1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tài chính quốc tế QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG

54 577 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 311,18 KB

Nội dung

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thứ hai sau EU và là nhà đầu tư chủyếu vào Trung Quốc; Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ sau EU và Nhật Bản và là một trong nhữn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ



BÀI TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Đề tài :

QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG

GVHD : PGS.TS LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO LỚP : EC012_1_122_T03

SVTH : NHÓM 1

TP.HCM, tháng 04 năm 2013

Trang 2

Ký tên

PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 1

Trang 3

STT Họ và tên SBD MSSV

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

1.SƠ LƯỢC QUAN HỆ MỸ - TRUNG

1.1.Nền kinh tế Hoa Kì

1.2.Nền kinh tế Trung Quốc

1.3.Quan hệ Mỹ - Trung Quốc về chính trị và kinh tế

1. Nguyễn Hoàng Duy

2. Nguyễn Thị Kim Phượng

2 KHÁI QUÁT QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG

2.1.Thương mại Mỹ với Trung Quốc

2.1.1.Mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Trung

Quốc

2.1.2.Biểu thuế quan của TQ

2.1.3.Đầu tư Trung Quốc vào thị trường tài chính Mỹ

2.1.4.Những mâu thuẫn tồn tại trong mối quan hệ thương

mại Mỹ - Trung

2.1.5.Những thỏa hiệp trong quan hệ thương mại Mỹ

-Trung Quốc

1. Nguyễn Thị Thu Hiếu

2. Huỳnh Thị Huyền Linh

3. Đào Thị Kim Ngân

4. Võ Bắc Thành

Trang 4

3. Nguyễn Thanh Thuận

3.ĐIỂM NÓNG VÀ VIỄN CẢNH TRONG QUAN HỆ

KINH TẾ MỸ - TRUNG 31

3.1.Các điểm nóng trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung

3.1.1.Điểm nóng số 1:Mất cân đối nghiêm trọng trong

cán cân thương mại Mỹ - Trung

3.1.2.Điểm nóng số 2: Trung Quốc – Một trong những

chủ nợ lớn nhất của Mỹ

3.1.3.Điểm nóng số 3:Mỹ tăng cường phát hành đồng

đô la và vay nợ với tốc độ kỷ lục

3.2.Viễn cảnh quan hệ Mỹ-Trung 2013 trước sự thay đổi

- Đào Thị Kim Ngân

Thuyết trình đề tài , làm PowerPoint và trình bày Word

2. Nguyễn Thị Thu Hiếu

Làm Power Point

Phần 1 và phần 2, tổng hợp

Phần 3: Điểm nóng và viễn cảnh

1. Nguyễn Hoàng Duy

1. Nguyễn Thanh Thuận

2. Nguyễn Hoàng Duy

Theo sự phân công của

mỗi phần

MỤC LỤC

Trang 5

HÌNH

Trang 6

từ ưu thế vượt trội trên nhiều lĩnh vực, liên tục thay đổi, đón nhận và đối mặt với cạnhtranh, có khả năng tự làm mới mình, biết rút ra bài học và đứng lên sau mỗi lần khủnghoảng khốc liệt, như đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử của quốc gia có tuổi đờicòn non trẻ này.

Thời gian trở lại đây, Trung quốc nổi lên như một cơn bão và vươn lên vị tríthứ 2 thế giới, có rất nhiều bước đi lớn, nổi bật và rõ nét, có không gian tài chínhtương đối rộng rãi để đối phó với bất kỳ đe dọa tài chính nào, và điều này sẽ được làm

rõ theo những phân tích và nghiên cứu trong đề tài

Trung Quốc đông dân, kinh tế phát triển nhanh Mỹ có quân đội và kinh tếhùng mạnh nhất thế giới, dù hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhưng họ vẫn cạnh tranh gaygắt, quyết liệt nhằm chiếm lấy và duy trì vị trí siêu cường Trong các mối quan hệquốc tế, cặp quan hệ Mỹ và Trung Quốc luôn được chú ý nhiều nhất: trong lĩnh vựckinh tế – thương mại, hai nền kinh tế Trung – Mỹ đã gắn chặt với nhau trong bối cảnhtoàn cầu hóa Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thứ hai (sau EU) và là nhà đầu tư chủyếu vào Trung Quốc; Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ (sau

EU và Nhật Bản) và là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ Mỹ càng nhận rõ vaitrò lớn dần lên và càng lo sợ sẽ đánh mất vị trí siêu cường số 1 vào tay Trung Quốc,quan hệ giữa hai nước được nhận định là cánh cửa mở ra toàn cầu với nhiều điểm hếtsức lạc quan nhưng cũng chứa đựng những gay gắt hơn bao giờ hết

Với mối quan tâm về tình quan hệ kinh tế Mỹ - Trung cũng như tác động của

nó đến kinh tế thế giới, đề tài “Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung” được chọn để tìm hiều và

Trang 7

nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu là kinh tế Mỹ - Trung tronggiai đoạn hợp tác gần đây Tuy vậy, nhóm cũng liên hệ với số liệu cũng như thực tế ởcác giai đoạn khác để so sánh, đánh giá một cách khách quan nhất Thông qua việctổng hợp số liệu qua các năm, qua tìm hiểu các nguồn báo chí, sách, báo cáo và đánhgiá của chuyên gia để từ đó kết hợp với phân tích và nhận định của bản thân để làm rõvấn đề, mang đến cho người đọc một cách nhìn tổng quát về tình hình kinh tế, tươngquan và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai siêu cường của thế giới

Mặc dù đã tập trung nhiều trí tuệ và sự hiểu biết của cả nhóm, song chắc chắnkhông thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý từ phía

cô cũng như các bạn để bài viết được hoàn thiện và sâu sắc hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

1. SƠ LƯỢC QUAN HỆ MỸ - TRUNG

1.1 Nền kinh tế Mỹ

Một câu nói của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thếgiới đều bị cảm lạnh” Điều này đã nói lên được tầm quan trọng của nền kinh tế Mỹ.Lịch sử của nước Mỹ có thể chưa phải là dài, nhưng những gì mà Mỹ đóng góp vào sựphát triển của thế giới là điều không cần phải bàn cãi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh

tế Nền kinh tế Mỹ chỉ bắt đầu chứng tỏ được vị thế của mình trong một thế kỉ trở lạiđây Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã thay thế Anh trở thành quốc gia

có nền kinh tế lớn nhất thế giới và liên tục giữ vững được vị trí này trong hàng chụcnăm qua Trong một tương lai gần, có lẽ sẽ không có một nước nào có thể vượt quađược sự độc tôn của Mỹ Người Mỹ luôn coi nền kinh tế mình như một thứ luôn đónnhận sự cạnh tranh, khuyến khích sự phấn đấu và sáng tạo, trao thưởng rất hậu hĩnhcho những ai chiến thắng và tạo cơ hội cho những người thất bại Mỹ cũng là đất nước

đã thể hiện khả năng phục hồi từ những sai lầm, điều chỉnh thích nghi với những cuộcsuy thoái, chiến tranh, sự hoảng loạn về tài chính và tạo được sức mạnh từ trong thửthách Mỹ luôn đứng hạng nhất hoặc trong tốp đầu những chỉ số về kinh tế trong hàngloạt các xếp hạng quốc tế Từ tổng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, tỉ lệ dự trữ vàng

và dự trữ ngoại tệ, thu hút đầu tư nước ngoài, sản lượng lương thực, phát triển dịch vụ,

tỉ lệ đổi mới công nghệ và số bằng sáng chế được cấp mới…

Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, Mỹ luôn là nước đi đầu, không chỉ là vềcác chỉ số mà còn là những chính sách, biện pháp và các kế hoạch nhằm ổn định vàphát triển nền kinh tế Mỹ và toàn cầu Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịunhiều tác động từ các yếu tố phức tạp, như là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008 và các nền kinh tế năng động khác Những thách thức này đòi hỏi Mỹ phải cócác bước đi đúng đắn nhằm duy trì vị thế siêu cường số một thế giới

1.2 Nền kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc đang được xem là một ngôi sao mới nổi của nền kinh tế thế giới.Khoảng cách về sức mạnh kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp pháttriển thu hẹp GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 481 tỷ USD, tương đương 23,7%GDP của Mỹ, 74,9% của Nhật Bản và 99,5% của Đức Trung Quốc từ một nước nghèo

Trang 9

nàn, lạc hậu, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất thếgiới Triển vọng của nền kinh tế đó vẫn sáng sủa mặc dù Trung Quốc hiện nay đangchịu hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu Thời kỳđầu, trước con đường mới mẻ, Trung Quốc thực hiện những thử nghiệm kinh tế ở quy

mô nhỏ, khi thành công được áp dụng rộng ra toàn quốc Bắt đầu, các thành phố vàđặc khu ven biển có ưu thế địa lý ở miền Đông tiến hành cải cách mở cửa, tạo ra cácnhân tố đầu tư tốt, điển hình, như xây dựng cơ sở hạ tầng, hậu cần và quy chế quảnlý… Miền Đông trở thành đầu tàu lôi kéo kinh tế cả nước Sự cạnh tranh lành mạnhgiữa các thành phố, các khu vực kinh tế kích thích mạnh mẽ việc tạo môi trường tốtcho kinh doanh và đầu tư nước ngoài Trung Quốc cơ bản hình thành cục diện pháttriển kinh tế theo khu vực, mở rộng quy mô ngành nghề với trình độ hiện đại hóa cao

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài là hai động lực chủ yếu của tăngtrưởng kinh tế Trung Quốc Bên cạnh việc huy động mạnh mẽ vốn nước ngoài, pháthuy tối đa nguồn nhân công giá rẻ, Trung Quốc chú trọng tiếp thu công nghệ, đào tạomới nguồn nhân lực và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài.Trung Quốc thành công nổi bật trong việc kết nối với thị trường toàn cầu Nền kinh tếnăng động chuyển đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ, không ngừng thích ứng với thịtrường toàn cầu Từ hàng sơ cấp sang thành phẩm công nghiệp, từ sản phẩm sử dụngnhiều lao động sang sản phẩm kỹ thuật cao Đầu tư nước ngoài được ưu tiên TrungQuốc đạt được tiến bộ rõ rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, thể hiệnnổi bật qua những thành tựu về tài chính, thương mại, tự lực phát triển các lĩnh vựccông nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa của nước này

1.3 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc về chính trị và kinh tế

Trong 40 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự lớn mạnh trong mối quan hệ Mỹ

- Trung kể từ khi hai nước thiết lập lại quan hệ Sự tồn tại khắp nơi của các sản phẩm

“Made in China” tại Mỹ đã cho thấy mối quan hệ kinh tế sâu rộng giữa hai quốc giahùng mạnh này

Mỹ là nước phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đang phát triểnlớn nhất thế giới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hai nước chiếm 1/3 GDP của thế

Trang 10

giới Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hoá chiếm 40% toàn thế giới.

Là nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ hai của thế giới, Mỹ - Trung có điều kiện phát huytiềm năng hợp tác, mở rộng lĩnh vực hợp tác, nâng cao trình độ hợp tác, từ đó thúc đẩynền kinh tế, tài chính và kỹ thuật của hai nước phát triển ở cấp độ cao hơn Đồng thời,

là hai đầu tàu lớn của nền kinh tế thế giới, hai nước Mỹ - Trung có trách nhiệm thúcđẩy kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, thúc đẩy hợp tác quốc tế phát triển Mỹ -Trung là hai nước lớn có ảnh hưởng quan trọng ở hai bờ Đông -Tây Thái Bình Dương,đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phát huy vai tròquan trọng trong các công việc quốc tế Mỹ - Trung có thể cống hiến cho cộng đồngquốc tế trong việc duy trì hoà bình, ổn định thế giới đặc biệt là khu vực châu Á-TháiBình Dương cũng như đối phó với các thách thức mang tính toàn cầu.Việc Tổng thống

Mỹ Obama tuyên bố “Quan hệ Mỹ - Trung sẽ được xây dựng lại trong thế kỷ 21”không phải là không có cơ sở

Ngày nay, Mỹ đã thấy được vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong khuvực, ủng hộ chính sách mở cửa của Trung Quốc và cho rằng sự ổn định phồn vinh củaTrung Quốc sẽ có lợi cho sự ổn định và phát triển của khu vực Châu Á - Thái BìnhDương và cũng thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa Mỹ với Trung Quốc.Đồng thời Mỹ cũng lo sợ sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc sẽ phương hại đếnlợi ích của Mỹ và Mỹ cũng cảm thấy khó dự đoán chính xác xu thế phát triển củaTrung Quốc trong tương lai

Trung Quốc là thị trường khổng lồ với tiềm năng to lớn về sức mua, do đó, đểphát triển, tất cả các nước phương Tây chứ không riêng gì Mỹ đều phải cạnh tranhquyết liệt để khai thác thị trường này Cho nên sẽ là không khôn ngoan nếu Mỹ đẩyTrung Quốc vào thế kẹt, để Trung Quốc chỉ còn một lối thoát là phải chống trả quyếtliệt bằng mọi giá

Về phần mình, Trung Quốc muốn Mỹ phải công nhận tầm quan trọng và đòi

Mỹ phải đối xử bình đẳng với Trung Quốc Do đó, Trung Quốc có thái độ cương quyết

và sẵn sàng "ăn miếng trả miếng" với Mỹ trong cuộc tranh chấp kinh tế, song cũngkhông muốn căng thẳng quá mà luôn tỏ ra sẵn sàng đàm phán, để ngỏ khả năng cho

Trang 11

một giải pháp Bởi vì, rõ ràng Mỹ là một siêu cường luôn có ảnh hưởng rất lớn trongnhững quyết định của các tổ chức quốc tế.

Hơn nữa, đối với Trung Quốc, thị trường Mỹ và những cánh cửa được mở ra

từ đó cũng hết sức cần thiết để Trung Quốc duy trì sự tăng trưởng kinh tế của mình.Đây cũng chính là lợi ích chiến lược mà phía Trung Quốc luôn phải cân nhắc đến

Tranh chấp kinh tế giữa hai nước lớn này vẫn âm ỉ và thỉnh thoảng lại bùnglên dữ dội Tuy nhiên, cho đến nay, những lời tuyên bố của các đại diện hai phía trongcác cuộc đàm phán gần đây nhất cho thấy thái độ thương lượng của hai bên đều rấttích cực Bề ngoài hai nước tỏ ra căng thẳng với nhau, song bên trong cả hai đều muốndàn xếp và đều tìm cách tránh đi một cuộc chiến tranh kinh tế Bởi vì một yếu tố quantrọng là lợi ích cơ bản của hai nước khiến họ phải cần đến nhau; cả hai đều củng cố vaitrò to lớn trong mối quan hệ này đối với sự ổn định và phát triển của toàn thế giới nóichung và của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng

Trang 12

2. KHÁI QUÁT QUAN HỆ KINH TẾ MỸ - TRUNG

2.1 Thương mại Mỹ với Trung Quốc

Thương mại Mỹ-Trung Quốc tăng nhanh sau khi hai nước tái lập quan hệngoại giao (tháng 1 năm 1979), hai nước đã ký kết một thỏa thuận thương mại songphương (tháng 7 năm 1979), và đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) được chính thức có hiệulực vào năm 1980 Năm 1979 (khi cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu), tổngthương mại Mỹ-Trung Quốc (xuất khẩu và nhập khẩu) là 2 tỷ USD, Trung Quốc đượcxếp hạng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 23 và là nguồn nhập khẩu lớn thứ 45 của Mỹ.Trong năm 2011, thương mại hàng hóa song phương là 503 tỷ USD, Trung Quốc làđối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ (sau Canada), thị trường xuất khẩu lớn thứ bacủa Mỹ (sau Canada và Mexico), và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ Trongnhững năm gần đây, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởngnhanh nhất của Mỹ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, đời sống nhân dântiếp tục được cải thiện và một bộ phận khá lớn tầng lớp trung lưu xuất hiện tại TrungQuốc dự báo rằng thị trường này sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng mạnh trong hai thập kỷqua, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu của

Mỹ sang Trung Quốc Thâm hụt tăng từ 10 tỷ USD vào năm 1990 đến 266 tỷ USDtrong năm 2008, giảm xuống còn 227 tỷ USD trong năm 2009, sau đó tăng lên đến 273

tỷ USD trong năm 2010 và 296 tỷ USD trong năm 2011 (xem Bảng 1 và Hình 1) Từhình 2 có thể thấy rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2011lớn hơn nhiều so với các đối tác thương mại khác của Mỹ Ví dụ, thâm hụt thương mại

Mỹ - Trung là 295,5 tỷ USD, lớn hơn so với thâm hụt thương mại của Mỹ với Tổ chứccác nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) (138,6 tỷ USD), 27 quốc gia tạo nên Liên minhchâu Âu (EU27) (99,2 tỷ USD), và 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) (41,8 tỷ USD) Một số nghị sĩ cho rằng thâm hụt thương mại lớncủa Mỹ là một cảnh báo rằng quan hệ thương mại không cân bằng, và gây thiệt hại chonền kinh tế Mỹ Kỳ họp Quốc hội lần thứ 112 sẽ chấm dứt tình trạng quan hệ thươngmại bình thường với Trung Quốc và sẽ chỉ đạo Tổng thống đàm phán một hiệp địnhthương mại mới với Trung Quốc để đạt được một sự cân bằng thương mại trong bốnnăm

Trang 13

Bảng 1 : Thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc

Nguồn :U.S International Trade Commission (USITC) DataWeb.

Hình 1 : Thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc

Nguồn :U S International Trade Commission DataWeb

Hình 2 : Cán cân thương mại của Mỹ và các đối tác năm 2011

Nguồn : U.S International Trade Commission DataWeb

2.1.1. Mối quan hệ xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc

2.1.1.1. Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc

Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2012 là 110,590.10tỷ USD,tăng 6.44% so với mức năm 2011 Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành thịtrường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba của Mỹ trong năm 2007 và vẫn duy trì vị trí nàyđến năm 2012 (xem Hình 3) Từ 2000 đến 2011, tổng thị phần xuất khẩu của Mỹ sangTrung Quốc đã tăng từ 2,1% đến 7,0% Các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang TrungQuốc trong năm 2011 là chất thải và phế liệu, hạt có dầu và ngũ cốc, máy bay và cácbộ phận, chất bán dẫn và các linh kiện điện tử khác, và xe có động cơ (xem Bảng 2).Theo các Hội đồng kinh doanh Mỹ-Trung Quốc, doanh thu từ việc bán hàng hóa vàdịch vụ ở Trung Quốc (tức là, xuất khẩu của Mỹ và doanh số bán hàng của công ty đầu

tư của Mỹ ở Trung Quốc) có thể là cao nhất là 200 tỷ USD mỗi năm

Trang 14

Nửa đầu năm 2012, xuất khẩu sang Trung Quốc của Mỹ tăng 7% so với cùng

kỳ năm 2011, theo dữ liệu của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, giảm so với mức 20% củanăm 2011 và 36% của năm 2010 Năm lĩnh vực gồm máy công nghiệp, máy tính vàhàng điện tử, hóa chất, phương tiện vận tải, và phế liệu đã đóng góp 62% xuất khẩucủa Mỹ vào Trung Quốc trong tháng 8

Hình 3: 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ (tỷ USD)

Nguồn : U.S International Trade Commission DataWeb

Bảng 2 : Xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang Trung Quốc

Tổng xuất khẩu sang TQ 65,238 71,457 69,576 91,878 103,879

Hạt có dầu và các loại ngũ cốc 4,145 7,316 9,376 11,208 11,500Sản phẩm hàng không vũ trụ và các

Chất bán dẫn và các linh kiện điện tử 7,435 7,475 6,041 7,555 5,668

Nhựa, cao su tổng hợp, nhân tạo sợ

Định vị, đo lường và công cụ kiểm

Máy móc phục vụ mục đích khác 1,885 2,273 1,890 2,445 3,113

Nguồn :USITC DataWeb

Mặc dù xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chậm lại trong năm 2011 tươngđối với các năm trước (và so sánh với sự tăng trưởng trong xuất khẩu của Mỹ đối tácthương mại lớn khác), khi đó trong khoảng thời gian 10 năm đến nay, Trung Quốc là

Trang 15

thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ, như được thấy trong Bảng 3 Từ 2002 đến 2011,xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng khoảng 471% (tăng trưởng chung trong xuấtkhẩu của Mỹ trong giai đoạn này là 213,6%).

Bảng 3 : Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Mỹ trong năm 2011

( Tỷ USD và % trao đổi)

2011PercentChange

2010-2011PercentChangeTotal Global U.S

Nguồn: USITC DataWeb

Nhiều nhà phân tích thương mại cho rằng Trung Quốc có thể chứng minh làmột thị trường quan trọng hơn nhiều cho xuất khẩu của Mỹ trong tương lai TrungQuốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và tăng trưởngkinh tế nhanh chóng có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần, khi cải cách kinh tế đượctiếp tục Mục tiêu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cấp các ngành công nghiệp, và cảithiện đời sống nông thôn của Trung Quốc có thể tạo ra nhu cầu đáng kể cho hàng hóa

và dịch vụ nước ngoài Cuối cùng, tăng trưởng kinh tế đã cải thiện đáng kể sức muacủa công dân Trung Quốc, đặc biệt là những người sống ở các khu đô thị dọc theo bờbiển phía đông của Trung Quốc Nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng, dự trữngoại hối lớn (trên 3.2 nghìn tỷ USD của tháng 12 năm 2011), và dân số lớn hơn 1,3 tỷngười làm cho nó một thị trường có tiềm năng rất lớn Để minh họa:

Trang 16

- Theo một báo cáo của Boston Consulting Group1, trong năm 2009, Trung Quốc có 148triệu người tiêu dùng mà hàng năm thu nhập của mỗi hộ là 60.000 nhân dân tệ ($9,160) hoặc cao hơn, và được dự báo sẽ tăng đến 415 triệu vào năm 2020,

- Mặc dù tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc tính theo phần trăm của GDP thấp hơnnhiều so với hầu hết các nền kinh tế lớn khác, tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng tư nhân củaTrung Quốc đã được tăng lên nhanh chóng Ví dụ, tiêu dùng tư nhân tính theo phầntrăm của GDP ở Trung Quốc trong năm 2011 là 34,0%, so với 71,1% ở Mỹ Tuynhiên, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc từ 2002đến 2011 trung bình 8,0%, trong khi Mỹ trung bình hàng năm là 1,9%

- Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch thúc đẩy chi tiêu trong nước làm giảm bớt sựphụ thuộc vào xuất khẩu vì xuất khẩu đang đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc Trong năm 2008, Trung Quốc bắt đầu thực hiện một gói kích thích kinh

tế 586 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng Mục tiêu phát triển phíaTây của Trung Quốc là mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng cường mạng lưới

an toàn xã hội (như y tế chăm sóc và trợ cấp hưu trí), hiện đại hóa và phát triển cácngành công nghiệp chủ lực, giảm thiểu ô nhiễm, và nâng cao thu nhập của ngườinghèo nông thôn có khả năng sẽ dẫn đến mức độ chi tiêu trên quy mô lớn của chínhphủ Kế hoạch năm năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011 - 2015) báo cáo sẽ phân bổ

1 nghìn tỷ USD trong chi tiêu cơ sở hạ tầng

- Trung Quốc hiện có mạng lưới điện thoại di động lớn nhất thế giới và là một trongnhững thị trường phát triển nhanh nhất, với hơn 1 tỷ thuê bao điện thoại di động vàotháng ba 2012, tăng từ 87 triệu thuê bao vào năm 2000

- Hãng Boeing dự đoán rằng trong vòng 20 năm tới (2011-2030), Trung Quốc sẽ mua5.000 máy bay thương mại mới trị giá 600 tỷ USD và sẽ trở thành khách hàng thươngmại lớn nhất của Boeing

- Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành quốc gia có số lượng người sử dụng Internet lớnnhất thế giới trong năm 2008 Vào cuối tháng mười hai năm 2011, ước tính TrungQuốc đã có khoảng 513 triệu người sử dụng so với 245 triệu người tại Mỹ Tuy nhiên,

tỷ lệ dân số Trung Quốc sử dụng Internet là tương đối nhỏ so với Mỹ: 38,4% so với78,3%

1Boston Consulting Group ( BCG ) : nhóm các cố vấn kinh doanh hàng đầu thế giới.

Trang 17

- Theo Global Insight2, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trong năm 2009 để trở thànhnhà sản xuất xe tải nhẹ lớn nhất (xe hơi và xe tải nhẹ) đạt 12,9 triệu đơn vị và đã vượtqua Mỹ để trở thành quốc gia đứng đầu trong doanh số bán hàng của xe tải nhẹ, đạtmức 13,0 triệu đơn vị Doanh số bán xe của Trung Quốc tăng gần gấp đôi từ 2008 để

2010 (phần lớn là do các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế của chính phủ đã được thực hiện

để đáp ứng với suy thoái kinh tế toàn cầu) Năm 2021, doanh số bán xe ở Trung Quốc

dự kiến đạt 31,5 triệu đơn vị, gần gấp đôi doanh số bán hàng dự kiến ở Mỹ Số lượng

xe ô tô lưu thông trên đường ở Trung Quốc tăng từ 14 triệu đơn vị trong năm 2005 lênkhoảng 55,9 triệu đơn vị năm 2011, và dự kiến đạt 131,6 triệu vào năm 2016, một mức

có thể bằng 96,1% về số lượng xe ô tô dự kiến lưu thông ở Mỹ

- Lần đầu tiên trong lịch sử, trong năm 2010 General Motors (GM) đã bán được nhiều

xe hơi và xe tải ở Trung Quốc (2,35 triệu đơn vị) hơn ở Mỹ (2,21 triệu đơn vị) Trongnăm 2011, GM bán được 2,55 triệu xe tại Trung Quốc (tăng 8,3% so với mức năm2010) so với 2,50 triệu người ở Mỹ GM ở Trung Quốc hiện nay đã có 11 công ty liêndoanh và hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và sử dụng hơn 35.000 công nhân

2.1.1.2. Nhập khẩu chủ yếu của Mỹ từ Trung Quốc

Mỹ là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc, đạt 399.3 tỷ USDnăm 2011 Nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc năm 2011 tăng 9.4% (tăng 23.1% so vớimức tăng năm 2010) so với năm trước Trong tổng nhập khẩu của Mỹ, tỷ trọng củaTrung Quốc tăng từ 8.2% năm 2000 lên 19.1% năm 2010, nhưng giảm còn 18.1% năm

2011 Mỹ là nguồn nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc và vị trí của Mỹ ngày càngtăng mạnh trên bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 8 năm 1990, đến thứ 4 vào năm 2000, thứ 2vào giai đoạn 2004-2006 và lên vị trí đầu tiên ở giai đoạn 2007-2012 Năm 2011 nămmặt hàng đứng đầu trong danh mục nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ là thiết bị máytính, thiết bị truyền thông, sản phẩm sản xuất hỗn hợp (như đồ chơi và trò chơi), maymặc, và chất bán dẫn và linh kiện điện tử khác (xem bảng 4) Từ tháng giêng đếntháng 3 năm 2012, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đã tăng 9,0% so với cùng kỳnăm 2011

Trong suốt những năm 1980 và 1990, gần như tất cả các hàng nhập khẩu của

Mỹ từ Trung Quốc có giá trị thấp, các sản phẩm chẳng hạn như đồ chơi và các trò

2 Công ty nghiên cứu thị trường của Anh

Trang 18

chơi, các sản phẩm điện tử tiêu dùng, giày dép, hàng dệt may Tuy nhiên, trong vàinăm qua, tỷ lệ nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc ngày càng tăng đã bao gồm thêmnhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến (xem hộp văn bản dưới đây).

Thương mại Mỹ-Trung Quốc - Các sản phẩm công nghệ tiên tiến

Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, Mỹ nhập khẩu "các sản phẩm công nghệ tiên tiến" (ATP) từ Trung Quốc trong năm 2011 đạt 129,5 tỷ USD Sản phẩm ATP 3 chiếm 32,4% tổng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, so với 19,2% (29.3 tỷ USD) vào năm

2003 Ngoài ra, nhập khẩu ATP từ Trung Quốc chiếm 33,5% của tổng số nhập khẩu của Mỹ ATP (so với 14,1% năm 2003) Mỹ xuất khẩu ATP sang Trung Quốc trong năm 2011 là 21,4 tỷ USD; con số này chiếm 20,6% tổng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc và 7,5% kim ngạch xuất khẩu ATP toàn cầu của Mỹ Trong khi đó, xuất khẩu ATP của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2003 là 8,3 tỷ USD, chiếm 29,2% xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc và 4,6% tổng số xuất khẩu ATP của Mỹ.

Mỹ thâm hụt 108,1 tỷ USD trong thương mại ATP với Trung Quốc trong năm

2011, tăng so với mức thâm hụt 21,0 tỷ USD năm 2003 Một số người nhận thấy thâm hụt thương mại ATP của Mỹ lớn và ngày càng tăng với Trung Quốc đáng để quan tâm, có nghĩa là khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong công nghệ cao Số khác lại phản đối, cho rằng một phần lớn nhập khẩu ATP từ Trung Quốc trong thực tế, là những sản phẩm công nghệ và các bộ phận cấp thấp, chẳng hạn như máy tính xách tay, hoặc là sản phẩm được lắp ráp tại Trung Quốc sử dụng các linh kiện nhập khẩu công nghệ cao mà chủ yếu là phát triển hoặc làm ở nơi khác.

3viết tắt của advanced technology products

Trang 19

Bảng 4 : Nhập khẩu chủ yếu của Mỹ từ Trung Quốc

Nguồn :U.S International Trade Commission DataWeb

2.1.2.Biểu thuế quan của Trung Quốc

Trong 3 thập kỷ qua Trung Quốc đã giảm thuế một cách đáng kể Thuế suấttối huệ quốc (MSN) đã giảm 50% (1980), 15,6% (2001), 9,6% (2010) Tuy nhiên một

số nhà hoạch định chính sách Mỹ phàn nàn rằng việc xuất khẩu từ Mỹ sang TrungQuốc phải chịu thuế suất cao hơn việc xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ Ví dụ nhưtrong Bảng 5, trung bình MSN đơn giản của Trung Quốc áp dụng thuế suất trong năm

2010 là 174% cao hơn so với tỷ lệ 3,5% Sự khác biệt lớn về thuế suất tồn tại trên diệnrộng các danh mục sản phẩm.Ví dụ, thuế suất đánh vào các phương tiện chở kháchcủa Trung Quốc là 25%, gấp 10 lần, so với Mỹ (2,5%) Sản phẩm nhập khẩu vàoTrung Quốc cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) khoảng từ 5% đến 17%

Trang 20

Bảng 5 : So sánh mức thuế MFN trung bình giữa Mĩ và Trung Quốc 2010 (%)

Nguồn : WTO World Tariff Profiles, 2011

2.1.3.Đầu tư Trung Quốc vào thị trường tài chính Mỹ

Trong số các nước đang phát triển, Trung Quốc là nước nhận đầu tư trực tiếpnước ngoài ( FDI) lớn nhất Năm 2007 , Bắc Kinh đã thông qua và cấp giấy phép cho37.888 dự án mới với tổng số vốn thực hiện là 82 tỷ USD Các doanh nghiệp đầu tưnước ngoài hiện nay chiếm 58% giá trị xuất và nhập khẩu của Trung Quốc Tuy nhiên,

Mỹ không nằm trong nhóm các nền kinh tế đầu tư lớn nhất tại thị trường hơn 1 tỷ dânnày Tính đến hết năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp đã được thực hiện là hơn

500 doanh nghiệp, công ty Mỹ đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc đạt 37,6 tỷUSD, trong đó tổng nguồn vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào thị trường Trung Quốcvẫn là một con số quá nhỏ so với lượng đầu tư gián tiếp của Trung Quốc tại Mỹ

Trang 21

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dự trữ lớn nhất thế giới TrungQuốc là quốc gia chủ yếu mua các loại trái phiếu và giấy tờ có giá của Mỹ mà thựcchất là hình thức cho vay để chính phủ Mỹ có thêm nguồn tài chính thực hiện kế hoạchcứu trợ với tổng giá trị lên tới cả nghìn tỷ USD.

Bắc Kinh chỉ bắt đầu giảm mua trái phiếu Mỹ vào tháng 6/2009 Như vậy, mộtcâu hỏi được đặt ra là tại sao Trung Quốc cho Mỹ vay một khoản tiền lớn ngay cả khikinh tế Mỹ đang bị suy thoái “Nghịch lý” này chỉ có thể được giải thích: trước hết là

do thặng dư thương mại liên tục tăng, nguồn FDI đổ vào nền kinh tế Trung Quốc ngàycàng nhiều, điều đó đồng nghĩa với tăng mức cung Đô la Mỹ trên thị trường nội địa

Để tránh lập lại hiện tượng “Dutch disease4” vào cuối những năm 60 của thế kỷ XXlàm triệt tiêu khả năng xuất khẩu của kinh tế Hà Lan, Trung Quốc đã tích cực mua vàođồng Đô la Mỹ làm giảm cung Đô la Mỹ trên thị trường, qua đó ngăn chặn sức ép tănggiá đối với đồng Nhân dân tệ Như vậy, một vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến tỷgiá, tác động trực tiếp đến xuất khẩu được giải quyết, nhưng sử dụng nguồn ngoại tệ

đó như thế nào cho hiệu quả và an toàn lại là một vấn đề khác Đây chính là lý do thứ

2 thay vì giữ đồng Đô la Mỹ trong kho bạc rất an toàn nhưng không tạo ra lợi nhuận,Trung Quốc tìm cách giải tỏa khối lượng dự trữ ngoại tệ 2,3 nghìn tỷ USD thông quađầu tư tài chính, mua trái phiếu chính phủ Mỹ và các loại giấy tờ có giá khác thôngqua Cơ chế quản lý và điều tiết cung cầu ngoại tệ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ngânhàng Trung ương Cơ chế này hoạt động rất linh hoạt: Ngân hàng Nhân dân TrungQuốc mua ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại, Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC-China Investment Cooperation) mua ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương và phần lớnnguồn ngoại tệ được chuyển cho Cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại tệ (SAFE-StateAdministration Foreign Exchange) để đầu tư ra nước ngoài Do vậy SAFE thườngxuyên đối mặt với thách thức là phải tìm được các loại tài sản mới, sinh lời, an toàn đểbổ sung vào danh mục đầu tư của Trung Quốc SAFE cũng có thể bán Đô la Mỹ lấyngoại tệ khác, nhưng trên thực tế lại tập trung mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, đồngthời đầu tư vào các loại trái phiếu của một số tổ chức tài chính, công ty dưới sự tài trợ

4( Căn bệnh Hà Lan ) là một thuật ngữ trong kinh tế học ra đời năm 1977 để mô tả sự suy giảm của khu vực sản xuất Hà Lan sau khi nước này tìm ra mỏ khí gas lớn Từ đó về sau, thuật ngữ này được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa việc phát hiện những nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất trong nước của một quốc gia.

Trang 22

của Bộ Tài chính, ví dụ như trái phiếu của Freddie Mac , Fannie Mae, Ginnie Mae andthe Federal Home Loan banks,…

Không chỉ SAFE mà cả CIC với nguồn vốn lên tới 600 tỷ USD – Quỹ đầu tưlớn nhất thế giới (gấp 2,4 lần Quỹ đầu tư của các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnhvới số vốn là 200 tỷ USD, gấp 4 lần Quỹ đầu tư của Nga – 150 tỷ USD và 12 lần Quỹđầu tư của NaUy – 50 tỷ USD), sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của các tổ chức phitài chính, ví dụ như General Motor, các Ngân hàng, Tổ chức tài chính như MorganStanley , Blackstone , Lehman Brother

Với dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, những năm gần đây, khối lượng các công

cụ tài chính do Ngân hàng, Tổ chức Tài chính Trung Quốc nắm giữ rất nhanh Năm

2006, các tổ chức này đã đầu tư vào thị trường Mỹ hơn 400 tỷ USD, trong đó khoảng

390 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ và khoảng 10 tỷ USD đầu tư vào các ngoại giấy

tờ có giá khác Trong giai đoạn 2006-2008 70% trái phiếu công ty và 55% trái phiếuchính phủ Mỹ được Trung Quốc mua tại thị trường Luân Đôn và HongKong, phần cònlại mua tại một số thị trường khác với tổng giá trị lũy kế tính đến năm 2008 là 1200 tỷUSD (tăng 31% so với 922 tỷ USD năm 2007), trong đó giá trị các loại chứng chỉ cógiá dài hạn là 1076 tỷ USD (so với 870 tỷ năm 2007) Chỉ riêng năm 2008 Trung Quốccho Chính phủ Mỹ “vay” thông qua mua các loại trái phiếu kho bạc lên tới 400 tỷUSD Hiện nay Trung Quốc đứng đầu trong số trái phiếu mua của Chính phủ Mỹ vớigiả trị lên tới 776 tỷ USD tính đến 30/6/2009

Trung Quốc nắm giữ chứng khoán nhà nước và tư nhân của Mỹ bao gồmchứng khoán kho bạc, chứng khoán của cơ quan chính phủ Mỹ (như Freddie Mac vàFannie Mae), chứng khoán công ty và cổ phiếu.Trái phiếu kho bạc Mỹ là hạn mục lớnnhất Trung Quốc tài trợ cho Mỹ Đã nêu trong Bảng 6 và Hình 4, Trung Quốc nắm giữtrái phiếu kho bạc Mỹ tăng từ 118 tỷ USD năm 2000 lên 1,15 nghìn tỷ trong cuối năm

2011, Trung Quốc trở thành nước ngoài lớn nhất nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ (vượtqua Nhật Bản năm 2008) Trung Quốc nắm giữ chứng khoán kho bạc Mỹ trong nằm

2011 đã giảm 0,7% so với năm trước Thị trường chứng khoán Mỹ nắm giữ số chứngkhoán Trung Quốc là tương đối nhỏ so với các nước khác Trung Quốc nắm giữ mộtlượng lớn chứng khoán Mỹ là do chính sách can thiệp vào tỷ lệ trao đổi thị trường

Trang 23

nhằm hạn chế sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ (RMB) so với đồng Đô la Mỹ (USD).

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc yêu cầu việc các nhà xuất khẩu sang nước này phảichuyển đổi tiền của họ ra đồng Nhân dân tệ Kết quả là Trung Quốc đã tích lũy đượcmột số lượng đáng kể đồng Đô la Thay bằng việc nắm giữ đồng Đô la sẽ không kiếmđược lãi, chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn cách đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ.Đây được xem là một sự đầu tư tưong đối an toàn

Bảng 6 : Sở hữu chứng khoán tài chính Mỹ của Trung Quốc 2002-2011

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung Quốc nắm

giữ (tỉ USD) 118.0 159.0 222.9 210.0 396.9 477.6 727.4 894.8 1160.1 1151.9

Tỷ lệ 9.6% 10.4% 12.1% 15.2% 18.9% 20.3% 23.6% 24.2% 26.1% 23.0%

Nguồn : U.S Treasury Department, year-end data

Hình 4 : Sở hữu chứng khoán tài chính Mỹ của Trung Quốc 2002-2011

Nguồn : U.S Department of the Treasury

2.1.4. Đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc

Hoạt động đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc bắt đầu được đẩy mạnh trongkhoảng thời gian từ năm 1992 Trung Quốc là quốc gia có nguồn lao động dồi dào vàchi phí nhân công cũng như chi phí sản xuất đều rẻ hơn nhiều so với thị trường Mỹ Vìvậy các tập đoàn đa quốc chuyển phần lớn hoạt động sản xuất sản phẩm sang TrungQuốc nên vốn đầu tư Mỹ chảy mạnh vào Trung Quốc để xây dựng nhà xưởng, máymóc và chuyển giao công nghệ Sau năm 2008 đánh dấu mức giảm trong hoạt độngđầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, nguyên nhân chính là do hậu quả của cuộc khủnghoảng kinh tế tại Mỹ đã làm cho nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với nhiều khó khăn Tuynhiên Trung Quốc vẫn còn là thiên đường kinh doanh của nhiều công ty đa quốc gialớn Trong quá khứ Trung Quốc đã từng thu hút đầu tư do nguồn lao động dồi dào vàchi phí nhân công rẻ thì hiện nay với mức dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc đang

là thị trường tiêu thụ tiền năng lớn nhất của các công ty Mỹ

10 thương hiệu lớn của các công ty Mỹ thành công tại Trung Quốc:

10 Apple

Thị phần: 51%

Trang 24

Lĩnh vực: Máy tính bảng

Đối thủ cạnh tranh: Lenovo, Samsung

Theo hãng tin Reuters, ảnh hưởng của Apple trên thị trường hệ điều hành ởTrung Quốc là bằng không, trong khi smartphone đứng thứ 4 Điểm sáng nhất củahãng công nghệ này là máy tính bảng, với thị phần lên tới 51%, bỏ qua đối thủ Lenovo

ở vị trí thứ hai với 13,8% và Samsung với 9,8% Theo TabTimes, 80% người tiêudùng ở Trung Quốc đang xem xét chọn mua máy tính bảng đều nói rằng, iPad là chọnlựa đầu tiên của họ

9 Starbuck

Thị phần: 70%

Lĩnh vực: Cà phê

Đối thủ cạnh tranh: McDonald’s, Pacific Coffee, Dunkin’ Brands

Starbucks là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới về doanh thu Tại TrungQuốc, công ty này chiếm gần 70% thị trường Hiện Starbucks có 450 cửa hàng ởTrung Quốc và dự định sẽ tăng lên hơn 1.000 đại lý Theo tờ Wall Street Journal, năm

2010, công ty này đã đạt được thỏa thuận với tỉnh Vân Nam xây dựng một nôngtrường cà phê để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Trung Quốc

8 Intel

Thị phần: 14,9%

Lĩnh vực: Thiết bị bán dẫn

Đối thủ cạnh tranh: Samsung, Hynix

Intel là công ty sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới về lợi nhuận, trong khiTrung Quốc chiếm hơn 1/3 thị trường bán dẫn toàn cầu Điều này đã giúp Intel thuđược lợi lớn từ Trung Quốc Theo PwC, thị phần năm 2010 của Intel tại Trung Quốc là14,9% Chỉ tính riêng trong năm này, Intel đã thu được gần 20 tỷ USD ở thị trườngđông dân nhất thế giới, tăng hơn 26% so với năm 2009

Trang 25

Theo tờ China Daily, hãng hàng hóa tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) hiệnchiếm tới 55% thị phần lĩnh vực sản phẩm chăm sóc tóc ở Trung Quốc, bao gồm dầugội đầu và dầu xả Trong đó thương hiệu bán chạy nhất là Head & Shoulders Nămngoái, P&G tuyên bố sẽ đầu tư ít nhất 1 tỷ USD vào Trung Quốc trong vòng 5 năm tới

và sẽ mở một trung tâm nghiên cứu tại Bắc Kinh với số vốn đầu tư khoảng 80 triệuUSD

6 Coca-Cola/Sprite

Thị phần: 61,5%/ 26,9%

Lĩnh vực: Nước giải khát

Đối thủ cạnh tranh: PepsiCo

Sprite là nhãn hiều đồ uống nhẹ số một hiện nay ở Trung Quốc, với thị phầnlên tới 26,9%, theo số liệu mới đây của hãng phân tích Nielsen Hãng sản xuất Sprite

là Coca-Cola chiếm cả thảy 61,5% thị phần nước giải khát của Trung Quốc, trong khiđối thủ PepsiCo giành được 29% Hiện Coca-Cola có hơn 40 nhà máy ở Trung Quốc

và hãng dự định đầu tư 4 tỷ USD vào các nhà máy đóng chai và xe tải giao nhận trongvòng 3 năm tới, hãng tin tài chính Bloomberg cho hay

5 Nike

Thị phần: Không rõ

Lĩnh vực: Trang phục thể thao

Đối thủ cạnh tranh: Li Ning, Adidas

Nike hiện là hãng sản xuất trang phục thể thao hàng đầu ở Trung Quốc Đứngsau Nike là công ty Trung Quốc Li Ning, tiếp đó là Adidas Mặc dù các công ty TrungQuốc đang nắm khá nhiều thị phần trong lĩnh vực này, nhưng theo nhiều chuyên giaquốc tế, thì các hãng quốc tế đang dần mạnh hơn và chiếm ưu thế Báo cáo mới đâycủa HSBC về lĩnh vực trang phục thể thao tại Trung Quốc cho biết, các nhãn hiệu địaphương sẽ mất nhiều thị phần hơn vào tay các thương hiệu nhập khẩu trong vòng 12tháng tới

4 Boeing

Thị phần: 52%

Lĩnh vực: Máy bay thương mại

Trang 26

Đối thủ cạnh tranh: Airbus, Embraer, Bombardier

Theo đánh giá của tạp chí Forbes, Boeing hiện chiếm hơn 50% thị phần thịtrường máy bay thương mại của Trung Quốc Sự hiện diện của công ty này tại quốcgia đông dân nhất thế giới sẽ còn nhiều hơn nữa trong vài năm tới Hoạt động vận tảihành khách bằng đường không ở Trung Quốc đã tăng trưởng nhiều trong thời gian qua

và dự kiến tiếp tục mở rộng Đây sẽ là cơ hội lớn cho Boeing xuất hiện nhiều hơn ở thịtrường này

3 Microsoft

Thị phần: 99,3%

Lĩnh vực: Hệ điều hành máy tính cá nhân

Đối thủ cạnh tranh: Không rõ

Microsoft hiện thống trị phân mảng thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân

ở Trung Quốc Theo công ty phân tích web Baidu Tongji, thị phần của Microsoft tạiTrung Quốc là 99,31% Các hệ điều hành Mac OS và Linux chiếm không mấy thị phầntại quốc gia này Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là thị trường có tình trạng vi phạm bảnquyền trí tuệ phần mềm rất nghiêm trọng, nên doanh số của Microsoft bị ảnh hưởng rấtlớn

2 General Motors

Thị phần: 12,8%

Lĩnh vực: Xe hơi

Đối thủ cạnh tranh: BYD, Toyota

Là một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, thị phần củaGeneral Motors tại Trung Quốc đang tiếp tục được mở rộng Trong 6 tháng đầu năm

2010, lần đầu tiên doanh số bán của công ty này tại Trung Quốc đã vượt qua Mỹ Vàothời điểm đó, thị trường Trung Quốc chiếm tới 1/4 doanh số toàn cầu của GeneralMotors Tuy nhiên, hãng xe Mỹ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt củacác đối thủ BYD và Toyota

1 KFC

Thị phần: 40%

Lĩnh vực: Đồ ăn nhanh

Trang 27

Đối thủ cạnh tranh: McDonald’s

KFC hiện thống trị thị trường thực phẩm ăn nhanh ở Trung Quốc Kể từ năm

1987 khi KFC mở nhà hàng đầu tiên tại quốc gia này, cho tới nay, hãng đã có hơn3.200 đại lý tại 650 thành phố, trong khi đối thủ McDonald’s hiện chỉ có khoảng 1.100cửa hàng Về thị phần, KFC chiếm 40% phân khúc thực phẩm ăn nhanh ở TrungQuốc, vượt xa con số 16% của McDonald’s KFC có dự định tăng số nhà hàng tạiTrung Quốc lên 20.000 điểm

Điểm nhấn trong hoạt động đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc cũng phải nhắc đếnlĩnh vực ngân hàng.Đầu tư của các ngân hàng Mỹvào Ngân hàng Xây dựng TrungQuốc khoảng 30 tỷ USD (2011) Tiêu biểu là Bank of American đã từng sở hữu 10%cổ phần của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và bán một nửa vào năm 2011 đề thu

về 3,5 tỷ USD

2.1.5. Những mâu thuẫn tồn tại trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung

Theo số liệu của Bộ Tài Chính Mỹ năm 2007 giá trị xuất khẩu của TrungQuốc sang Mỹ là 321,4 tỷ USD ( không bao gồm giá trị trao đổi nội bộ công ty- traođổi hàng hóa giữa các công ty mẹ, công ty con và giá trị xuất khẩu của Trung Quốcthông qua HongKong ), mặc dù vậy thâm hụt thương mại với Trung Quốc vẫn ở mứcrất lớn : 258 tỷ USD; trong khi đó cơ quan thống kê Trung Quốc đưa ra con số thâmhụt là 163 tỷ USD

Theo các giải thích của Trung Quốc sự chênh lệch về con số tuyệt đối 95 tỷUSD là do hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc được sản xuất trên cơ sở của các yếu

tố đầu vào nhập khẩu từ các nước khác Lý do này không có sức thuyết phục bởi vìkhông chỉ Trung Quốc, mà tất cả các nước khác cũng sản xuất hàng hóa theo một cơchế tương tự, đó là nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm, sau đó gia công chế biến

và xuất khẩu Không một quốc gia nào có thể khẳng định tất cả hàng hóa xuất khẩucủa họ được sản xuất với 100 % có yếu tố trong nước Lý do thứ hai cùng giải thích sựthâm hụt này, theo Bắc Kinh, là chính sách của Mỹ cấm bán các công nghệ cao có thể

sử dụng trong lĩnh vực quân sự và dân sự Cách giải thích này có vẻ hợp lý hơn tuynhiên không mang tính thuyết phục cao, vì con số thâm hụt quá lớn trong quan hệ mậu

Ngày đăng: 11/05/2015, 01:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Quỳnh Anh, Tạp chí Cộng sản, 2013. Kinh tế thế giới sẽ “ấm” dần trong năm 2013, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2013/20080/Kinh-te-the-gioi-se-am-dan-trong-nam-2013.aspx. [Ngày truy cập: 05/02/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: ấm
18. Sơn hà, Tuổi trẻ Online, 2013. Nước Mỹ né “vách đá tài chính”, http://tuoitre.vn /the-gioi/527884/nuoc-my-ne-%E2%80%9Cvach-da-tai-chinh%E2%80%9D.html.[Ngày truy cập : 02/01/2013] Sách, tạp chí
Tiêu đề: vách đá tài chính
36. Eswar Prasad (2009), “Is China’s Growth Miracle Built to Last?”, China Economic Review, Tập.20, Tr.103-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Is China’s Growth Miracle Built to Last
Tác giả: Eswar Prasad
Năm: 2009
43. Linda Goldberg (2009), “ Is the International Role of the Dollar Changing ?”Federal Reserve Bank of New York Current Issues in Economics and Finance , Tập. 16 , Số. 1 ,Tháng 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Is the International Role of the Dollar Changing
Tác giả: Linda Goldberg
Năm: 2009
44. Marcos Chamon và Eswar Prasad(2010), “ Why Are Saving Rates of Urban Household in China Rising?” , American Economic Journal : Macroeconomics, Tập.2, Số.1, Tr. 93-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why Are Saving Rates of UrbanHousehold in China Rising
Tác giả: Marcos Chamon và Eswar Prasad
Năm: 2010
6. 10 thương hiệu Mỹ thành công nhất tại Trung Quốc, http://www.dna.com.vn/vi/tin-tuc-thuong-hieu/tin-quoc-te/10-thuong-hieu-my-thanh-cong-nhat-tai-trung-quoc/ Link
7. Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2009. Các điểm nóng trong quan hệ kinh tế Mỹ - Trung. http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cac-diem-nong-trong-quan-he-kinh-te-my-trung-20090920080046515ca32.chn. [Ngày truy cập : 20/09/2009] Link
8. Diễn đàn kinh tế Việt Nam, 2012. Cuộc chơi kinh tế Mỹ-Trung trước thay đổi chínhtrị,http://vef.vn/2012-05-02-cuoc-choi-kinh-te-my-trung-truoc-thay-doi chinh -tri. [Ngày truy cập : 03/05/2012] Link
10. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tạp chí tài chính, 2013. Viễn cảnh kinh tế thế giới năm 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Vien-canh-kinh-te-the-gioi-nam-2013/20313.tctc. [Ngày truy cập : 30/01/2013] Link
11. Khánh Linh, Viện chiến lược và chính sách tài chính, 2013. Dự báo kinh tế toàn cầu năm 2013, http://nif.mof.gov.vn/portal/page/portal/nif/Newdetail?p_page_id=1&pers_id=42972397&item_id=86663495&p_details=1.[Ngày truy cập : 06 / 03/2013] Link
12. Mai Lê, Báo mới, 2010. Dự trữ vàng của Mỹ đứng số 1 thế giới, http://www.baomoi.com/Du-tru-vang-cua-My-dung-so-1-the-gioi/126/5390795.epi.[Ngày truy cập : 17/12/2010] Link
13. Ngọc Diệp, Báo mới, 2009. Giải pháp nào để giảm thâm hụt ngân sách Mỹ?,http://www.baomoi.com/Giai-phap-nao-de-giam-tham-hut-ngan-sach-My/45/3524 Link
14. Thanh Xuân, Việt báo, 2002. Nguyên nhân khiến Mỹ thâm hụt ngân sách 165 tỷ USD, http://vietbao.vn/Kinh-te/Nguyen-nhan-khien-My-tham-hut-ngan-sach-165-ty-USD/10778778/87/. [Ngày truy cập : 13/07/2002] Link
15. Báo Lao động, 2012. Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách 1.100 tỉ USD năm 2012, http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/My-du-bao-tham-hut-ngan-sach-1100-ti-USD-nam-2012/80954.bld. [Ngày truy cập : 27/08/2012] Link
16. Thâm hụt ngân sách Mỹ giảm nhưng vẫn cao, http://www.vietnamplus.vn /Home/Tham-hut-ngan-sach-My-giam-nhung-van-muc-cao/20133/187448.vnplus.[Ngày truy cập : 14/03/2010] Link
17. Minh Hằng, 2013. FDI của Trung Quốc giảm 7,3% vào tháng đầu năm, http://www.vietnamplus.vn/Home/FDI-cua-Trung-Quoc-giam-73-vao-thang-dau-nam/20132/184128.vnplus. [Ngày truy cập : 22/02/2013] Link
19. Nhật Linh, Diễn đàn Dân trí Việt Nam, 2012. Vốn FDI vào Trung Quốc liên tục sụt giảm, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/von-fdi-vao-trung-quoc-lien-tuc-sut-giam-642545.htm. [Ngày truy cập : 19/09/2012 ] Link
20. Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại CHND Trung Hoa, 2011. Tổng quan về Trung Quốc, http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050707201302/. [Ngày truy cập : 22/04/2011] Link
21. Đại sứ quán Họp chủng quốc Hoa Kỳ, 2009. Khái quát nền kinh tế Mỹ, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_useconomy.html Link
22. Am Cham China, 2012. http://www.amchamchina.org/businessclimate2012\ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w