MỤC LỤC
Với một tuổi thơ gắn liền với những cánh rừng đước, rừng tràm bạt ngàn, được đắm mình giữa hương sắc của rừng U Minh với cây, hoa, chim, thú nên có lẽ những ngọn nguồn cảm hứng sáng tác của Sơn Nam đều bắt nguồn từ đó. Chẳng nơi nào có được những ngày rừng tràm nở rộ hoa trắng mênh mông, trùng trùng điệp điệp, quyến rũ cơ man hàng vạn bầy ong làm tổ trên cành hút nhụy hương rừng làm mật ban tặng cho người như đất U Minh".
Lòng yêu nước của dân Nam Bộ còn được Sơn Nam đề cập đến trong một số truyện ngắn khác như: Miễu bà chúa xứ, Nhứt phá sơn lâm, Con ngựa đất, Đảng xăm mình, Hòn Cổ Tron, Ông già xay lúa, Hội ngộ bến Tầm Dương, Người mù giăng câu, Đường về quê,Ngó lên sở thượng,… Có những truyện ông chọn cách đề cập trực tiếp như câu chuyện ở Gò Mả Lạn [Miễu bà chúa xứ, tr.303 ], câu chuyện của ông hương cả Binh ở rạch Cái Cau [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.261], câu chuyện của ông già đui một con mắt [Ông già xay lúa, tr 151]…cũng có những truyện Sơn Nam chỉ điểm qua bằng một vài chi tiết nhỏ. Từ cử chỉ đến cung cách, Cô Ba gián tiếp cho mọi người thấy rằng mình không còn là người phụ nữ Nam Bộ truyền thống: “mỗi lời nói thường kèm theo tiếng “à há” xa lạ; kiểu “cổ áo khoét rộng như hình trái tim” chỉ tiện mặc trong phòng the; “hương vị thơm nồng ngoại lai” [Hương rừng Cà Mau, tập 1, tr.44-45]; những trò “mua vui một vài trống canh” bày cho đám thanh niên tá điền… Đó là lối sống nửa Tây nửa ta, mà những người có ăn học như thầy Hai chỉ càng thấy nhục nhiều hơn.
Cô út lấy chồng về vùng đát muỗi nhiều đến nỗi trời chưa chạng vạng đã phải vào mùng ăn cơm có khi đĩa lẫn vào rau trong bữa ăn [Cô út về rừng], không ít người trên đường lập nghiệp kiếm kế sinh nhai phải liều mình chống chọi với thú dữ [Con heo khịt] hay phải bỏ thân vì cá sấu [Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Con sấu cuối cùng] Trong Hương rừng tác giả đã miêu tả “có nơi rừng thấp lè tè, cây cối mọc so le hỗn loạn. Ngoài biển chỉ có ghe đánh lưới Hải Nam, còn trong đất liền chỉ có mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ thời ông Mạc Cửu… kì dư có vài sóc Miên ở giữa đồng, thưa thớt lắm, có khi chèo ghe cả ngày mà không gặp người nào ” [Hương rừng Cà Mau, tập. Bà Hai [Cô Út về rừng] nhất định không chịu gả con về xứ Cạnh Đền xa xôi bởi lẽ bà sợ con gái mình muỗi cắn bỏ thây không về được nhưng thực chất, Cô Út không bị bỏ thây vì muỗi cắn mà một mặt do cuộc sống bộn bề vất vả, mặt khác, từ Cạnh Đền - Rạch Giá ngược về Rạch Bình Thủy - Cần Thơ [quê hương Cô] đường đi xa xôi, heo hút, cách trở, phải vượt qua sông Cái lớn, qua nhiều cánh rừng già… lần hồi cô trở thành đứa con bất hiếu.
Cũng vì dân cư thưa thớt, rừng rậm âm u, đồng không mông quạnh mà người mua bán phải chở đi thật xa, băng qua nhiều cánh đồng, những cánh rừng, “lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn đẩy xuồng củi xuyên qua rừng tràm hằng năm ba cây số. Trong Tháng Chạp chim về, Sơn Nam cho biết: “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho… Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn” [Hương rừng Cà Mau, tập 3, tr. Trong truyện ngắn Chuyện rừng tràm, Sơn Nam viết: “Trên mặt nước từng chiếc lá tràm bay lả tả như bươm bướm mỏi cánh, đáp nhẹ xuống mặt nước như từ trong ngọn rạch chui ra” hay “bên bờ sông im lìm, mặt nước thẫn thờ,…bụng vừng buụng thừng xuống từng xõu chuỗi hường chen lấn nối tiếp nhau như bức mành mành”.
Không giống với hình ảnh Nam bộ qua tác phẩm của những người đi trước, người cùng thời và cả những cây bút trẻ miền Tây sau này, Sơn Nam đã khai thác mảng đề tài về thiên nhiên và con người Nam bộ thời đi “khai thiên lập địa” bằng một cảm hứng nhất quán và say sưa.
Cảm nhận được vẻ đẹp nguyên sơ, vốn có của quê hương, ông đã thâu tóm những hình ảnh ấy vào trong sáng tác của mình như sợ chúng sẽ bị thời gian mai một. “Ai nấy đều trở về bình yên còn cô dâu thì mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời lần cuối cùng, đầu mình đều khuất dưới mặt nước xao động trong miệng sấu ” [Hương rừng Cà Mau, tập 2, tr.11]. “Hùm tha sấu bắt ” là lời nguyền rủa nhưng cũng là lời tiếc thương cho những người không may, xấu số đã bỏ mạng trên bước đườ ng chinh phục thiên nhiên.
Trong những trang viết của Sơn Nam có lẽ sấu là loài đáng sợ hơn cọp, chúng lộng hành không kém gì các vị “ chúa tể rừng xanh”. Dù đã nghe nhiều, biết nhiều qua những giai thoại về sấu ăn thịt người nhưng qua Hương rừng Cà Mau, tác giả vẫn để lại cho người đọc những dấu ấn đậm nét. Giọng điệu bài thơ bi ai như một tiếng khóc cho bao linh hồn oan nghiệt đang lang thang nơi “đầu bãi cuối gành”, như một lời cầu siêu cho bao linh hồn chết.
Sấu đã từng gây ra bao nhiêu tai họa thảm thương cho dân làng và trong Hương rừng Cà Mau nó vẫn đang tiếp tục hoành hành, đe dọa mạng sống của họ.
Không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam không đậm đặc như một số cây bút miền Nam cùng thời: Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy, …Tuy vậy, đây vẫn là một kiểu không gian nhằm thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống của Sơn Nam. Nếu như Sơn Nam đã từng say sưa viết về những câu chuyện nơi rừng rậm hoang vu, về những tháng năm con người đã đương đầu với thiên nhiên dữ dội để qua đó bày tỏ thái độ trân trọng, cảm phục sự hi sinh thầm lặng của họ thì ở mảng không gian đô thị, ngòi bút của ông thiên về cảm hứng phê phán, vạch trần hiện thực phức tạp của xã hội khi con người đã bắt đầu “ăn nên làm ra”, đặc biệt là sự đổi thay của cuộc sống kể từ khi có sự “chiếu cố” của thực dân xâm lược. Tác giả còn đề cập đến cuộc sống của tầng lớp nam nữ thanh niên, những kẻ học đòi, chạy theo lối sống hiện đại, đặc biệt nhiều câu chuyện về nhân tình thế thái đầy giả tạo, thiếu tình thương đã trở thành đề tài hấp dẫn trong sáng tác của ông ở mảng không gian này.
Mô tả không gian đô thị miền Nam xô bồ, với cuộc sống lạnh lùng, bàng quan, đầy bất trắc, lắm tai ương, với sự băng hoại về đạo đức nhân phẩm của con người, Sơn Nam thầm gửi gắm niềm tâm sự về nỗi gắn bó sâu nặng với mảnh đất miệt vườn sông nước như lời một nhân vật trong truyện của ông: "Chúng ta muốn làm cát bụi ở thôn quê, vun vén cho lúa cho khoai, mấy ai muốn kiếp. Với tâm niệm “cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ” [Sơn Nam, “Cả đời viết về khẩn hoang Nam Bộ”], với một sự lao động cần mẫn như “con ong rừng U Minh”, Sơn Nam đã để lại cho văn học Việt Nam những sáng tạo độc đáo và đã khẳng định được phong cách riêng của mình trên văn đàn. Bằng việc sống hết mình với đối tượng và bằng sự già dặn trong nghệ thuật viết truyện, Sơn Nam đã vẽ nên bức tranh thế giới nhân vật sống động, phong phú với nhiều loại nhân vật khác nhau, với những nét tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.
Với “ Hương rừng Cà Mau” và “ Biển cỏ miền Tây” Sơn Nam đã đưa người độc đến với một không gian hoang dã của buổi đầu đi khai phá vùng đất mới với những khó khăn chồng chất, ông đã cho ta hiểu được cuộc sống gian truân của những người tiên phong đặt chân xuống vùng đất mới.