Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
178 KB
Nội dung
Câu 1: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa của phương pháp luận Vật chất và ý thức là một trong những nội dung thuộc triết học về thế giới quan, là một trong những nội dung của vấn đề cơ bản của triết học ( mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay vật chất và ý thức ) Chủ nghĩa duy tâm cho rằng, bản chất của thế giới là ý thức, SV,hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của ý thức do đó ý thức quyết định vật chất. Quản điểm của CNDV( CNDV siêu hình và CNDV biện chứng) thì cho rằng vật chất quyết định ý thức. nhưng CNDV siêu hình cho rằng ý thức bị vật chất quyết định có tính một chiều phản ánh có tính vật lý. Chỉ có CNDVBC mới giải quyết được đúng đắn về mối quan hệ này. Lê-nin đã định nghĩa “ vật chất là một phạm trụ triết học dùng để chỉ thực tài khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác”. Ở định nghĩa này, Lenin đã phân biệt được hai vấn đề quan trọng Trước hết là phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của đối tượng các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học dùng chỉ vật chất nói chung vô hạn vô tận, không sinh ra, không mất đi ; còn các đối tượng các dạng vật chất cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy không thể quy vật chất nói chung về vật thể, không thể đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của vật chất như các nhà duy vật trong lịch sử cổ đại, cận đại đã làm/ Thứ hai, là trong nhận thưc luận, đặc trưng quan trọng nhất để nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lenin bao gồm những nội dung cơ bản: Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất Chủ nghĩa DVBC khẳng định rằng: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới tinh thần thực chất chỉ là kết quả phản ánh của bộ não người về thế giới vật chất mà thôi, vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức Vật chất quyết định nội dung ý thức “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; quyết định sự biến đổi của ý thức,vật chất thế nào thì ý thức thế ấy, ý thức chỉ là sự phản ánh lại thế giới vật chất bởi con người. Do đó khi hiện thực thay đổi (vật chất cụ thể thay đổi) thì ý thức về nó cũng phải thay đổi “Nhập gia tùy tục”, “Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Vật chất là điều kiện khách quan để thực hiện hóa ý thức( biến ý thức, tư tưởng thành hiện thức) . Ý thức, tư tưởng, lý luận chỉ là sự phản ánh khách quan bởi con người, bản thân nó không có tác dụng trực tiếp cải tạo thế giới, mà nó muốn biến thành hiện thực thì cần phải có những điều kiện vật chất khách quan. Trong những điều kiện đó, trước hết phải có con người nhận thức ý thức, tư tưởng, lý luận và cùng những điều kiện vật chất khách quan khác thông qua hoạt động thực tiễn của họ mới biến nó thành hiện thực, cải tạo thế giới theo mục đích và nhu cầu của mình “Có thực mới vực được đạo”, “Có bột mới gột nên hồ” Như vậy, chủ nghĩa DVBC đã giải quyết tốt hơn chủ nghĩa DV siêu hình về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 1 Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Trước hết, Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Cái được phản ánh- tức là vật chất- tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức. Cái phản ánh, tức là ý thức- là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, lấy cái khách quan làm tiền đề, bị cái khách quan quy định, nó k có tính vật chất Thứ hai, khi nói cái phản ánh tức là ý thức- là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan thì đó k phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. ý thức là của con người, mà con người là một thực thể năng động sáng tạo. ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới , cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiên thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội Ý thức ra đời trong quá trỉnh con người hoạt động cải tạo thế giới cho nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là quá trình năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc thông tin cần thiết Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư tưởng thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là các quy luật xã hôi do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điểu kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Ý thức mang bản chất xã hội Ý thức có kết cấu cực kì phức tạp, bao gồm 3 yếu tố cơ bản: tri thức, tình cảm và ý chí trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác. Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của nó. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình, nó điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác. Theo quan điểm DVBC vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động với nhau thông qua hoạt động thực tiễn; trong mối quan hệ đó vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. 2 Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức ( bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ) đều hoặc là chính bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất nên vật chất là nguồn gốc của ý thức Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó k trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo nên vai trò của ý thức k phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới mà là trang bị cho con người những tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, lựa chon phương pháp để thực hiện… Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo. Ngược lại, ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách quan,hành động ấy sẽ có tác động tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, ngoài việc nhận thức đúng quy luật khách quan, còn cần phải phát huy cao độ tính năng động chủ quan, đồng thời chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, phản khoa học. Trên cơ sở quan điểm về bản chất của thế giới,bản chất năng động sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, CNDVBC xây dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần: Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan và đồng thời phát huy tính năng động chủ quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của thực tiễn Thấy được vai trò tích cực của nhân tố ý thức, tinh thần trong việc sử dụng có hiệu quả các điều kiện vật chất hiện có. Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan, phải tạo ra động lực hoạt động cho con người bằng cách quan tâm đời sống kinh tế, lợi ích thiết thực của quần chúng, phát huy tính dân chủ rộng rãi… Cần tránh tuyệt đối hóa vai trò duy nhất của yếu tố vật chất, nghĩa là chống lại “chủ nghĩa khách quan”, thái độ thụ động, ỷ lại vào điều kiện vật chất- thực chất là duy vật tầm thường. Đồng thời cần chống lại bệnh “ chủ quan, duy ý chí” tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tinh thần, hạ thấp hoặc đánh giá không đúng vai trò của các điều kiện vật chất- thực chất là duy tâm Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội trước thời kì đổi mới, chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi trong xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quan lý kinh tế. Chúng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, vi phạm nhiều quy luật khách quan. Từ lý luận của chủ nghĩa Mác- Leenin và từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã rút ra bài học quan trọng là “ Mọ đường lối của chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH, Đảng chủ trương :”huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân vào công cuộc phát triển đất nước. Muốn vậy phải nâng cao “năng lực lãnh đạo của Đảng, sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 3 Câu 2:Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa của phương pháp luận? Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là 2 nguyên lý cơ bản có nội dung là những luận điểm, những tư tưởng đóng vai trò cơ sở đầu tiên, là khái niệm trung tâm của phép biện chứng duy vật Trước hết, là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Cơ sở lý luận của nội dung nguyên lý xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới tức là thế giới là một chỉnh thể thống nhất các dạng vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng vật chất chính là sự quy định( tổng hợp các điều kiện) sự tương tác(tác động ảnh hưởng lẫn nhau), sự chuyển hóa lẫn nhau (biến đổi khác đi) giữa các sự vật hiện tượng, hoặc giữa các mặt các yếu tố của sự vật hiện tượng Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có những tính chất sau Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí , đôi khi cũng chịu sự tác động của con người). Con người - một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên dù muốn hay không cũng luôn luôn bị tác động của các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Ngoài sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hôị và của những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn các mối mối liên hệ. Do vậy, con người phải hiểu biết các mối quan hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình, giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của xã hội và bản thân con người Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến Thứ nhất , bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay, trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hoá gia đình, chiến tranh và hoà bình.v.v. Thứ hai , mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt tuỳ theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể, được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối quan hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới. Bởi thế, Ph.Ănghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ thể hiện ở chỗ: các sự vật hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ giữa chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp… Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Tóm lại, CNDVBC cho rằng: bất kì sự vật hiện tượng nào của thế giới vật chất cũng tồn tại trong mối liên hệ vừa có tính đặc thù vừa có tính phổ biến; mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện của những 4 mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện, phạm vi nhất định ; toàn bộ những liên hệ đặc thù của thế giới vật chất tạo nên tính đa dạng và ngược lại tồn tại đa dạng trong sự thống nhất Quan điểm của CNDV cho rằng, Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hòa thiện hơn của sự vật. theo quan điểm này, phát triển ko bao quát toàn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động – xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. trong quá trình phát triển của mình, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những qui định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu,, phương thức tồn tại và vận động, chức nắng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Theo quan điểm của CNDVBC, phát triển cũng có 3 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan vì nguồn gốc của sự phát triên nằm ngay trong bản thân sự vật. đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển là một tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người. hơn nữa nó là trường hợp đặc biệt của vận động nên nó là quá trình tự thân. Sự phát triển mang tính phổ biến thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy, trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với qui luật khách quan. Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ : phát triển là khuynh hướng tiến lên nhưng không phải tuyến tính mà bao hàm sự quanh co, thụt lùi tương đối. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật phát triển sẽ khác nhau. Chẳng hạn, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Hay trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo và nhân đân của các nước chậm phát triển và kém phát triển. Tóm lại, dù sự vật hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên tnhư thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung. // ý nghĩa của phương pháp luận Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri 5 thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội. Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”. Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại. Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển, nên trong nhận thức và hoạt động của bản thân chúng ta phải có quan điểm phát triển. Điều đó có nghĩa là khi xem xét bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi, chuyển hoá của chúng. Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tuỳ theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người. Sinh viên là những người đang trong quá trình phát triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách cho nên thời kì này phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong tương lai. Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ. Chính vì thế, chúng ta cần phải tăng cường phát huy nỗ lực của bản thân trong việc hiện thực hoá quan điểm phát triển vào nhận thức và cải tạo sự vật nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của chúng ta và của toàn xã hội . Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó . Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực 6 tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp Câu 3: Quy luật lượng chất – ý nghĩa của phương pháp luận Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật hiện tượng Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy đinh khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ k phải là cái khác Cần phân biệt chất với tư cách là một phạm trù triết học với khái niệm chất của các ngành khoa học cụ thể và trong cuộc sống hàng ngày, nó không đồng nhất mà nó có nội dung khái quát hơn nhiều, bao hàm tất cả các khái niệm chất của khoa học cụ thể. Nó là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng Chất của các sự vấn là do các thuộc tính vốn có của sự vật kết hợp một cách hữu cơ với nhau tạo thành, bản thân mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi vật có vô vàn chất. Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ trong các mối quan hệ, các thuộc tính của sự vật có vị trí khác nhau trong đó có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật, chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quyết định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật. Thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này, thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện bản chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ khác thì thuộc tính khác lại cơ bản, quy định chất của sự vật. Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sụ vật được hình thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Ví dụ, kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố cacsbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon khác nhau vì thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, than chì lại mềm Việc nắm được cấu trúc cửa sự vật cho phép hiểu được vì sao sự mất đi hay thay đổi của một số thuộc tính này hay thuộc tính khác lại k trực tiếp dẫn đến thay đổi chất của nó. Ví dụ như ở một số nước tư bản hiện nay, hàng chục triệu công nhân có cổ phần nhưng 20% số người giàu vẫn kiểm soát 70-80% nguồn lợi kinh tế, tỷ suất giá trị thặng dư thấp nhất là 200% Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật làm cho sư vật này k hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ các thuộc tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như thuộc tính của sự vật Lượng là cái vốn có của sự vật, song lượng chưa làm cho sự vật của nó, chưa làm cho nó khác với những cái khác. Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính chất khách quan như chất của sự vật 7 Lương của vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…. Lượng không nói lên sự vật đó là cái gì. Các thông số lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với vận động biến đổi của sự vật. Do đó lượng nói lên mặt không ổn định của sự vật, mặt liên tục thay đổi trong sự vận động phát triển của sự vật Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính chất tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại. Chẳng hạn, số lượng sinh viên học giỏi của nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. Do đó, cần tránh quan điểm siêu hình, tuyệt đối hóa ranh giới giữa chất và lượng Chất và lượng thống nhất với nhau. Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Chất và lượng của sự vật đều mang tính khách quan. Trong sự khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó nó vô vàn lượng. Tuy nhiên chất và lượng là hai mặt quy định lẫn nhau k thể tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó. Ví dụ sự khác nhau giữa chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng với nước ở thể rắn được quy định bởi lượng là nhiệt độ. Sự khác nhau giữa nước thường và nước nặng được quy định bởi lượng là tỷ lệ Hydro và Oxi trong cấu tạo phân tử. Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình của sự vật Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng cũng biên đổi. Sự thay đổi giữa chất và lượng không diễn ra độc lập với nhau, trái lại chúng có mối quan hệ lẫn nhau. Nhưng k phải bất kì sự thay đổi nào của lượng cũng thay đổi căn bản bản chất của sự vật. Lượng của sự vật có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà k làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó. Chẳng hạn, khi ta nung 1 thỏi thép đặc biệt ở trong lò, nhiệt độ của lò nung có thể lên tới hàng trăm độ, thậm chí lên tới hàng nghìn độ, song thỏi thép vẫn ở trạng thái rắn chứ chưa chuyển sang trạng thái lỏng. Khi lượng của sự vật được tích lúy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ mất đi, chất mới thay thê chất cũ. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng mà chưa làm thay đổi chất của sự vật được gọi là độ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vạt chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. Độ là mối liên hệ giưa chất và lượng của sự vật, ở đó sự thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật. Trong độ, sự vật vẫn còn là nó chứ chưa biến thành cái khác Lượng thay đổi dần dần mới dẫn đến những thay đổi về chất Trong giới hạn của độ, lượng là yếu tố động, nó thường xuyên biến đổi, quá trình này diễn ra một cách từ từ theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần nhưng sự thay đổi đó chưa làm thay đổi về chất Chất là yếu tố tương đối ổn đinh hơn. Khi lượng thay đổi đến giới hạn nào đó thì chất căn bản của sự vật mới thay đổi, sự vật k còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó. Tại điểm giới hạn mà sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điêm nút Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật, sự gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục và sự liên tục là sự kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn Sự thay đổi về chất tác động lại sự thay đổi về lượng 8 Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi ra đời, chất mới có tác động lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và sự phát triển của sự vật đó. Chẳng hạn chúng ta k thể dùng chai 1 lít để chứa hết 1 lít nước sau khi đã làm cho 1 lít nước đó bốc hơi. Tốc độ vận động của phân tử nước ở trạng thái hơn cao hơn rất nhiều so với tốc độ vận động của phân tử đó ở trạng thái lỏng. Các hình thức cơ bản của bước nhảy Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của bước nhảy được quyết định bời tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất Dựa trên nhịp điệu thực hiện bước nhảy của bản thân sự vật có thể phân chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi Căn cứ vào quy mô bước nhảy của sự vật có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội người ta còn phân chia sự thay đổi đó thành thay đổi có tính chất cách mạng và thay đổi có tính tiến hóa Cách mạng là sự thay đổi trong đó chất của sự vật biến đổi căn bản, không phụ thuộc vào hình thức biến đổi của nó. Tiến hóa là sự thay đổi về lượng với với những biến đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất không cơ bản của sự vật. Song cần lưu ý rằng, chỉ có sự thay đổi căn bản về chất mang tính tiến bộ mới là cách mạng. Nếu sự thay đổi cơ bản về chất làm cho xã hội thụt lùi thì lại là phản cách mạng] Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra nội dung của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi sự vất đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới có chất mới cao hơn… Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho các sự vật không ngừng biến đổi. Nhận thức mối quan hệ đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất chúng ta rút ra được ý nghĩa của phương pháp luận quan trọng trong các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Một, để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Những nhận thức ban đầu về chất của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và được làm sâu sắc thêm khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật đó Hai, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu bằng quá trình tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật và chống cả hai khuynh hướng: Tả khuynh là tư tưởng chủ quan, duy ý chí và nôn nóng, chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc coi nhẹ sự tĩnh lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh đến bước nhảy, từ đó dẫn đến hành động phiêu lưu, mạo hiểm Ngược lại hữu khuynh là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó không dám thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc tư tưởng chỉ nhấn mạnh đên sự thay đổi dần dần về lượng từ đó rơi vào chủ nghĩa cải lương và tiến hóa luận 9 Trong hoạt động thực tiễn của mình, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức linh hoạt của bước nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc quy luật này. Tùy theo từng điều kiện cụ thể, từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chọn bước nhảy phù hợp. Chống giáo điều, rập khuôn, ngại khó khi điều kiện thực hiện bước nhảy đã chín muồi Sự thay đổi về chất của sự vật còn thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó trong hoạt động của mình, chúng ta phải biết tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn, trên cơ sở hiểu biết đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi… Câu 4: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất, có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Hoạt động của con người bao gồm hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần. Hoạt động thực thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nếu con vật chỉ hành động một cách bản năng để thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài thì con người nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có tính mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo tạo thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu, thích nghi một cách chủ động với thế giới, làm chủ thế giới. Con người k thể thỏa mãn với những gì tự nhiên cung cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống mình. Để lao động có hiệu quả con người phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người đã tạo ra những vật phẩm k có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy có thể nói rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ của con người với thế giới. Mỗi hoạt động của con người đều mang tính lịch sử cụ thể. Nó chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định nào đó. Nó có quá trình hình thành, phát triển và kết thúc hoặc chyển hóa sang giai đoạn khác; không có hoạt động thực tiễn nào tồn tại vĩnh viễn. Nhưng thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động đó chỉ có thể tiến hành trong các quan hệ xã hội. Do đó, về mặt nội dung cũng như phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử xã hội. Hoạt động thực tiễn được coi là phương thức tồn tại (giá trị) người Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng song có thể chia ra 3 hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra những của cải và những điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của hoạt động đặc biệt của hoạt động thực tiễn , là hoạt động của các nhà khoa học tác động làm biến đổi những đối tượng nhất định, trong một điều kiện nhất định, theo một mục đích nghiên cứu nhất định. Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, k thể thay thế cho nhau song giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động khác. Bời vì nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại 1 cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người và nó tạo ra điều kiện vật chất, của cải thiết yếu có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì k có các hoạt động khác. Các hoạt động khác suy cho cùng cũng xuất phát từ hoạt động sản xuất vật chất và phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người. 10 [...]... mới 12 Song có những bộ phận phản ánh gián tiếp CSHT lại tồn tại dai dẳng khi CSHT thay đổi như tôn giáo, nghệ thuật Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội Tuy CSHT quyết định KTTT, nhưng KTTT cũng có tác động tích cực trở lại CSHT đã sinh ra nó Tất cả các yếu tố của KTTT đều có tác động đến CSHT Tuy nhiên mỗi yếu tố khác nhau có vai trò... thuật, tôn giáo…; là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng đều có nguồn gốc từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội Nhưng tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội, hệ tư tưởng thì phản ánh gián tiếp Tâm lý xã hội là ý thức xã hội ở trình độ thấp, hệ tư tưởng xã hội là ý thức xã hội ở trình độ cao Tuy ở hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác... luật của chúng Ví dụ, khi người nông dân trồng lúa thì họ sẽ có những hiểu biết về cây lúa Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành.Ví dụ, qua hoạt động thực tiễn mà ông cha ta đã đúc kết “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng Bay vừa thì râm” Những ngành khoa học ra đời, đều do nhu cầu của thực tiễn đòi... hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác - Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người Sở dĩ có. .. đã khôi phục và phát triển những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo dưới những cái tên mới như chủ nghĩa Cantơ mới, chủ nghĩa Tômát mới, để chống lại phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Vì vậy, khi tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì không những phải vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện tại, mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc... sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên, cải thi n tự nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Nó quyết định kết cấu và tình chất của xã hội Mỗi khi PTSX thay đổi là yếu tố suy cho cùng là làm cho xã hội thay đổi Lịch sử XH loài người là lịch sử thay thế nhau của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý: là những điều kiện về sông ngòi,... hội có tính kế thừa Lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước Thí dụ, chủ nghĩa Mác đã kế thừa những tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp là nền triết học Đức, kinh tế học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không... xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: PTSX vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân cư Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh... nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau... lập tương đối Sở dĩ có biểu hiện đó là do những nguyên nhân sau: Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không phản ánh kịp sự thay đổi đó và trở nên lạc hậu Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính . phải có những điều kiện vật chất khách quan. Trong những điều kiện đó, trước hết phải có con người nhận thức ý thức, tư tưởng, lý luận và cùng những điều kiện vật chất khách quan khác thông qua. là luận điểm khoa học trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định. con người và nó tạo ra điều kiện vật chất, của cải thi t yếu có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì k có các hoạt động khác.