Mô hình hoá lan truyền khí là một kỹ thuật dùng tính toán nồng độ các chất ô nhiễm tại các điểm thu nhận nằm theo hướng gió do hậu quả của sự phát thải từ các nguồn ô nhiễm nằm ở vị trí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA KHÍ TƯỢNG - THUỶ VĂN - HẢI DƯƠNG HỌC
NGÀNH KHÍ TƯỢNG
TIỂU LUẬN MÔN Ô NHIỄM KHÍ QUYỂN
NÂNG CAO
SỬ DỤNG MÔ HÌNH ISC3 TÍNH TOÁN CHẤT LƯỢNG
KHÔNG KHÍ CHO KHU VỰC
Trang 2Hà Nội-2011
Trang 3MỤC LỤC
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.1 Điều kiện địa hình- địa chất 4
1.1.2 Điều kiện khí tượng - thuỷ văn 5
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 6
II TỔNG QUAN MÔ HÌNH ISC3 8
2.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình ISC3 8
2.1.1 Một số đặc điểm của mô hình ISC3 9
2.1.2 Các yêu cầu về số liệu vào của mô hình 10
2.2 Mô tả kỹ thuật mô hình khuếch tán ISC3 11
2.2.1 Phương trình luồng khói Gauss cơ bản 11
2.2.2 Phân bố vận tốc gió theo phương thẳng đứng 12
2.2.3 Độ nâng của luồng khói 12
2.2.4 Đại lượng phân rã 13
2.2.5 Đại lượng theo phương thẳng đứng 14
2.1.6 Lắng đọng khô 15
III ÁP DỤNG MÔ HÌNH ISC3 ĐỂ TÍNH TOÁN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC CÀ NÁ-NINH THUẬN 18
3.1 Nguồn số liệu sử dụng trong tính toán 18
3.1.1 Số liệu khí tượng 18
3.1.2 Số liệu nguồn thải 19
3.2 Kết quả tính toán 20
3.2.1 Đối với khí NOx 20
3.2.2 Đối với khí SO2 23
3.2.4 Đối với khí TSP 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Điều kiện địa hình- địa chất
Khu vực Cà Ná theo kiểu địa hình kết hợp giữa đồng bằng ven biển và địa bồn thung lũng trước núi Phía Đông và Đông Bắc giáp núi, phía Nam và Đông Nam giáp biển Khu vực dự án tương đối bằng phẳng Khu vực có bãi biển dài với đặc điểm nổi bật là có những bãi đá, bãi cát bên cạnh những vách núi, hang động Nước biển ở đây trong xanh và có độ mặn khá cao
Cao độ trung bình so với mực nước biển từ 10-15 m Do vị trí nằm sát biển và đường quốc lộ 1A nên giao thông trong khu vực dự án khá thuận lợi
Hình 1.1 Bản đồ khu vực Cà NáĐịa tầng và trầm tích biển khu vực dự án có chiều dày từ 8-15 m, bao gồm lớp cát thô, cát sỏi, cát đá vôi và cát có kết dính vôi Lớp cát có kết dính vôi có kích thước hạt trung bình và có độ mài mòn tốt, do vậy đã tạo cho khu vực này một địa tầng ổn định Sức nén của đất vào khoảng 0,5-1,0 kg /cm2 Hoạt động địa chấn ở khu vực dự án ở mức 5, mức trung bình theo đo đạc của Viện Nghiên cứu Vật lý toàn cầu
Trang 51.1.2 Điều kiện khí tượng - thuỷ văn
Điều kiện khí tượng
Khu vực Cà Ná nằm trong vùng có khí hậu khô hạn nhất nước Những đặc điểm cơ bản nhất là ít mưa, nắng gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa trung bình nhiều năm từ 600-800 mm, bốc hơi từ 1700-1800 mm Khí hậu trong năm được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau
Khái quát đặc điểm khí hậu chung của khu vực :
• Mũi Cà Ná có rất nhiều nắng Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 2800-2900 h, trung bình 8,6h/ngày Và đây cũng là khu vực khô hạn nhất của huyện Ninh Phước Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 27,1 - 39,90C Theo kết quả đo đạc, nhiệt độ thấp nhất và cao nhất của khu vực trong vòng 20 năm gần đây là 14,40C và 410C
• Lượng mưa đạt tối thiểu 427 mm vào mùa khô và tối đa 1180 mm vào mùa mưa Lượng mưa trung bình hàng năm là 685 mm Số ngày mưa trung bình trong năm là 45 ngày
• Độ ẩm trung bình khoảng 71% Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1 và 2, độ ẩm cao nhất kéo dài từ tháng 9 cho đến tháng 11 Chênh lệch độ ẩm lớn nhất giữa các tháng có thể lên đến 12-16%
• Hướng gió chính ở Cà Ná là hướng Đông Bắc-Tây Nam Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trong khi gió mùa Tây Nam lại bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 9 Tốc độ gió trung bình khoảng 7 m/s, lớn nhất là 24 m/s Trong đó những đợt gió mạnh nhất chủ yếu vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau
• Mùa giông bão kéo dài từ tháng 4 cho đến hết tháng 12 Đôi khi giông bão cũng có thể đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn Đặc biệt những cơn bão lớn thường bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 12 và theo tính toán cứ 4 năm lại có thể sảy ra bão nhiệt đới (typhoon) Tuy nhiên khu vực Cà Ná được bảo vệ bởi đê kè và bến tàu ở phía Đông Nam nên những ảnh hưởng của bão nhiệt đới được dự đoán là không đáng kể Tổng thời gian biển động trung bình là 2 tháng trong suốt cả năm
Điều kiện thủy văn
• Nước mặt: Trên địa bàn huyện có hai con sông chính bắt nguồn từ những dãy núi cao chảy về hướng Đông đổ ra sông Cái Phan Rang, bao gồm : Sông Lu có
Trang 6chiều dài 45 km, diện tích lưu vực 380 km2, lưu lượng bình quân hàng năm là 2,19 m3 và Sông Lanh Racó chiều dài 36 km, diện tích lưu vực 295 km2, lưu lượng trung bình hàng năm là 1,35m3/s Ngoài ra để phục vụ cho mục đích cấp nước tưới tiêu cho đất nông nghiệp và trồng trọt còn có hồ chứa nước Tân Giang và nguồn nước của hệ thống kênh chính Nam thuộc hệ thống thủy nông Nha Trinh-Lâm Cấm Ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dự án có suối Quán Thẻ
2 bắt đầu từ xã Phước Minh và kết thúc ở mũi Cà Ná
• Nước ngầm: Tồn tại dưới dạng khe nứt và lỗ hổng Kết quả thăm dò cho thấy nguồn nước ngầm là rất nhỏ Hơn nữa mực nước ngầm lại thay đổi theo mùa, cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô, độ sâu trung bình là 20 m Khả năng khai thác tối đa chỉ đạt 0,2-0,5 lít/giây/m2 Tuy nhiên, hầu hết các tầng nước ngầm trong vùng dự án đã bị nước mặt xâm nhập, chỉ có một số ít khu vực có nước ngọt, chỉ khai thác để phục vụ sinh hoạt là chủ yếu Tình hình nhiễm mặn các tầng nước ngầm theo bảng phân tích Borehole
• Thủy triều: Theo số liệu đo đạc, biên độ dao động thủy triều lớn nhất vào tháng
11 năm 1995 là 120-140 cm Triều lên theo hướng Đông Nam và xuống theo hướng Tây Bắc với tốc độ trung bình 0,2 m/s Trong những năm gần đây, mức triều lên lớn nhất là 0,92 m, xuống thấp nhất là -0,25 m và trung bình là 0,38 m
• Lũ lụt: Vùng dự án không chịu tác động của lũ lụt
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Cà Ná là một trong những địa bàn sinh sống của người Việt cổ và là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca
và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đây là khu vực có nhiều người Chăm sinh sống Theo tài liệu điều tra dân số 1/4/1999, Ninh Thuận có 57,1 nghìn người Chăm, chiếm trên 11,3% dân số toàn tỉnh và chiếm 43,0% tổng số người Chăm của cả nước
Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ Cà Ná có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chàm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Poklong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Pôrômê xây dựng thế kỷ 17
Về kinh tế, khu vực Cà Ná có vùng lãnh hải rộng, là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn Đây là địa phương sản xuất muối lớn trong cả nước, ngoài ra với diện
Trang 7quả Phát huy lợi thế về thủy sản, trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư hạ tầng, xây dựng các cảng cá và hình thành các trung tâm nghề cá của tỉnh nên đã thu hút nhiều tàu thuyền trong và ngoài tỉnh để mua bán hải sản, cung ứng dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt hải sản Với lợi thế đó, Bộ Thủy sản đã có chủ trương đầu tư
mở rộng cảng cá Cà Ná trở thành Trung tâm nghề cá của khu vực Miền Trung
Về du lịch, Ninh Thuận nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước
Đà Lạt -Phan Rang -Nha Trang, được xác định là một trong những trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Trong đó Cà Ná là một trong những bãi biển thu hút được nhiều du khách
Cà Ná được thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất đẹp, gần với tuyến đường sắt xuyên Việt và con đường thiên lý Bắc Nam Làng du lịch Cà Ná nằm sát bờ biển, cách thị xã Phan Rang 32km, cách thành phố Phan Thiết 114km Nơi đây được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước với rất nhiều khu nghỉ dưỡng tiện nghi Không chỉ thế, Cà Ná còn có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm độc đáo Ở đây có nhiều đồng bào người Chăm sinh sống, mọi phong tục tập quán vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hoá
đã tạo nên một thiên đường du lịch, thu hút nhiều du khách
Hình 1.2: Bãi biển Cà Ná – Ninh ThuậnBãi tắm Cà Ná được mệnh danh là "nàng công chúa ngủ quên" bởi bãi biển này còn nguyên dấu tích hoang sơ, khí hậu nắng ấm quanh năm Bãi biển Cà Ná có
độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3 - 4 độ
Như vậy có thể thấy, Cà Ná là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh
mẽ, là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận
Trang 8II TỔNG QUAN MÔ HÌNH ISC3
2.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình ISC3
Hiện trạng chất lượng không khí cần phải có những nghiên cứu chi tiết và tích cực để đưa ra một bức tranh toàn cảnh về chất lượng môi trường không khí của khu vực nghiên cứu để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường không khí
Mô hình hoá lan truyền khí là một kỹ thuật dùng tính toán nồng độ các chất
ô nhiễm tại các điểm thu nhận nằm theo hướng gió do hậu quả của sự phát thải từ các nguồn ô nhiễm nằm ở vị trí đầu hướng gió
Mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình “Mô hình lan truyền các nguồn thải công nghiệp phức tạp” (ISC3 - Industrial Source complex Dispersion Models) Mô hình ISC3 được cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ xây dựng dùng trong tính toán cho các chương trình tuân thủ chất lượng không khí, để
dự báo kết quả của các chiến lược giảm thiểu ô nhiễm trước khi các chiến lược ấy đem ra thực thi và được dùng để mô phỏng những ảnh hưởng của việc phát triển thêm các khu công nghiệp trong vùng và ảnh hưởng của các sự cố môi trường do
rò rỉ các khí độc hại Mô hình này đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới
để phát triển các chiến lược giảm thiểu ô nhiễm và xác định nồng độ chất lượng không khí của các vùng khác nhau
Mô hình ISC3 là một mô hình xác định quỹ đạo biến đổi của các luồng khí chồng chéo, nó thống kê sự biến đổi theo không gian và thời gian của quá trình lan truyền, khuyếch tán, chuyển đổi hoá học, lắng đọng khô tại bệ mặt, và sự lắng đọng ướt do mưa Mô hình mô phỏng các chất ô nhiễm khác nhau thoát ra từ các nguồn thải và vận chuyển hàng đến các điểm tiếp nhận Đầu vào của mô hình là các số liệu khí tượng và các nguồn thải của các sơ sở công nghiệp và thải do giao thông cơ giới Đầu ra của mô hình là nồng độ các chất ô nhiễm cũng như các thông lượng đến mặt đất do lắng động khô và lắng động ướt
Mô hình ISC3 bao gồm 2 chương trình con khác: MIXING HEIGHT và PCRAMMET nhằm cung cấp số liệu khí tượng đầu vào theo yêu cầu và định dạng của mô hình
Trang 9•MIXING HEIGHT là chương trình xử lý số liệu cao không và số liệu mặt đất để tính độ cao xáo trộn, cung cấp số liệu đầu vào cho chương trình PCRAMMET.
•PCRAMMET là một chương trình xử lý số liệu khí tượng, nó kết hợp số liệu khí tượng theo giờ của trạm mặt đất và độ cao xáo trộn hai lần trong ngày, tính toán độ cao xáo trộn cho từng giờ PCRAMMET cũng kế hợp chặt chẽ các thông
số đặc trưng bề mặt (độ dài Monin-Obukhov, độ nhám bề mặt, albedo, bức xạ, thông lượng nhiệt…) phục vụ mô phỏng các quá trình lắng đọng
2.1.1 Một số đặc điểm của mô hình ISC3
•Số liệu khí tượng mặt đất, số liệu thám không, và số liệu mưa giờ
•Cấu trúc lớp biên được tham số hoá trong các dạng của các biến vi khí hậu
•Năm chất ô nhiễm: SO2, NO2, CO, PM10, bụi lơ lửng tổng số (TSP)
•Biến đổi theo không gian và thời gian của lắng đọng khô theo mô hình sức cản
•Biến đổi theo không gian và thời gian của lắng đọng ướt
•Hàm luồng khói hữu ích
•Tính toán nồng độ, lắng đọng khô và lắng đọng ướt
Sự lắng đọng khô của các chất ô nhiễm được xử lý trong ISC3 bằng mô hình sức cản Thông lượng chất ô nhiễm được coi là tỷ lệ nghịch với tổng các sức cản đến sự vận chuyển của các chất ô nhiễm trên bề mặt cơ sở, và điều kiện khí quyển
Lượng mưa cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của các chất ô nhiễm trong suốt quá trình mưa Mô hình ISC3 bao gồm cả công thức tính lắng đọng ướt Lắng dọng ướt phụ thuộc cả vào dạng và mật độ mưa, và tính chất của chất ô nhiễm
ISC3 sử dụng một phương pháp duy nhất để đánh giá và kết hợp các thành phần của các luồng khói riêng biệt vào một quá trình tổng hợp Mô hình sử dụng một dạng kết hợp của hàm lấy mẫu để loại bỏ các luồng khói không đủ hoặc trùng nhau Mô hình này cho phép mô phỏng chính xác các dòng liên tục bằng một số luồng ít hơn
Trang 102.1.2 Các yêu cầu về số liệu vào của mô hình
Số liệu đầu vào cần thiết cho mô hình và quá trình tiền xử lý của nó có thể chia làm 4 dạng:
• Các tham số điều khiển: khích thước miềm tính, bước lưới theo không gian
và thời gian,…
• Các số liệu khí tượng: Các số liệu khí tượng đầu vào cần thiết trong mô hình
ISC3 là số liệu khí tượng thám không và số liệu khí tượng mặt đất:
Số liệu khí tượng thám không hai lần trong ngày tại 00 giờ GMT và 12 giờ GMT, bao gồm: áp suất, độ cao, nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió…
Số liệu khí tượng mặt đất bao gồm: độ che phủ của mây, độ cao chân mây, dạng mưa, tốc độ gió, hướng gió, áp suất mặt đất, nhiệt độ, độ ẩm tương đối…
• Các số liệu về mặt đệm: số liệu hiện trạng sử dụng đất và số liệu địa hình.
• Số liệu về nguồn thải: Mô hình ISC3 tính toán sự phát thải điểm và phát thải
Vận tốc khí thoát khỏi ống khói (m/s)
Nhiệt độ khí của ống khói (T0K)
Lưu lượng khí thải của mỗi chất ô nhiễm (g/s)
Đối với nguồn phát thải diện, mục đích chủ yếu là tính toán cho một lượng lớn các điểm và vô điểm trong một hoặc nhiều vùng với một chiều cao và toạ độ luồng khói được mã hoá bởi người sử dụng Mỗi một vùng cần các thông tin sau:
Vị trí (tạo độ x, y)
Chiều cao (m)
Kích thước của nguồn thải (chiều dài x chiều rộng)
Lưu lượng khí thải của mỗi chất ô nhiễm (g/s)
Trang 112.2 Mô tả kỹ thuật mô hình khuếch tán ISC3
2.2.1 Phương trình luồng khói Gauss cơ bản
ISC3 là một mô hình quỹ đạo biến đổi các luồng khói Gaussian chồng chéo được thiết kế để thống kê các biến đổi theo không gian và thời gian của các quá trình, lan truyền, khuếch tán và lắng đọng tại các vùng khác nhau Một dòng liên tục
sẽ được xác định như là một chuỗi các luồng khói trước và sau nó Mỗi luồng khói
là một chủ thể của sự lắng đọng ướt, lắng đọng khô, biến đổi hóa học theo không gian và thời gian
Nồng độ các chất ô nhiễm tại bề mặt đối với nguồn phát thải điểm được tính theo công thức sau:
Cp = 2 P exp[-0.5( ) ]2
Q KVD y U
a
dy dx U
Qa, Qp = Lưu lượng thải của chất ô nhiễm (g/s)
K = Hệ số tỷ lệ biến đổi các nồng độ tính toán về các đơn vị yêu cầu
(Giá trị mặc định cho K=1 x 106 đối với lưu lượng thải Q(g/s) và nồng độ ô nhiễm được tính toán C(mg/m3)
V = Đại lượng theo phương thẳng đứng (Xem mục 2.2.5)
D = Đại lượng phân rã (Xem mục 2.2.4)
Us = Tốc độ gió trung bình tại độ cao phát thải (m/s) (Xem mục 2.2.2)
,
σ σ = Hệ số khuếch tán theo phương ngang và theo phương thẳng đứng
Hệ số khuếch tán σy, σz phụ thuộc vào khoảng cách của điểm tính toán so
với chân ống khói và có dạng như sau:
y
σ = 465.11628(x)tan(TH) (2.3)
TH = 0.017453293[c-dln(x)] (2.4)
Trang 12σ = axb (2.5)
Trong đó:
x = là khoảng cách theo hướng gió thổi (km),
a, b, c, d, = là các hệ số được tính toán dựa trên độ ổn định của khí quyển
2.2.2 Phân bố vận tốc gió theo phương thẳng đứng
Quy luật phân bố tốc độ gió được hiệu chỉnh từ tốc độ gió quan trắc, Uq, từ quan hệ độ cao quan trắc zq, tới ống khói hoặc độ cao phát thải hs
Us = Uq
p s
q
h z
2.2.3 Độ nâng của luồng khói
Độ nâng cao, ∆h, của mỗi một luồng khói được tính theo phương trình Briggs (1975) Trong trường hợp điều kiện không ổn định hoặc trung gian khi tâm luồng khói không vượt quá đỉnh của lớp biên, ∆h có thể tính theo phương trình sau:
u / X F 1.6
=
F 1/3
>
F F 34.49 3.5
s / m 55 F F
14 3.5
= X
3 4 2/5
3 4 5/8
F (2.8)
trong đó:
Trang 13F = thông lượng ban đầu của luồng khói do sai khác mật độ (m4/s3)
XF = khoảng cách tới lúc nâng cao cuối cùng (m)
um = tốc độ gió tại lớp biên (lớp biên dưới (m/s)
Nhiệt độ không khí tại trạm khí tượng mặt đất gần nguồn thải được dùng để tính toán độ nâng cao do sai khác mật độ
Nếu một luồng khói đi vào vào lớp ổn định phía trên lớp biên, phương trình xâm nhập một phần của Briggs (1975) được dùng để tính độ nâng cao thứ hai Độ nâng cao sẽ lấy giá trị nhỏ nhất trong hai độ nâng cao đã được xác định
18.75 + z 1.8
u / X F 1.6 minimum
=
h
m
3 b
1/3 m
2/3 F 1/3
Trong trường hợp ổn định, ∆h được xác định theo phương trình sau:
<
u S / F 5.0
m/s 1.37
u uS / F 2.6
=
h
3/8 1/4
1/3 1/3
(2.10)
Trong điều kiện ổn định, hệ số triết giảm nhiệt độ hữu ích sẽ nhận giá trị là 0.02E K/m và 0.035E K/m cho cấp ổn định E và F Và giá trị của S tương ứng sẽ là 6.93 x 10-4 s-1 and 1.21 x 10-3 s-1
2.2.4 Đại lượng phân rã
Số hạng phân rã trong phương trình (11) là một phương pháp đơn giản tính toán của các chất ô nhiễm di chuyển trong quá trình vật lý hoặc quá trình hóa học
D = exp
s
x u
−Ψ
Ψ > 0 (2.11)
D = 1 Ψ = 0Trong đó:
Trang 14Ψ = hệ số phân rã,
x = khoảng cách theo hướng gió (m)
2.2.5 Đại lượng theo phương thẳng đứng
Số hạng độ cao tính tới các ảnh hưởng của độ cao nguồn nâng, điểm tiếp nhận, độ nâng nguồn khói, giới hạn xáo trộn theo chiều thẳng đứng, và lắng đọng trọng lực và lắng đọng khô của các hạt (đường kính hạt lớn hơn 0.1 µm).
a Số hạng độ cao không tính đến lắng đọng khô
Những ảnh hưởng tới nồng độ xung quanh của lắng đọng do trọng lực và lắng đọng khô có thể được bỏ qua cho các chất ô nhiễm và các hạt nhỏ (dưới 0.1 µ
m) Số hạng độ cao không tính đến ảnh hưởng của lắng đọng khô được xác định như sau:
Trang 15giảm, và phân bố nồng độ theo chiều thẳng đứng không còn Gaussian Số hạng độ cao trong trường hợp này được xác định như sau:
Ved(x,z,hed) = v(x,z,hed)×FQ(x)×P(x,z) (2.13)
FQ(x) = exp− 0x v V x z h P x z dx d ( , ,d ed) ( , )d
∫ (2.14)P(x,z) = P(x,zd)[1 + (vd – vg) R(z,zd) (2.15)
Trong đó:
hed = he - hv = he - g
s
x v u
hv = là hiệu chỉnh độ cao luồng khói do lắng đọng trọng trọng lực
FQ(x) = hệ số của vật chất duy trì trong luồng khói tại khoảng cách x,
P(x,z) = profile hệ số tương quan
P(x,zd) = sức cản khí quyển lên vận chuyển theo chiều thẳng đứng (Gifford, 1976)
2.1.6 Lắng đọng khô
Hệ số lắng đọng chất ô nhiễm trên bề mặt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: các thuộc tính của chất ô nhiễm, bề mặt đất, và điều kiện khí quyển Sự biến đổi của bề mặt đất và điều kiện khí quyển có ảnh hưởng đến biến thiên của hệ số lắng đọng khô Mô hình ISC3 tính các biến đổi theo thời gian và không gian của hệ số lắng đọng bằng cách sử dụng mô hình sức cản Vận tốc lắng đọng, được định nghĩa là tỷ
số của thông lượng của chất ô nhiễm theo chiều thẳng đứng tại các độ cao qui chiếu
và nồng độ tại độ cao đó, nó được tính bằng nghịch đảo của tổng các sức cản tới sự chuyển động của các chất ô nhiễm qua khí quyển tới mặt đất
Trong đó:
Fd = thông lượng lắng đọng tại độ cao zd,
Vd = vận tốc lắng đọng (cm/s) được xác đinh theo Slinn 1980; Pleim 1984)
ra = sức cản khí động lực (s/cm),
r = sức cản lớp lắng đọng (s/cm), và