luận văn về Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam
Chương 2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam 2.1. Đặc điểm tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam 2.1.1. Con người dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá tự nhiên Như chúng ta đã biết, U Minh - Rạch Giá - Cà Mau là mảnh đất cực Tây Nam của Tổ quốc. Đó cũng là nơi dừng chân cuối cùng của đoàn người Nam tiến. Khoảng những thập niên đầu thế kỷ XX, cùng với những biến đổi lớn về tình hình chính trị xã hội, con người hội tụ về đây gồm nhiều thành phần, nhiều lí do khác nhau. Phần lớn họ là những người đem bàn tay, khối óc của mình để xâm rừng, lấn biển, mở làng lập ấp, sinh cơ lập nghiệp. Trong số đó có không ít người đã từ bỏ quê hương vì không chịu đựng được ách áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến, ách đô hộ của thực dân. Họ tự tạm gọi bằng những cái tên là đi trốn thuế thân và cố che đậy bằng hình thức giăng câu bắt rắn. Tuy nhiên, họ đều có chung một mục đích cuối cùng là “đi tìm sự sống trong muôn ngàn cái chết”. Đến đây, họ sinh sống bằng nhiều nghề, chủ yếu khai thác những nguồn lợi từ nơi này như đốn củi, ăn ong, săn chim , săn khỉ… làm được ngày nào ăn ngày ấy. Bốn bề rừng rậm hoang vu, để có được miếng cơm manh áo, chẳng những họ phải đổ mồ hôi, công sức mà ngay cả tính mạng họ cũng bị đe doạ nghiêm trọng. Những người đi chinh phục miền đất lạ dù có nhiều dũng khí nhưng trước thiên nhiên đầy tai họa, đôi lúc họ cũng chạnh lòng vì cảm giác: “Tới đây xứ sở lạ lùng Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê” Trong cuộc hành trình đầy gian lao của những người đi mở đất, dường như Sơn Nam đã đặt họ trong tứ bề gian khổ như cái vốn dĩ hiện có của cuộc sống mà không bỏ sót một chi tiết nào.Tác giả đã đề cập đến những 1 cuộc đấu tranh không cân sức giữa con người với các thế lực của tự nhiên, qua đó ông đã hết lời ngợi ca sự dũng cảm, gan dạ, thông minh và đầy sáng tạo của họ. Trong cuộc khẩn hoang miền Nam, con người cùng nhau tạo dựng cuộc sống, trả giá bằng máu và nước mắt trong cuộc chiến với thiên nhiên dữ dằn hoang dã, nhưng con người Nam Bộ vẫn toát lên tinh thần dũng cảm, gan góc. Những cuộc chiến đấu với thú dữ cuối cùng con người đã dành thắng lợi dù bao nhiêu người đã phải đổ máu. Đối lập hình ảnh bé nhỏ của con người với cái bao la bất tận của đất trời, của thiên nhiên hoang sơ huyền bí để cùng một lúc Sơn Nam vừa vẽ nên bức chân dung của con người Nam bộ, vừa hết lời ngợi ca những phẩm chất đáng quí của họ. Đó là những con người nghĩa khí, dũng cảm, gan dạ. Những con người có niềm tin lớn hơn sức mạnh. Trong gian khổ thiếu thốn họ vẫn cam chịu, cố bám đất, bám rừng để làm nên cuộc sống. Họ sẵn sàng ra tay bắt sấu, đuổi cọp, giết heo rừng… cho dù có hi sinh tính mạng. Họ cùng nhau chung lưng đấu cật để rồi nhiều người đã không may làm mồi cho thú dữ, có người đã gửi thân lại nơi này. Thịt xương của họ đã hòa vào trong lòng đất để cho cây lúa mọc xanh hơn. Hầu hết các nhân vật truyện ngắn Sơn Nam đều có số phận nghèo khổ, cơ cực. Trong buổi đầu đi khai phá vùng đất mới, họ gặp phải vô vàn khó khăn, trở ngại, phải hàng ngày chống chọi với sự khốc liệt, hung dữ của thiên nhiên để bảo tồn tính mạng và duy trì cuộc sống. Tưởng chừng con đường sống của những kiếp người bé nhỏ ấy đã lâm vào ngõ cụt. Thế nhưng không phải vậy. Trong gian lao, ở những gương mặt, những tâm hồn đôn hậu, chân chất đó vẫn ngời lên một niềm tin và sức sống mãnh liệt. Và giữa thiên nhiên ấy, chân dung con người Nam Bộ hiện lên qua những hình ảnh dung dị trong cuộc sống đời thường của họ - cuộc sống lao động khỏe khoắn với một bản sắc riêng: những xóm làng, những dòng kinh, những cô gái quanh năm đưa 2 đò và ca những điệu hò trên sông nước, những cuộc đua ghe ngo sôi động và căng thẳng, những đàn trâu bì bõm len đi tìm cỏ trên đồng nước mênh mông, cách “câu” rắn bằng rượu đế, cách khai thác sân chim, hay cái thú ngồi trong bụi rậm suốt ngày suốt buổi, chờ đợi để quan sát một chú chim cu sập bẫy vì ghen tiếng hót. Nhân vật trong truyện ngắn của ông là những con người trong buổi đầu đi khai phá vùng đất sơn cùng, thuỷ tận. Đó là hình ảnh những ông thầy võ Quảng Nam, thầy Râu đuổi cọp yên dân không cần tượng đồng, bia đá trong Hết thời oanh liệt, là anh Tư Hưng xuống miệt Cà Mau lập nghiệp với duyên phận long đong cùng cô Một con lão Bích trong Truyện Rừng tràm, là Tư Bình Thuỷ, Tư Châu Xương trong Nhất phá sơn lâm nhì đâm hà bá với cái cơ cực vất vả của nghề đốn củi ở rừng cho kịp phiên chợ kiếm sống… Nổi bật ở những con người này là phẩm chất dũng cảm, gan góc trong quá trình khai phá tự nhiên. Những con người dũng cảm, mưu trí, gan dạ này sẵn sàng đối mặt với những khó khăn nguy hiểm, đứng ra diệt trừ những loài thú dữ mang lại sự yên bình cho nhân dân. Đó là ông Năm Hên trong truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, ông Năm Cháy, ông Năm Tự trong Con heo khịt, chú Tư Đức trong Sông Gành Hào,… hoặc hình ảnh về những ông già Nam Bộ khỏe mạnh và lao động cần cù siêng năng như ông Từ Thông trong Hòn Cổ Tron, ông Năm xay lúa trong truyện Ông già xay lúa, Đoạn văn miêu tả cuộc chiến đấu giữa ông Năm Tự với con heo khịt cho thấy sự dữ dằn của tự nhiên và sự dũng cảm chiến đấu đến cùng của con người vì sự yên ổn cho mùa màng của xóm làng. Hành động của nhân vật được nhà văn khắc họa trong thế chênh vênh hiểm nguy, có những phút con người cận kề bên cái chết, phút ông Năm Tự một mình giữ chặt cái mác đang đâm vào con heo khịt nước mắt ông tràn trề rưng rưng chảy trên má, là khi hai con sấu xuất hiện một lúc chống lại Tư Đức nhưng trong lúc nguy hiểm đó 3 bằng sự quyết tâm nhanh trí và đoàn kết của con người họ đã chiến thắng được kẻ thù bốn chân đem lại sự yên ổn trong cuộc sống. Dẫu cuộc sống có khốc liệt, thiên nhiên có hung tợn hiểm nguy, "dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua" con người vẫn "rộn rịp hơn tết" dựng rạp để thưởng thức hát bội [ Hát bội giữa rừng,tr.205]. Những con người Nam Bộ của núi rừng U Minh Hạ, không những phải đối đầu với cảnh rừng thiêng nước độc, nỗi lo âu sinh kế, họ còn phải đối đầu với những con thú rừng nguy hiểm, có thể lấy mạng của họ bất cứ lúc nào : " Sấu nổi lên, chen vào những bức tranh mầu xanh ấy những vệt đen chi chít : con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. " [Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ, tr.86]. Biết vậy, mà họ vẫn không hề có một chút nao núng, chùn bước, hay động lòng… Rừng U Minh Hạ là một khu vực thiên nhiên còn hoang dại: Muỗi vắt nhiều hơn cỏ. Chướng khí mù như sương” [Thay lời tựa Hương rừng Cà Mau, tr.7]. Nơi mà những người dân miền cực nam Tổ Quốc đang khai khẩn và sinh sống. Từng ngày, từng giờ họ sẵn sàng đấu tranh với thiên nhiên và thú dữ để bảo tồn sự sống của mình. Những con người “trên phá Sơn Lâm, dưới đâm Hà Bá” này đã có công làm cho mảnh đất nơi đây phì nhiêu, màu mỡ bằng cách bón vào lòng đất mới mồ hôi và xương máu của chính mình. Trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt đầy sinh tử ấy đã xuất hiện không ít những con người đôn hậu, thật thà nhưng đầy mưu lược và dũng cảm Năm Hên. "Ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng đòi táp ổng. ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng : như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại." [Bắt Sấu Rừng U Minh Hạ, tr.90]. 4 Ông Năm Hên, chú Tư Đức, ông Năm Tự, ông Hai Cháy là những người lam lũ, chân lấm tay bùn. Với mong muốn mang lại đời sống yên ổn cho dân làng, họ đã sẵn sàng ra tay giết sấu, bẫy heo rừng mà không nghĩ đến tính mạng của mình. Ông Năm Hên đã từng bắt sấu một mình ở rừng U Minh Hạ, cha con chú Tư Đức chủ trì cuộc chiến đấu với con sấu lửa trên sông Gành Hào. Ông Hai Cháy, ông Năm Tự và dân làng đã từng đối đầu chạm trán với bầy heo rừng hung hăng [Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sông Gành Hào, Con heo khịt, tr.83-181]. Trong khi súng đạn của Tây cũng phải bất lực trước những con sấu thần, sấu chúa thì không gì có thể sánh với trí thông minh, sự gan dạ và lòng dũng cảm của con người. Dân làng Khánh Lâm gọi ông Năm Hên là người kỳ tài, vì ông đi bắt sấu bằng chiếc xuồng ba lá, trên đó chỉ có hũ rượu và bó nhang. Riêng ông thì khiêm tốn cho rằng “tôi đây không có tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.88]. Nhờ vào tài trí, mưu mẹo, đặc biệt là sự gan dạ, lòng dũng cảm của cha con chú Tư Đức và bà con dân làng nên họ đã giết được con sấu lửa. Điều đó đã khiến cho ông Rốp - người đã từng xem thường chú Tư, khinh rẻ người dân An Nam phải thán phục. Quả là “thời thế tạo anh hùng”. Khi phải đối đầu với những khó khăn thử thách, con người đã chứng tỏ bản lĩnh của mình. Hơn nữa, để duy trì sự sống, con người đã tìm đủ mọi cách để tự vệ. Cuộc sống đã dạy cho con người trí thông minh, sự gan dạ, và lòng dũng cảm. Đó là một điều không thể phủ nhận. Sơn Nam đã xem những phẩm chất đáng quí ấy như cái vốn có của người dân nơi này. Đối với thú dữ, họ đã nghĩ ra nhiều mưu kế, nhiều “chiến thuật” để thu phục chúng. Cũng có lúc họ cúng vái, lập bàn thờ… để cầu xin cuộc sống bình yên. Đối với thiên nhiên, họ đã sớm nắm bắt được qui luật, thu thập được nhiều kinh nghiệm. Để rồi, bằng vốn sống và những hiểu biết của mình, họ đã vận dụng những thuận lợi để phục vụ cho mục đích sinh kế, lập nghiệp. Họ không quản ngại gian khó, và 5 dường như họ chưa bao giờ chùn bước. Đối với giống heo rừng hung hăng, thứ heo sống bảy, tám năm “ nanh dài một tấc, mình mẩy nổi dấu chì, khi đổ quạu là sôi bọt mồm… một đêm phá năm bảy công rẫy khoai mì” thì dù có sợ hãi, lo lắng con người vẫn sáng suốt nghĩ cách đối phó. Không thể đấu sức, họ dùng mưu. Đọc truyện ngắn của Sơn Nam thời kì này chúng ta có dịp trở về với hình ảnh của đất trời Nam bộ thời cha ông đi khai khẩn. Từ đó chúng ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của con người ở mảnh đất cực Nam tổ quốc, cần cù, nhẵn nại, đầy tình người, đầy sự mạo hiểm, đầy lòng nhân hậu đối với mảnh đất mà họ đang khai hoang, và những nỗi nhọc nhằn khốn khổ của họ, man mác như hương rừng U Minh, và sâu sắc như tâm hồn bình dị của họ. Nam Bộ ngày nay là mảnh đất kết tinh của biết bao mồ hôi, nước mắt và máu xương của những người đi trước. Bên cạnh những người đã ngã xuống vì bom đạn của chiến tranh là sự hy sinh thầm lặng của những người đi mở mang bờ cõi. Họ là những chiến sĩ tiên phong trong việc đẩy hoang sơ lùi dần vào quá khứ, biến rừng rậm hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu cò bay thẳng cánh. Khó có thể nói hết công lao của những người đã từng gắn bó và làm nên mảnh đất này. Sơn Nam đã làm cho người đọc sống lại những phút giây hào hùng của dân tộc, khơi dậy trong lòng họ một tình yêu quê hương đất nước, nhắc nhở họ ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Và đó cũng là cách làm hữu hiệu để ông vượt qua sự kiểm duyệt của chính quyền Sài Gòn. 2.1.2. Con người nghĩa khí, hào hiệp trong quan hệ cộng đồng Bước vào truyện ngắn Sơn Nam là tiếp xúc với một mảnh đất đầy những chuyện rừng, chuyện đời, chuyện săn bắn, và tình người trong thế giới hoang sơ, kỳ bí, lạ lùng, thâm u của miền Cà Mau, của những con người di 6 dân Nam Bộ trong công cuộc khẩn hoang miền Nam, và tình cảm sâu đậm giữa người và người, giữa người và thiên nhiên, giữa người và rừng tràm, sông sâu, giữa người và thú rừng hoang dã, giữa người và những đau khổ sâu sắc lẫn hạnh phúc nhẹ nhàng và tâm hồn bình dị của họ qua những câu chuyện kể của ông, đã gây cho người đọc phải bồi hồi xúc động, ngậm ngùi. Trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người Nam Bộ từ xưa đến nay. Miền Tây Nam Bộ là vùng đất được khai phá sau cùng. Rừng sâu, nước độc, rắn rết, hùm beo vây bủa, đe doạ mạng sống con người. Trong cảnh ngộ ấy, ngoài tinh thần gan dạ, dũng cảm, con người đã sống với nhau bằng cái nghĩa. Hội tụ về đây là những con người xa lạ, có khi không cùng họ mạc xóm làng, không cùng quê hương xứ sở; sống giữa trời đất bao la, hiểm nguy gian khổ nên họ luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó, đùm bọc, yêu thương quí trọng lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trên tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ”. Họ giúp người vì cảm thương những ai đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc, khốn khó và xem như đó là nhiệm vụ của mình mà không hề vụ lợi, suy tính thiệt hơn. Dường như họ thuộc nằm lòng lời dạy của thánh hiền “Thi ân bất cầu báo”. Đối với họ, tình luôn đi đôi với nghĩa. Nghĩa là tình nghĩa, đạo nghĩa thể hiện trong sự ứng xử giữa con người với nhau, con người với thế giới xung quanh. Khí chỉ tâm thế sống của con người vì cái nghĩa mà có dũng khí, khí phách. Nguồn gốc cao đẹp của khí chính là xuất phát từ cái nghĩa, vì nghĩa mà hành động. Ðây là một nét đặc biệt nữa mà ca dao Nam Bộ ghi lại được: Dấn mình vô chốn chông gai, Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân. Lao xao sóng bủa dưới lùm, Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng. Sự nghĩa khí, hào hiệp ở đây thể hiện trước hết đối với những con người gần gũi xung quanh làng mạc, xóm giềng. Đối với xóm giềng, họ tỏ ra 7 gắn bó khắng khít, quí mến thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Dẫu đôi khi có chút hơn thua hiềm khích, họ cũng chín bỏ làm mười. Thầy Năm Điền với thầy Hai rắn [Cây huê xà, tr.187] vốn là hai kẻ thù địch. Họ đã từng cạnh tranh nhau trong nghề nghiệp, nhưng đến khi thầy Năm Điền với con Lài chết vì toa thuốc rắn, thầy Hai tỏ ra vô cùng xót xa. “Chờ cho thưa khách, thầy tới cầm tay nạn nhân mà ngửi rồi nước mắt thầy bỗng tuôn xuống” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.197] Phải chăng đó là giọt nước mắt của nhân tâm, của nghĩa tình, của bao nhiêu điều ông muốn nói với người bạn đồng môn? Thầy Hai Rắn từ bỏ nghề làm thuốc ngừa rắn đã từng cả đời gắn bó, là niềm kiêu hãnh của thầy, là kế sinh nhai trước cái chết của cha con Lài. Tấm lòng của thầy Hai Rắn chính là sự bao dung đối với những toan tính, đố kị, mánh khóe của con người. Cũng trên tinh thần tình làng nghĩa xóm, khi bà con ở rạch Xẻo Bần tự sản xuất được xà bông đi bán, mỗi khi từ xa trở về, họ không quên mua tặng cho Dượng Hai bác vật gói trà Kỳ Chưởng gọi là đền ơn “ khoa học” của dượng. Tình nghĩa của con người ở đây là thứ tình cảm không biên giới. Nó nảy sinh từ trong đấu tranh chống ngoại cảnh thù địch, chống áp bức bóc lột, thể hiện sự chân chất, thật thà của người lao động. Cái tình ấy rất sâu đậm, nó gắn liền với cái nghĩa mà chúng ta từng bắt gặp trong “Lục Vân Tiên ” của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự tốt bụng của chú Tư Lập, ông bà Hai Tích trong Một cuộc biển dâu, là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Tư Châu Xương với anh Tư Bình Thủy trong Nhứt phá sơn lâm, của Lão Bích với Tư Hưng trong Chuyện rừng tràm… và còn rất nhiều những con người sống bằng tình thâm nghĩa cả khác. Điểm cao quí nhất trong tác phẩm của Sơn Nam vẫn là tình thương đồng loại, từ cái nghĩa xóm làng đến cái nghĩa đồng loại, người nông dân Nam Bộ thoát ra khỏi quan niệm làng, hướng tấm lòng cưu mang đến với tất cả con người trong hoạn nạn. 8 Một cuộc biển dâu là tác phẩm khá tiêu biểu của Sơn Nam trong việc ngợi ca tình cảm tốt đẹp của con người trước những tai hoạ xảy ra trong cuộc sống. Giữa mùa mưa lũ, trâu bò không có cỏ ăn, người chết không có đất chôn thì chú Tư Lập, ông bà Hai Tích phải chứng kiến cảnh đau lòng của thằng Kìm. Ba nó tắt thở giữa biển nước mênh mông của vùng ruộng sạ tỉnh Long Xuyên. Trước thảm cảnh ấy, chú Tư Lập, ông bà Hai Tích đã hết lòng giúp đỡ. Chẳng những lo “chôn cất” chu đáo cho cha nó mà ông bà Hai còn lập bàn thờ cầu siêu cho “vong hồn người bạc mạng” [Hương rừng Cà Mau, tập 3,tr. 118]. Đó là những nghĩa cử cao đẹp. Đứng trước nỗi đau của người khác, họ xem như của chính mình. Vì vậy, họ đã hết lòng giúp đỡ mà không hề tính toán thiệt hơn. Mặc dù đang trên đường đi len trâu đồng xa, chú Tư đã không ngần ngại đưa cho thằng Kìm chiếc nóp để nhờ ông Hai gói xác ba nó. Ông bà Hai thì “lụm cụm” khiêng cái thớt trên của cối xay lúa để dằn xác người chết xuống đáy nước. Điều quan trọng không chỉ là việc làm của họ mà qua tác phẩm, người đọc có thể thấy được trong từng thái độ, cử chỉ, từng hành vi, lời nói của họ đều đầy ắp nghĩa tình. Chú Tư Lập thì xông xáo, hớt hải khi thấy tín hiệu cầu cứu của thằng Kìm. Ông bà Hai thì sốt sắng hỏi han, lo liệu. Sau khi nghe thằng Kìm thuật lại hoàn cảnh của cha nó, ông Hai thở dài, gọi bà hai nấu cơm thêm cho thằng Kìm cùng ăn. Thấy nó khóc, bà cũng rưng rưng nước mắt rồi hết lời an ủi. Nhìn nó mệt lịm, ngả lên sàn mà ngủ, bà Hai thì thầm với ông “tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn cất kỹ lưỡng dùm nó. Tôi khổ lắm” [Hương rừng Cà Mau, tập 3,tr.19 ]. Sơn Nam đã khéo sắp đặt những tình tiết éo le của câu chuyện để qua đó tác giả đề cao vẻ đẹp tinh thần của những người đi mở đất. Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm của Sơn Nam đã sống bằng tinh thần “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giã” mà cụ Nguyễn Đình Chiểu ngày trước đã nêu cao. Thậm chí đến “phường khảo khấu lục lâm” cũng giàu tinh thần nghĩa hiệp. Họ hiện lên trong truyện ngắn Sơn Nam như những tay anh hùng, giang hồ mã 9 thượng, có tài trí linh loạt. Đảng Cánh buồm đen tung hoành một dải từ Cà Mau đến Hà Tiên khiến tàu đoan của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam mấy phen thất điên bát đảo, nhưng tuyệt đối không xâm phạm tài sản của dân chài ven biển. Đơn Hùng Tín chỉ “Ăn cướp của Tây tà, đem phân phát cho kẻ bần cùng”. Có thể xem nghĩa cử của ông Tư Hiền trong Đảng Cánh buồm đen là một điển hình. Nhân danh là một đảng cướp từng hùng cứ từ Mũi Cà Mau đến địa phận Hà Tiên nhưng ông chỉ nhằm vào hai kẻ thù chính. Đó là “tàu đoan của Tây và ghe buôn lậu Hải Nam”, tuyệt đối không xâm phạm tài sản của dân chài ven biển. Ông đã từng cứu con gái ông lão mò ngọc điệp ở hòn Sơn Nhạn khi bị đảng cũ bắt. Ông cũng đã tuyên bố giải nghệ sau khi đã giết lầm một lương dân. Hãy nghe lời ông tỏ bày với vị hôn thê của mình: “Đây là lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhất. Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay mạnh quá, bị ô uế rồi. Tội nghiệp, chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển khơi, nơi quê vợ con hắn. Thấy phận người mà nhớ tới phận mình, anh vội về đây ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.70 ]. Đối với Sơn Nam, họ là những người có nghĩa khí. Nghĩa khí ở đây cũng chính là đạo nghĩa, là “điệu nghệ”, chữ mà ông hay dùng. Sống điệu nghệ là sống vì nghĩa, dám hi sinh cho cái gì có ý nghĩa lớn lao. Có thể nói, tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” đã trở thành tính cách của con người Nam bộ từ xưa đến nay. Họ xem như đó là một phương châm trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà ông Năm Hên, chú Tư Đức là những người có tài bắt sấu, câu sấu nhưng họ không lấy đó làm kế sinh nhai. Đối với ông Năm Hên, nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt ông “không màng thứ phú qưới đó”[ Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.88]. Ông trở thành thợ bắt sấu chuyên nghiệp ở Kiên Giang vì muốn trả thù cho anh mình. Hễ nghe ở đâu có sấu hoành hành đe dọa con người là ông tìm đến. Hôm con dâu ông cai tổng Hy bị sấu ăn thịt, có người đã ngã giá trên hai trăm đồng và sở hữu hai lượng vàng 10 [...]... tr.214.] Trong các truyện ngắn Sơn Nam, con người Nam bộ luôn có tư tưởng chia sẻ môi trường sống với thế giới tự nhiên xung quanh Diệt nhau để sinh tồn là chuyện “cực lòng” Phần lớn truyện ngắn Sơn Nam đều mang tư tưởng ấy trong cuộc chinh phục thiên nhiên mở cõi về phương nam Trong truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ cuộc tranh giành môi trường sống giữa con người và thú vật rất ác liệt: sấu bắt người. .. giá bằng sinh mạng của mình 34 Nhân vật truyện ngắn Sơn Nam có diện mạo bên ngoài rất bình thường Có thể khẳng định, viết về con người Nam Bộ nhưng Sơn Nam đã không chú trọng nhiều vào việc khắc họa ngoại hình của họ Ông chỉ điểm qua bằng những nét vẽ thô sơ nhưng qua đó hình ảnh con người Nam Bộ lại hiện lên một cách rõ ràng và chân thực Họ chính là những con người mang những đặc điểm và vẻ đẹp riêng... súng” như chị Út Tịch trong tác phẩm của Nguyễn Thi, cũng không có những cuộc đối đầu chạm trán một mất một còn với kẻ thù như những trang viết của nhiều nhà văn Nam bộ khác cùng thời, nhưng tấm lòng yêu nước của con người Nam bộ qua truyện ngắn Sơn Nam không vì thế mà trở nên đơn điệu, tẻ nhạt Tình yêu của họ tuy lặng lẽ thâm trầm nhưng vô cùng thiết tha sâu lắng Truyện ngắn Sơn Nam không tập trung... của truyện ngắn là với một dung lượng giới hạn người sáng tác phải thể hiện được trọn vẹn ý đồ nghệ thuật của mình Chính vì thế, Sơn Nam đã lựa chọn những nét vẽ chấm phá một cách thành công để tô điểm hình ảnh về người Nam Bộ Không cầu kỳ, tỉ mỉ mà gây được ấn tượng rất chân thực gần gũi cho người tiếp nhận Đó cũng chính là ưu điểm của cây bút truyện ngắn này Ngoại hình nhân vật trong truyện Sơn Nam. .. chung, họ là những người am hiểu tinh thần sách vở thánh hiền, sống với tinh thần nhân văn cao cả Điều đó không chỉ riêng có ở người Nam 11 bộ nhưng qua ý nghĩ và hành động của họ chúng ta thấy rõ hơn bản chất, khí phách của người dân nơi này Tinh thần nghĩa khí, hào hiệp trong truyện của Sơn Nam còn được toát lên trong mối quan hệ với các loài vật gắn bó với cuộc sống con người Trong truyện "Mùa len... người với người, nhà văn Sơn Nam đã chứng minh cho ta thấy người Nam Bộ coi trọng nghĩa khí, xem tiền tài là vật ngoài thân Qua hành động của các nhân vật, qua cách họ cư xử với nhau đã tự bộc lộ tinh thần trọng nghĩa khinh tài Một trong những cơ sở xuất phát 12 của nét tính cách này nằm ở chỗ người Nam Bộ là những người mê tiểu thuyết Tàu, mê truyện thơ Vân Tiên, dù rằng ít học nhưng họ là những người. .. cách cư xử của con người Nam Bộ trong hoàn cảnh có ngoại xâm Dù không trực tiếp thể hiện những mâu thuẫn giằng co quyết liệt giữa ta và địch, truyện của Sơn Nam vẫn thể hiện một tình yêu quê hương đậm đà, đằm thắm, một ý thức chống xâm lăng sâu sắc 2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam 2.2.1 Dùng ngoại hình để khắc họa tính cách Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu... ta từ bao đời nay, nó đi theo người khai hoang đến vùng đất mới, gặp phải điều kiện mới tình nghĩa lại có dịp biểu hiện đa dạng và phong phú hơn 2.1.3 Con người gắn bó mật thiết với thiên nhiên 13 Đọc truyện ngắn Sơn Nam, người đọc luôn thấy hiện lên hình tượng con người gắn bó với ruộng đồng, rừng núi quê hương bằng một tình yêu mãnh liệt đến xao xuyến Con người Nam Bộ luôn mở lòng cảm nhận cảnh sắc... trong truyện ngắn này Trong một truyện ngắn khác, Sơn Nam lại có dịp giới thiệu đến bạn đọc kỹ thuật dựng nò của Hai Nhiệm để bắt một loại rùa đặc biệt ở xứ biển Rạch Giá [Con bà tám] Gắn bó với thiên nhiên, con người Nam bộ xem thiên nhiên là bầu bạn Khi kể lại câu chuyện "Tháng Chạp chim về", giọng văn của Sơn Nam cũng 16 không khỏi ngậm ngùi và cảm kích đối với tình cảm của ông Tư và con chim già... Sơn Nam thường ngầm thông báo cho người đọc về hoàn cảnh sống và tính cách của họ Người nông dân đặc trưng Nam Bộ thường được biết đến với hình ảnh bộ quần áo bà ba đen và chiếc khắn rằn Trong một số truyện ngắn, Sơn Nam đã chú ý khắc họa ngoại hình của họ bằng một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc Đó là ông già Hai, người làm nghề trồng dưa ở xứ biển Hà Tiên Sơn Nam viết: Người được gọi là “ông già Hai” tuổi . Chương 2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam 2.1. Đặc điểm tính cách con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam 2.1.1. Con người dũng cảm, gan góc trong. trưng của Nam Bộ từ xưa đến nay. Trọng nghĩa khinh tài được xem là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân Nam Bộ. Truyện ngắn Sơn Nam ngập tràn