1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

20 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài trên tôi đứng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin : Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Phép biện chứng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

VŨ NGỌC TÚ

VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Tiểu luận Triết học Chương trình Cao học và Nghiên cứu sinh

không thuộc chuyên ngành Triết học

TP HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Tiểu luận Triết học Chương trình Cao học và Nghiên cứu sinh

không thuộc chuyên ngành Triết học

VŨ NGỌC TÚ Giảng viên Khoa : CN Thông Tin Trường : Đại học Hutech

MSHV: ME07A54

TP HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ……… …….

Chương 1 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX 1.1 Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa ……

1.2 Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa ……

Chương 2 XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX 2.1 Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa …

2.2 Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa …….

2.3 Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa …….

KẾT LUẬN ……

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

Chương 1 6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 6

1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội 6

1.1.2 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 6

1.2 Phép biện chứng duy vật 7

1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 8

1.2.2 Nguyên lý về sự phát triển 8

1.3 Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn 12

1.3.1 Khái Niệm Lý Luận và thực tiễn 12

1.3.2 Nội dung của nguyên tắc 13

Chương 2 14

Vận dụng 14

2.1 Hoạt động hình thành nhân cách sinh viên 14

2.2 Giáo dục đối với sinh viên đặc biệt 17

2.3 Phối hợp các cơ quan giáo dục khác 17

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, giữa một thế giới đầy biến động, nhiều cơ hội và nhiều thách thức, mỗi người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam đang đối mặt với những yêu cầu gay gắt về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh thì rất cần nghiên cứu, bổ sung để có một xác định cụ thể và đầy đủ về sứ mạng và mục tiêu của giáo dục Người làm giáo dục phải có phương pháp giáo dục tốt và hiệu quả Tuy nhiên, để có một phương pháp hiệu quả thì người giáo viên bên cạnh việc trao dồi thêm kiến thức sách vở, thì cũng phải rút ra được kinh nghiệm riêng cho mình để giảng dạy tốt hơn. 2 Tình hình nghiên cứu đề tài ………

………

………

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài là cung cấp bổ sung thêm tài liệu để đào tạo sinh viên, nhằm đào tạo những con người phát triển toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, chủ động sáng tạo.

Tạo điều kiện tốt để các giáo viên để xác định mục đích và xây dựng mục tiêu để phát triển chương trình dạy học bằng cách vận dụng triết học Mác-Lênin vào giảng dạy đại học.

.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài trên tôi đứng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin : Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Phép biện chứng duy vật, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý về sự phát triển, Thống nhất giữa

lý luận với thực tiễn với các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp quy nạp

- Phương pháp diễn dịch

- Phương pháp logic

- Phương pháp lịch sử

5 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài đã đi vào giới thiệu triết học Mác-Lênin đó là : Mối quan hệ giữa tồn tại

xã hội và ý thức xã hội, Phép biện chứng duy vật, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý về sự phát triển và Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn Đồng thời sử dụng

Đề tài đã đưa ra được cách vận dụng mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên

và môi trường học tập của sinh viên tác động đến sinh viên, đưa ra được mối liên

hệ giữa sinh viên với các đối tượng khác, thêm vào đó đề tài còn cung cấp cho giáo viên thêm thông tin về sự phát triển của sinh viên luôn luôn có xu hướng đi lên

Đề đưa ra được phương pháp giảng dạy nhân cách và kiến thức cho sinh viên trong thời đại hội nhập hiện nay theo yêu cầu vùa có đạo đức vừa có kiến thức cao để hội nhập và phát triển đất nước

Đề tài đã nêu nên được phương pháp để xử lý những tình huống khó khăn trong quá trình giảng dạy đại học Đặc biệt là đối với sinh viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong xã hội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trang 6

Đề tài đã cung cấp một số kiến thức cơ bản về triết học Mác-Lênin, đồng thời cung cấp cách thức tiếp cận phương pháp giảng dạy đại học một cách hiệu quả nhất

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 2 chương 6 mục Trong đó :

- Chương 1 của đề tài tôi đứng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin : Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Phép biện chứng duy vật, Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Nguyên lý về sự phát triển, Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn

- Chương 2 tôi đưa ra : Hoạt động hình thành nhân cách sinh viên, giáo dục đối với sinh viên đặc biệt và phối hợp các cơ quan giáo dục khác

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm:

- Hoàn cảnh địa lý

- Điều kiện dân số

- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất

Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định đối với tồn tại xã hội

b Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống v.v phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử Ý thức

xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng Đó là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có quan hệ tác động lẫn nhau Nhưng hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội Trong xã hội có giai cấp ý thức xã hội có tính giai cấp

1.1.2 Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Trang 7

a Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện: tồn tại

xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy; mỗi khi tồn tại biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật v.v sớm muộn sẽ biến đổi theo

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh tồn tại

xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm lý luận xã hội nào, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong những tư tưởng đó Bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối

b Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội

Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây:

- Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội Đó là những tư tưởng tiến

bộ, khoa học

- Ý thức xã hội có tính kế thừa

- Ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự phát triển của chúng

- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng xã hội đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định; phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó; phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó đối với các nhu cầu phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng đông đảo

1.2 Phép biện chứng duy vật

Khái niệm :

“Biện chứng” là khái niệm để chỉ các mối liên hệ, sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học

Trang 8

- Phép biện chứng duy vật không chỉ giải thích các mối liên hệ, trạng thái vận động và phát triển của thế giới mà nó còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới

Nội dung của phép biện chứng duy vật được khái quát thành 2 nguyên lý

- 2 nguyên lý được cụ thể hoá qua các quy luật

- Các quy luật được chia thành 2 loại:

Các quy luật không cơ bản (còn gọi là các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV) và các quy luật cơ bản

1.2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách rời khỏi những sự vật, hiện tượng khác mà chúng luôn nằm trong những mối liên hệ với nhau

“Mối liên hệ” là khái niệm để chỉ sự tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn tại của nhau, chuyển hoá nhau của các sự vật, hiện tượng

Các mối liên hệ có nhiều tính chất; song có 3 tính chất cơ bản, là:

- Tính khách quan

- Tính phổ biến

- Tính đa dạng, phong phú

- Tính khách quan

Các mối liên hệ tồn tại ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Tính phổ biến:

Bất kỳ sự vật nào, hiện tượng nào cũng có mối 8liên hệ; ở đâu (về không gian) cũng có mối 8liên hệ; lúc nào (về thời gian) cũng có mối 8liên hệ

- Tính đa dạng phong phú:

Sự vật khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau

Ý nghĩa phương pháp luận

Nếu các mối liên hệ có tính khách quan, tính phổ biến thì trong hoạt động của mình, con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện, đồng thời phải chống quan điểm phiến diện, một chiều

Nếu các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú thì trong hoạt động của mình, con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử – cụ thể, đồng thời phải chống

tư tưởng chung chung, đại khái

1.2.2 Nguyên lý về sự phát triển

Mọi sự vật không ngừng vận động trong khuynh hướng chung là phát triển Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là mâu thuẫn của sự vật; cách thức của sự vận động và phát triển là lượng của sự vật đổi dẫn đến chất của sự vật đổi và ngược lại; khuynh hướng của sự vận động và phát triển diễn ra quanh

co, phức tạp được thể hiện bằng đường xoáy ốc đi lên; đây là quá trình phủ định

Trang 9

của phủ định mà hết mỗi một chu kỳ sự vật lặp lại dường như cái ban đầu nhưng

ở cấp độ cao hơn

- “Vận động” là khái niệm chỉ mọi sự biến đổi; đây là sự biến đổi chưa xác định chiều hướng

- “Phát triển” là quá trình vận động theo hướng từ trình độ thấp đến trình

độ cao, từ chưa hoàn thiện cho đến hoàn thiện

1.2.2.1 Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

và ngược lại.

Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược

lại được gọi tắt là quy luật lượng – chất; đây là quy luật về cách thức của sự vận động và phát triển

nội dung quy luật

Nội dung : Mọi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng Chất tương đối

ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi Khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hoá Sự vật, hiện tượng mới ra đời có chất mới, lượng mới Lượng vẫn thường xuyên biến đổi, nhưng sự biến đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng cũ Sự khác nhau này do chất quy định Như vậy, từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất; và, từ những thay đổi về chất lại đã dẫn đến sự thay đổi về lượng

Phân tích quy luật

a Khái niệm “chất”

Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho nó là

nó, nó phân biệt được với những cái khác

Khái niệm “lượng”

b Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính khách quan vốn có về số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp, v.v của sự vật, hiện tượng song lượng chưa là cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng; trong đó chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi

Lúc đầu, lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi Song, nếu lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì chất sẽ thay đổi Khi đó, sự vật, hiện tượng này sẽ chuyển hoá sang sự vật, hiện tượng khác

Trang 10

Giới hạn mà lượng biến đổi nhưng chất chưa thay đổi gọi là “độ”.

- Nơi diễn ra sự thay đổi về chất gọi là “điểm nút”

- Sự chuyển hoá từ chất cũ sang chất mới gọi là “bước nhảy”

Bước nhảy thể hiện rất đa dạng: có thể nhanh hay chậm, đột biến hay tiệm tiến, toàn thể hay cục bộ, liên tục hay đứt đoạn, v.v

Sự thay đổi về chất làm sự vật, hiện tượng này chuyển hoá thành sự vật hiện tượng khác

Ở sự vật, hiện tượng mới, lượng vẫn thường xuyên biến đổi nhưng sự biến đổi của lượng mới khác sự biến đổi của lượng cũ cả về quy mô, tốc độ, chiều hướng, v.v Sự khác nhau này do chất mới quy định

Như vậy:

Từ những thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất; và, từ những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến sự thay đổi về lượng (và ngược lại)

Đây chính là cách thức của sự vận động và phát triển

Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì từ những thay đổi về lượng mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên muốn

có sự thay đổi về chất phải tự giác, tích cực tích luỹ về lượng

- Vì lượng thay đổi đến điểm nút mới dẫn đến sự thay đổi về chất nên cần tránh nôn nóng, tránh đốt cháy giai đoạn, tránh muốn có sự thay đổi về chất khi lượng chưa thay đổi đến mức cần thiết

- Vì điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến bước nhảy nên phải tạo ra những điều kiện cần thiết để bước nhảy được thực hiện

1.2.2.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Quy luật này:

+ Được gọi tắt là “Quy luật mâu thuẫn”

+ Là quy luật về nguồn gốc của sự vận động và phát triển

+ Được coi là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật

nội dung của quy luật

Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm những yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tạo thành; trong đó có những yếu tố vận động ngược chiều nhau, gọi là những mặt đối lập 2 mặt đối lập tạo nên 1 mâu thuẫn Những mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau Đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một mức độ nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết Khi đó sự vật, hiện tượng chuyển hóa

Như vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Phân tích nội dung quy luật

a Khái niệm “mặt đối lập”

Ngày đăng: 05/05/2015, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w