1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010

123 848 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

luận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010 trường đh quốc gia hà nộiluận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010 trường đh quốc gia hà nộiluận văn: khảo sát đặc trưng các diễn ngôn tin trên một số trang web tiếng anh năm 2010 trường đh quốc gia hà nội

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC HàNội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH HàNội - 2014 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Việt Thanh, người đã giao đề tài, hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã bồi dưỡng cho tôi những kiến thức quý báu cũng như sự động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Khoa Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại, các đồng nghiệp cũng như sinh viên khoa Ngoại ngữ đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tôi đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 Hoàng Thị Mến 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa của đề tài 6. Cấu trúc của luận văn Chƣơng 1: Một số cơ sở lý thuyết 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn 1.1.2. Phân tích diễn ngôn 1.1.3. Phân loại diễn ngôn 1.1.4. Diễn ngôn thuộc phong cách báo chí 1.2. Diễn ngôn bản tin 1.2.1. Diễn ngôn bản tin với tư cách là một loại hình báo chí 1.2.2. Các yếu tố đặc trưng của diễn ngôn bản tin 1.2.2.1. Yếu tố nội dung 1.2.2.2. Yếu tố cấu trúc 1.2.2.3. Yếu tố chỉ lượng 1.2.2.4. Mạch lạc và liên kết 1.2.2.5. Yếu tố định biên 1.3. Diễn ngôn tin trên báo điện tử 1.3.1. Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục 1.3.2. Có tính tương tác cao 1.3.3. Tính đa phương tiện 4 4 5 5 6 6 6 7 7 7 8 10 12 12 12 15 15 17 20 21 22 22 23 23 24 2 1.3.4. Khả năng liên kết lớn 1.3.5. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng 1.3.6. Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt Tiểu kết Chƣơng 2: Tổ chức nội dung của bản tin trên trang Web 2.1. Một số yếu tố hỗ trợ truyền tải nội dung 2.1.1. Hyperlinks (siêu liên kết) 2.1.2. Hình ảnh và chú thích ảnh 2.1.3. Ngày và tháng trên bản tin (date and time of releasing the news) 2.1.4. Nguồn tin (source of information) 2.2. Đặc điểm tổ chức các phƣơng tiện ngôn ngữ 2.2.1. Sự lựa chọn về từ vựng 2.2.2. Câu trực tiếp, gián tiếp (Directness and indirectness) 2.2.3. Tiêu đề 2.2.3.1. Vai trò và chức năng của tiêu đề 2.2.3.2. Cấu trúc của tiêu đề 2.2.3.3. Sự lựa chọn thời (tense) của tiêu đề 2.2.4. Sapo (the lead) trong bản tin web 2.3. Phần văn bản tin (the body) 2.3.1. Những biểu hiện của mạch lạc trong bản tin trên Web 2.3.2. Phép liên kết và việc sử dụng phương tiện liên kết trong các văn bản tin 2.3.2.1. Phép qui chiếu 2.3.2.2. Phép liên kết từ vựng 2.3.2.3. Phép nối Tiểu kết Chƣơng 3: Mô hình cấu trúc thông tin của văn bản tin 3.1. Vai trò vị trí của câu chủ đề 24 24 24 25 26 26 26 28 38 39 44 44 50 55 56 58 62 63 66 68 77 78 79 81 83 84 85 3 3.1.1. Vai trò của câu chủ đề 3.1.2. Vị trí của câu chủ đề 3.2. Phân loại văn bản tin về mặt dung lƣợng 3.2.1. Loại văn bản tin một câu 3.2.2. Văn bản tin gồm hai câu trở lên Tiểu kết Kết luận Tài liệu tham khảo 85 86 93 93 95 113 114 118 4 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin. Càng ngày, báo chí càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội, được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Bên cạnh chức năng thông tin, sự phát triển của các loại hình báo chí cũng trở nên ngày càng đa dạng để đáp ứng ngày càng tốt hơn chức năng của báo chí trong thời đại thông tin và thời đại khoa học công nghệ ngày nay. Bên cạnh báo viết - một loại hình báo chí mang tính truyền thống, một số loại hình báo chí hiện đại như báo hình, báo ảnh, báo tiếng ngày càng phổ biến, trong đó đặc biệt phải kể đến một loại hình rất phổ biến trong giai đoạn hiện nay là báo điện tử với khối lượng thông tin khổng lồ, cập nhật liên tục hàng giờ với các nội dung thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, đời sống và dưới những hình thức đặc thù riêng. Trong báo điện tử, có thể nói phần Tin tức (news) là thể loại sớm nhất và cũng quan trọng, cơ bản nhất của báo. Do đặc thù của báo điện tử, phần tin tức luôn là những thông tin được cập nhật thường xuyên từng giờ từng phút, phản ánh thường xuyên các sự kiện nóng hổi của đời sống thực tiễn, được cấu tạo theo những phương thức riêng, mang những khác biệt nhất định so với tin tức trong báo viết và một số loại hình báo chí khác. Ở Việt Nam, nghiên cứu đặc trưng của các diễn ngôn tin tức đã bắt đầu được chú ý trong thời gian gần đây từ các góc độ ngôn ngữ học, báo chí, xuất bản và đã thu được những kết quả nhất định qua nghiên cứu tại một số công trình cấp độ đại học, thạc sĩ. Năm 1996, trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, Nguyễn Hòa đã lấy diễn ngôn tin trên một số tờ báo tiếng Anh làm đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế, việc tìm hiểu nghiên cứu đặc trưng của các diễn ngôn tin tức trong một số trang Web tiếng Anh là một nhu cầu cần thiết, xuất phát từ chính nhu cầu của người Việt khi muốn tiếp thu thông tin một cách hiệu quả nhất qua các trang Web tiếng Anh, khi muốn nâng cao trình độ học và thực hành 5 cấu tạo văn bản tin bằng tiếng Anh của những người Việt Nam học tiếng Anh, và cả khi muốn so sánh đặc trưng của bản tin tiếng Anh với bản tin tiếng Việt nhằm học hỏi kinh nghiệm phục vụ công tác xuất bản, biên tập. Đặc biệt, từ cương vị của một giảng viên tiếng Anh, chúng tôi nhận thức rằng đọc và hiểu văn bản tin là một việc rất cần thiết cho mọi người nói chung và cho sinh viên nói riêng. Đối với sinh viên ngoại ngữ, việc đọc bản tin bằng ngôn ngữ mình đang học là một việc làm cần thiết và hữu ích trong quá trình học tập. Bản tin không những cung cấp cho họ những tin tức thời sự trong nước và quốc tế cập nhật về các sự kiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… mà qua bản tin, sinh viên còn được rèn luyện, mở rộng về vốn từ, về cấu trúc chuyên dùng trong các văn bản tin. Bên cạnh đó, họ còn được rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng, từ đó nâng cao trình độ ngoại ngữ một cách nhanh chóng. Đây chính là lý do chúng tôi chọn khảo sát bản tin tiếng Anh trong một số trang web làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của đề tài là tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của bản tin trên trang web tiếng Anh khá nổi tiếng, có uy tín xã hội cao và cũng tương đối quen thuộc với các độc giả Việt Nam và thế giới là BBC News từ góc độ phân tích diễn ngôn. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi đã lựa chọn được 340 diễn ngôn bản tin được xuất bản trong năm 2010 với nội dung đề cập về ba lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tập trung khảo sát một số vấn đề sau: - Đặc trưng của chức năng thông tin (liên giao) và chức năng liên nhân của bản tin trên trang web tiếng Anh. - Đặc điểm tổ chức diễn ngôn. - Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ. - Đặc điểm sử dụng các phương thức và phương tiện liên kết và mạch lạc. - Vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ trong việc tạo hiệu quả giao tiếp của bản tin trong trang Web. 6 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên nguồn tư liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 1. Phương pháp của phân tích diễn ngôn. 2. Phương pháp phân tích miêu tả. 3. Phương pháp so sánh đối chiếu. 4. Thủ pháp thống kê. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài khảo sát diễn ngôn bản tin trên một số trang web tiếng Anh nhằm một số ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Về phương diện lý luận, đề tài góp một tiếng nói vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, cụ thể là một thể loại của báo chí từ góc độ phân tích diễn ngôn. Về phương diện thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của người Việt Nam thông qua việc nắm vững và sử dụng thành thạo một kiểu loại văn bản báo chí cụ thể, qua đó mở rộng vốn từ, vốn cấu trúc và cả những thông tin thực tế từ các vản bản này. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Một số cơ sở lý thuyết Chương II: Tổ chức nội dung của văn bản tin Chương III: Mô hình cấu trúc thông tin của văn bản tin 7 Chƣơng 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. DIỄN NGÔN VÀ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN 1.1.1. Diễn ngôn Được Z.Harris sử dụng lần đầu tiên trong một bài báo mang tên “Discourse Analysis – Phân tích diễn ngôn” vào năm 1952, song cho đến nay thựa tế vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh về diễn ngôn. Việc xác định “diễn ngôn là gì?” luôn được các nhà nghiên cứu đặt trong mối quan hệ với khái niệm “văn bản” – một khái niệm khá quen thuộc đối với ngôn ngữ học truyền thống. Harris với việc đưa ra cách hiểu diễn ngôn là văn bản liên kết ở bậc cao hơn câu bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học văn bản từ câu sang diễn ngôn, giúp ngành học này xác định được định hướng phát triển của mình là tập trung vào nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ. Hai tác giả Brown & Yule trong cuốn sách tựa đề “Discourse analysis – phân tích diễn ngôn”, cố gắng phân biệt diễn ngôn với văn bản khi xác định “văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một hành động giao tiếp”. Tuy nhiên, quan điểm này đôi khi không thống nhất bởi sau đó hai tác giả lại khẳng định “văn bản là sự thể hiện của diễn ngôn”. David Nunan cũng là người có khuynh hướng phân biệt rạch ròi hai khái niệm nhưng cách diễn đạt của ông theo hướng cụ thể hơn. Ông dùng thuật ngữ “văn bản” để chỉ “sự ghi lại (thể hiện) bằng ngôn ngữ viết một sự kiện giao tiếp”, sự kiện đó có thể sử dụng ngôn ngữ nói (một cuộc hội thoại, một bài thuyết giảng) hoặc sử dụng ngôn ngữ viết (một bài thơ, một quyển sách). Còn thuật ngữ “diễn ngôn” dùng để chỉ “một sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh”. Ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này và lẽ dĩ nhiên cũng tồn tại những quan điểm không thống nhất, thậm chí ở mỗi giai đoạn, quan điểm về mối quan hệ giữa hai khái niệm có sự biến đổi. Theo tác giả Diệp [...]... vào khảo sát tìm hiểu quá trình giao tiếp của văn bản tin với mục đích chủ yếu là: - Khảo sát các cách thức tổ chức văn bản tin trong một số trang web tiếng Anh với những đặc điểm về cấu trúc mô hình dựa trên giá trị thông tin - Khảo sát các đặc trưng về mạch lạc, liên kết và một số đặc trưng khác nhằm thực hiện chức năng thông tin (liên giao) và chức năng tác động (liên nhân) của diễn ngôn bản tin. .. tính đơn giản/tính phức tạp trong cấu trúc văn bản của diễn ngôn, tính độc lập/tính lệ thuộc của các diễn ngôn, tính liên tục/tính gián đoạn của các diễn ngôn, tác giả tiến hành phân loại các diễn ngôn: - Các diễn ngôn có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc; - Các diễn ngôn tự do và các diễn ngôn lệ thuộc; - Diễn ngôn liên tục và diễn ngôn gián đoạn Cách phân loại này đến nay vẫn còn giá trị thực tiễn... thông tin Bên cạnh các đặc trưng chung của diễn ngôn bản tin với tư cách là một thể loại báo chí, bản tin trong trang Web còn mang những đặc điểm riêng do phương thức tồn tại và hoạt động có tính đặc thù Do lấy bản tin điện tử làm đối tượng khảo sát của luận văn, chúng tôi thấy rằng việc hiểu biết hay trang bị cho mình một tri thức nghiêm túc về đặc trưng của văn bản tin là hết sức cần thiết Trong luận. .. phong cách chức năng khác nhau, đó là: - Phong cách sinh hoạt hằng ngày; - Phong cách hành chính công vụ; - Phong cách khoa học; - Phong cách chính luận; - Phong cách báo chí; - Phong cách văn học nghệ thuật Tương ứng, mỗi loại phong cách có các kiểu loại diễn ngôn khác nhau 1.1.4 Diễn ngôn thuộc phong cách báo chí Xuất phát từ đặc thù của các thể loại diễn ngôn thuộc phong cách báo chí, các nhà phong cách... trong sự so sánh đối chiếu với các kiểu loại văn bản báo chí khác 25 Chƣơng 2 TỔ CHỨC NỘI DUNG CỦA BẢN TIN TRÊN TRANG WEB 2.1 MỘT SỐ YẾU TỐ HỖ TRỢ TRUYỀN TẢI NỘI DUNG Một trong những đặc trưng nổi bật khác hẳn với tin trên báo in mà tin trên Web có được đó là nhờ vào công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày nay Chính vì vậy sự liên kết trong các bản tin trên trang Web cũng mang đặc trưng riêng của nó được thể... tố này giúp phân biệt với các diễn ngôn khác Một diễn ngôn tin luôn được bắt đầu bằng một tiêu đề (title) và kết thúc bằng một khoảng trống sau tên người viết Việc nhận diện yếu tố định biên đối với diễn ngôn bản tin là rõ ràng và mang tính hiển nhiên khi diễn ngôn được trình bày dưới dạng văn tự Đối với các diễn ngôn được trình bày dưới dạng âm thanh (đọc trên đài phát thanh, truyền hình), yếu tố... mọi diễn ngôn, phân biệt một diễn ngôn hoàn chỉnh với chuỗi hỗn độn các câu đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên Tuy vậy, 15 yêu cầu về nội dung của một bản tin cũng có những đặc điểm riêng Một diễn ngôn tin là phải có nội dung đề cập hoặc thông tin về một sự kiện thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… mang tính thời sự, cô đọng, khiến người đọc tập trung vào sự tồn tại của sự kiện Các. .. Điều tra, Thông tấn có mục tiêu là thông tin sự kiện 1.2 DIỄN NGÔN BẢN TIN 1.2.1 Diễn ngôn bản tin với tƣ cách là một loại hình báo chí Trong báo chí, bản tin (hoặc văn bản tin) là một thể loại xuất hiện sớm nhất và luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các thể loại báo chí cho đến ngày nay Sở dĩ như vậy vì bản tin có khả năng thông tin nhanh nhất, sớm nhất dưới một hình thức 12 chặt chẽ nhất về những sự... thường một bản tin có thể cấu tạo từ nhiều đoạn, nhiều câu Tin có khi gồm nhiều đoạn thông tin nhiều sự việc có liên quan đến một sự kiện quan trọng nào đó Đó chính là lý do trong số các bản tin thường được chia thành các loại tin ngắn, tin vắn, tin tổng hợp trong đó, thông tin liên tục cung cấp những hình ảnh tức thời về các giai đoạn khác nhau của một quá trình, và tất cả các tin ấy hợp lại cho ta một. .. hai là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn hình mềm dẻo, bao gồm: + Nhóm nhỏ có những khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học (bài báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí + Nhóm nhỏ có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn học nghệ thuật b Cách thứ hai: Phân loại diễn ngôn theo phong cách Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại diễn ngôn khác nhau là phong cách học . HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 Người hướng. ==================== HOÀNG THỊ MẾN KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CÁC DIỄN NGÔN TIN TRÊN MỘT SỐ TRANG WEB TIẾNG ANH NĂM 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC HàNội - 2014. luận văn Chƣơng 1: Một số cơ sở lý thuyết 1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn 1.1.2. Phân tích diễn ngôn 1.1.3. Phân loại diễn ngôn 1.1.4. Diễn ngôn thuộc phong cách

Ngày đăng: 10/05/2015, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, 1998, Văn bản và liên kết trong lời nói, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong lời nói
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
2. Diệp Quang Ban, 1998, Về mạch lạc trong văn bản, Tạp trí Ngôn ngữ, số 1, trang 47- 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mạch lạc trong văn bản
3. Diệp Quang Ban, 2003, Giao Tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao Tiếp – Văn bản – Mạch lạc – Liên kết – Đoạn văn
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
4. Diệp Quang Ban, 2005, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản và liên kết trong tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. Diệp Quang Ban, 2006, Văn Bản, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Bản
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
6. Nguyễn Đức Dân, 1998, Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Đức Dân, 2004, Ý tại ngôn ngoại – Những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý tại ngôn ngoại – Những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí
8. Đức Dũng, 2000, Viết báo như thế nào, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
9. Hữu Đạt, 1999, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội Hà Nội
10. Hữu Đạt, 2000, Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
11. Nguyễn Thị Vân Đông, 2003, Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt
12. Lê Đông & Nguyễn Văn Hiệp, 2003, Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học
13. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, 1997, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
14. Nguyễn Thiện Giáp, 2004, Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
15. Nguyễn Thiện Giáp, 2008, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Vũ Quang Hào, 2004, Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
17. Nguyễn Hòa và Đinh Văn Đức, 1999, Quan yếu trong cấu trúc diễn ngôn bản tin chính trị - xã hội trong báo tiếng Anh và tiếng Việt, T/C Ngôn ngữ, số 2, Tr. 25 – 34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan yếu trong cấu trúc diễn ngôn bản tin chính trị - xã hội trong báo tiếng Anh và tiếng Việt
18. Nguyễn Hòa, 2003, Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và Phương pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và Phương pháp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Nguyễn Thị Thanh Hương, Trích dẫn trong báo Tiếng Anh, Tạp chí Ngôn Ngữ số 14, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trích dẫn trong báo Tiếng Anh
20. Nguyễn Lai, 1997, Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w