Sáng kiến kinh nghiệm RÈN KỸ NĂNG NÓI BẰNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT TẬP LÀM VĂN MIỆNG CHO HỌC SINH LỚP 4 o0o I/ THỰC TRẠNG: _ Ngay khi nhận lớp mới ở năm học 2002 – 2003 tôi thấy đa số học sinh còn nhút nhát. Tiếng nói nhỏ, khi cần gọi hỏi điều gì các em chậm đứng lên. _ Ở tiết tập làm văn miệng càng tệ hơn, các em trình bày cách đọc lời văn viết đã chuẩn bò, lệ thuộc bài mẫu đọc nhiều hơn nói, Hoặc trình bày ê a ngắc ngữ, thiếu mạch lạc. _ Mục đích giờ học của phân môn này là phát triển năng lực nói cho học sinh nhưng thường hiệu quả không cao. _ Một số học sinh thụ động, không thích làm việc trong giờ này. _ Giáo viên ngại gọi đối tượng yếu vì sợ mất thời gian sửa sai. II/ LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN: _ Quan điểm giao tiếp hay quan điểm phát triển lời nói là nguyên tắc, phương hướng xây dựng chương trình môn tiếng Việt mới. Mỗi phân môn, mỗi tiết học của môn Tiếng Việt đều hướng đến mục đích phát triển lời nói. Nhất lả trong một loại bài cụ thể – bài Tập làm văn miệng ở lớp 4. _ Để giúp học sinh lớp có thể dạn dó trước đám đông, trình bày to, rõ, mạch lạc bằng lời lẽ tự nhiên, dễ hiểu các dữ kiện có hệ thống của một đề tài. _ Qua thực tế kiểm tra chất lượng đầu năm ở phân môn Tập làm văn của lớp: G K TB Y Đầu năm 2002 – 2003 20 – 43,5% 12 – 26,1% 10 – 21,7% 4 – 8,7% Đầu năm 2003 - 2004 18 – 46,2% 10 – 25,6% 8 – 20,5% 3 – 7,7% Tôi đã mạnh dạng áp dụng sáng kiến : “Rèn kó năng nói bằng thảo luận nhóm trong tiết Tập làm văn miệng cho học sinh lớp 4” III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Điều tra trình độ học sinh và phân nhóm học tập: _ Học sinh thực hiện kiểm tra bài Tập làm văn đầu năm để giáo viên nắm được trình độ, kó năng hành văn của từng em. _ Qua tiết Tập đọc giáo viên nắm được kó năng phát triển lời nói khi đọc cũng như khi trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. _ Phân nhóm học tập theo từng đối tượng học sinh: + Nhóm từ chối nhiệm vụ không nói được. + Nhóm nói được với các mức độ giỏi, khá, trung bình. Cho kết hợp nhóm nói giỏi với không nói được. Nhóm nói khá với trung bình. 2/ Tập quan sát có hệ thống các yêu cầu của đề bài theo dàn bài chung của từng thể loại. Học sinh phải được tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính, nhất là quan sát tại hiện trường, quan sát các vật thật. Giáo viên có nhiệm vụ giúp các em hệ thống lại các ý đã quan sát để lập thành dàn bài chi tiết đạt yêu cầu. 3/ Ở tiết miệng, khi học sinh bắt đầu trình bày tôi cho phần mở bài và kết luận là hoạt động chung cả lớp. Thường thì học sinh yếu tôi gọi trong lúc này để các em có thể trình bày các ý ngắn gọn. Do các em rất sợ thầy cô nên dễ mất tinh thần, vì vậy khi các em sai sót ngoài những nụ cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên các em này. _ Ở phần thân bài tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý chung nối tiếp, logic nhau theo dạng tiếp sức như sau: + Phân bao quát (1 em) + Phân chi tiết (2 em) + Hoạt động liên quan (1 em) * Ví dụ 1 : Kiểu bài tả đồ vật: Tả chiếc cặp sách. Yêu cầu thảo luận phần thân bài như sau: + HS1: Tả bao quát hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu cặp ? + HS2: Tả bân ngoài cặp gồm: mặt cặp, nắp cặp, quai đeo, ổ khoá. + HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn? Mỗi ngăn đựng gì? + HS4: Nêu ích lợi chiếc cặp? Sau khi thảo luận xong 1 nhóm học sinh trình bày như sau: + HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da. Dài hơn hai gang tay, rộng khoảng một gang rưỡi. Có nhiều màu rất đẹp. + HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt mỗi khi đóng hoặc mở nghe tiếng “Tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chuột Mickey rất đẹp. + HS3: Phía trong có ba ngăn. Ngăn lớn em đựng sách vở, ngăn thứ hai đựng bảng con, áo đi mưa. Ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng chứa bút, thước và các đồ dùng linh tinh khác. + HS4: Cặp giúp em đựng sách vở không bò rơi rớt hoặc mưa ướt. * Ví dụ 2 : Tả quang cảnh trường em trước buổi học. Yêu cầu thảo luận nhóm 4 như sau: + HS1: Tả bao quát toàn cảnh: diện tích, tầm cỡ, mới cũ, kiểu dáng, màu sắc. + HS2: Tả cụ thể: Cổng, sân, khu lớp học. + HS3: Khu văn phòng. + HS4: Hoạt động con người liên qua cảnh vật (thầy cô, học sinh ) Do thời gian có hạn nên chỉ cho 1 nhóm trình bày lại trước lớp. Tuy nhiên trong quá trình thảo luận các em sẽ được nói đều cả lớp cùng bạn, sẽ được các bạn bổ sung cho nhau các ý còn thiếu sót. Từ đó các em sẽ dạn dó hơn khi trình bày lại trước lớp. 4/ Song song đó là việc giảng dạy kó các phân môn Từ ngữ – Ngữ pháp cũng giúp học sinh nói tốt, nói tròn câu đủ ý trong bài luyện tập dùng từ đặt câu. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì giảng dạy có mục đích rèn kó năng phát triển lời nói cho học sinh. 5/ Thầy cô là tấm gương sáng của các em. Do đó bản thân giáo viên trước hết cần chuẩn bò kó tiết dạy và cách trình bày cũng phải chuẩn mực để học sinh học tập. IV/ KẾT QUẢ: Qua 2 năm học từ 2002–2003 và 2003–2004 tôi thấy kết quả đạt được như sau: _ Học sinh dạn dó tự tin hơn trước đám đông. _ Lời nói to, rõ, trôi chảy, mạch lạc. _ Nói từng ý ngắn dẫn đến nói đoạn dài 1 cách có hệ thống. _ Học sinh có thể diễn đạt được rõ ràng ý mình muốn nói. _ Không còn lệ thuộc bài mẫu “đọc nhiều hơn nói” _ Nâng được chất lượng nói và rèn tốt kó năng nói trong tiết tập làm văn miệng, từ đó bài làm viết của các em đạt kết quả cao. G K TB Cuối năm 2002 - 2003 25 – 54,4% 11 – 23,9% 10 – 21,7% Giữa kì II: 2003 - 2004 23 – 59% 12 – 30,8% 4 – 10,2% Tỉ lệ học sinh tham gia hoạt động nói như sau: _ 5% học sinh không nói được tròn ý. _ 95% học sinh nói được với các mức độ như sau: + 58% học sinh nói đúng, phát âm rõ, mạch lạc, không lệ thuộc khuôn mẫu. + 12% học sinh nói tốt, đủ ý, dạn dó nhưng đôi khi dùng từ sai hoặc thiếu từ nói. Câu văn liệt kê nhiều. + 6% học sinh nói còn thiếu ý. + Đặc biệt 19% học sinh nói trên cơ sở hiểu biết cao hơn, ý sáng tạo phong phú. Dùng nhiều câu hỏi lửng, câu cảm làm câu văn sinh động, hấp dẫn người nghe. V/ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG: _ Xác đònh được mục tiêu dạy học theo phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm.Giáo viên phải đóng đúng vai trò người tổ chức cho học sinh hoạt động _ Xác đònh đúng mục đích giờ học tập làm văn miệng là phát triển năng lực nói cho học sinh. _ Phải hình thành phương pháp và kó năng quan sát gắn với từng kiểu bài để học sinh có đủ ý. Sau đó giáo viên giúo các em hệ thống lại thành dàn ý chi tiết mạch lạc, hợp lý ở tiết lập dàn bài làm cơ sở trình bày miệng. _ Có tinh thần tách nhiệm cao vì sự nghiệp giáo dục toàn diện trẻ, có lòng tận tụy, yêu thương học sinh. Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bò chu đáo các hoạt động dạy học cũng như các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho tiết học đạt kết quả cao. _ Kiên trì, chòu khó sửa sai cho từng đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu. _ Rèn kó năng nói trong mọi nơi, mọi lúc, mọi tiết học. _ Động viên, khen ngợi kòp thời các đối tượng học sinh yếu dù là tiến bộ nhỏ nhất. Không áp đặt, không chê bai khi học sinh nói sai, nói chậm. VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: _ Tạo không khí tranh luận sôi nổi trong giờ học. _ Giờ học đã kích thích cho học sinh muốn nói, tạo điều kiện cho học sinh nói nhiều. _ Từ cơ sở nói được, nói đúng dần tiến tới nói hay cả về nội dung và hình thức. _ Học sinh chiếm lónh được tri thức qua thực hành tập nói. _ Phải có sự đầu tư trong từng bài Tập làm văn cụ thể, điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hợp lý giúp học sinh thma gia thảo luận. _ Sáng kiến này áp dụng được trong tất cả các tiết Tập làm văn miệng của hai khối 4 và 5 trong trường Tiểu học. VII/ KẾT LUẬN: _ Nếu ràn tốt kó năng nói cho học sinh lớp 4 trong tiết Tập làm văn miệng thì chất lượng trình bày ý mình muốn nói một cách trôi chảy, mạch lạc sẽ được nâng cao. Do vậy từng giáo viên phải đầu tư hơn nữa cho từng giờ dạy Tiếng việt nói chung và môn Tập làm văn miệng nói riêng để con em chúng ta muốn nói, được nói, biết nói đúng, nói hay và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Mỹ bình, ngày 20 tháng 03 năm 2004 Người viết Nguyễn Thò Huỳnh Mai . bằng thảo luận nhóm trong tiết Tập làm văn miệng cho học sinh lớp 4” III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/ Điều tra trình độ học sinh và phân nhóm học tập: _ Học sinh thực hiện kiểm tra bài Tập làm văn. tư trong từng bài Tập làm văn cụ thể, điều chỉnh, bổ sung hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hợp lý giúp học sinh thma gia thảo luận. _ Sáng kiến này áp dụng được trong tất cả các tiết Tập làm văn. Sáng kiến kinh nghiệm RÈN KỸ NĂNG NÓI BẰNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT TẬP LÀM VĂN MIỆNG CHO HỌC SINH LỚP 4 o0o I/ THỰC TRẠNG: _ Ngay khi nhận lớp mới ở năm