3.2.1 Từ ngữ đậm sắc xứ Nghệ

Tác giả không ngại đưa vào các tiếng địa phương, các thành ngữ dân tộc để Nghệ hóa thơ ca của mình

3.2.2 Biện pháp tu từ mang nét riêng

Trang 10

Giống Tố Hữu ở điểm này, ông thích dùng cách nói ví von quen thuộc của dân tộc Ngay các biện pháp ẩn dụ, điệp cũng mang dáng dấp một điệu

hò, một câu ca dao xứ Nghệ

KẾT LUẬN

Nguyễn Bùi Vợi xứng đáng là nhà thơ của xứ Nghệ Bằng cả cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại cả kho tàng thơ mang dấu ấn quê hương ông – đó là xứ Nghệ Bài thơ nào cũng dào dạt cảm hứng về quê hương, thấm đẫm niềm tự hào về nơi chôn rau cắt rốn Trên cơ sở của thấu hiểu con người và thiên nhiên xứ Nghệ cộng với tình yêu quê hương sâu sắc, sáng tác của Thu Bồn phản ánh vẻ đẹp con người lẫn cảnh vật quê hương ông đậm nét

Hình ảnh xứ Nghệ trong thơ ông hiện lên với những nét riêng mà không phải người từng sống ở đó thì không thể biết được Đó là những thứ gần gũi mà lại thú vị như tiếng nói xứ Nghệ, phong tục tập quán riêng hay những đồ vật khác lạ, Nhưng cái đọng lại trong lòng ta trước nhất vẫn là hình ảnh con người xứ Nghệ - nhiệt nồng như ngọn lửa mà lại bình dị, hồn hậu Hình ảnh con người ấy đan lồng giữa nhân vật trữ tình trong từng bài thơ lẫn hình ảnh con người xứ Nghệ được miêu tả trong đó Cảnh đẹp quê hương cũng được tác giả tái hiện như cái nền nói lên tình yêu quê hương cảu tác giả Quê hương hiện ra không phải đẹp như bức tranh cổ tích với

“non xanh nước biếc như tranh họa đồ” mà cũng thấm đẫm vất vả Trong

đó, tác giả đã miêu tả những hình ảnh nổi bật ở quê hương ông Nó đã trở thành biểu tượng giàu ý nghĩa về tình cảm của con người quê hương ông Chất Nghệ ấy còn thể hiện qua bút pháp nghệ thuật riêng biệt Ông thích dùng thể lục bát giàu âm điệu và hệ thống từ ngữ, bút pháp nghệ thuật giàu chất dân tộc

Trang 11

Qua những trang viết, ta thấy tác giả đã ngầm chỉ ra một triết lý Đó là: Quê hương không chỉ là nơi sinh, nơi chôn rau, cắt rốn mà quê hương thấm đẫm trong lòng mỗi người bằng văn hóa, bằng ký ức tuổi thơ sâu đậm Đời người ta có khi chỉ mươi, mười lăm năm đầu đời là sống ở quê, còn thì phiêu dạt làm ăn sinh sống nơi đất khách quê người cả cuộc đời, nhưng không có gì có thể làm phai mờ được ký ức tuổi thơ cả Đấy chính là miền đất sáng tác suốt đời của nhiều nhà văn, trong đó có Nguyễn Bùi Vợi “Ông

đã quan niệm đúng, đã sống đúng và viết đúng, không có gì có thể thay được sự thành tâm, cả trong cuộc sống cũng như trong trang viết.” (Lê Huy Mậu – baonghean.vn)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 05/03/2016, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w