Vận dụng Triết học Mác Lê Nin trong hoạt động giáo dục nhân cách học sinh: Trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu về triết học Mác Lê nin, vừa tiếp thu vừa vận dụng vào thực tiễn. Em nhận thấy một số quan điểm của chủ nghĩa Mác LêNin có thể áp dụng vào công tác quản lý và giảng dạy trong giáo dục học sinh. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin với tư cách là phương pháp luận, và là giải pháp hưuũ hiệu cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Từ những thực tiễn cần thiết đó, em xin viết đề tài tiểu luận “Vận dụng Triết học Mác Lênin trong hoạt động giáo dục nhân cách học sinh’’
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN
Tên đề tài:
Vận dụng Triết học Mác - Lênin trong hoạt động
giáo dục nhân cách học sinh
Người hướng dẫn: TS.Đỗ Thị Thanh Hương Học viên: Vũ Xuân Hùng
Lớp: Cao học QLGDK23 (Bình Giang)
Hà Nội – 2020
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU……….3
1 Lí do chọn đề tài……… ……… 3
2 Mục đích nghiên cứu ……… 4
3 Nhiệm vụ của đề tài……… 4
4 Phạm vi nghiên cứu………4
5 Phương pháp nghiên cứu ……… 4
B NỘI DUNG ……….4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT……… 4
I Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức……… 4
II Vai trò của vật chất đối với ý thức………5
III Vai trò của ý thức với vật chất……….6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG……….7
I Hoạt động hình thành và phát triển nhân cách học sinh………7
II Vai trò của Triết học Mác-Lênin trong hình thành nhân cách học sinh 8
CHƯƠNG III VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN TẠI NHÀ TRƯỜNG………16
1 Tổ chức các cuộc thi đua đối với học sinh trong học tập để kích thích tinh thần thi đua của học sinh………16
2 Tích hợp giáo dục truyền thống trong dạy môn Lịch sử để hình thành nhân cách học sinh về lòng tự tôn dân tộc……… 17
3 Tích hợp giáo dục đạo đức và nhân cách học sinh thông qua dạy giáo dục công dân………18
4 Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh……….18
C KẾT LUẬN………18
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….20
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng được hiểu là cả quá trình giáo dục kiến thức và giáo dục đạo đức cho học sinh chứ không phải là chỉ có đặng nặng mỗi dạy kiến thức như một bộ phận giáo viên vẫn đang áp dụng Việc chỉ nặng dạy kiến thức
mà coi nhẹ dạy đạo đức và nhận thức đã dẫn đến hậu quả là tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng xấu, không tư duy đúng đắn vào sự việc dẫn đến có những hành động, lời nói, nhận thức sai lệch đã gây ảnh hưởng xấu tới xã hội nói chung và bản thân học sinh nói riêng Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta luôn xác định Giáo dục và đào tạo, khoa hoc và công nghệ sẽ luôn được ưu tiên phát triển hàng đầu trong đường lối
và chiến lược xây dựng và phát triển đất nước Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục là “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục phải gắn nhà trường với gia đình và giáo dục xã hội Tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học thông qua việc định hướng cá nội dung, giá trị chuẩn mực, phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm giúp học phát huy được tiềm năng của mình đề học tập và lao động sáng tạo Những vấn đề này cần áp dụng ở tất
cả các cấp học, các trình độ đào tạo Do đó ngành giáo dục cần phải có một tầm nhìn
xa trong bối cảnh chuyển đổi liên tục của các hình thức tổ chức và các yêu cầu về kỹ năng Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, giáo viên thường chỉ chú trọng đến kiến thức
mà quên đi dạy đạo đức cho học sinh do đó học sinh có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng, đạo đức xã hội và kĩ năng còn rất hạn chế Điều đó dẫn đến việc học sinh có nhiều hành vi như sai lệch như đánh nhau hội đồng, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức…mà giáo dục hiện nay nhiều các trang mạng xã hội lên án, các học sinh có tư duy lệch lạc còn cổ vũ thêm hành vi xấu đó mà không có ý thức biết giúp đỡ các bạn gặp khó khăn, nguy hiểm
Trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu về triết học Mác - Lê nin, vừa tiếp thu vừa vận dụng vào thực tiễn Em nhận thấy một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin có thể áp dụng vào công tác quản lý và giảng dạy trong giáo dục học sinh Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin với tư cách là phương pháp luận,
và là giải pháp hưuũ hiệu cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học
Trang 4sinh Từ những thực tiễn cần thiết đó, em xin viết đề tài tiểu luận “Vận dụng Triết học Mác - Lênin trong hoạt động giáo dục nhân cách học sinh’’
2 Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu là hình thành nhân cách của học sinh song song với việc dạy kiến thức, em đi nghiên cứu các phương pháp và các luận điểm của nghĩa Mác - Lê nin để làm rõ và áp dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin trong triết học vào
thực tiễn để hình thành nhân cách của học sinh
3 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài “Vận dụng Triết học Mác - Lênin trong hoạt động giáo dục nhân cách học sinh’’ nghiên cứu các hình thức, tư tưởng luận điểm phương pháp trong triết học
của Mác - Lê nin trong việc áp dụng vào thực tiễn để giáo dục và hình thành nhân cách học sinh Từ đó giúp các em học sinh có sự phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn nhân cách sống, giúp cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài “Vận dụng Triết học Mác - Lênin trong hoạt động giáo dục nhân cách học sinh’’, đối tượng nghiên cứu là học sinh cấp THCS tại trường
TH&THCS Bình Minh, Bình Giang, ở lứa tuổi mà các em đang thay đổi tâm, sinh lí rất mạnh và rất dễ bị lôi kéo và các tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc nếu không được kịp thời uốn nắn và hình thành nhân cách và tư duy đúng đắn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài và áp dụng vận dụng Triết học Mác-Lênin vào thực tiễn giáo dục đạo đức học sinh, em đã nghiên cứu thực tế trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu qua các trang mạng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm của bản thân, đặc biệt em đã tiến hành nghiên cứu từ thực trạng tâm, sinh lí lứa tuổi của học sinh để
có thể rút ra những phương pháp hữu hiệu nhất trong việc vận dụng Triết học Mác-Lênin vào giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1 Định nghĩa vận chất
Trang 5Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (Định nghĩa Vật chất của Lê Nin)
1.2 Định nghĩa ý thức:
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào
bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
II Vai trò của vật chất đối với ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc
là những dạng tồn tại của vật chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội
và sự tác động của môi trường sống quyết định Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật
Trang 6chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức
III Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v để thực hiện mục tiêu của mình Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa ý thức Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người
Trang 7tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v để thực hiện mục tiêu của mình Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực cúa ý thức Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan
Tiểu kết chương:
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của con người, quyết định hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
I Hoạt động hình thành và phát triển nhân cách học sinh
Qúa trình hình thành và phát triển kiến thức và đạo đức, nhân cách của học sinh
là quá trình hình thành và phát triển lâu dài Không có giáo viên thì học sinh vẫn cứ hình thàn nhân cách Tuy nhiên giáo viên là người chỉ đạo và định hướng cho học sinh phát triển theo đúng hướng, và phù hợp nhất với học sinh, giáo viên phải hiểu rõ; Vật chất có trước, ý thức có sau, nhưng muốn thay đổi ý thức của học sinh cần có một quá trình tác động lâu dài Bằng việc giáo dục học sinh theo từng độ tuổi Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về
Trang 8di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hóa xã hội, từ đó, thông qua
sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân cách Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội
Động lực của sự phát triển là mẫu thuẫn Nhân cách của học sinh cũng sẽ được hình thành và phát triển thông qua các tình huống va chạm trong cuộc sống Giáo viên cần chấp nhận, thận chí là tạo điều kiện cho học sinh có những tình huống ứng sử, tranh luận, thậm chí là mẫu thuẫn để nhân cách được phát triển toàn diện Qua các tình huống đó, các phẩm chất của cá thể sẽ được hình thành và phát triển một cách đa dạng
và đầy đủ, đồng thời những khiếm khuyết của cá nhân cũng sẽ bộc lộ và chỉnh sửa trong các tình huống này, bao bọc hay né tránh thì nhân cách học sinh cũng chỉ được phát triển theo một hướng, thiếu kinh nghiệm ứng sử, thiếu phát triển toàn diện, hoặc phát triển chậm chạp
Tuy nhiên, giáo viên phải tích cực phân tích,hướng dẫn học sinh xử lý các tình huống trên chứ không nên để để học sinh tự giải quyết vì có thể dẫn đến các hành vi, tính cách lệch lạc, cực đoan, các hoạt động tranh luận, hùng biện, hoạt động nhóm, thi đấu cạnh tranh là những hoạt động hiệu quả để hình thành đầy đủ nhân cách của học sinh
II Vai trò của Triết học Mác-Lênin trong hình thành nhân cách học sinh
Khuynh hướng của sự phát triển là sự phủ định và kế thừa các giá trị trước đó Nhân cách của học sinh cũng vậy, sự phát triển của nó phải được dựa trên các nền tảng giá trị đã có sẵn Tuy ở mỗi giai đoạn, việc giáo dục đạo đức học sinh có những yêu cầu riêng nhưng chúng phải có tính kế thừa
Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là “những cá nhân con người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử – cụ thể của đời sống xã hội” Theo
đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là “phẩm chất xã hội” của con người Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách Giải quyết vấn đề này theo những cách
Trang 9khác nhau sẽ dẫn tới quan niệm khác nhau về bản chất của nhân cách Chính vì thế, sự tranh luận giữa các trường phái triết học bàn về nhân cách thường xoay quanh chủ đề này
Trong quá trình phát triển của mình, con người bỏ xa giới động vật trong sự tiến hoá, nhưng điều đó không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học
Khi nói tới những yếu tố sinh học trong con người, có thể hiểu đó là những yếu
tố hữu sinh, hữu cơ, những cái mà về mặt phát sinh, luôn gắn bó với tổ tông động vật của con người, những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục tùng các quy luật sinh học; hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền
đề sinh học của con người
Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người Trong đại đa số trường hợp, nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, ví dụ như ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức…, sẽ không bao giờ hình thành được
Cho đến nay, người ta vẫn còn tranh luận nhiều về mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển con người Nhìn chung, có hai quan điểm cực đoan về vấn đề này và được biểu hiện trong các trường phái “chủ nghĩa tự nhiên” (hay còn gọi là “chủ nghĩa sinh vật”) và “chủ nghĩa xã hội học” Quan điểm của chủ nghĩa
tự nhiên dựa trên những thành tựu sinh vật học cũng như những thành tựu về dân tộc học của K.Lôrenxơ K.Lôrenxơ cho rằng, hành vi xã hội của con người bao gồm trong
nó những tính quy luật mà chúng ta có thể biết rõ từ hành vi động vật: “người ta thừa nhận rằng hành vi xã hội của con người… bao gồm trong nó tất cả những tính quy luật… mà chúng ta được biết rõ ràng nhờ vào nghiên cứu những hành vi của động vật”(3)
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật học và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời như một trào lưu khoa học liên ngành mới ở Tây Âu Nhìn một cách tổng thể, chủ nghĩa này cũng không khác gì chủ nghĩa tự nhiên khi cho rằng, “tất cả những gì của con người
do bẩm sinh mà có, thì không thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội” Theo họ, “sự
Trang 10phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền” hay “lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các gen di truyền quy định”
Những người theo chủ nghĩa xã hội học đã xây dựng học thuyết của mình về con người dựa trên quan điểm lý luận của trường phái E.Durkheim (1858 – 1917, nhà triết học xã hội, nhà xã hội học Pháp, người theo chủ nghĩa thực chứng) Theo họ, các hành
vi của con người đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên; đồng thời, trường phái này
đã phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người với những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người, với tự nhiên
Đối lập với hai quan điểm cực đoan trên, triết học mácxít cho rằng, trong con người, mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội không phải là đối lập nhau mà thống nhất với nhau Có thể thấy rằng, con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội là rất phức tạp, sâu sắc Tổ chức cơ thể của con người, như các giác quan, hệ thần kinh trung ương…, là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển con người Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng giá trị… của họ; hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng… chính là do các yếu tố sinh học chi phối Một ví dụ khác là, ngày nay, người ta thường nhắc tới nhịp điệu sinh học (đồng hồ sinh học) như một cơ chế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của con người; hay nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi có một gen nào đó hoạt động hoặc ngừng hoạt động thì con người có sự thay đổi nhất định
Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng… của cơ thể Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng Cô
đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh Người ta dạy