CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN BÁO CHÍ VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

27 5.7K 125
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN BÁO CHÍ VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN CAO HỌCMÔN: QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNGĐề tài: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍNguyễn Thị Thanh PhươngMỤC LỤCI. PHẦN MỞ ĐẦUII. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM2.1. Khái niệm và các nguyên tắc 2.2. Cơ sở pháp lý 2.3. Cơ quan quản lý 2.4. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chíIII. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ3.1. quản lý báo chí trên phương diện pháp luật ở nước ta3.2. Quản lý báo chí trong tình hình thực tế hiện nayIV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BÁO CHÍ 4.1 Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí phù hợp4.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí4.3 Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực báo chí4.4 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí4.5 Nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy quản lý4.6 Tăng cường thanh tra, kiểm traV. KẾT LUẬNVI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

MÔN: QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG Đề tài: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ Nguyễn Thị Thanh Phương Hà Nội, 9/2014 1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM 2.1. Khái niệm và các nguyên tắc 2.2. Cơ sở pháp lý 2.3. Cơ quan quản lý 2.4. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 3.1. quản lý báo chí trên phương diện pháp luật ở nước ta 3.2. Quản lý báo chí trong tình hình thực tế hiện nay IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ BÁO CHÍ 4.1 Xây dựng quy hoạch phát triển báo chí phù hợp 4.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí 4.3 Hoàn thiện chế độ chính sách và đầu tư thích hợp đối với lĩnh vực báo chí 4.4 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí 4.5 Nâng cao chất lượng và hiệu quả bộ máy quản lý 4.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra V. KẾT LUẬN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU Từ lâu, báo chí với những nỗ lực không ngừng của mình đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế và xã hội của đại đa số cộng đồng sinh sống trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đã và đang phát triển. Tại Việt Nam, tuy báo chí không được coi là quyền lực thứ 4, song với vai trò là tiếng nói của nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, báo chí cũng đóng góp một phần không nhỏ trong đời sống con người cũng như trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hiểu được tầm quan trọng và sức mạnh tiềm ẩn của báo chí, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận ra yêu cầu cấp bách là phải có một cơ chế, chính sách hợp lý, thiết thực để quản lý ngành báo chí. Chính vì lý do đó, hàng loạt nghị quyết, chỉ thị được ban hành nhằm mục đích tăng cường quản lý công tác báo chí, xuất bản như: Nghị quyết 384- HĐBT ngày 5/11/1990 về tăng cường quản lý công tác báo chí, xuất bản, Chỉ thị 22-CT/TW về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí…Theo đà đó, 12/6/1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Điều này cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng quy chế quản lý báo chí . Cho đến nay, với sự phát triển không ngừng của mình, cả nước đã có 838 cơ quan báo in, 375 báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình và một số Hãng thông tấn quốc gia là ngân hàng tin đối nội, đối ngoại, chủ quản nhiều bản tin, báo, tạp chí, kênh truyền hình thông tấn. Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng đó, yêu cầu về việc tập trung đẩy mạnh công tác quản lý của Nhà nước về báo chí lại càng trở nên bức thiết. Nhất là khi sự phát triền nhanh chóng đó lại không đi cùng với việc nâng cao chất lượng quản lý, khiến cho hoạt động báo chí bộc lộ nhiều bất cập, xu hướng thương mại hóa tăng cao, việc câu kéo, giật tít ngày một tràn lan, nhiều tờ báo chạy theo thị hiếu tầm thường đăng bài ảnh với nội dung thiếu văn hóa, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục… 3 Trong khi đó, dưới góc độ Nhà nước thì các công cụ quản lý về báo chí mà chủ yếu là pháp luật chưa hoàn thiện, không phù hợp với thực tiễn phát triển sinh động trong lĩnh vực báo chí thời gian gần đây. Tất cả đã đặt ra nhu cầu cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với báo chí” để làm tiểu luận kết thúc môn học Quản lý báo chí và truyền thông. 4 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 2.1. Khái niệm và các nguyên tắc Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân lao động. Báo chí không chỉ làm nhiệm vụ thông tin mà còn thực hiện công tác tuyên truyền làm cho các hoạt động xã hội phát triển theo định hướng của nhà cầm quyền và bình ổn xã hội. Như vậy báo chí cũng là hình thức hoạt động cần sự quản lý của Nhà nước. Nói đến quản lý Nhà nước đối với báo chí là nói đến những hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, Nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Nhà nuớc có trách nhiệm điều tiết để đảm bảo báo chí phát triển, đáp ứng các nhu cầu về thông tin của nhân dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước. Hay nói cách khác, “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân”. 5 Các hoạt động của báo chí xét trên hình diện chung có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Vì vậy, muốn đảm bảo được các hoạt động này đi vào khuôn khổ đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật, chúng ta cần có những nguyên tắc quản lý phù hợp. Sau đây là những nguyên tắc cơ bản trong quản lý Nhà nước đối với báo chí. * Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí là một nguyên tắc hiến định. Điều 2, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Và Điều 4 luật này cụ thể hóa như các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận như sau: “Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó”. Để đảm bảo nguyên tắc này, Nhà nước cần phải luôn tạo ra những cơ chế pháp lý phù hợp với các loại hình hoạt động báo chí nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đề ra một phương thức hướng các hoạt động báo chí tuân thủ pháp luật, nhằm tạo điều kiện tốt để các cơ quan chức năng Nhà nước thuận lợi hơn trong việc quản lý. 6 * Nguyên tắc đảm bảo quyền thụ hưởng thành quả hoạt động báo chí một cách bình đẳng của tất cả công dân Bằng hoạt động của mình, báo chí đã góp phần đáng kể vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế và định hướng dư luận xã hội một cách tích cực. Ở nước ta, pháp luật trong quản lý Nhà nước đối với báo chí là công cụ khá quan trọng nhằm bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học, công nghệ của nhân loại, đảm bảo cho quá trình hội nhập môi trường thông tin, báo chí toàn cầu được nhanh chóng và thành công. Với điều kiện đó, hoạt động báo chí ngày nay có những tiến bộ rõ rệt và đáp ứng khá tốt nhu cầu thông tin của mọi người dân quan tâm. Tất cả thành quả này của báo chí cần được phổ cập đến toàn thể các đối tượng thụ hưởng khác nhau trong xã hội. Đây được xem như một nguyên tắc biểu hiện tính nhân văn sâu sắc với mục tiêu nâng cao chất lượng dân trí. Để cụ thể hóa nguyên tắc này, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 đã quy định: “Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách, tạo điều kiện cho xuất bản, phát hành báo chí đến với nhân dân các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. * Kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng việc tôn trọng tự do báo chí, tự do ngôn luận làm trái pháp luật Từ khi ra đời cho đến ngày nay, báo chí luôn có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình an ninh chính trị của một quốc gia và cả quốc tế bởi tính quần chúng của nó. Nhất là ngày nay, vấn đề tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí luôn được đặt ra và xem như quyền cơ bản của con người mà các thể chế chính trị và hình thức nhà nước buộc phải tôn trọng. Ý thức được vấn đề này, các thế lực thù địch và ngoại bang luôn tìm cách lợi dụng báo chí và các diễn đàn nhân dân làm cơ sở cho việc chống phá Nhà nước ta, chống phá công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, chống phá sự nghiệp đại đoàn kết nhân dân. Đây là những hành vi vô cùng nguy hiểm làm 7 thiệt hại đến lợi ích cả một quốc gia dân tộc. Cho nên, Nhà nước ta luôn luôn đề ra kim chỉ nam cho hoạt động của mình trước tình hình lợi dụng đó là kiên quyết đấu tranh và đấu tranh đến cùng để chống lại các hành vi đầy mưu đồ này. Vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp 1992, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 một mặt khẳng định sự tôn trọng quyền tự do báo chí của công dân, mặt khác đã tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn triệt để những âm mưu này khi quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”. Đây được xem như quan điểm chung nhất nhằm nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực và tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc; gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 2.2 Cơ sở pháp lý Cách mạng Tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo xây dựng hệ thống văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc quản lý Nhà nước đối với báo chí. Ngày 10-10-1945, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh về việc duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành, nhưng nêu rõ: “Những điều khoản trong các luật cũ được tạm thời giữ lại do sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính phủ dân chủ cộng hòa”. Và cũng từ thời điểm này, vấn đề hoạt động báo chí, ngôn luận rất được Nhà nước ta quan tâm. Vì vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, Hiến pháp đầu tiên 1946 ra đời đã ghi nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, 8 Hiến pháp 1992 đều quy định về tự do báo chí, ngôn luận; không ai được xâm phạm đến quyền này của nhân dân và cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Tính đến nay đã có gần 50 văn bản được Nhà nước ta ban hành liên quan đến báo chí như: Sắc lệnh 41 ngày 29-3-1946 về chế độ kiểm duyệt báo chí; Sắc lệnh số 282 ngày 14-12-1956 về chế độ báo chí, Luật số 100/SL-L- 002 ngày 20-5-1957 quy định chế độ báo chí (Luật Báo chí 1957); Nghị định số 197/TTg ngày 9-7-1957 quy định chế độ và quyền lợi của người làm báo chuyên nghiệp và Nghị định số 298/TTg ngày 9-7-1957 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí năm 1957; Nghi định số 133/HĐBT ngày 20-4-1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí về các mặt; Chỉ thị 63/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí- xuất bản; Nghị định số 384/HĐBT về tăng cường công tác quản lý báo chí- xuất bản; Thông tư số 131/TT-VP ngày 20-11-1990 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thi hành Nghị định 384/HĐBT và có điều chỉnh một số tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh viên chức báo chí, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Dân sự 1995… Mặc dù các văn bản này không đồng bộ và mang tính phổ quát, thể hiện các quan điểm khác nhau của Nhà nước ta đối với báo chí trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng phần nào đã đặt ra một cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với báo chí của mình. Ngày 28-12-1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí và ngày 2-1-1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Luật Báo chí nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thay thế Luật Báo chí năm 1957. Đến ngày 12-6- 1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và có hiệu lực đến ngày nay. Luật Báo chí năm 1990 vừa kế thừa những nguyên tắc đúng đắn của Luật Báo chí năm 1957, vừa bổ sung và hoàn thiện một bước luật pháp của Nhà nước ta về báo chí. Luật Báo chí năm 1990 cũng phản ánh những thay 9 đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta trong sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Song song đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Trong nghị định này, đã đi sâu vào quy định một số điểm mới của Luật Báo chí hiện hành. Nhìn chung, hai văn bản pháp luật hiện hành này đã khắc phục được một số nhược điểm của các văn bản trước, định hình cho chức năng quản lý báo chí bằng các cơ sở pháp lý rất cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ. 2.3. Cơ quan quản lý Ở Việt Nam, việc xác định cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí mang tính lịch sử, bởi lẽ từ khi ra đời, nước ta đã 4 lần ban hành Hiến pháp: gồm Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Mỗi khi Hiến pháp mới ra đời, cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan Nhà nước sẽ có những thay đổi cơ bản. Chính vì vậy mà qua mỗi thời kỳ, cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí cũng có sự thay đổi cả về tên gọi lẫn phạm vi thẩm quyền quản lý. Ở đây chúng ta không thể đi ngược lại lịch sử để đi tìm hiểu cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí qua từng thời kỳ khác nhau mà chỉ tìm hiểu cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với báo chí từ Hiến pháp 1992 và Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 đến hiện nay. Theo quy định của Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương được quy định như sau: 1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. 2- Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí. 3- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí theo quy định của Chính phủ. 10 [...]... nhiệm quản lý Nhà nước đối với báo chí thuộc về Uỷ ban Nhân dân các cấp tỉnh theo sự phân cấp của Chính phủ Đây là các cơ quan Nhà nước có sự can thiệp một cách trực tiếp, sâu sắc nhất đối với việc quản lý Nhà nước đối với báo chí thông qua các Sở Thông tin - Truyền thông và các bộ phận trực thuộc 2.4 Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí Báo chí với tư cách là công cụ quan trọng về công tác. .. động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này cũng được xem xét thông qua hiệu quả tuân thủ pháp luật của nhiều đối tượng liên quan như: Cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo, phóng viên Hơn nữa, hoạt động báo chí là một loại hình hoạt động mang tính quần chúng và tác động lên nhiều mặt của xã hội, chính vì lẽ đó để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với báo chí. .. xã hội 13 III THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BÁO CHÍ 3.1 Quản lý báo chí trên phương diện pháp luật ở nước ta Nhận thức vai trò và vị trí của báo chí, thông tin đối với các mặt của đời sống xã hội nên từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp lý thể hiện vai trò, trách nhiệm và chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý báo chí Trải qua hơn... các cơ quan báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt + Quản lý các loại hình báo chí trong cả nước bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, thông tấn và thông tin trên mạng; + Chủ trì giao ban báo chí, quản lý thông tin của báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; + Thực hiện chế độ phát ngôn cung cấp thông tin cho báo chí theo phân cấp và ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;... năng quản lý Nhà nước đối với báo chí là Chính phủ và Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với báo chí trên phạm vi cả nước bằng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến báo chí Với cương vị là người người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện một số nhiệm vụ quản lý của mình liên quan đến báo chí trên cơ sở đệ trình... của quản lý nhà nước về báo chí vì báo chí có quan hệ trực tiếp tới chính trị Báo chí không những phản ánh dư luận mà còn tạo ra và hướng dẫn dư luận Vì vậy, hoạt động này cần diễn ra thường xuyên, nhanh nhạy để kịp thời ngăn chặn, xử lý những vi phạm pháp luật về báo chí 24 V KẾT LUẬN Quản lý báo chí từ trước đến nay luôn là vấn đề khó khăn đối với bất cứ nhà nước nào trên thế giới, bởi quản lý sao... và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý Thứ ba, công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn còn những hạn chế như: Chưa thực hiện được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên sâu mảng phát thanh, truyền hình, internet Khối lượng công việc phải xử lý trong công tác quản lý Nhà nước về báo chí ngày càng nhiều và phức tạp, trong... hợp lý để vừa chặt chẽ, vừa thông thoáng là chuyện thực sự rất phức tạp và khó khăn Chính vì thế, công tác quản lý báo chí đòi hỏi sự góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả cơ quan báo chí và các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý báo chí, đặc biệt là vai trò của ngành thông tin và truyền thông Có làm tốt công tác quản lý báo chí thì các cơ quan báo chí mới phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần để báo. .. Ngoài ra, về cán bộ quản lý báo chí, pháp luật cần quy định hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn, bảo đảm công tác chuyên môn của từng đối tượng Cán bộ quản lý báo chí phải có tri thức báo chí, tri thức về khoa học công nghệ thông tin và quản lý, tri thức pháp luật Cần có những quy định cụ thể về tuyển dụng cán bộ, sắp xếp và bố trí cán bộ Có một tình trạng tuy... hướng và ý chí của Nhà nước Xuyên suốt dòng lịch sử, pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí đã từng bước được đổi mới, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân luôn được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện ở từng mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử Các văn bản sau có sự chọn lọc và . MÔN: QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNG Đề tài: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ Nguyễn Thị Thanh Phương Hà Nội, 9/2014 1 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC. quả quản lý Nhà nước cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Chính vì vậy mà tác giả đã quyết định chọn đề tài Quản lý Nhà nước đối với báo chí để làm tiểu luận kết thúc môn học Quản lý báo. định của Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999, các cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương được quy định như sau: 1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí. 2- Bộ

Ngày đăng: 08/05/2015, 00:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan