Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
159,46 KB
Nội dung
Mục lục 1 Danh mục các từ viết tắt MNC (Các MNC) Multinational corporation Công ty đa quốc gia MNE Multinational Enterprises Công ty đa quốc gia VND Việt Nam Đồng USD United States Dollar Đô-la Mỹ JPY Japanese Yen Đồng Yên Nhật TTHC Thủ tục hành chính NHNN Ngân hàng Nhà Nước DNNN (SOEs) Doanh nghiệp nhà nước UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA 1.1 Khái niệm công ty đa quốc gia Khái niệm Công ty đa quốc gia cho đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất, các khái niệm sau đây chỉ mang tính chất tham khảo: Khái niệm 1: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational Enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Một số MNC lớn thậm chí có nguồn vốn lớn hơn nhiều lần ngân sách của một số quốc gia trên thế giới. Các MNC có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia. Các MNC cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. Một công ty đa quốc gia là công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều quốc gia khác nhau. Cần phải phân biệt với khái niệm công ty quốc tế (International Company): chỉ là tên gọi chung của một công ty nước ngoài tại một quốc gia nào đó. [12] Khái niệm 2: Theo Multinational Financial Management - Alan C.Shapiro đã định nghĩa Các MNC như sau: Các MNC thường bao gồm một công ty mẹ đặt tại nước chủ nhà (host countries) và có tối thiểu năm hoặc sáu chi nhánh ở nước ngoài. Liên Hiệp Quốc ước tính có ít nhất 35,000 công ty trên khắp thế giới có thể được phân loại là công ty đa quốc gia dựa trên định nghĩa này. [4] Khái niệm 3: Công ty đa quốc gia là doanh nghiệp có tầm hoạt động khắp thế giới đối với thị trường. Hoạt động sản xuất ở nước ngoài cộng với triết lý toàn cầu được hợp nhất bao gồm cả các hoạt động trong nước và ở nước ngoài. Một MNC đích thực thường sử dụng hầu hết các dạng hoạt động kinh doanh quốc tế như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài gián tiếp và trực tiếp. [5] Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) năm 2009, có 889.416 công ty đa quốc gia trên toàn thế giới trong đó có 82.053 công ty mẹ và 807.363 chi nhánh. [11] Bảng 1.1 Một vài công ty đa quốc gia lớn năm 2011 [9] Công ty Số Tổng Doanh thu Lợi 3 đa quốc gia nhân viên (người) tài sản (tỷ USD) năm 2010 (tỷ USD) nhuận (tỷ USD) Wal- Mart (Mỹ) 2.100.0 00 180,66 3 421,849 16,38 9 Royal Dutch Shell (Hà Lan) 97.000 322,56 378,152 20,12 7 Toyota Motor (Nhật) 317.716 359,86 2 221,760 4,766 Nguồn: Danh sách Global 500 năm 2011 của Tạp chí Fortune (Mỹ) 1.2 Sự ra đời của công ty đa quốc gia Tiền thân của công ty đa quốc gia là công ty quốc gia. Công ty quốc gia này mang quốc tịch của một nước và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của các nhà tư bản nước sở tại. Việc kinh doanh của các công ty này ngày càng phát triển, hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngày càng nhiều và chất lượng cao hơn. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các công ty quốc gia tiến hành sáp nhập với nhau tạo thành công ty đa quốc gia với nhiều mục đích khác nhau nhằm quốc tế hóa nền sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế về thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước nhập khẩu; tối đa hóa giá trị tài sản của công ty nhờ sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tiềm năng tại chỗ; sử dụng lợi thế cạnh tranh và những lợi thế so sánh của các nước sở tại nhằm thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao; tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và giúp phân tán rủi ro cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kì kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, để bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở những ngành mà công ty không muốn chuyển giao là một lý do khác phải mở rộng để sản xuất. Công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ chế tạo trực tiếp sản xuất theo bằng sáng chế, một bên là nhà cung cấp cho phép sử dụng bằng sáng chế, một bên trả phí định kỳ cố định và gia tăng theo sản xuất. Điều này cho phép họ độc quyền sản 4 xuất và trực tiếp bán sản phẩm ở nước ngoài. Cạnh tranh gay gắt thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kỹ nghệ mới ra đời như công nghệ sinh học, điện tử, người máy…đòi hỏi nhiều vốn, nhiều kỹ thuật cao cấp mà một công ty quốc gia không thể đủ sức đáp ứng dẫn đến sự ra đời cần thiết của công ty đa quốc gia. 1.3 Cấu trúc công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau. (McDonalds). Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là các công ty có các cơ sở sản xuất ở một số quốc gia sản xuất ra sản phẩm đầu vào dành cho việc hoàn thành sản phẩm này ở một số quốc gia khác. (Adidas). Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là các công ty có các cơ sở sản xuất ở các quốc gia khác nhau mà chúng hợp tác theo cả “chiều ngang” và “chiều dọc” (Microsoft). Các công ty đa quốc gia còn thường tồn tại dưới hai dạng: Concern: liên kết ngang giữa ít nhất hai công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành sản xuất hoặc giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật. Conglomerate: là kết quả của quá trình liên kết công ty theo chiều dọc, tức là công ty lớn thâm nhập vào các xí nghiệp của các ngành sản xuất khác nhau không có sự liên kết ràng buộc hoặc quy định về kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. Mối liên hệ giữa công ty mẹ với các công ty chi nhánh chủ yếu là quan hệ tài chính. 1.4 Đặc điểm công ty đa quốc gia 1.4.1 Quy mô hoạt động Một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết 53/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên cũng có không ít công ty đa quốc gia có số nhân viên ít hơn 250 người, một số hãng dịch vụ thậm chí có số nhân viên còn ít hơn. Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các yếu tố có tính cốt lõi và quyết định đối với quy trình sản xuất như: vốn đầu tư, bí quyết công nghệ, các kỹ năng quản trị và mạng lưới hoạt động toàn cầu. Do đó, tạo khả năng sinh lợi rất lớn và mang tính tiên phong nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ. 5 Về lao động, các công ty đa quốc gia thường thu hút một lượng lớn lao động ở nước chủ nhà và các quốc gia khác. Ví dụ, tập đoàn Air France (Pháp) gồm 16 công ty con với 45000 lao động, tập đoàn Danone (Pháp) có 81000 nhân viên. 1.4.2 Các lĩnh vực hoạt động của MNC Hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ…là xu hướng có tính quy luật cùng với sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Ví dụ, Mitsubishi ban đầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nhưng nay đã hoạt động trong các lĩnh vực như khai khoáng, luyện kim, hóa chất, luyện kim, ngân hàng … Với sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa các lĩnh vực có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất đã tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho các công ty đa quốc gia trong việc mở rộng địa bàn hoạt động và gia tăng lợi nhuận. 1.4.3 Đặc điểm xu hướng phát triển Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư: có sự chuyển dịch từ công nghiệp khai thác tài nguyên sang công nghiệp chế biến sản phẩm, đem lại giá trị cao hơn; từ công nghiệp thâm dụng lao động nhiều chuyển sang đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều kĩ thuật, công nghệ mới và các ngành dịch vụ điện tử, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục… Mở rộng các hình thức liên kết kinh tế để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng sức cạnh tranh phù hợp với bước phát triển mới của kinh tế và kĩ thuật, cùng với chiến lược sáp nhập, các công ty đa quốc gia lớn còn đẩy mạnh hoạt động liên hợp (thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia ngang sức cùng hoặc khác quốc tịch nhằm thực hiện mục tiêu nào đó). Đa dạng hóa và chuyên môn hóa cao độ là một xu hướng chiến lược mới của mỗi công ty đa quốc gia: Các công ty thông qua sản xuất nhiều chủng loại sản phầm hoặc thỏa mãn nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau để giảm bớt rủi ro, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, đối phó với tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, nhu cầu thị trường giảm sút. Một số công ty khác lại thu hẹp thị trường kinh doanh, tập trung vào các hoạt động sản xuất chính nhằm phát huy thế mạnh chuyên môn. 6 1.5 Vị trí, vai trò của các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của kinh tế thế giới. Năm 2006, các công ty đa quốc gia chiếm đến 2/3 trị giá thương mại quốc tế, chiếm 4/5 tổng giá trị đầu tư FDI; 9/10 thành quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao kĩ thuật của thế giới; chiếm 95% hoạt động XNK lao động quốc tế… [10] và các công ty đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong đẩy nhanh quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu, biến mỗi quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới. 1.5.1 Ảnh hưởng tích cực Một trong những vai trò nổi bật của công ty đa quốc gia là thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới. Công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình; trao đổi giữa các chi nhánh trong nội bộ công ty đa quốc gia của các quốc gia ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của nhiều quốc gia. Các công ty ĐQG có vai trò lớn đối với các quốc gia mà nó đầu tư vào, cho dù có bị xem là “lợi nhuận là trên hết”, vẫn mang lại lợi ích cho nước sở tại như đóng thuế, tạo việc làm, cung cấp những hàng hóa và dịch vụ trước đó không có, và trên hết thảy là mang đến vốn, công nghệ và kiến thức quản trị. Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh đẩu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia hiện chi phối trên 90% tổng FDI trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng công ty đa quốc gia của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lượng FDI toàn cầu. Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới công ty đa quốc gia là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế. Hơn nữa, các công ty đa quốc gia làm thay đổi xu hướng đầu tư giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1: 1979-1981 đầu tư vào các quốc gia sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tư giữa các quốc gia công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển. Bảng 1.2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 – 2005 [10] Khu vực Giai đoạn 7 1978- 1980 1988- 1990 1998- 2000 2003- 2005 Các nước phát triển 79.7 82.5 77.3 59.4 Các nước đang phát triển 20.3 17.5 22.7 40.6 Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006 Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nước phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao. Cơ cấu dòng vốn đầu tư nước ngoài thay đổi lớn do điều chỉnh chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia, hình thức FDI chiếm ưu thế trong tổng dòng lưu chuyển vốn quốc tế, các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển. Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các công ty đa quốc gia cũng ngày càng cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chính làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới. Chiến lược phát triển của công ty đa quốc gia gắn liền với các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các công ty đa quốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao của công ty đa quốc gia nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao và thu lợi nhuận tối đa. Điều này được thể hiện qua tỉ trọng hàng xuất khẩu của hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ công ty đa quốc gia chiếm tới 43,1% tổng gía trị hàng hoá xuất khẩu. Như vậy, 8 sự thay đổi trong chiến lược toàn cầu của công ty đa quốc gia tác động trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hướng về xuất khẩu. Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới. Sự thay đổi chiến lược của các công ty đa quốc gia và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về xuất khẩu. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới. 1.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh những tác động có lợi thì hoạt động của công ty đa quốc gia cũng có những ảnh hưởng tiêu cực. Một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất là văn hóa. Các MNC chiếm phần lớn hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông, chỉ có sáu công ty chiếm thị phần 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới. Họ dễ dàng du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến một số chính phủ và tổ chức tôn giáo lo ngại có thể làm xã hội mất ổn định [6] . Do có ảnh hưởng trong việc tạo ra việc làm và nguồn thu thuế, chính phủ ở các nước đang phát triển cạnh tranh nhau để giành được vốn đầu tư của Các MNC. Trong quá trình đó thuế suất, chính sách xã hội, quan hệ công đoàn, tập quán kế toán và nhiều điều khác được quyết định có cân nhắc đến sự hiện diện của các công ty này. Tác động tiêu cực từ nguồn vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia đối với các nước đang phát triển được thể hiện ở một số khía cạnh sau: 9 Thứ nhất, các công ty đa quốc gia thu nhiều lợi nhuận từ các nước đang phát triển nhờ vị trí siêu độc quyền của họ trong các nền kinh tế này. Tuy nhiên phần lớn các khoản lợi nhuận này được chuyển ra nước ngoài cho công ty mẹ chứ không được tái đầu tư ở nước sở tại. Thứ hai, các công ty con phải phụ thuộc nhiều vào máy móc, thiết bị, linh phụ kiện hơn so với các công ty trong nước làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước đang phát triển vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các MNC. Chính vì vậy nước đang phát triển càng dựa nhiều vào đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia thì sự phụ thuộc về kinh tế ngày càng lớn. Thứ ba, các công ty đa quốc gia thường được vay ưu đãi từ ngân hàng ở nước chủ nhà nhiều hơn so với các công ty trong nước. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty trong nước luôn kém hơn các công ty đa quốc gia này. Như vậy các quốc gia này cần phải xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, cơ chế luật pháp đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước không bị bất lợi hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ tư, nhiều nhà máy khai thác tài nguyên thuộc các công ty đa quốc gia còn gây ô nhiễm môi trường cho các nước đang phát triển. VD: Người dân ở Ilo, Peru bị mắc bệnh về đường hô hấp và nhiều vấn đề sức khỏe khác do ô nhiễm không khí và nguồn nước từ một nhà máy đúc đồng thuộc 3 tập đoàn lớn của Mỹ, mỗi ngày nhà máy này thải vào không khí 2000 tấn Sunphuadioxit, gấp 10 – 15 lần so với mức cho phép ở Mỹ. [15] 1.6 Các nhân tố tác động đến MNC Môi trường kinh doanh của một công ty đa quốc gia bao gồm: môi trường trong nước (nơi đặt trụ sở chính), môi trường ngoài nước (những quốc gia mà công ty hoạt động) và các yếu tố quốc tế. Trong môi trường kinh doanh toàn cầu có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đa quốc gia, đặc biệt là các rủi ro trong hoạt động kinh doanh như Rủi ro quốc gia (Chương 2); Rủi ro tỷ giá.(Chương 3). 10 [...]... cơ rủi ro tỷ giá Xét về định tính, rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá gây ra làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.Về định lượng, rủi ro tỷ giá là sự sai biệt giữa tỷ giá quan sát trên thực tế với tỷ giá kỳ vọng.[1] Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong ba hoạt động chủ yếu của MNC là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng 3.1.1 Rủi ro. .. mức, mất giá hay phá giá tiền tệ, … 2.1.2 Các yếu tố tác động 11 Ba nhóm rủi ro sau sẽ hợp thành một rủi ro tổng hợp mà các MNC gặp phải khi đầu tư vào một quốc gia cụ thể gọi chung là rủi ro quốc gia Ba rủi ro này gồm: rủi ro chính trị; rủi ro kinh tế mà trong đó bao gồm rủi ro thị trường (rủi ro do cơ sở hạ tầng và biến động bất thường của thị trường), rủi ro về cấu trúc nền kinh tế, lạm phát và thâm... liệu thống kê quốc gia hay các phân tích định tính hoặc kết hợp cả hai theo một mô hình cụ thể nhằm đưa ra một xếp 12 hạng hoặc phân loại cho từng quốc gia ứng với mức độ rủi ro quốc gia của quốc gia đó Đánh giá rủi ro quốc gia thường được dùng để dự báo các điều kiện tương lai đối với việc đầu tư vào một quốc gia Đánh giá rủi ro quốc gia đo lường các nhân tố kinh tế, tài chính, chính trị và các tác động... quản lý rủi ro tỷ giá Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay trong tương lai so với tỷ giá kỳ vọng Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho MNC, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường Vấn đề đặt ra là MNC nên đối xử thế nào đối với sự biến động tỷ giá hay rủi ro tỷ giá? Câu hỏi này phụ thuộc vào thái độ của người điều hành đối với rủi ro tỷ giá MNC hoặc là chấp... kiệm; rủi ro tài chính gồm rủi ro đến từ tài chính công, chính sách dự trữ ngoại hối và hệ thống tài chính ngân hàng Các MNC với khả năng cân bằng giữa rủi ro và thu nhập sẽ mang lại cho mình một tỷ suất sinh lợi khi đầu tư vào một quốc gia Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác tác động đến rủi ro quốc gia như: Thứ nhất, mức độ lây lan các tác động bất lợi từ các quốc gia khác... thấy rõ mức độ rủi ro tỷ giá phụ thuộc vào biến động tỷ giá nhiều hay ít cũng như giá trị hợp đồng hay giá trị khoản thu chi lớn hay nhỏ 3.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá Tỷ giá là một trong nguồn gốc rủi ro chính khiến nhiều MNC trên thế giới rơi vào lao đao, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro ngoại hối Trong quá khứ, tác động của việc tỷ giá biến động... 2: RỦI RO QUỐC GIA Với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì rủi ro không chỉ đơn thuần được xem xét trong phạm vi một lĩnh vực mà nó được mở rộng ra phạm vi một quốc gia và lớn hơn đó là phạm vi toàn cầu Chính vì vậy các MNC cần phải xem xét rủi ro ở tầm quốc gia, tức là rủi ro quốc gia khi tiến hành hoạt động đầu tư 2.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia. .. vọng chứa đựng yếu tố rủi ro để đổi lại được một sự chắc chắn không còn yếu tố rủi ro tỷ giá Bởi vậy, người điều hành cần phải xác định xem có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không Nó phụ thuộc vào dự báo sự biến động của tỷ giá và thái độ của người điều hành đối với rủi ro tỷ giá. [7] 3.4.2.1 Quyết định có nên phòng ngừa rủi ro tỷ giá hay không Đứng trước sự tác động của rủi ro tỷ giá, trước tiên người... và hoạt động tài trợ Sự tổn thất này cuối cùng tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của MNC Sự chịu đựng tài chính của MNC ở đây được xác định và đo lường bởi sự tự chủ về tài chính Trong tài chính công ty, sự tự chủ tài chính được xác định bởi tỷ số vốn chủ sở hữu trên nợ hoặc trên tổng tài sản Khi có rủi ro tỷ giá, MNC đối mặt với tổn thất làm cho giá trị phần vốn chủ sở hữu trở nên bất ổn và. .. rủi ro tỷ giá bởi vì nó làm gia tăng rủi ro hoạt động của MNC nói chung và kết quả là làm giảm giá trị thị trường của MNC trong khi mục tiêu của người điều hành MNC là phải không ngừng gia tăng giá trị thị trường của MNC Muốn vậy, cần có các 32 giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá kịp thời và hợp lý như là giải pháp chống lại sự sụt giảm giá trị MNC 3.4.2 Các quyết định liên quan đến quản lý rủi ro tỷ . từng quốc gia ứng với mức độ rủi ro quốc gia của quốc gia đó. Đánh giá rủi ro quốc gia thường được dùng để dự báo các điều kiện tương lai đối với việc đầu tư vào một quốc gia. Đánh giá rủi ro quốc. phát và thâm hụt tiết kiệm; rủi ro tài chính gồm rủi ro đến từ tài chính công, chính sách dự trữ ngoại hối và hệ thống tài chính ngân hàng. Các MNC với khả năng cân bằng giữa rủi ro và thu. doanh như Rủi ro quốc gia (Chương 2); Rủi ro tỷ giá. (Chương 3). 10 CHƯƠNG 2: RỦI RO QUỐC GIA Với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì rủi ro không