Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 51 - 53)

- Thứ tư, một nét khác biệt nữa cần đề cập tới ở đây dó là mục đích thông

2. Những câu kiểu

4.2. Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu

4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của kiểu câu

Như đã nói ở trên, vị từ trong nhóm là những vị từ hành động vận động. Sự tình ở đây đều những sự tình động, những biến cố xảy ra ở một cảnh huống xác định về không gian, thời gian. Cái biến cố ấy được đặc trưng bởi sự vận động (của người, vật) gắn với một nguồn nhất định, giả định một hướng, một lộ tuyến không gian nào đó; nó tác động tới thế giới của người quan sát, và do tính đặc biệt của nó,được đặt vào tiêu điểm chú ý.Cũng chính vì thế kiểu câu này giả định một người quan sát chứng kiến, giả định tính trực giác, cảm giác được tính

vận động trong không gian, tính “biến cố” ít nhiều không bình thường ở khía cạnh nào đó của sự tình.

4.2.2. Những đặc trưng ngữ dụng thường thấy của kiểu câu đang xét

- Kiểu câu đang xét cũng được trưng cho kiểu hoàn cảnh ngữ dụng mà ở đó người nói không cần quan tâm tới nguyên nhân xảy ra sự tình, mà quan tâm tới sự xảy ra ít nhiều không bình thường xét ở khía cạnh nào đó của sự tình đối với thế giới của người quan sát. Do đó,thường được sử dụng nhằm dẫn nhập sự tình vào thế giới luận bàn. Sự tình ở đây là những cái diễn ra xảy ra và gây ấn tượng, gây chú ý, quan tâm cho người nói. Sự xuất hiện của nó trong thế giới luận bàn thường sẽ ảnh hưởng tới dòng sự kiện, hướng phát triển của sự kiện.

- Sự tình là một thông báo gộp không chia cách được đâu là phần nêu, đâu là phần báo. Nó trả lời cho những câu hỏi: Cái gì thế? Có chuyện gì xảy ra thế? …Và tuy là những thông báo gộp song ở đây cái được chú ý nhiều hơn chính là vận động của đối tượng với những đặc trưng cụ thể của nó. Hay nói cách khác đi tỷ trọng thông báo nằm ở phần vị từ trỏ vận động và kẻ tham gia vận động bởi chính đó là cái trực tiếpgây ấn tượng cho tác giả.Tác giả thông qua các giác quan như: tai, mắt,…mà tiếp cận dược với sự tình.Bởi ở đây người nói quan tâm trước hết tới biến cố, với những đặc tính của nó bao gồm cả những biểu hiện cụ thể của vận động lẫn kẻ tham gia vào vận động làm nên tính ít nhiều khác thường của tình huống.

- Thông qua các vị từ hành động, ta thấy các sự tình ở đây ít nhiều đều mang nét nghĩa tồn tại. Sự tồn tại của đối tượng được xác lập thông qua hành động, thuộc tính điển hình của nó.

Các sự tình ở đây thường dược miêu tả trong các đoạn văn, vị trí của nó có thể là đầu đoạn văn đối với những câu như:

+ Từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà, vọng ra tiếng ru hời dỗ dành

con trẻ…

+ Từ trung tâm Lọng Cheng, vẳng lên tiếng la hét của đám lính nguỵ trang

trúng đạn bị thương.

+ Vọng lại tiéng nhạc xập xình trong quán bar.

+Đâu đó vang lên ở một quán cà phê nào đó bản nhạc”Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”.

Trên đây là những đặc điểm mà chúng tôi cho là chung nhất, cơ bản nhất cho những câu kiểu II. Chúng tôi có thể đưa ra bảng lược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu như sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w