Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

59 965 0
Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ lâu, các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước đã chú ý tới những kiểu câu kiểu sau đây trong tiếng việt

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa ngữ dụng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài Từ lâu, các nhà Việt ngữ học trong ngoài nước đã chú ý tới những kiểu câu kiểu sau đây trong tiếng việt. (1). Trên bàn có một lọ hoa. (2). Dưới suối nhởn nhơ bơi những con cá bạc. (3). Từ đằng xa, tiến lại một người con gái. (4). Trên xe, chễm chệ ngồi một người to béo. (5). Ngã bố, con! Cháy rừng U Minh Thượng rôi! (6). Đông người quá! Nhiều muỗi ghê!… Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong bản khoá luận này là một số kiểu câu nằm trong phạm vi đó. Cụ thể là, chúng tôi sẽ khảo sát bốn kiểu câu sau đây, tồn tại với tính cách là những câu tách biệt, hoạt động trong các văn bản trong giao tiếp. Nhóm thứ nhất là những câu đã được thừa nhận là những câu tồn tại điển hình, mà mô hình phổ biến nhất là: thành phần chỉ vị trí không gian + vị từ tồn tại “có”+ phần danh chỉ đối tượng tồn tại. Ví dụ: Ngày xưa, ở làng nọ có một quả núi cao. Trên núi có một cái hang Trước cửa hang có một tảng đá hình con thỏ. [Thỏ ngọc, NXB Kim Đồng, 1982] Nhóm thứ hai là những câu có mô hình: thành phần có ý nghĩa không gian có giới từ: Từ + cụm vị từ (liên quan tới sự vận động hoặc hàm ẩn sự vận động trong không gian theo một cách nào đó, sự thay đổi vị trí theo một hướng nhất định) + phần danh. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ví dụ: Từ đằng xa, tiến lại một người con gái. Từ trong, lù lù đi ra hai cái bóng vệ quốc quân với mũ ca nô aó trấn thủ. Cùng lúc ấy lạch phạch chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ. Từ trong quả thị chui ra một cô gái. Nhóm thứ ba là những câu có mô hình : thành phần chỉ không gian + vị từ + phần danh, miêu tả một sự tình ở một phạm vi không gian cố định. Ví dụ: Dưới suối lững lờ bơi mấy con cá nhỏ Trước mặt chúng tôi sừng sừng một vách đá cheo leo Trên xe ngồi chễm chệ một bà to béo. Nhóm thứ là những câu có mô hình: vị từ + danh từ, gắn với những sự tình, những biến cố ngoài kiểm tra, thường có khả năng hoạt động như những cảnh báo, ngăn chặn. Ví dụ : Ngã bố, con ! Bay mất con chim hoạ mi của tao giờ ! Cháy rừng U Minh Thượng rồi, anh em ơi !. Ẩn đằng sau, hay nói đúng hơn là gắn liền với những kiểu câu đó là hàng loạt những vấn đề có ý nghĩa đáng đựơc quan tâm đối với cú pháp, ngữ pháp, ngữ nghĩa … Chẳng hạn, vấn đề phạm vi ranh giới của câu tồn tại, mối liên hệ của nó với các hiện tượng kế cận. Nên mở rộng phạm vi câu tồn tại đến đâu, ở góc độ nào, có những khía cạnh nào đáng quan tâm …, sự tác động của các nhân tố khác nhau đến việc hình thành các kiểu câu, mối quan hệ qua lại giữa tổng thể câu các thành tố tham gia vào câu, các khía cạnh nghĩa ngữ dụng của nó … Ý kiến của các nhà nghiên cứu lâu nay xung quanh các hiện tượng đó còn chưa thống nhất, cũng chưa có những miêu tả, đánh giá tương đối kỹ về các mặt trong cách nhìn từ những chiều khác nhau, đặc biệt là các nhân tố về nghĩa , 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ngữ dụng vai trò chung của cấu trúc. Đây đó, cũng đã có những bài báo đề cập tới vấn đề theo hướng đó,chẳng hạn,bài viết của Lý Toàn Thắng. Song chủ yếu vẫn là tổng kết để gợi mở một vấn đề, trên góc độ ngôn ngữ học đại cương. Do vậy, thực ra các nhân tố nghĩa ngữ dụng, đặc biệt là ngữ dụng vẫn chưa thể có điều kiện để chú ý tới một cách tương đối hệ thống. Các hiện tượng vẫn được xem xét trên cơ sở được quy vào một mô hình câu chung. Trong khoá luận này, chúng tôi chủ trương tách ra một số nhóm câu để phân tích. Cách làm đó là có định hướng có lý do của nó. Thứ nhất, phạm vi những câu tượng tự biểu hiện của chúng khá đa dạng, mặc dù, ở cấp độ cấu trúc hình thức trừu tượng nhất đều có chung một mô hình.Theo đó, phần vị từ đứng trước, phần danh đi sau, mà Lý Toàn Thắng gọi là những câu “P - N”. Nếu tính đến những đặc trưng cấu tạo, ngữ nghĩa vầ ngữ dụng cụ thể hơn theo những tinh thần miêu tả các đơn vị thường được gọi là những cấu trúc, theo cách hiểu gần đây trong ngôn ngữ học, thì cần phải tiếp tục chia nhỏ hơn thành các kiểu câu để xem xét. Việc tìm hiểu diện mạo đầy đủ của các hiện tượng như vậy vượt quá khả năng, trình độ điều kiện thời gian của chúng tôi.Vì vậy, cách tốt nhất là khoanh lại một vùng cụ thể để làm việc. Những kết quả thu được là một bước góp phần vào việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề, tổng hợp toàn bộ vấn đề. Thứ hai, việc khoanh lại vấn đề như vậy,cho phép chúng tôi đi vào xem xét sâu hơn, kỹ hơn những khía cạnh cụ thể nhưng đáng được lưu ý mà khi xem xét trên góc độ chung hơn thường không để ý tới. Bản chất của hiện tượng nhiều khi lại được bộc lộ ra qua các khía cạnh như thế, sự xem xét tỷ mỷ hơn kiểu như thế. Thứ ba, những nhóm câu mà chúng tôi lựa chọn xem xét vừa bao gồm những câu tồn tại điển hình, vừa bao gồm những kiểu câu trung gian tập trung tương đối rõ sự đa dạng, chưa thống nhất về ý kiến. Điều đó, đã tạo điều kiện để hy vọng rằng, từ đây có thể nhìn vấn đề rộng hơn, sang các hiện tượng khác. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Mục đích nhiệm vụ ý nghĩa của bài khóa luận tốt nghiệp Trong bài khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ cơ bản sau đây. 1) Tìm hiểu một số nét chung trong tình hình nghiên cứu về các nhóm câu được quan tâm. 2) Trên cơ sở đó, tìm hiểu những đặc trưng nguyên mẫu của những câu những câu tồn tại điển hình. So sánh các kiểu câu còn lại với câu tồn tại điển hình, chỉ ra sự gần gũi độ cách biệt giữa chúng. 3) Miêu tả các kiểu câu đó về các mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tìm hiểu những vấn đề đó, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần vào việc từng bước tiến tới một quan niệm đầy đủ hơn về câu tồn tại tiếng Việt, góp phần miêu tả các kiểu câu đó theo quan điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng. Từ đó, đóng góp những liệu sở nhất định hữu ích ít nhiều cho các nhà nghiên cứu, giải quyết những hiện tượng liên quan trong lĩnh vực cú pháp. Chẳng hạn, vấn đề xử lý các thành phần câu, các kiểu câu trong khuôn khổ có liên quan. Mặc dù, thành phần câu không phải là phạm vi quan tâm của khoá luận này. 3. liệu phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn liệu Nguồn liệu mà chúng tôi sử dụng trong khoá luận này chủ yếu lấy từ các truyện ngắn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tầm thêm liệu từ một số loại tạp chí báo như : văn nghệ quân đội, văn hoá - văn nghệ công an, tạp chí văn, baó văn nghệ, văn nghệ trẻ. Ngoài những nguồn liệu thu thập trên các sách báo, chúng tôi cũng tôi sưu tầm thêm rất nhiều câu khẩu ngữ hàng ngày một số liệu thừa hưởng được từ ghi chép riêng của người hướng dẫn. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình làm việc, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh. Chúng tôi đặt các kiểu câu đó vào mối quan hệ với những câu đi trước hay sau nó. Tức quan sát, phân tích nó trong ngữ cảnh rộng vượt ra ngoài khuôn khổ phát ngôn hẹp hoặc tính tới các nhân tố khác nhau tác động tới sự 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hoạt động của phát ngôn như các thủ pháp thực nghiệm trong phân tích ngữ cảnh: mở rộng ngữ cảnh; thay thế thêm bớt các yếu tố v.v. sẽ được sử dụng kèm theo trong quá trình phân tích. Ngoài việc sử dụng các phương pháp phân tích trên, trong khoá luận này chúng tôi cũng tiến hành sử dụng các phương pháp xây dựng mô hình nguyên mẫu, phương pháp so sánh đối chiếu (cụ thể ở đây là so sánh các kiểu câu với câu tồn tại nguyên mẫu, so sánh mức độ tồn tại giữa các kiểu câu với nhau… ). Trong bài khoá luận này, chúng tôi cũng sử dụng một vài ký hiệu thường dùng trong ngôn ngữ học, được qui ước như sau: Dấu sao đi kèm các ví dụ: (*) Ví dụ bất thường. (**) Ví dụ trích dẫn theo nguồn liệu của thầy giáo hướng dẫn. Dấu (?) đặt trước các ví dụ: (?): ví dụ đáng hoài nghi. (??): Ví dụ rất đáng hoài nghi 4. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu phần kết luận, khoá luận gồm hai chương với những nội dung chính sau: Chương I: Mối quan hệ của các kiểu câu được xét với đặc tính tồn tại câu tồn tại điển hình (nguyên mẫu). Nhiệm vụ của chương này là tổng kết một số quan niệm xung quanh vấn đề về câu tồn tại, đưa ra quan niệm về câu tồn tại nguyên mẫu. Từ đó đối chiếu, so sánh với các đặc điểm của các kiểu câu được xét trong khoá luận về đặc tính “tồn tại” của chúng. Cuối cùng đưa ra bảng tổng kết về mức độ gần xa các kiểu câu so với mô hình nguyên mẫu. Chương II: Miêu tả các đặc trưng ngữ nghĩa –ngữ dụng ba kiểu câu ngoài phạm vi câu tồn tại điển hình. Như đầu đề đã nói, nhiệm vụ của chương này là lần lượt miêu tả, phân tích một cách cụ thể ba kiểu câu đã được giới thiệu trong phần đầu khóa luận về 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 các mặt ngữ nghĩa ngữ dụng. Các mặt đó tồn tại song song trong các kiểu câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC KIỂU CÂU ĐƯỢC XÉT VỚI ĐẶC TÍNH TỒN TẠI CÂU TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH <NGUYÊN MẪU> 1. Vài giới hạn chung Trong chương này, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề chính sau đây : - Thứ nhất, mối quan hệ với tồn tạimột trong những bình diện ngữ nghĩa chức năng quan trọng của đối tượng mà chúng tôi khảo sát. Do đó, trước hết trên cơ sở phác ra những nét cơ bản về tình hình nghiên cứu những vấn đề còn chưa được thống nhất, chung tôi sẽ lựa chọn cho mình một quan niệm, một hướng triển khai các vấn đề tiếp theo. - Thứ hai, từ những tiền đề chung đẵ được xác lập, chúng tôi sẽ tách riêng ra những câu kiểu: Trên bàn có một lọ hoa, vốn được sự thừa nhận rộng rãi la câu tồn tại điển hình để xem xét, xác lập những đặc điểm cơ bản của nó, gọi là đặc trưng nguyên mẫu. (khái niệm nguyên mẫu sẽ được chúng tôi giải thích sau trong tiểu mục liên quan trực tiếp). - Thứ ba, xem xét so sánh ba kiểu câu còn lại tức là những câu kiểu: (Từ đằng xa tiến lại một người con gái; Dưới suối lững lờ mấy con cá nhỏ; Ngã bố, con!) với kiểu câu tồn tại điển hình, nguyên mẫu - Thứ tư, chính sự so sánh đó sẽ làm lộ rõ những nét chung, riêng giữa các kiểu câu này câu tồn tại điển hình trên các mặt, đặc biêt là các khía cạnh: đặc tính của các thành phần tham gia vào cấu trúc (vị từ, thông tin ngữ nghĩa cảu vị từ; đặc trưng chung nhất của câu, khả năng dẫn nhập đối tượng vào thế giới diễn ngôn… ). Chính qua đó, cho chúng ta thấy mức độ gần xa của các kiểu câu này với câu tồn tại điển hình. 2. Ý niệm về tồn tại sự phản ánh của nó vào ngôn ngữ Như ta đã biết, ý niệm về sự tồn tại của đối tượng sự phản ánh của nó vào ngôn ngữmột vấn đề đã được quan tâm tới từ lâu cả trong logic-triết học lẫn trong ngôn ngữ học. Sở dĩ như vậy là do ý nghĩa đặc biệt của nó, do mối 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quan hệ đa dạng của nó với hàng loạt sự kiện ngôn ngữ. Chẳng hạn bộ có thể nhắc tới các hiện tượng ngôn ngữ sau đây liên quan chặt chẽ với ý niệm về sự tồn tại của sự vật trong thế giới. a) Tồn tại, trước hết liên quan đến các biểu thức quy chiếu, bởi vì, để nói một điều gì đó về đối tượng, để sử dụng những biểu thức chỉ ra đối tượng, người ta phải coi sự tồn tại của đối tượng đó như là một tiền đề có trước của thông báo. Thuật ngữ “quy chiếu” (reference) được các nhà ngôn ngữ học dùng để chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, biến cố hành động tính chất chúng thay thế. Quy chiếu cũng là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn. “Sự quy chiếu nhất thiết phải dựa trên tiền đề về sự “tồn tại” phát sinh từ những kinh nghiệm trực tiếp của ta về các đối tượng trong thế giới vật chất. Nói rằng một từ cụ thể ( hay một đơn vị khác có nghĩa ) “quy chiếu một đối tượng ” túc là nói rằng cái quy chiếu của nó là một đối tương “ tồn tại ” ( có thực ) theo từ một nghĩa như khi ta nói rằng những con người, động vật đồ vật cụ thể “ tồn tại ”, cũng nói rằng trên nguyên tắc có thể đưa ra một miêu tả về các đặc tính vật chất của các đối tượng đang xét ”. [ JOHNLYONS, nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, NXB GD, 1996,tr 667]. Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn ( Dụng học Việt ngữ) cũng “coi khái niệm “ tồn tại vật chất” là cơ sở để định nghĩa mối quan hệ ngữ nghĩa của quy chiếu. Sự tồn tại là tiền đề của quy chiếu ” [ Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội, 2000, tr 27] b) Tồn tại cũng gắn liền với mặt ngữ nghĩa, chức năng của lượng từ trong ngôn ngữ, thường được xem như là những đương lượng của lượng từ tồn tại trong logic, mặc dù không phải là hoàn toàn đồng nhất, gắn liền với các chỉ tố đánh dấu tính xác định, bất định. Các lượng từ ( một, một vài, một số …) hiện thực hoá cái hình ảnh về mức độ tồn tại của đối tượng là bao nhiêu, nhiều hay ít có thể tính đếm được hay không. 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Lượng từ, vì vậy, cũng đóng một vai trò quan trọng, góp phần giới hạn phạm vi tồn tại của đối tượng trong phát ngôn làm hình thành những câu phân biệt với nhau về hiệu lực chân thực. c) Cuối cùng, tồn tại còn gắn liền với những kiểu câu riêng, vị từ riêng. Mà trong ngôn ngữ học thường được tách ra như một kiểu câu, một kiểu vị từ có những đặc trưng riêng biệt. Gắn liền với nó là những dạng câu lân cận, tạo ra một bảng màu đa sắc của tồn tại, mặc dù ý kiến về chúng của các nhà khoa học chưa thật thống nhất. Như vậy, ta có thể thấy được một số điểm sau: a) Đối tương mà chúng tôi khảo sát ở đây chính là một bộ phận nằm trong một vấn đề rộng lớn, phức tạp hơn liên quan tới các khía cạnh khác nhau của ngữ nghĩa, cú pháp, các bình diện chức năng khác nhau của nhiều hiện tượng ngôn ngữ. b) Việc khảo sát câuliên quan đến tồn tại, không thể không chú ý tới các cấp độ mà ở đó, sự tồn tại được phản ánh vào ngôn ngữ. Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với các phần sau của khoá luận. Nó cũng cho ta thấy rằng, chẳng hạn, vì sao khi Rutxen phân tích câu “Ông vua hiện nay của nước Pháp hói trán” thành hai mệnh đề đẳng lập nhau ( Có một ông vua ở nước Pháp hiện nay; Ông vua nước Pháp hói trán ). Trong đómột mệnh đề tồn tại lại không được giới nghiên cứu đồng tình. Cũng như vậy, điều lưu ý ở đây góp phần giải thích vì sao khó có thể phủ nhận những câu có phần đề không xác định trong tiếng Việt bằng cách coi những câu như vậy là sự hội nhập của hai câu. Trong đó, có một câucâu tồn tại. 3. Vài nét về tình hình nghiên cứu, những vấn đề hệ luận Câu tồn tại, trong các tài liệu nghiên cứu khác nhau, thường được định nghĩa như là kiểu câu xác nhận (phủ nhận) sự tồn tại của người, vật, dối tượng (kẻ tồn tại) trong một phạm vi nào đó. Vấn đề tưởng như đơn giản hoàn toàn sáng rõ. Tuy nhiên, khi đi vào xử lý các sự kiện ngôn ngữ cụ thể thì tình hình lộ ra lại hết sức phức tạp. Trên cơ sở những hiểu biết tham khảo còn rất hạn chế 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của chúng tôi, cũng có thể nhận thấy những nét cơ bản, đáng lưu ý sẽ được trình bày lần lựot dưới đây. - Thứ nhất, giữa các tác giả khác nhau, kì thực không có một quan niệm hoàn toàn thống nhất về câu tồn tại. Kết quả là, đi theo hướng quan niệm rộng, sẽ có nội dung quan niệm ít nhiều khác biệt với quan niệm hẹp, chú ý nhiều đến chức năng mà một kiểu câu có thể thực hiện được trong bối cảnh cụ thể thì kết quả sẽ khác so với khi xem xét vấn đề trong một tổng thể có sự phân biệt giữa cái có trong ngữ cảnh, với cái như là đặc tính ngữ nghĩa chức năng ổn định của kiểu câu, quy định vị trí của kiểu câu ấy trong ngôn ngữ. Xem xét tất cả các câu trong một mô hình cú pháp hình thức trừu tượng sẽ khác với việc nghiên cưú các câu cần xem xét trong những mô hình riêng. Theo một quan niệm rộng nhất có thể thấy ở nhiều nhà nghiên cứu thì khuôn hình chuyên dụng của câu tồn tại là : Thể từ vị trí + vị từ + thể từ Vị từ trong câu tồn tại có thể là : Các từ chuyên dụng biểu thị ý nghĩa tồn tại như : có, còn … Các từ chỉ lượng : nhiều, ít, đông, đầy … Các từ tượng thanh hay tượng hình : lấp lánh, chồm chỗm, lù lù, lủng lẳng, lừng lững … Một số động từ chỉ hoạt động có tính chất hoạt động thoả mãn các điều kiện sau đây : d1 : Những động từ này phải là những động từ chứa sẵn mối liên hệ tham chiếu với các biến không gian trong nội dung ý nghĩa của nó. d2 : Những động từ này phải là những động từ lưu kết quả. Vì đó là cơ sở cần thiết để tạo ra ý nghĩa về trạng thái tĩnh tại. [DT:Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Văn Hiệp, Thành Phần câu tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội, 1998, tr: 308]. Theo quan niệm đó, ta thấy phạm vi câu tồn tại được nói đến không chỉ là những câu kiểu : (1)Trên bàn có một lọ hoa. 10 [...]... các lượng từ tồn tại, không xác định kiểu như : (1 )Một người phụ nữ bước vào (2 )Từ ngoài bước vào một người phụ nữ (3)Tôi đánh vào vai một người phụ nữ Do đó, cũng từng có người cho câu thứ (1) (2) cũng là tồn tại hoặc là sự hỗn nhập của một câu tồn tại với một câu không phải là tồn tại Song khác với lượng từ, chỉ có vị từ tồn tại mới là vị từ hạt nhân của câu tồn tại đích thực Từ đó dẫn đến đặc trưng... một số vấn đè sau: - Thứ nhất, nếu vị từ của các câu tồn tại nguyên mẫu là vị từ tồn tại thì vị từ trong các kiểu câu được xét đến trong khoá luận không phải là vị từ tồn tại Điều này đã quá hiển nhiên Ta xét các ví dụ sau: Từ đằng xa tiến lại một người con gái Ngã bố, con! Trên tường treo một bức tranh Chễm chệ ngồi một bà to béo… Cái thông tin ngữ nghĩa vị từ trong những câu trên không bao hàm tồn. .. văn bản ở trong trạng thái tồn tại, … tồn tại cái chưa biết chưa có trong + Câu tồn tại gắn nhận thức, cái hữu cơ với định vị cần không gian được xác nhận Mô hình câu tồn tại điển hình có dạng như sau : Vị trí tồn tại Vị từ tồn tại điển hình Đối tượng tồn tại 5 So sánh các kiểm câu còn lại với câu tồn tại nguyên mẫu Qua việc tìm hiểu những đặc trưng điển hình, đối sánh với các kiểu câu được xét trong khoá... Câu tồn tại điển hình chứa vị từ tồn tại điển hình Thông tin ngữ nghĩa của vị từ tồn tại điển hình không có gí khác ngoài việc biểu hịên trạng thái tồn tại, ý niệm về sự tồn tại một cách chung nhất, thuần tuý nhất Những đặc trưng về cách thức, hình thức diễn tiến, về đánh giá có ở một số vị từ không phải là đặc điểm của vị từ tồn tại thuần khiết Ta thấy trong tiếng Việt, “ có “ chính là một vị từ tồn. .. cốt tồn tại TR→ Vt- B là một trong bốn cấu trúc nòng cốt của tiếng Việt Các tác giả sử dụng quan niệm về câu tồn tại được nhiều người nhắc tới câu tồn tại cho ta biết rằng, ở một không gian nào đó tồn tại (hoặc không tồn tại) các đối tượng của một lớp nào đó Thành thử, khác với Lý Toàn Thắng, Diệp Quang Ban cũng như Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Văn Hiệp, chỉ nói tới sự tồn tại hoặc không tồn tại của... cho kiểu câu tồn tại ” [Diệp Quang Ban,1980,TR144} Còn tác giả Trần Ngọc Thêm thì cho rằng trạng ngữ là “thành phần nòng cốt riêng” trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại (Tr- Vt- B) thể hiện phần Đề [x: Trần Ngọc Thêm 1985,tr 60] Trên đây là năm đặc trưng chung nhát ,quan yếu nhất cho câu tồn tại điển hình Ngoài ra, theo chúng tôi thông thường bình thường trong câu tồn tại điển hình nhất trong tiếng. .. còn nói đến cả cách thức tồn tại của sự vật Khác với các tác giả trên đây, Trần Ngọc Thêm tách những câu như : Trong nhà có một người lạ mặt; Trên bàn có một lọ hoa …ra thành những câu riêng, những kiểu câu khác liên đới cũng được táh thành những kiểu khác nhau trong nội dung quan niệm của tác giả, không bao hàm yếu tố ngữ nghĩa cách thức tồn tại Theo ông, câu tồn tại khẳng định sự tồn tại của... Cái ngữ nghĩa chung này được hình thành trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa của P” Ông cũng tiếp tục đi vào tìm hiểu các sắc thái ý nghĩa của vị từ P “Ở vị trí P chỉ có thể là những vị từ biểu thị ý nghĩa tồn tại hoặc có khả năng có được ý nghĩa này ” [x: Lý Toàn Thắng, Bàn thêm về kiểu câu “P- N” trong tiếng Việt, tr:128] Diệp Quang Ban không xuất phát từ mô hình chung hai thành phần như vậy, mà đưa ra một. .. tính ngữ nghĩa tồn tại chung cho cả mô hình câu khái quát đó Ông đưa ra nhận xét : Kiểu câu “P-N” trong tiếng Việt cũng như trong nhiều ngôn ngữ đơn lập khác, có một đặc điểm được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận là : thành phần N sau P chứa nhiều nét đặc trưng cho cả chủ ngữ lẫn bổ ngữ Trong tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác chuyên dùng để biểu thị một ngữ nghĩa chung là :“chủ thể –sự tồn tại (xuất... từ gây khiến kiểu : làm (cho), gây (cho), khiến (cho); những hình thái thể perfect ; những yếu tố thể – thời hay những từ tình thái gắn với thể thời kiểu: yxce, deja trong tiếng Nga tiếng Pháp, đã trong tiếng Việt, trong các vị từ tình thái kiểu: giết… chết ở đây, bổ sung thêm là một kiểu cấu trúc câu Nói đến mối quan hệ mang tính gây khiến, nhân quả, xét trong phạm vi vị từ gây khiến trong tiếng . lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đối tượng. kiểu câu “P-N” trong tiếng Việt và tìm hiểu đặc tính ngữ nghĩa tồn tại chung cho cả mô hình câu khái quát đó. Ông đưa ra nhận xét : Kiểu câu “P-N” trong

Ngày đăng: 06/04/2013, 10:22

Hình ảnh liên quan

Mô hình câu tồn tại điển hình có dạng như sau: - Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

h.

ình câu tồn tại điển hình có dạng như sau: Xem tại trang 21 của tài liệu.
Vị trí tồn tại Vị từ tồn tại điển hình Đối tượng tồn tại - Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

tr.

í tồn tại Vị từ tồn tại điển hình Đối tượng tồn tại Xem tại trang 21 của tài liệu.
Chính vì vậy, khi đưa các câu tồn tại điển hình lên đằng trước các câu đang xét thì ta thấy phần dẫn nhập đối tượng rất thuận lợi cho việc miêu tả - Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

h.

ính vì vậy, khi đưa các câu tồn tại điển hình lên đằng trước các câu đang xét thì ta thấy phần dẫn nhập đối tượng rất thuận lợi cho việc miêu tả Xem tại trang 26 của tài liệu.
Qua bảng phân bố của các nhóm câu xét trên ta nhận thấy một số điểm sau: - Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

ua.

bảng phân bố của các nhóm câu xét trên ta nhận thấy một số điểm sau: Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng lược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng chung của nhóm câu - Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng

Bảng l.

ược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng chung của nhóm câu Xem tại trang 47 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan