Không gian sông nước miệt vườn thân thiện và gần gũi 1 Không gian sông nước

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 56 - 64)

3.2.1. Không gian sông nước

Về mặt tự nhiên, Nam bộ là vùng đất với những sông ngòi chằng chịt, những ao hồ và ruộng đồng mênh mông… Do cấu tạo tự nhiên có tính đặc thù như thế nên có thể thấy trong sinh hoạt đi lại của người dân người Nam bộ, nhất là ở những vùng quê nông thôn chủ yếu là ghe, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng… Những yếu tố này đã tác động trực tiếp đến cách xây dựng và miêu tả hiện thực và con người trong truyện ngắn của Sơn Nam. Người đọc dễ dàng bắt gặp mọi sinh hoạt và đời sống của con người đều mang dấu ấn của vùng đất phù sa sông nước như: ruộng đồng, kinh rạch, dòng sông, con đò, ...

Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông. Vì vậy, dấu ấn “văn minh sông nước” đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nơi đây. Quê hương của Sơn Nam cũng là quê hương của những con kinh, con rạch chằng chịt. Có thể nói, hình tượng sông rạch Nam Bộ là điều không thể thiếu trong truyện ngắn của Sơn Nam. Nó như gắn bó máu thịt với ông từ thuở lọt lòng. Tuổi thơ của Sơn Nam ngoài việc gắn với cánh rừng bạt ngàn của vùng U Minh, còn gắn với sông rạch chằng chịt của vùng đất phía Nam Tổ quốc. Chính hoàn cảnh đó, yếu tố sông rạch xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của ông. Các sự kiện trong truyện ngắn của Sơn Nam xảy ra trong một thời gian, không gian nào đó luôn kèm theo những địa danh cụ thể. Nào là hòn Cổ Tron, rạch Thuồng Luồng, vùng Xẻo Bần, hòn Tre, hòn Sơn Rái, rạch Cái Cau, kinh xáng Lái Hiếu... Chỉ thống kê trong ba tập truyện ngắn Hương rừng

Cà Mau tập 1, tập 2, tập 3, tần số các nhóm từ miêu tả sự vận động của dòng

nước và nhóm từ định danh cho các dòng nước lên đến 45 lần. Đặc biệt, hình tượng sông rạch trong truyện ngắn của Sơn Nam xuất hiện như là một cách ứng xử của con người trước tự nhiên. Đó là khi sông rạch mang đến cho con người những nguồn lợi thủy hải sản thì con người tận dụng thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình. Và khi sông rạch gây khó khăn cho con người thì con người ở đây cũng có cách ứng xử linh hoạt trước những khó khăn do thiên nhiên gây ra. Yếu tố sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam còn gắn liền với nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của những tiền nhân thời mở đất.

Trước hết, không gian sông nước đã tác động không nhỏ đến các sinh hoạt trong đời sống thường ngày của họ. Chiếc xuồng vừa là mái nhà vừa là phương tiện để di chuyển, phương tiện để kiếm sống. Cô Bảy từ miệt Cần Thơ xuống con rạch Cái Mau để gặt lúa mướn, về sau cô làm nghề chèo đò đưa khách qua sông, ban đêm bán bánh bò cho ghe xuồng qua lại. Ở con rạch Cái Mau dân chúng ai cũng biết đến cô nhờ giọng hát “xa lạ nhưng lại quen thân và ấm áp” [Con Bảy đưa đò, tr.236]. Mẹ con cô Hồng lênh đênh trên

sông nước cùng Hai Tỵ vớt những con cá chết dại mang về tận xứ Cần Thơ làm khô, làm mắm [Con cá chết dại]. Ở con rạch Thuồng Luồng cha con ông Năm Điền, thầy Hai Rắn nổi tiếng nhờ những bài thuốc trị rắn cắn. Tình cảm của con Lài, thằng Lợi cũng nảy nở khi chúng gặp gỡ nhau trên chiếc xuồng giữa ngọn rạch nước trôi lờ đờ [Cây huê xà]. Hai Cần phải dùng xuồng vượt qua những khúc sông nguy hiểm, vẹt hàng ngàn giề lục bình để hỏi đến vợ ở nơi “gạo trắng nước trong” [Vẹt lục bình]. Đám cưới thằng con trai út nhà ông cai tổng Hy cũng dùng xuồng để đón dâu. Đoàn ghe rước dâu nối đuôi nhau chạy dài cả con sông Ngã Ba Đình [Con sấu cuối cùng],… Có thể nói khung cảnh sông nước là môi trường chính để cư dân đồng bằng sông Cửu Long đi lại, kiếm sống và tổ chức các hoạt động xã hội khác. Vì vậy, có thể nói, tận dụng những nguồn lợi từ sông rạch là một thể ứng xử trước thiên nhiên của con người rất tiêu biểu trong truyện ngắn Sơn Nam. Ở Con cá chết

dại, Sơn Nam cho ta thấy một con rạch nhỏ ở miệt Rạch Giá có cá nhiều vô

kể: “Dưới rạch. Nước gần cạn. Cá lóc táp mồi nghe đùng đùng. Xứ này nhiều cá hơn mức tưởng tượng của nàng. Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy vũng cạn, khỏi tốn tiền. Dưới ánh trăng, cá đua nhau đớp bọt như nồi cơm đang sôi”. Cá quả là nhiều vô kể. Nhưng đôi khi không cần phải siêng năng, mà chỉ cần nắm được qui luật của thiên nhiên, tận dụng được quy luật đó thì con người không phải hao tốn nhiều công sức mà vẫn có nguồn lợi lớn. Điều này đã được Hai Tỵ chứng minh cho Hồng thấy trong truyện ngắn vừa kể trên. Đó là Hồng và Huệ- con Hồng, cứ việc bơi xuồng cập hai bên bờ thấy cá nổi là cứ vớt lên. Bởi Hai Tỵ nắm được quy luật của thiên nhiên và tận dụng tốt quy luật ấy. Đó là lúc cá nước ngọt gặp luồng nước mặn từ ngoài biển chảy tràn vào xối xả, chúng chạy không kịp, cay mắt nên nổi lờ đờ trên mặt nước.

Tận dụng môi trường thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là môi trường sông nước, Tư Cồ trong truyện ngắn Ruộng lò bom đã nghĩ ra cách làm ruộng lò bom và trồng loại lúa Xom Mà Ca. Làm lúa kiểu này đỡ phải tốn thời gian. Từ

ngày gieo mạ đến lúc thu hoạch chỉ tốn có một ngày rưỡi: phát cỏ một buổi, gieo giống một buổi rồi bỏ đó, bốn tháng sau đến thu hoạch, tốn thêm một buổi nữa, thế là có lúa ăn: “Tư Cồ đứng trên mặt đất- tức là đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc dưới nước. Cỏ nổi lên từng về [Hương rừng Cà Mau, tr.177] Cỏ bị chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng”. Rõ ràng Tư Cồ đã làm được những chuyện mà người Pháp phải chịu thua, vì Tư Cồ đã tận dụng được môi trường sông nước ở đây. Còn Pháp thì cho rằng vùng này ngập lụt, khó khăn, muỗi mòng.

Con người trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ biết tận dụng điều kiện thiên nhiên để làm phong phú thêm cho đời sống của mình, mà trên hết còn là sự hòa mình với thiên nhiên, hiểu rõ thiên nhiên để tận dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả nhất. Nam bộ có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện lý tưởng cho các loài cá tôm trú ngụ và sinh sản. Song, để khai thác các loài cá tôm này cho hiệu quả, con người ở đây bằng kinh nghiệm của mình, đã nắm được đặc tính của thiên nhiên, quy luật của dòng chảy nên họ thường đánh bắt cá tôm đạt năng suất cao. Ở Người mù giăng câu, Sơn Nam cho ta thấy rõ, một ông già tuy mắt bị mù nhưng câu vẫn được nhiều cá. Ấy là bởi ông nắm được đặc tính của thiên nhiên, qui luật của dòng sông, đặc điểm của các loài cá: “Rạch nào lắm ghe xuồng qua lại, cá ăn ở sát bờ. Rạch nào im lặng, cá lội ngay giữa dòng. Trước khi giăng cá trê, phải quậy cho nước đục. Mỗi chỗ cá chỉ ăn một lần”.

Do nắm được quy luật như vậy nên ông già này tuy mù nhưng giăng câu vẫn có cá. Không những thế, ông còn biết cả đặc tính của từng loài cá. Cá đi ăn vào lúc nào, đối với từng loài cá đều có cách đánh bắt khác nhau. Đó là

cách tận dụng môi trường thiên nhiên một cách khéo léo của người dân Nam bộ.

Hình tượng sông rạch trong truyện ngắn Sơn Nam không chỉ là môi trường thiên nhiên thuận lợi cho con người mà đôi khi nó cũng gây trở ngại, khó khăn cho cuộc sống người dân nơi đây, nhất là lúc nước lên, ngập lụt cánh đồng. Lúc ấy, con người Nam bộ muốn có cuộc sống yên ổn đòi hỏi họ phải có bản lĩnh, chinh phục tự nhiên, hoặc nương vào tự nhiên để sống. Trong Một cuộc biển dâu, Sơn Nam miêu tả một cánh đồng ngập tràn nước. Nước mênh mông, nước dậy đùng đùng, nước ngập lênh láng, đến nỗi, con người chết không có chỗ chôn. Trong cảnh ngộ đó, con người Nam bộ ứng xử với sông nước bằng cách bó xác người chết lại, neo ở đáy ruộng. Đợi nước giựt mới hốt xương đem chôn: “Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến ở tận chơn trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhân dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.13]. Đó là cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh nước ngập lụt.

Mỗi khó khăn do sông rạch mang lại, con người lại có một cách đối phó khác nhau. Trong Tình nghĩa Giáo khoa thư, khi chèo ghe, gặp đường nước hẹp, con người lại có cách ứng xử khác. Đó là chèo trên đất khô chứ không chèo dưới nước, để xuồng lướt đi nhanh hơn: “Con rạch thâu hẹp lại. Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt nước đầy sóng gió. Anh chèo một chèo, nghiêng mình bên hữu. Rồi bỗng nhiên anh chụp mỗi tay một cây chèo mà chèo trên đất khô bên bờ rạch. Chiếc tam bản lại lướt nhanh trong lòng nước quá hẹp vừa đủ lọt bề ngang” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr.261]. Ở đây, Sơn Nam lại cho ta thấy một cách ứng xử khôn ngoan nữa của con người Nam bộ trước môi trường sông nước. Sông rạch hẹp thì khó chèo, cho nên con người mới nghĩ ra cách chèo trên đất. Cũng trong truyện ngắn này, Sơn Nam còn cho ta thấy, khi nước cạn queo, không chèo được, con người đã

nghĩ ra cách, buộc ghe vào trâu cho trâu kéo. Lúc ấy, ghe đi nhanh như cộ kéo lúa.

Và có những lúc, chèo xuồng gặp cơn gió ngược, để hạn chế sức lực, con người lại có một cách ứng xử khác. Trong truyện ngắn Vẹt lục bình, ta thấy Điệu và lão Ngượt chèo xuồng gặp cơn gió ngược. Điệu cố gắng chèo nhưng xuồng dường như chỉ dừng lại một chỗ, do sức gió cản lại: “Gió thổi mỗi lúc càng mạnh, nước chảy xuôi nhưng gió ngược. Trên sông Cái Lớn, sóng dấy lên, bỏ vòi, bọt trắng xóa, như ngoài biển khơi [.Biển cỏ Mi ền Tây, tr.257-258..] Mỗi mái chèo có thể đưa chiếc xuồng lướt tới năm bảy thước, nhờ nước xuôi, nhưng sức gió cản lại quá mạnh, mặt nước ghồ ghề, đôi khi sóng đập mạnh vào mũi xuồng [Biển cỏ Mi ền Tây, tr.258] chiếc xuồng như dừng một chỗ”. Trong hoàn cảnh này, lão Ngượt đã nghĩ ra cách: lựa cây bần to, rồi cột mũi xuồng vào gốc bần, bần trôi đi thì kéo theo chiếc xuồng, khỏi phải chèo chống, chỉ cần cầm lái thôi: “ [Biển cỏ Miền Tây,tr.258-259] gặp nước xuôi mà gió ngược thì ta “chạy buồm dưới nước”. Cây bần này trôi, kéo chiếc xuồng, nó là một cánh buồm”[ Biển cỏ Miền Tây, tr.259.]. Rõ ràng đây là một cách ứng xử hết sức linh hoạt của con người trước môi trường sông nước. Đó còn là kinh nghiệm rút ra từ thực tế của anh Tư Én làm nghề nhổ bàng ở Xóm Sóc Xoài, Hòn Đất [Ông Bang cà ròn].

Không gian sông nước còn là không gian mưu sinh của con người. Trong truyện ngắn Mùa len trâu, không gian này chiếm một vị trí quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của truyện. Con trâu vốn là cả một gia tài của người nông dân, mỗi năm vào mùa nước nổi nhà nhà lại phải gửi trâu đến vùng Bảy Núi, Ba Thê để tránh nước. Cảnh len trâu hiện lên trước mắt bạn đọc với số lượng đôi ba trăm con, đen đầu, đặc nước giống như hồi thiên hạ trời đất sơ khai, càn khôn hỗn độn. Nhìn từ phía chân trời có thể thấy vô số con trâu đang lặn hụp thành từng đàn dưới mặt nước. Sơn Nam viết “Trâu quậy, sóng nước chuyển nghe đùng đùng. Hơi thở trâu khì khì như cây rừng nổi

gió. Hàng trăm cặp sừng cong vòng, nhọn lễu nhô lên bộ mặt ngơ ngác ba góc, giống hệt như những trái ấu khổng lồ” [Một cuộc biển dâu, tr.15]. Hết mùa, những tằn khạo [người cai thầu] đem trâu về trả cho chủ cũ và lãnh công có khi bằng tiền, có khi bằng lúa gạo. Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Sơn Nam bởi lẽ nó không chỉ nêu bật lên những nét đặc trưng của khu vực từ khí hậu, địa hình, ngành nghề, mà còn giúp ta thấy được cách nhìn nhận sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời.

Không gian sông rạch Nam bộ ngoài việc thể hiện cách ứng xử của con người trước môi trường tự nhiên, nó còn là yếu tố truyền tải nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nơi đây. Đối với văn hoá tinh thần, nhiều tín ngưỡng, lễ hội dân gian và một số loại hình nghệ thuật dân gian hình thành từ môi trường sông nước. Môi trường đó trong nhiều trường hợp cũng chính là môi trường diễn xướng dân ca [ví dụ hò chèo ghe]. Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động, có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người.Chính điều kiện sông rạch chằng chịt như thế mà nó nảy sinh ra các điệu hò đối đáp, hò chèo ghe, hò cấy lúa...Những câu hò huê tình trong truyện Con bảy đưa đò mang tâm tình của cư dân vùng sông nước làm sống lại không khí lễ hội, tạo nên nét đặc trưng của vùng sông nước mênh mông. Trên khung cảnh thiên nhiên, con người chọn lối hát huê tình để bộc lộ tâm trạng của mình. Đây có lẽ là hình thức hát bình dân và phổ biến nhất ở miền sông nước Cửu Long. Trên khúc sông vắng, trong đêm tối tiếng hò huê tình của con Bảy đưa đò và chàng trai xứ Bình Thủy thật ngang tài ngang sức. Tiếng hát và lời đối đáp thông minh, lanh lẹ mà rất tình nghĩa đã làm nảy sinh những tình cảm đẹp đẽ giữa những đôi trai gái với nhau .Hò đối đáp trên sông nước là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Nam bộ thuở xưa. Thể hiện điều này trong truyện ngắn của mình,

Sơn Nam cũng nhằm tái hiện cái hồn văn hóa tinh thần của cha ông thời mở đất. Họ lao động mệt nhọc để biến vùng đất hoang vu thành tài nguyên trù phú phục vụ cho cuộc sống của mình. Đồng thời họ cũng nghỉ ngơi, đàn ca hò hát để tái tạo sức lao động của mình. Và đôi khi, những buổi hò đối đáp đó đã giúp họ nên duyên với nhau.

Nét sinh hoạt văn hóa tinh thần này ta còn bắt gặp ở các truyện ngắn: Hát bội giữa rừng, Vọc nước giỡn trăng, Ngó lên sở thượng.

Là nhà văn của sông nước miền Nam, tác phẩm của ông không chỉ khai thác văn hóa sông nước Nam Bộ làm đề tài, bối cảnh dựng truyện mà còn thể hiện rất đặc thù ngôn ngữ, nhận thức và cách ứng xử của người miền Nam trong môi trường và cuộc sống sông nước. Đọc “Mùa “len” trâu”, “Một cuộc biển dâu”, “Bắt sấu rừng U Minh hạ”, “Con Bảy đưa đò”… của Sơn Nam sẽ nhận ra cá tính người miền Nam trọng nghĩa, hào sảng, dễ dãi… thể hiện trong sự gắn kết với nước: ruộng ngập nước, trồng lúa nước, tôm cá rắn rùa… là thức ăn có sẵn dưới nước, nhà trên nước, chợ trên nước, đi lại trên nước bằng ghe, xuồng, coi hát trên nước, đua ghe trên sông, nhân duyên trên nước; thậm chí con trâu, con chuột cũng biết bơi và người chết vào mùa nước thì đành an táng bằng cách dìm xác dưới nước… Một cuộc biển dâu là một câu chuyện

gây được sự xúc động về tình người. Người dân trong vùng đã tìm ra cách ứng xử phù hợp khi mùa nước lụt tràn về từ đó họ vẫn có thể tồn tại thậm chí còn

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w