luận văn tài nguyên môi trường TÁC ĐỘNG CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MÊKONG

47 532 0
luận văn tài nguyên môi trường TÁC ĐỘNG CỦA ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MÊKONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng Các tác giả: Dương Thị Tơ, Cục Bảo vệ Môi trường Tô Kim Oanh, Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, 12/2003 MỤC LỤC I.1. Giới thiệu chung……………………………………………………………………3 I.2. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………………… 4 I.3. Học thuyết Kuznets………………………………………………………………….4 I.4. Tính toán chi phí - lợi ích cho việc đưa ra các quyết định kiểm soát ô nhiễm của các cơ quan quản lý bảo vệ môi trường…………………………………………………5 I.5. Lý thuyết về mô hình ‘tam giác’ (delta) trong quản lý môi trường - cơ sở cho việc huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường thông qua phổ biến thông tin môi trường……………………………………………………………………………… 6 I.6. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới…………………………… 8 I.7. Chương trình điều tra các chất thải độc hại của Mỹ (Chương trình TRI)………… 8 I.8. Cộng đồng các nước thuộc khối OECD và công ước Aarhus…………………… 10 I.9. Các chương trình phổ biến thông tin môi trường của Trung Quốc……………… 11 I.10. Các chương trình phổ biến thông tin môi trường ở các nước ASEAN…………….15 II. Triển khai công tác huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phổ biến thông tin môi trường ở Việt Nam………………………………………….18 II.1. Những yếu tố thuận lợi có thể hỗ trợ và thúc đẩy công tác huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng……18 II.2. Thực thi các chương trình phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng ở Việt Nam……………………………………………………………………………… 19 II.2.1. Chương trình thử nghiệm phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng ở Hà Nội (2001-2002) ……………………………………………………………………….20 II.2.2. Chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh (1994-2000)………………………………………………………… 38 II.2.3. Chương trình xã hội hoá thông tin môi trường tại Hải phòng (10/2001-2/2002) ….42 II.3. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………… 45 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 46 Phần phụ lục Phụ lục 1: Bảng xếp hạng các cơ sở tham gia chương trình thử nghiệm ở Hà Nội…… 47 Phụ lục 2: Một số hình ảnh về chương trình thử nghiệm ở Hà Nội…………………… 49 Phụ lục 3: Giới thiệu về “Sách xanh 2001-2002” của thành phố Hồ Chí Minh”……… 50 2 I. GIỚI THIỆU CHUNG Kể từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc cả về kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật ở trên thế giới, các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng đã nảy sinh và cũng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày nay, gần như mọi quốc gia trên hành tinh dù là giàu hay nghèo, là nước phát triển, đang phát triển hay là kém phát triển thì cũng đều đã nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng được nhận thức rõ rằng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia hay một nhóm hưởng lợi nào mà là vấn đề của toàn thể nhân loại và đòi hỏi trách nhiệm và sự tham gia của từng cá nhân sinh sống trên hành tinh này. Chính vì vậy mà công tác huy động sự tham gia của các cộng đồng trong mọi hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng ngày càng được nhiều chính phủ quan tâm và tăng cường. Tuy nhiên, do việc hiểu biết về các vấn đề môi trường của công chúng ở rất nhiều trình độ và cấp độ khác nhau, nên để họ tham gia một cách tích cực và có khả năng đem lại những hiệu quả rõ rệt nhất thì các chính phủ cần phải tập trung các nỗ lực để giải quyết vấn đề quan trọng là làm thế nào để người dân hiểu biết chính xác và cẵn kẽ những vấn đề môi trường diễn ra xung quanh họ và trang bị cho họ những kỹ năng thiết yếu nhất để có thể tham gia hiệu quả nhất trong các chương trình và mục tiêu bảo vệ môi trường chung. Chìa khoá cho việc huy động công chúng tham gia tích cực và hữu hiệu trong các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường chính là ‘cung cấp và phổ biến cho cộng đồng thông tin về các vấn đề môi trường ở ngay chính nơi mà họ sinh sống. Quan điểm và cách tiếp cận mới này hiện đã được thử nghiệm ở rất nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới, bao gồm cả những nước có nền kinh tế rất phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đức, các nước Tây Âu, những nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước châu Mỹ La tinh, v.v và đã thu được những thành công nhất định. Trong một vài năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì một xu thế mới về ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong các công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn. Với mục tiêu cung cấp một nghiên cứu tổng quan về thực tế phát triển những xu thế mới trên trong công tác quản lý bảo vệ môi trường, báo cáo tổng quan này giới thiệu một cách sơ lược một vài cơ sở lý thuyết chính yếu nhất và mô tả kinh nghiệm triển khai áp dụng các cách tiếp cận mới về sử dụng phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng như công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở một vài nước trên thế giới. Với mỗi ví dụ cụ thể, nhóm tác giả cũng cố gắng phân tích và chỉ ra một vài bài học kinh nghiệm cụ thể. Đặc biệt nhất, báo cáo tổng quan này cung cấp một bức tranh tổng thể về tiến trình áp dụng cách tiếp cận mới này ở Việt Nam thông qua các hoạt động của chương trình thử nghiệm phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng của Hà Nội trong khuôn khổ 3 dự án “Tăng cường năng lực thể chế quản lý thông tin môi trường” do Ngân hàng Thế giới tài trợ cho Chính phủ Việt Nam trong thời gian 2000-2002. Bên cạnh đó cũng có mô tả một vài chương trình thử nghiệm khác nữa ở Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Với mỗi chương trình, đều có nêu rõ các mục tiêu, những hoạt động chính, những điểm khó khăn và thuận lợi và những mặt còn hạn chế, tồn tại sau một thời gian thử nghiệm cách tiếp cận mới này. Ở phần cuối của báo cáo, cũng đã nêu một số kết luận và kiến nghị chung nhất để giúp tiếp tục vàmở rộng quy mô triển khai các chương trình thử nghiệm này ở Việt Nam. Cùng với việc ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22 tháng 4 năm 2004 về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, hy vọng rằng báo cáo tổng quan này sẽ góp một phần rất nhỏ bé trong việc cung cấp những thông tin tham khảo giúp triển khai một trong những giải pháp cơ bản để hiện thực hoá các mục tiêu của kế hoạch này. Đó là “Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Động viên, khuyến khích mọi người dân và từng cộng đồng dân cư chủ động và tích cực tham gia vào việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục suy thoái môi trường”. I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Học thuyết Kuznets Cách đây vài thế hệ, nhà kinh tế học người Mỹ Simon Kuznets đã nhận ra rằng sự bất bình đẳng về thu nhập thường do phát triển gây ra và chỉ giảm sau khi tích luỹ các khoản hoàn lại do tăng trưởng. Tương tự như vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra đường cong môi trường Kuznets, trên đó mô tả mức độ ô nhiễm từ công nghiệp, phương tiện vận tải chạy bằng động cơ và các hộ gia đình sẽ tăng cho đến khi phát triển đạt đến ‘mức đủ’ để tạo ra các khoản phúc lợi dành cho việc thực hiện kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên, việc xác định ‘mức đủ’ thì trong thực tế quả thật là không dễ dàng chút nào bởi vì đối với mỗi nước khác nhau, tiến trình phát triển hoàn toàn khác nhau do những điều kiện về văn hoá, xã hội và tự nhiên không hề giống nhau. Thực tế phát triển của một số nước đang phát triển trong những thập niên cuối của thế kỷ trước cho đến nay đã cho thấy học thuyết này ít có ý nghĩa thực tiễn, hay có thể nói là không hề đúng trong trường hợp phát triển của một số quốc gia đông dân đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam hay các quốc gia ở châu Mỹ La Tinh như Braxin, Mêhicô, v.v. Ví dụ như ở Trung Quốc chẳng hạn, nếu theo học thuyết Kuznets thì với tình hình phát triển như trong giai đoạn vài thập niên cuối thế kỷ 20, chắc chắn một nước nghèo và đông dân như Trung Quốc sẽ có mức ô nhiễm tăng rất nhanh. Song may mắn thay, các số liệu trong năm 2000 cho thấy rằng chất lượng không khí trung bình ở các khu đô thị của Trung Quốc không thay đổi mấy hoặc là được cải thiện hơn so với thời kỳ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước. 4 2.2. Tính toán chi phí lợi ích cho việc đưa ra các quyết định kiểm soát ô nhiễm của các cơ quan quản lý bảo vệ môi trường Những hiểu biết và kinh nghiệm thông thường, như học thuyết Kuznets chẳng hạn thường cho rằng không thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm ở các nước đang phát triển cho đến tận khi các nước này cũng đạt được mức độ giàu có như các nước phát triển hiện nay. Thực tế mở rộng thương mại toàn cầu và mở cửa biên giới, một xu thế khuyến khích các ngành công nghiệp gây ô nhiễm chuyển từ các nước phát triển giàu có sang các nước nghèo đang trong giai đoạn vươn lên với hy vọng phát triển một cách nhanh chóng dựa vào công nghiệp hoá đất nước, dường như phần nào khẳng định quan điểm ‘bi quan’ này. Nhưng may mắn thay, trong những thập niên gần đây, cùng với sự biến chuyển sâu sắc về nhận thức, các nước nghèo đang phát triển cũng đã phần nào thấy rõ rằng chi phí cho việc ‘giảm thiểu ô nhiễm’ cũng có khả năng đem lại những lợi ích to lớn hơn nhiều so với chi phí đã bỏ ra. Ở nhiều quốc gia đang phát triển khác nhau, các nhà quản lý môi trường đã không ngừng thử nghiệm những phương pháp mới và tìm những đồng minh mới trên mặt trận ‘phòng chống ô nhiễm’ và bảo vệ môi trường. Một trong những xu thế mới đó là việc áp dụng các phương pháp quản lý truyền thống nhưng có tính đến các yếu tố về chi phí - lợi ích để khuyến khích các cơ sở gây ô nhiễm thay đổi hành vi. Hình 1: Chi phí và lợi ích của việc giảm ô nhiễm Hình 1 mô tả mối quan hệ giữa chi phí giảm thiểu ô nhiễm và những lợi ích mà xã hội có thể thu được từ việc đầu tư cho giảm thiểu ô nhiễm dựa trên tính toán những thiệt hại về mặt xã hội có thể tránh được khi áp dụng những biện pháp đầu tư giảm thiểu ô nhiễm đó. Đường kẻ xiên từ dưới lên (một nét đậm và một nét nhạt) cho thấy là cứ mỗi một đơn vị ô nhiễm tăng lên sẽ tạo nên mức độ thiệt hại lớn hơn so với đơn vị ô nhiễm trước đó gây ra. Đường kẻ xiên từ trên xuống (nét đơn) cho thấy là đòi hỏi giảm thiểu ô nhiễm càng cao tương đương với mức chi phí càng cao hơn. Dựa vào đồ thị này, các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định hợp lý nhằm lựa chọn các phương án quản lý tối ưu nhất. Theo đó thì, tại điểm giao nhau của hai đường sẽ là phương án lựa chọn tối ưu nhất (nghĩa là ô nhiễm có thể tăng hay giảm chút ít trong khuôn khổ cho phép thì vẫn không ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội 5 Phí ô nhiễm tối ưu Ô nhiễm tối ưu Thiệt hại biên xã hội (MSD) Ô nhiễm Chi phí ($) Chi phí biên giảm ô nhiễm (MAC) Xã hội được lợi ít hơn từ việc đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm (MAC>MSD) Xã hội được lợi nhiều hơn từ việc đầu tư cho kiểm soát ô nhiễm (MAC<MSD) chung). Nếu các nhà quản lý nhằm mục tiêu kiểm soát ô nhiễm vào điểm đánh dấu bằng ô vuông thứ ba (từ trái qua phải) khi mà mức chi phí giảm ô nhiễm thấp hơn rất nhiều so với mức thiệt hại biên thì có nghĩa là chi phí cho việc kiểm soát ô nhiễm nhằm kiểm soát các mức thiệt hại xã hội có thể sẽ có lợi hơn nhiều hơn so với việc chi phí để khắc phục hậu quả ô nhiễm. Hay nói cách khác là xã hội sẽ được hưởng lợi nhiều hơn do áp dụng lựa chọn quản lý này. Hiện nay, cơ quan quản lý môi trường của nhiều nước đã có những nghiên cứu nhằm tiến hành tính toán chi phí - lợi ích để giúp đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn và có căn cứ khoa học. 2.3. Lý thuyết về mô hình ‘tam giác’ (delta) trong quản lý môi trường – cơ sở cho việc huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường thông qua phổ biến thông tin môi trường Ngày nay, cùng với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang dần chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu ‘quả đấm’ với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, luật định) với các biện pháp kinh tế (như các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu ‘tam giác’ (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong quản lý bảo vệ môi trường. Trong mô hình quản lý môi trường mới này, như được mô tả ở hình 2, cả 3 thành phần cơ bản là (1) các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, (2) thị trường và (3) cộng đồng đều được huy động để tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó: - Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện pháp kinh tế, và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật liên quan; - Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng, v.v. hay những thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư; - Các cộng đồng có vai trò tích cực trong việc cùng tham gia và hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như giám sát thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm. Và một điều đặc biệt quan trọng là, mô hình này chỉ có thể vận hành được và hoạt động có hiệu quả nếu như ‘thông tin về môi trường’ được chia sẻ và trao đổi một cách thông suốt giữa 3 thành phần chủ chốt nêu trên. Trong mô hình quản lý mới này, một mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa 3 thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của Chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thực sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của các cơ chế quản lý mà họ áp dụng. Thông tin chính xác và 6 phong phú thật sự là yếu tố cần thiết và hữu dụng đối với các cơ quan quản lý để họ có thể đưa ra các quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa, thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. Hình 2. Mô hình quản lý bảo vệ môi trường theo kiểu ‘tam giác’ Nếu đứng trên phương diện quản lý thì mô hình ‘tam giác’ này thực sự là sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các biện pháp quản lý khác nhau mà đã được trình bày ở trên, đó là: - Kiểm soát và mệnh lệnh thông qua hệ thống các văn bản pháp luật của Chính phủ - Áp dụng các biện pháp kinh tế thông qua thị tường - Phổ biến thông tin cho cộng đồng để thu hút sự tham gia của họ trong các hoạt động bảo vệ môi trường II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Trong những năm gần đây, một làn sóng áp dụng cách tiếp cận mới (dựa trên cơ sở lý thuyết như đã trình bày ở trên) là sử dụng phương tiện thông tin để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường nói chung và đặc biệt là trong công tác kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đã xuất hiện ở nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Canađa, Mỹ, Côlômbia, Braxin, Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc. Ở những nước này, các cơ quan quản lý môi trường đang áp dụng nhiều chương trình cải cách và đổi mới trong công tác quản lý môi trường và cưỡng chế tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường theo hướng sử dụng ‘phổ biến cho cộng đồng thông tin về hành vi môi trường’ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hay các đối tượng mà hoạt động của chúng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường như một công cụ hữu hiệu nhằm giám sát thực thi hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường và tạo áp lực bắt các cơ sở phải tự điều chỉnh hành vi để đảm bảo tuân thủ luật. 7 Chính phủ (Các biện pháp kiểm soát - hướng dẫn) Thị trường (Các biện pháp kinh tế mang tính thị trường) Cộng đồng (Các biện pháp phổ biến thông tin) Thành phần gây ô nhiễm Nhìn chung cách thức áp dụng và triển khai các chương trình phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng ở các nước khác nhau cũng có những điểm khác nhau, song đều tập trung vào một mục tiêu chung là ‘huy động sự tham gia tích cực và hiệu quả của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường’. 3.1. Chương trình điều tra các chất thải độc hại của Mỹ (Chương trình TRI)  Giới thiệu chung về chương trình Năm 1986, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật về việc thực thi chương trình điều tra các chất thải độc hại trên toàn nước Mỹ (Chương trình TRI). Theo đó, chương trình TRI hàng năm sẽ điều tra việc phát thải đối với hơn 350 hoá chất độc gây ô nhiễm và công bố tên, địa điểm và các loại phát thải độc hại (theo tên hoá chất và phương tiện phát thải) của các nhà máy có quy mô từ 10 nhân công trở lên và sử dụng ít nhất 10.000 pao (1 pao = 0,454kg) bất cứ loại hoá chất nào nằm trong danh mục. Các phương tiện truyền thông và các nhóm môi trường đã theo dõi sát sao các bản báo cáo công bố hàng năm này. Các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ đã sử dụng các phương tiện truyền thông như internet để thông tin cho cộng đồng về những rủi ro tương đối của các hoá chất khác nhau và cung cấp cho các cộng đồng những kiến thức cơ bản nhằm giúp họ có khả năng nhận dạng các chất gây ô nhiễm chính và tự đánh giá các vấn đề ô nhiễm chung gây bởi các hoá chất này. Quỹ Bảo vệ Môi trường, với sự hỗ trợ của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã duy trì thường xuyên một trang web hoàn chỉnh (http:// www.scorecard.org) để thu hút sự tham gia của các cộng đồng trong chương trình này. Tại trang web này, người truy cập có thể khai thác thông tin về phát thải các loại hoá chất độc hại trong danh mục 350 hoá chất của chương trình TRI từ các nhà máy của Mỹ tại các địa điểm khác nhau trên toàn nước Mỹ. Bên cạnh những báo cáo công bố những số liệu rất thô điều tra về phát thải 350 loại hoá chất trong khuôn khổ chương trình TRI, trang web cũng rất chú trọng tới việc phổ biến kiến thức liên quan để giúp cộng đồng có được những kỹ năng cơ bản nhất giúp họ tham gia tích cực và hiệu quả trong chương trình này thông qua việc trang bị cho họ các kỹ năng về nhận biết và đánh giá tình trạng ô nhiễm gây bởi các hoá chất độc hại tại nơi mình sinh sống và báo cáo với các đơn vị chức trách hoặc phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về những tình trạng này. Đây là một trong những cách mà chương trình TRI khai thác nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động giám sát và tạo nên sức ép của cộng đồng để buộc các cơ sở gây ô nhiễm điều chỉnh các hành vi của mình. Không chỉ gây ảnh hưởng với các cộng đồng, TRI còn có những tác động mạnh mẽ tới giới tài chính thông qua việc phổ biến thông tin điều tra về hoá chất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giá cổ phiếu của các cơ sở thương mại đã tụt giảm nhanh chóng sau khi chương trình TRI công bố các số liệu về phát thải các chất ô nhiễm của các cơ sở này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc phổ biến thông tin điều tra ở dạng ‘thô’cho công chúng không kèm theo những diễn giải cần thiết và cảnh 8 bảo đúng mức về các rủi ro, đôi khi có những tác động ngược do việc cảnh báo công chúng một cách không cần thiết hoặc là tạo áp lực bắt các cơ sở phải áp dụng những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm với các mức chi phí rất cao trong khi hiệu quả thực sự đem lại về mặt lợi ích xã hội lại không cao lắm.  Những bài học kinh nghiệm - Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai chương trình phổ biến thông tin môi trường: Để chuẩn bị cho việc đầu tư tài chính cho công tác điều tra, thu thập, xây dựng và quản lý thông tin cũng như phổ biến thông tin cho cộng đồng, Quốc hội Mỹ đã thông qua 1 đạo luật quy định riêng về mục tiêu, nội dung, việc tổ chức triển khai các hoạt động trong khuôn khổ chương trình cũng như việc huy động tài chính để thực thi chương trình. Theo Đạo luật này, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chương trình. - Trong triển khai các hoạt động phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng cần phải chú trọng đến việc diễn giải và trình bày thông tin một cách dễ hiểu và dễ cảm nhận đối với công chúng để tránh những tác động không mong muốn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và phát triển chung. 3.2. Cộng đồng các nước thuộc khối OECD và công ước Aarhus Cũng giống như ở Mỹ, các nước phát triển thuộc khối OECD cũng đã sớm nhận thức được rõ vai trò ‘giám sát’ của cộng đồng trong việc hỗ trợ các cơ quan Chính phủ thực thi các hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững và sức khoẻ cho cộng đồng. Kết quả của sự nhận thức này được thể hiện rõ nét qua việc 38 nước thành viên đã cùng nhau thông qua và ký kết “Công ước về truy cập thông tin công cộng, sự tham gia của công chúng trong các quá trình ra quyết định và quyền được tiếp cận với toà án trong các lĩnh vực về môi trường” (thường được gọi là công ước Aarhus) tại hội nghị Bộ trưởng Môi trường châu Âu lần thứ tư họp tại Aarhus ngày 25/6/1988. Đây được đánh giá là văn bản tiến bộ nhất ở cấp quốc tế có quy định các vấn đề liên quan đến phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhận thức này chỉ thực sự được sáng rõ và được pháp lý hoá một cách cụ thể vào năm 1998 trong bản khuyến nghị số C(98)67/Final/ về thông tin môi trường được Hội đồng châu Âu phê chuẩn trong phiên họp 992 ngày 3/4/1998, mà trong đó đã nhận thức được một cách rất cụ thể là: - Việc công khai hoá thông tin và để dân chúng được tiếp cận một cách rộng rãi với các thông tin về các vấn đề môi trường sẽ là cơ sở và tạo nên định hướng cần thiết cho việc: (i) xây dựng các chính sách mang tính chi phí - lợi ích cao hơn, (ii) tạo trách nhiệm lớn hơn của tất cả các bên liên quan trong các hoạt động bảo vệ môi trường, (iii) tăng cường nhận thức và sự tham gia của dân chúng. 9 - Nhận thức của công chúng về các điều kiện và rủi ro môi trường là cần thiết cho việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Trên cơ sở những nhận thức này, bản khuyến nghị đã đề nghị: - Các nước thành viên tiến hành các hoạt động cần thiết trong khuôn khổ của luật pháp quốc gia của mình nhằm tăng cường khả năng quần chúng được tiếp cận với các nguồn thông tin về môi trường do các cơ quan quản lý nắm giữ và quản lý. Theo từng cách riêng, các nước thành viên phải xác định khuôn khổ những thông tin nào cần thiết phải phổ biến rộng rãi và hình thức phổ biến như thế nào; - Mọi thông tin môi trường thích hợp phải được cung cấp cho bất kỳ đối tượng nào, trả lời cho bất kỳ yêu cầu chính đáng nào với mức thu phí hợp lý và đảm bảo các quy định của từng nước về bí mật riêng tư và bí mật quốc gia; - Các nước thành viên phải thúc đẩy việc phổ biến đầy đủ thông tin môi trường cho cộng đồng. - Thúc đẩy việc báo cáo có hiệu quả và theo định kỳ của các tổ chức kinh doanh về các thông tin thích hợp và kịp thời về các vấn đề môi trường có liên quan trong các hoạt động của cơ sở thí dụ các mức phát tán ô nhiễm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, rủi ro tiềm tàng do các hoạt động hay các sản phẩm gây hại cũng như thông tin về những thành tựu và tiến bộ về mặt bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh. - Thúc đẩy việc phổ biến thông tin thích hợp để công chúng có thể đánh giá được những hậu quả môi trường do những hoạt động của các tổ chức kinh doanh hoặc của các cá nhân để tiến hành các biện pháp phòng ngừa, kể cả trong các trường hợp khẩn cấp. Đáp lại những khuyến nghị đã được nêu ra, nhiều nước trong khối OECD đã có những hành động tích cực để triển khai mạnh mẽ và hiệu quả công tác phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng. Các văn bản luật liên quan đến trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng của các bên liên quan đã được xây dựng và chính thức ban hành ở nhiều nước trong khối này (Ví nhụ như luật thông tin môi trường của Cộng hoà Séc, của Anh). Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các nước này cũng đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tăng cường công tác thu thập, xử lý và quản lý thông tin cũng như phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng dưới những hình thức hợp lý, dễ hiểu và thiết thực đối với công chúng để tạo sự tham gia hiệu quả và hợp lý của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Việc cung cấp thông tin về các nỗ lực và kết quả bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh, sản xuất đã được pháp chế hoá ở nhiều nước châu Âu. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm nâng cao vai trò ‘thẩm định’ của công chúng trong các hoạt động đánh giá tác động môi trường và thẩm định các dự án phát triển ở các nước như Đức, Pháp, Hà Lan, v.v. 3.3. Trung Quốc Xuất phát từ một nghiên cứu về “Kinh tế ô nhiễm công nghiệp ở Trung Quốc” do Viện Quy hoạch môi trường thuộc Học viện Nghiên cứu khoa học môi trường của Trung Quốc thực hiện năm 1998, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia 10 [...]... chuẩn MT của các nhà máy công nghiệp Nồng độ các chất ô nhiễm chính của mỗi cửa xả thỏa mãn tiêu chuẩn với tỷ lệ số mẫu đạt trên 80% hoặc nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm chính của mỗi cửa xả đều đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ loại bỏ chất thi nguy hại đạt 100% 2 Sự khiếu tố của cộng đồng Từ một lần khiếu tố tin cậy trở lên, gây tác động thiệt hại trực tiếp tới môi trờng và cộng đồng 3 Các sự cố môi trờng... định của họ Tất cả những yếu tố này buộc các nhà máy phải làm sạch môi trờng - Bản thân BAPEDAL cũng có lợi trong việc phổ biến thông tin cho cộng đồng Các tiêu chuẩn môi trờng càng đợc tuân thủ rộng rãi thì uy tín của BAPEDAL đối với các ngành công nghiệp, các NGO, cộng đồng càng tăng và năng lực thực hiện chức năng quản lý của cơ quan này cũng đợc nâng lên Kinh nghiệm của Philippin Khi tác động của. .. cái gì đã làm cho chơng trình phổ biến thông tin môi trờng thành công ở Inđônêxia? Đó là do sự hổ thẹn của các doanh nghiệp hay là do văn hoá của ngời Inđônêxia, hay là những yếu tố nào khác nữa? Tuy nhiên, sự thành công của Inđônêxia cũng khiến cho nhiều nớc đang phát triển bắt đầu triển khai những chơng trình tơng tự Tại Philippin, Bộ Môi trờng và Tài nguyên (DERN) đã xây dựng một chơng trình tơng... Quốc gia Tình trạng môi trờng của nhà máy đạt đợc tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm môi trờng Quốc gia, nhng vẫn cha thoả mãn tiêu chuẩn lợng thải cơ bản, hoặc nhà máy đã bị phạt hành chính, hoặc vi phạm luật hay quy định hoặc gây ra sự cố ô nhiễm bình thờng Tình trạng môi trờng của nhà máy đạt tiêu chuẩn kiểm soát ô nhiễm địa phơng và Quốc gia một cách hoàn hảo và thoả mãn yêu cầu quản lý môi trờng Nhà máy... xếp loại trạng thái Mục tiêu môi trờng Vai trò khuyến 13 Đen Không tuân thủ Đỏ Báo động Vàng Cảnh báo Lam Tuân thủ Lục Nhà máy không nỗ lực trong kiểm soát ô nhiễm, gây ra những thiệt hại lớn đối với chất lợng môi trờng Khuyến khích nhà máy áp dụng công nghệ sạch hơn và hệ Nhà máy có cố gẵng trong kiểm thống quản lý soát ô nhiễm, nhng tìng trạng môi trờng cao môi trờng của họ không thoả hơn mãn tiêu... xẩy ra sự cố trở lên, gây tác động thiệt hại trực tiếp tới môi trờng và cộng đồng 4 Hệ thống xử lý nớc thải (HTXLNT = WTP) Có trạm xử lý nớc thai, vận hành thờng xuyên và theo đúng qui trình, quảy phạm, hay hớng dẫn; Thực hiện đầy đủ quan trắc môi trờng nh trong báo cáo ĐTM đã thẩm định 5 Thực hiện quan trắc môi trờng và có hệ thống thông tin tốt Thực hiện đầy đủ quan trắc môi trờng nh trong báo cáo... hay trong phiếu đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trờng 6 Đo lợng nớc sử dụng của nhà máy Có đồng hồ đo lu lợng hay có số liệu tin cậy về lợng nớc tiêu thụ Trên cơ sở lợng nớc tiêu thụ và lợng nớc thải ra, xác định hiệu suất sử dụng nớc: E=(Qn Qt)/Qn => 1 càng tốt Trong đó: Qn: lợng nớc cấp; Qt: lợng nớc thải 7 Sự hợp tác của nhà máy Tự giác và tình nguyện phối hợp, hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nớc hay... hơn cũng ảnh hởng đến thị trờng trong tam giác nh ở mô hình delta Với xếp hạng của chơng trình BAPEDAL, thị trờng chứng khoán có thể định giá chính xác hơn việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trờng của các công ty và các ngân hàng có thể cân nhắc yếu tố trách nhiệm pháp lý liên quan đến ô nhiễm trong các quyết định cho vay của mình - Đối với ngời tiêu dùng, xếp hạng màu xanh lá cây hay màu vàng mới là... triển Có nhiều yếu tố đóng góp vào sự thành công của chơng trình PROPER Một khía cạnh khác nữa của chơng trình này là: với việc phổ biến rộng rãi thông tin về tình trạng môi trờng của các công ty, rất nhiều thành phần xã hội đợc hởng lợi nh: - Khi ngời dân có đợc thông tin về tình trạng quản lý môi trờng của các nhà máy họ ở thế mạnh hơn khi đàm phán và thoả thuận với các nhà máy về kiểm soát ô nhiễm... hảo và thoả mãn yêu cầu quản lý môi trờng Nhà máy áp dụng công nghệ sạch hơn và đợc cấp giấy chứng chỉ ISO 14000, và tình trạng môi trờng đạt tới mức quốc tế hoặc tột đỉnh ở Trung quốc Tạo áp lực để nhà máy nỗ lực trong việc bảo vệ môi trờng, để đạ đợc yêu cầu về quản lý môi trờng khích áp lực từ phía cộng đồng, thậm chí phạt công khai Cộng đồng công nhận 3.4 Cỏc nc ASEAN Kinh nghim ca Inụnờxia Chng . BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua tăng cường công tác phổ biến. vệ môi trường và phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng Nếu xét trên góc độ văn hoá và lịch sử thì có thể nhận định rằng công tác huy động cộng đồng tham gia trong các hoạt động bảo vệ môi. dụng - Nhóm các tiêu chí về tác động đối với môi trường: những đóng góp vào tình hình ô nhiễm của khu vực gây bởi các hoạt động của cơ sở - Nhóm các tiêu chí về quản lý môi trường: việc thực thi các

Ngày đăng: 06/05/2015, 10:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

  • II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

  • CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

  • III. TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHỔ BIẾN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM

  • C. Xây dựng chiến lược truyền thông

  • D. Chuẩn bị các cơ sở pháp lý cần thiết

  • V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Qua một vài năm triển khai thực thi ở một số thành phố lớn và tập trung nhiều các hoạt động công nghiệp ở nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, có thể kết luận là việc triển khai và thực thi các chương trình phổ biến thông tin môi trường cho cộng đồng nhằm thu hút sự tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn của khối quần chúng trong các hoạt động hỗ trợ cơ quan quản lý môi trường thực hiện chức năng kiểm soát ô nhiễm là có tính khả thi cao và có thể có những kết quả tốt. Mô hình này cần phải được nghiên cứu để triển khai trên diện rộng ở cả nước.

  • Bên cạnh việc mở rộng diện ảnh hưởng về không gian, cũng cần phải tiến hành nghiên cứu để mở rộng cả về nội dung quản lý, chẳng hạn như có thể có những đầu tư nghiên cứu nhằm xây dựng phương pháp luận và thử nghiệm áp dụng các biện pháp tương tự trong việc huy động cộng đồng tham gia trong các hoạt động giám sát và đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiêu như ngăn chặn các hoạt động khai thác lâm sản, gỗ và động thực vật hoang dã, khai thác bừa bãi các loại đá làm vật liệu xây dựng, v.v.

  • Tài liệu tham khảo

  • 1. Các báo cáo tại Diễn đàn quốc tế về thông tin môi trường cho thế kỷ 21, tổ chức tại Montreal, Canađa (21-24/5/1991)

  • 2. Công ước Aarhus (1988)

  • 3. Khuyến nghị số C(98)67/Final/ về thông tin môi trường được Hội đồng châu Âu phê chuẩn trong phiên họp 992 ngày 3/4/1998

  • 4. Xanh hoá công nghiệp, Ngân hàng Thế giới, 2000

  • Phụ lục 1: Bảng xếp hạng các cơ sở tham gia chương trình thử nghiệm ở Hà Nội

  • Tên cơ sở

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan