- Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông
2. Những câu kiểu
PHẦN KẾT LUẬN
1. Phạm vi những câu tồn tại và liên quan đến tồn tại là một hiện tượng rất phức tạp, xét về cả kiểu câu, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Do vậy, từng bước tìm hiểu sâu các hiện tượng đó là một nhiệm vụ rất có ý nghĩa. Nó góp phần vào viẹc miêu tả cú pháp tiếng Việt, phân loại các câu và tìm hiểu những cơ chế ngữ nghĩa, ngữ dụng, tác động của ngữ cảnh đến sự hình thành, hoạt động và chuyển hoá chức năng của câu… Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ phức tạp, cần phải thực hiện dần với từng bước cụ thể.
Chính theo định hướng đó, trong khoá luận này, chúng tôi tập chung tiến hành xem xét một số kiểu câu cụ thể liên quan đến tồn tại
2. Trên cơ sở phân tích, tổng kết và đánh giá ở mức độ nhất định tình hình và những vấn đề đặt ra trong thực tế nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi đã thực hiện những việc sau.
2.1. Tìm hiểu và tổng kết những đặc trưng của câu tồn tại điẻn hình, nguyên mẫu.Những đặc trưng cơ bản nhất, theo chúng tôi là:
a) Vị từ của câu là vị từ tồn tại điển hình.
b) Câu tồn tại điển hình xác nhận, phủ nhận sự tồn tại của đối tượng; và đó là bộ phận xác nhận của nghĩa, là mục đích thông báo chính thức của phát ngôn. Câu tồn tại có chức năng dẫn nhập đối tượng vào thế giới luận bàn. Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số đặc trưng khác về trật tự phân bố các thành phàn, tính không xác định của phần danh…
2.2. Kết quả vừa nêu cho phép chúng tôi sós ánh đối chiếu các kiểu câu còn lại (1, 2, 3) với câu tồn tại nguyên mẫu. Chúng tôi đã tiến hành so sánh dựa trên các tiêu chí về: cấu trúc thông báo, đặc tính của vị từ, đặc điểm nghĩa của các thành phần…Từ đó, đưa ra bảng đánh giá về mức độ tương đồng của các kiểu câu, cũng qua đó thấy dược mối quan hệ gần xa của chúng.
Mối quan hệ gần xa giữa các kiểu câu đó thể hiện là: kiểu câu (1) : Ngã bố, con !, Rơi rau kìa !…nằm ở một cực cách xa vơíu các câu tồn tại nguyên mẫu. Do đó không nên xếp kiểu câu này vào phạm vi tồn tại. Hai kiểu câu còn lại được xét trong khoá luận (2) : Dưới suối lững lờ mấy chú cá bạc;…(3) :Từ đằng xa tién lại một người con gái;… có mối mối quan hệ gần với câu tồn tại
hơn. Chúng có thể thay thế câu tồn tại ở những ngữ cảnh nhất định. Và tuỳ theo những ngữ cảnh khác nhau mà chúng có thể có được chức năng dẫn nhập đối tượng vào văn bản như một hệ quả của ngữ cảnh.
Từ những điều đã trình bày vắn tắt trong khoá luận, chúng tôi thấy nổi lên một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Phải chăng nếu thuần tuý dựa vào nội dung chức năng thì tất cả những câu có chức năng dẫn nhập đối tượng đều là câu tồn tại. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy. Bên cạnh câu tồn tại nguyên mẫu, điển hình có những câu chỉ là câu tồn tại, có chức năng dẫn nhập đối tượng vào văn bản trong một văn cảnh nào đó mà thôi chứ không thực hiênj chức năng tồn tại một cách ổn định, trong mọi điều kiện ngữ cảnh.
Do vậy, khi xem xét câu thì trên tổng thể các măt cấu trúc, ngữ nghĩa, chức năng của chúng thì những câu có mang nét nghĩa tồn tại, có chức năng dẫn nhập đối tượng trong những cảnh huống nhất thời nào đó thì sẽ là những câu kiểu khác, không đồng nhất với câu tồn tại thực thụ.
3. Trên cơ sở cứ liệu đã thu thập được trong chương 2, chúng tôi đã lần lượt đi vào miêu tả ba kiểu câu (1, 2, 3) về các mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng. Quá trình và kết quả phân tích có thể sơ lược tóm tắt như sau:
Những kiểu câu đó có những đặc tính riêng về các mặt nghĩa và ngữ dụng. Giữa các mặt đó có sự tác động qua lại rất chặt chẽ.
Chẳng hạn các câu: Ngã bố, con ! Nát hết lúa của tao giờ ! …thì rõ ràng ở đây người nói muốn thông báo tới người nghe về một biến cố sắp sửa xảy ra, có khả năng xảy ra rất cao hoặc những biến cố đã xảy ra còn để lại những hậu quả gần xa, còn là cái mới khiến cho người ta phải quan tâm. Thông qua các câu trên, người nói thường thực hiện những hành động tại lời đặc trưng (như: cảnh báo, than phiền…hay bộ lộ cảm xúc nói chung).Từ đó, chẳng những cấu trúc chế định khả năng xuất hiện của trạng ngữ không gian (thường vắng mặt), mà cả kiểu ngữ nghĩa của vi từ(những trạng thái, tính chất, quá trình không chủ ý,không kiểm tra) và đặc tính của quy chiếu đối với phần danh (thường là xác định) v.v.
Còn các kiểu câu : Từ đằng xa bơi lại một chú bé; Trên xe ngồi chễm chệ
một mụ to béo … lại không nhằm cảnh báo, nhắc nhở mà nhờ vào văn cảnh, nó
xuất hiện nhằm đưa các đối tượng vào văn bản một cách tự nhiên với đặc trưng điển hình nhất được nêu bật thông qua vị từ và các yếu tố đi kèm.
Qua đây, ta thấy một mặt tổng thể cấu trúc quy định giới hạn kiểu yếu tố có thể tham gia vào cấu trúc nhưng mặt khác các bình diện ngữ nghĩa , ngữ dụng của câu cũng có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Do đó, nó tạo ra những đặc trưng riêng cho từng kiểu câu.
Do hạn chế về nhiều mặt trình độ cũng như thời gian, trên đây chúng tôi mới chỉ đi vào so sánh, miêu tả những nét cơ bản nhất về một số kiểu câu liên quan đến tồn tại.
Hy vọng những phân tích, mô tả bước đầu này sẽ đóng góp một phần vào việc từng bước tiến tới một quan niệm đầy đủ hơn về câu tồn tại trong tiếng Việt.