Không gian đầm lầy

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 54 - 56)

Không gian đầm lầy là một kiểu không gian xuất hiện phổ biến trong truyện ngắn của Sơn Nam, thể hiện sự hoang dã, hung dữ của tự nhiên, đồng thời qua đó nhấn mạnh tính cách gan dạ, dũng cảm, phóng khoáng và nhân hậu của người nông dân Nam bộ.

Trong kiểu không gian đầm lầy, nhà văn thường chú ý miêu tả loài vật đặc trưng: cá sấu. Không kém gì loài thú dữ trên rừng, cá sấu thường đập đuôi nhận chìm xuồng qua lại để ăn thịt người. Có người thấy sấu đi có cặp, thứ sấu đã sống hàng trăm năm, nước mặn đóng trên da nó một lớp dày sáng chói lên như nước biển đêm có trăng. Có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầm sấu, Lưng sấu, Bàu sấu… nhiều người sợ không dám đi qua nơi này . Bắt sấu rừng U minh Hạ, Con sấu cuối cùng, Sông Gành Hào là những tác phẩm được tác giả tái hiện một cách sinh động sự ngự trị của chúng.

Trong Con sấu cuối cùng tác giả đã kể lại một thảm

cảnh xảy ra trong gia đình ông cai tổng Hy, hôm con trai út ông cưới vợ. Hôm ấy, sấu đã cản mũi ghe. Bà con hai họ kêu la “ỏm tỏi”, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe cô dâu chú rể. “Ai nấy đều trở về bình yên còn cô dâu thì mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời lần cuối cùng, đầu mình đều khuất dưới mặt nước xao động trong miệng sấu ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.11]. Một lần khác ở sông Gành Hào sấu đập đuôi nhận chiếc xuồng của hai mẹ con nhà kia, mẹ mất xác còn đứa con gái bị táp cụt chân. Hôm khác, sấu nổi lên táp cô gái đang ngồi rửa chén rồi rinh luôn cái cầu thang. Chẳng những ăn thịt người, đập đuôi nhận ghe dưới sông, sấu còn “ngỏng mỏ vô hàng rào” để xem hát bội với con người. Ông kỳ lão ra lịnh gióng phèng la sấu mới lặn mất [Hát bội giữa rừng]. Ranh giới giữa sự sống và cái chết của con người rất mong manh.

“Hùm tha sấu bắt ” là lời nguyền rủa nhưng cũng là lời tiếc thương cho những người không may, xấu số đã bỏ mạng trên bước đườ ng chinh phục thiên nhiên. Trong những trang viết của Sơn Nam có lẽ sấu là loài đáng sợ hơn cọp, chúng lộng hành không kém gì các vị “ chúa tể rừng xanh”. Chúng đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho con người. Dù đã nghe nhiều, biết nhiều qua những giai thoại về sấu ăn thịt người nhưng qua Hương rừng Cà Mau, tác giả vẫn để lại cho người đọc những dấu ấn đậm nét. Bài thơ gọi hồn trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã thể hiện được điều đó.

“Hồn ở đâu đây?

Hồn ơi! Hồn hỡi! Xa cây xa cối, Đầu bãi cuối gành, Hùm tha, sấu bắt, Bởi vì thắt ngặt, Manh áo chén cơm,

U Minh đỏ ngòm Rừng tràm xanh biếc! Ta thương ta tiếc, Lập đàn giải oan…

[Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.87]

Chỉ vì chén cơm manh áo mà họ đã thác oan. Giọng điệu bài thơ bi ai như một tiếng khóc cho bao linh hồn oan nghiệt đang lang thang nơi “đầu bãi cuối gành”, như một lời cầu siêu cho bao linh hồn chết. Sấu đã từng gây ra bao nhiêu tai họa thảm thương cho dân làng và trong Hương rừng Cà Mau nó vẫn đang tiếp tục hoành hành, đe dọa mạng sống của họ.

Thiên nhiên Nam bộ luôn được Sơn Nam đặt trong không gian rộng, đối lập với sự nhỏ bé của con người. Nơi thì rừng rậm mênh mông, nơi thì đầm lầy hoang dã, tạo thành một bức tranh hoang vu mà hoành tráng. Vì thế, đọc Sơn Nam như được sống lại những giây phút “hãi hùng” nhưng cũng không kém phần thú vị.

Một phần của tài liệu Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w