- Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông
2. Những câu kiểu
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
3.1.1. Đặc điểm của vị từ
Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là :
a) Vị từ chỉ các tính chất, trạng thái tĩnh, những nội dung sự tình tĩnh không chủ ý không kiểm tra: lững lờ (mấy chú cá bạc) ; đứng (trơ trọi một cây si già) ; sừng sững (một vách đá cheo leo)…
b) Vị từ chỉ tư thế : tĩnh của sự vật có được nhờ những hoạt động có chủ ý từ trước của con người,…đặt (một bộ bàn ghế uống nước); …kê (sát tường một
bộ bàn thờ đơn sơ); treo (một chữ tâm màu đỏ son trên lụa bạch); nằm (duỗi ra ba cái xác);…
Như vậy, ta có thể xác nhận một đặc điểm chung cho vị từ của các câu trong nhóm này là: hầu hết các vị từ là những tính chất, trạng thái, tư thế tĩnh.
3.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
Phần danh đi sau vị từ chỉ ra những chủ thể ở trong tư thế, trạng thái hay có tính chất được nêu ở vị từ. Các phần danh ở đây thường là những yếu tố có quy chiếu, đơn nhất trong không gian, thời gian. Đó thường là những đối tượng được nhắc đến một cách phiếm định (một vách đá, vài chú cá bạc, dăm cái tranh, ba cái xác…). Các danh từ ở đây cũng được cá thể hoá qua các loại từ (cái, con…).Chẳng hạn: một con sông, mấy chú cá bạc, một vách đá, một chữ tâm, ba cái xác…
Ngoài các đặc điểm nêu trên, các danh từ ở đây còn được phát triển về mặt cấu trúc. Đi sau nó có thể là các định ngữ, vị ngữ được gạch chân sau: … một chữ tâm màu đỏ son; … một bàn thờ đơn sơ ; …một bộ bàn ghế uống nước; …một vách đá cheo leo ; hay các vị ngữ thứ cấp được gạch chân sau: … ngồi tô hô một người Mỹ mặc soóc; …).
Nói chung, phần danh từ đi sau vị từ trong nhóm này luôn luôn được phát triển đến một độ hoàn chỉnh nhất định, nó có quy chiếu vào những đối tượng trong không gian, thời gian nào đó có những thuộc tính, trạng thái được người nói nhận định.
3.1.3. Đặc điểm thành phần trạng ngữ
Khác với những câu kiểu I, thường không đòi hỏi, thậm chí, không chấp nhận thành phần chỉ không gian, và khác với cả những câu kiểu III, thành phần chỉ không gian đóng vai trò nghĩa học là nguồn, là điểm xuất phát của một vận động, di chuyển hiển ngôn hay hàm ẩn (chúng tôi sẽ xem xét kỹ ở phần sau), trong những câu ta đang xem xét thành phần chỉ không gian đóng vai trò là vị trí, địa điểm. ở đó hay trong giới hạn đó, sự tình được nói tới diễn tiến, đối tượng được đề cập biểu hiện trạng thái hay có được cái vị thế nhất định của nó.
Điều đáng lưu ý là không gian ở đây thường là những không gian rất cụ thể, hoặc có xu hướng cụ thể hoá mạnh. Trong trường hợp đơn giản nhất ,đó là phạm vi không gian cùng với những đặc tính tương quan về hướng thể hiện nhờ giới từ (dưới núi, dưới suối … ). Cụ thể hơn, đó là phạm vi không gian xét trong mối tương quan với những không gian khác, hay những đặc tính cụ thể khác được nêu bật nổi trội về mặt tri giác của nó (trên chiếc ghế nhỏ, trên chiếc xe díp trống hốc, dưới làn nước trong veo, trên bức tường đỏ sẫm vì nước vôi ve đã nhạt đi , ố xỉn.)
Tóm lại, thành phần trỏ không gian ở đây có những đặc điểm sau: (1) Thực sự đóng vai trò là vị trí nơi chốn
(2) Đó là một không gían có xu hướng cụ thể hoá cao mang tính miêu tả cao.
(3) Nó vừa phải bảo đảm mối quan hệ tương ứngvới vị từ do vị từ chế định (chẳng hạn: ứng với treo, đặt phải là các phạm vi không gian có thể treo đặt được…) vừa phải đảm bảo những hiệu quả dụng học. Đó là vị trí của người quan sát, là cái môi tẻường cái bối cảnh mà ở đó đặc tính của tồn tại có một giá trị nào đó với tri giác của con người. Không gian sự tình tồn tại ở đây nói lên vị trí của người nói quan hệ với đối tượng được nói tới ra sao. Đối tượng được nói tới ở đây thường nằm trong tầm nhìn của tác giả và thường nằm trong tầm nhìn cuả tác giả và thường là xuất hiện ở phía trước tác giả.
Ví dụ : Trước mặt chúng tôi, sừng sững một vách đá cheo leo… Dưới suối, lững lờ mấy chú cá bạc.
Và cũng vì là trạng ngữ là một thành phần rất quan trọng trong câu kiểu này nên nếu thiếu nó thì câu sẽ trở thành câu què câu cụt thật khó chấp nhận.
Ví dụ: Lom khom tiều vài chú(*) Lững lờ mấy chú cá bạc(*)
Kê sát tường một bàn thờ đơn sơ(*) Đặt một bộ bàn ghé uống nước(*)
Nằm duỗi ra ba cái xác, một đàn bà cái hai đàn ông chân tay xám như gio(*)
…
Tóm lại, cũng như các nhóm đã xét trên đây, trạng ngữ trong nhóm này chủ yếu là đề cập đến cái không gian diễn ra sự tình. nó là một thành phần quan trọng không thể thiếu cho những câu kiểu này. Xét về vị trí nó thường đứng ở đầu câu.
3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu
Như phần trên đã phân tích, hầu hết các vị từ ở kiểu câu này là các tính chất, trạng thái, những nội dung sự tình tĩnh, những vị trí chỉ trạng thái, cách thức… Do vậy ý nghĩa quan trọng của các câu trong nhóm này là chỉ ra sự tồn tại của chủ thể trong tư thế cố định: treo (một bức tranh ), đặt (một bộ bàn ghế uống nước),…Hay chỉ ra trạng thái, cách thức tồn tại điển hình đặc trưng cho đối tượng được nói đến, cái làm cho sự vật có một vẻ riêng biệt trong tình huống không gian-thờigian, trở nên nổi trội, tác động đến sự quan tâm, đến tâm lý, tình cảm tâm lý…của người quan sát. Chính vì thế vị từ chính trong nhóm nhiều khi trở nên không quan trọng nếu những từ phụ đi kèm vị từ chính đã bộc lộ được cái ý nghĩa quan trọng của đối tượng được nói đến ở trong câu rồi. Do đó những vị từ này nhiều khi không cần xuất hiện mà vẫn không ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu.
Chẳng hạn:
Trên bộ bàn ghế tựa, nằm duỗi ra ba cái xác… →Trên bộ bàn ghế tựa, duỗi ra ba cái xác…
Trong câu trên khi bỏ đi vị từ chính thì nó vẫn vững vàng tồn tại mà thậm chí còn tồn tại một cách khá sống động. Người viết, người nói là người đã chứng kiến, quan sát sự tình, miêu tả sự tình. Những phụ từ (duỗi ra, tô hô, trơ trọi… ) là những từ chỉ ra đặc trưng, tính chất riêng biệt, nổi trội dập vào mắt, tác động tới tri giác và tâm lý, tính đơn nhất cụ thêtrong không gian thời gian của chủ thể. Hơn nữa, những phụ từ này cũng là những từ ngữ chuyên biệt cho những nhóm nhất định. Chẳng hạn nói: “duỗi ra ba cái xác” thì tất yếu ở đây phải là “nằm…” chứ không thể “ngồi…” được. Hay “tô hô một người Mỹ” thì ắt hẳn phải là “một phạm trù tư thế nào đó của con người”. Do vậy, ở đây không cần nêu vị từ
chính lên thì người đọc thông qua những từ phụ đi kèm đó cũng ngầm hiêủ được vị từ của nó nếu xuất hiện trong ngữ cảnh này sẽ là gì hay thuộc nhóm phạm trù nào. Để làm rõ vấn đè này ta xét thêm một số ví dụ sau:
Trước mặt chúng tôi, sừng sững một vách đá cheo leo. Dưới suối lững lờ mấy chú cá bạc.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Phía trước uốn lượn ngoằn ngoèo một con sông.
Những ví dụ trên đâycho ta thấy những vị từ chỉ tư thế, hoạt động của chủ thể bị triệt tiêu.Thay vào đó là những từ chỉ tư thế, cách thức tồn tại. Những từ tượng hình (sừng sững, lững lờ…) này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể chỉ ra vị từ hành động, tư thế của chúng trong các văn cảnh. Do đó nó có thể thay thế vai trò của các vị từ. Khi nó xuất hiện, nó đồng thời tiền giả định về mặt tổ hợp cái giới hạn phạm trù của vị từ, đồng thời nêu bật lên cái nghĩa chỉ cách thức hình thái biểu hiện riêng biệt của tồn tại . Do vậy, sự xuất hiện của các vị từ kiểu: đứng, bơi , cúi, nằm,… trở nên không cần thiết, không được đưa vào tiêu diểm chú ý.
Tóm lại, ở nhóm này, ý nghĩa quan trọng của nó là miêu tả sự vật, đối tượng trong tình huống không gian, thời gian cụ thể với những đặc trưng điển hình hoặc những hình thái biểu hiện riêng biệt, nổi trội, tác động tới tri giác , tâm thế của người quan sát, và vì thế mà được đặt vào tiêu điểm quan tâm chú ý của anh ta trước tiên so với những đặc diểm khác.
3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng chung của câu
- Kiểu câu đang xét đặc trưng cho kiẻu hoàn cảnh ngữ dụng mà ở đó người nói không cần quan tâm tới nguyên nhân xảy ra sự tình. Sự tình tồn tại trong thế giới một cách rõ ràng, hiển nhiên không ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh huống giao tiếp. Do đó người nói không nhằm cảnh báo, nhắc nhở, răn đe các nhân vật giao tiếp mà chỉ đơn thuần dẫn nhâp sự tình vào thế giới diễn ngôn. Sự tình là những cái đang tồn tại trong một tư thế cố định trong không gian nhất định. Nó gây chú ý, quan tâm cho người nói bởi tư thế, cách thức tồn tại của nó trong không gian.
- Sự tình thường là những thông báo gộp, không chia cắt được đâu là phần nêu đâu là phần báo. Nó trả lời cho những câu hỏi : có gì đặc biệt đáng chú ý theo mắt người quan sát? Và tuy là những thông báo gộp nhưng sự tình ở đây chú ý nhiều hơn đến cái tư thế, cách thức, tính chất, hình thái riêng biệt của tồn tại. Hay nói một cách khác : tỷ trọng thông báo nằm ở phần vị từ hay các từ phụ đi kèm vị từ đã gây ấn tượng trực tiếp cho tác giả.
- Thông qua các sự tình tĩnh, các vị từ tư thế, các vị từ chỉ trạng thái của đối tượng, các câu trong nhóm này đều mang nét nghĩa tồn tại và thường dẫn nhập đối tượng vào văn bản. Xét về mặt vị trí, chúng thường đứng ở giữa đoạn sau những câu mở đầu giới thiệu về khung cảnh chứa sự tồn tại của đối tượng.
Ví dụ:
(Trong lúc Hùng đang loay hoay pha trà, tôi kín đáo đẩo mắt qua căn phòng một lượt: tiện nghi tương đối đầy đủ, bài trí gọn gàng, có thẩm mỹ). Trên tường có treo phiên bản những bức tranh nổi tiếng của Gorge, Signac,Breston…
Trích(VXCTK20, nxb HNV, 2000. tr460)
(Nhà gỗ hai gian, mái lợp ngói, bốn bề khép ván). Gian trên, kê sát tường một bàn thờ đơn sơ…
Trích (TNLM, nxb HNV, 2001, tr 17)
Mặt khác, người nói – người viết ở đây thường nhằm miêu tả những đối tượng mới được phát hiện, xuất hiện trong nhận thức của người nói, người viết cho nên nó thường có những từ hạn định đi kèm vị từhoặc thay thế vị từ. Những từ hạn định này thường là những từ láy. Và nếu như những từ láy này là không thể xuất hiệnđối với những câu kiểu I thì nó dường như lại trở nên rất phổ biến đối với kiểu II.
Ví dụ: …, sừng sững một vách đá cheo leo.
…, lững lờ mấy chú cá bạc.
…,ngồi tô hô một người Mỹ mặc soóc,…
Tóm lại, trên đây là những đặc điểm mà chúng tôi cho là cơ bản nhất đối với nhóm II. Những đặc điểm này sẽ được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau.
Bảng lược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng chung của nhóm câu
Trạng ngữ không gian, thời gian Thường mang tính quan yếu
Vị từ - Vị từ tĩnh chỉ trạng thái,…không chủ ý,
không kiểm tra.
- Vị từ tĩnh chỉ tư thế …, (có hoặc không có kiểm tra)
Phần danh - Có quy chiếu vào các đối tượng trong
không gian
_ Thường được cá thể hoá, phiếm định hoá _ có phát triển về cấu trúc
Ngữ nghĩa chung của cấu trúc -Ý nghĩa quan trọng của cấu trúc miêu tả
các đối tượng trong không gian với những đặc trưng (tư thế, cách thức tồn tại ) điển hình của nó, những đặc trưng, hình thái riêng biệt nổi trội đập vào tri giác gây chú ý. Những thuộc tính ngữ dụng
thường gặp
- Dẫn nhập đối tượng vào văn bản
- Gắn với thông báo gộp trong đó đặc trưng về tư thế, cách thức tồn tại của đối tượng là cái tác động mạnh tới tri giác, nhận thức nên được người nói, người viết chú ý nhiều hơn. - Không thực hiện chức năng tại lời: cảnh báo, răn đe ,ngăn chặn…
- Người nói, người viết chú ý miêu tả cách thức, tư thế tồn tại của đối tượng
4. Những câu kiểu 3
Như đã trình bày trong chương trước, ở kiểu II này chúng tôi xếp vào đây những câu kiểu sau:
(1) Từ đằng xa tiến lại một người con gái. Từ đằng xa bơi lại một chú bé.
(2)Vẳng lên tiếng tiếng la hét của đám lính ngụy trang chúng đạn bị thương.
Trích (A,S9 /2002, T10)
Từ dưới sông vẳng lên tiếng người mẹ ru con.
Từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà vọng ra tiếng ru hời dỗ dành con trẻ.
Trích (NV, S1 /2003, T29)
(3)Từ trung tâm Lọng Cheng, vẳng lên tiếng gầm rú của xe bọc thép, tiếng súng cối, súng trường vu vơ.
Trích (Đ, S545 /2002, T54).
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã. Trích (Nam Cao, VN,nxb gd, tr116)
Vọng lại tiếng nhạc xập xình trong quán bar. Trích (A,S9 /2002, T54)
(4)Chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con chim phượng hoàng.
Trích (Đ, S553 /2002, T19)
Ngoài rừng vọng tiếng suối tràn trên đá , và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở góc rừng.
Trích ( Nguyễn Minh Châu, MTCR, nxb GD, T 243)
4.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
4.1.1. Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là
a) Những vị từ hành động, vốn thuộc lớp những vị từ động có chủ đích, có kiểm tra: bơi lại (một chú bé), tiến lại (một người con gái)…
b) Những vị từ quá trình động, không có chủ đích , không có kiểm tra: vọng (tiếng suối tràn trên đá), uôm oam (tiếng chão chuộc)…
c) Điều đáng lưu ý là các vị từ ở đây đều gắn với sự vận động, có hướng, hay giả định một sự vận dộng theo những hướng không gian.
Nhìn chung, những vị từ trong nhóm này là những hành động có sự điều khiển của con nguời. Nó nằm trong mục đích, ý đồ của chủ thể. Hoặc nó có thể là các vị từ mô phỏng những âm thanh của sự vật (chẳng hạn : ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã; Ao hồ uôm oam tiếng chão chuộc; chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con chim phượng hoàng … )
Như vậy, ta có thể xác nhận một đặc điểm chung nhất cho vị từ của nhóm này là: chúng là những vị từ hành động, quá trình… có thể có sự chú ý, có sự điều khiển của con người nhưng cũng có thể không có ý đồ, chủ ý. Gắn liền với sự vận động trong không gian theo hướng nào đó hay giả định sự vận động trong không gian.
4.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
Phần danh đi sau vị từ chỉ ranhững chủ thể tham gia vào quá trình hành động, vận động hoặc mang những thuộc tính vận động. Ở đây, phần danh từ có quy chiếu vào những đối tượng cụ thể trong không gian. Nếu ta nói: “Từ đằng xa tiến lại một người con gái” thì rõ ràng ”người con gái” ở đây có quy chiếu vào một con nguời có thật, hiển nhiên tồn tại trong thực tế mà ngươì nói có dịp quan sát. Hay nói :“Ngoài rừng vọng lại tiếng suối tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở góc rừng” thì “tiếng suối”, “tiếng chim” cũng quy chiếu vào những đối tượng có thật trong thực tế mà tác giả cảm nhận được.
Nói chung, danh từ ở đây là có quy chiếu nhưng luôn mang tính phiếm định. Đối tượng được nói đến một cách không cụ thể do nguời nói, ngưòi viét quan sát đối tượng khi đối tượng đang chuyển động trong một khoảng không gian xa cách so với vị trí người nói. Chẳng hạn khi nói: “từ phía xa bơi lại một chú bé” hay “chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con phượng