Ấn Độ là 1 nước lớn ở miền Nam châu Á, giáp với Ấn độ dương và dãy nói Hymalaya hùng vĩ, án ngữ theo vòng cung dài 2600 km. Đặc điểm nổi bật về điều kiện KTXH của XH Ấn Độ cổ, trung đại là sự tồn tại từ rất sớm và kéo dài của kết cấu KTXH theo mô hình công xã nông thôn. Trong XH Ấn độ cổ, trung đại đã phân hóa và tồn tại rất dai dẳng bốn đẳng cấp lớn: Tăng lữ; quý tộc; bình dân tự do và tiện nô. Ngoài sự phân biệt đẳng cấp XH Ấn độ cổ, trung đại còn có sự phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo.. những phân biệt đó có ảnh hưởng tới những quan hệ trong cuộc sống đòi hỏi mọi người dân phải tôn trọng
Trang 1MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1 Tư tưởng về bản luận và nhận thức luận của triết học Phật giáo ở Ấn Độ, cổ, trung đại Ảnh hưởng của triết học Phật giáo ở Việt Nam
*Điều kiện lịch sử - xã hội của sự hình thành và phát triển triết học Ấn
- Trên cơ sở hiện thực XH đó đã làm hình thành và phát triển VH của Ấn
độ Người Ấn độ cổ đại đã tích lũy được những kiến thức phong phú về thiênvăn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, đã biếtquả đất xoay tròn và tự xoay xung quanh trục của nó ở đây toán học cũng xuất
hiện sớm, nên họ đã phát minh ra số thập phân, tính được trị số (pi), biết đại
số, biết lượng giác về y học ở đây đã xuất hiện những danh y nổi tiếng, chữa
bệnh bằng cây thuốc, bằng thuật châm cứu
- Văn hoá Ấn Độ chịu sự chi phối mạnh mẽ của kinh Vêda Đó là những
ghi chép về phong tục tập quán, luật lệ, những chuẩn mực đạo đức, ướcnguyện, bài tế lễ….của người Arya
Người ta thường chia VH Ấn độ cổ, trung đại làm 3 giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất: Từ giữa thiên niên kỷ III TCN đến giữa thiên niên
kỷ II TCN Đây là giai đoạn thường được gọi là: “nền văn minh Harappa”, (hay nền văn minh Sông Ấn), khởi đầu của nền văn hóa Ấn độ Cho tới nay
người ta còn biết quá ít về nó ngoài 1 số tư liệu khảo cổ ở đầu TK XX
Trang 2Giai đoạn thứ 2: Tiếp nối giai đoạn thứ nhất tới thế kỷ VII TCN Đây là giai đoạn hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya trên lưu vực sông Ấn và sông Hằng và cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ấn độ cổ, trung đại Trong giai đoạn này có sự xâm nhập của người
Arya (gốc Ấn - âu) vào khu vực của người Dravida (người bản địa) Đây là sựkiện quan trọng về lịch sử, đánh dấu sự hòa trộn giữa 2 nền VH- tín ngưỡngcủa 2 chủng tộc khác nhau Chính quá trình này đã xuất hiện 1 nền VH mới của
người Ấn độ là: nền VH Veda.
Do chiếm được những vùng đất đai mầu mỡ, lại có lực lượng lao động dồidào, do tiếp thu kỹ thuật, văn minh của người Dravida (người bản địa), ngườiArya (gốc Ấn - âu) bắt đầu chuyển dần từ chăn nuôi, du mục sang nông nghiệp,định cư, phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp Sự phát triển KT đãtạo ra 1 bước thay đổi lớn các quan hệ XH Chế độ thị tộc bị tan rã, mô hình
công xã nông thôn ra đời; XH phân chia thành các giai cấp: Tăng lữ; quý tộc; bình dân tự do và tiện nô Đây chính là nguyên nhân chính làm cho XH luôn
diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng đối lập Điều đó phần nàogiải thích được vì sao cuộc đấu tranh trên lĩnh vực hệ tư tưởng (trong đó cóTH) ở thời kỳ này lại sôi nổi, phong phú và đa dạng như vậy
Giai đoạn thứ 3: Từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ I TCN.
Đây là thời kỳ có những biến động lớn cả về CT, KT, VH XH Lúc này
các quốc gia chiến hữu nô lệ đã thực sự phát triển và thường gây chiến tranh để thôn tính lẫn nhau, dẫn đến hình thành các quốc gia lớn, các
vương triều thống nhất ở Ấn độ Thời kỳ này 1 số nghề rất phát triển: thủ công,dệt bông, luyện sắt, đồ gỗ, gốm sứ, thương mại Đây cũng là thời kỳ hìnhthành các trường phái TH - tôn giáo lớn của Ấn độ cổ đại TH Ấn độ cổ đạiđược chia ra làm 2 phái chính là: chính thống và không chính thống
- Phái chính thống (àstika) gồm có: Sàm khuya, Mimànsa, Vedànta,
Yoga, Nỳaya và Vaisesika
- Phái không chính thống hay tà giáo (nàstika) gồm có: Jaina, Lokàyata
và Buddha (phật giáo)
Trang 3Tiêu chuẩn chính để phân biệt giữa 2 trường phái đó là sự thừa nhận hay không thừa nhận tính đúng đắn của TH vêda Những trường phái TH nào
thừa nhận tính đúng đắn của TH Vê da, lấy Vêda làm cơ sở tư tưởng của mìnhđược gọi là trường phái TH chính thống, những trường phái TH không thừanhận Vê da thuộc về trường phái TH không chính thống
Ở Ấn độ cổ, trung đại các nhà TH thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống TH có trước Mỗi người tìm cách làm sáng tỏ 1 học thuyết đã có và tránh mâu thuẫn với nó Đó cũng là 1 đặc điểm của sự phát triển tư tưởng TH
Kinh điển Phật giáo hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận gọi là Tam Tạng,gồm Kinh, Luật, Luận Kinh được coi là những lời Phật thuyết pháp, Luật lànhững giới điều mà các giáo đoàn Phật giáo phải tuân theo, Luận là những tácphẩm luận giải những vấn đề Phật giáo của nhiều học giả, cao tăng về sau
- Về bản thể luận:
Phật giáo không thừa nhận có ai sáng tạo ra vũ trụ, không thừa nhận vũtrụ có ngày tạo ra và có ngày bị tiêu diệt Vạn vật sinh ra là do sự chuyển biếncủa bản thân nó, trong nó, vũ trụ là tự tại Thế giới vạn vật là vô thủy vô chung
Trang 4(vô cùng về 2 phía) Mỗi SVHT cụ thể có thủy có chung (có giới hạn), có sinh
có diệt theo chu kỳ: sinh, trụ, dị, diệt, tức là sinh ra, tồn tại trong không gian,thời gian Sự vận động, biến đổi của SVHT diễn ra theo QL nhân quả
- Về nhận thức luận:
ở Ấn độ TH gọi vấn đề ngồn gốc của nhận thức là “tri lượng” Trước khi
phật giáo xuất hiện, có thuyết Thánh giáo lượng (nguồn gốc của nhận thức dothần, thánh mách bảo) Phật giáo bác bỏ Thánh giáo lượng, mà cho rằng nguồngốc của nhận thức là do hiện lượng và tỷ lượng Từ cảm giác đi qua tri giác đếnquan niệm, đó là hiện lượng Tỷ lượng gồm có phán đoán và suy lý Hiệnlượng cho ta biết “Tự tướng” của sự vật Tỷ lượng cho ta biết “Cộng tướng”của sự vật Biết sự vật phải biết cả tự tướng và cộng tướng của nó
Tóm lại: Phật giáo nguyên thủy có tư tưởng vô thần luận, phủ nhận đẤng
sáng tạo tối cao và có tư tưởng biện chứng Đây là những đóng góp to lớn của
nó cho sự phát triển của tư tưởng TH nhân loại nói chung và Ấn độ nói riêng
Sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam
- Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên Phậtgiáo đó góp phần to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
- Ảnh hưởng của Phật giáo la khá toàn điện: Phật giáo đã có lúc trò thànhquốc giáo ở các triều đại Đính, Lê, Lý Trần, góp phần kiên tập và bảo vệ chế
độ phong kiến tập quyền vững mạnh, giữ vững nền độc lập dân tộc Ngoài ra,phật giáo đã đào tạo được nhiều tri thức có tài đức giúp các triều đại phongkiến dựng nước an dân
- Bản chất từ bi, hỷ xả, tư tưởng nhân đạo của Phật giáo đó thấm sâu vào
ý thức dân tộc và trở thành truyền thống văn hoá Việt Nam, hưóng mọi ngườivào con đường thiện nghiệp, tu dưỡng đạo đức, vì dân vi nước Nhiều côngtrình kiến trúc do Phật giáo chủ công xây dựng là rất độc đáo, mang đậm bảnsắc dân tộc, có giá trị xưa và nay
- Ngày nay, nhiều yếu tố tích cực, nhân đạo của Phật giáo vẫn phát huytác dụng Nhiều tín điều của Phật giáo góp phần giữ gìn truyền thống văn hoátốt đẹp của dân tộc ta
Một số vấn đề cần khắc phục khi nghiên cứu phật giáo
Trang 5- Tuy nhiên là một tôn giáo, Phật giáo cũng có những tác động tiêu cựcđến xã hội và con người Việt Nam Phật giáo như một lý thuyết về sự giải thoát
bể khổ nhân gian bằng cách đi vào tự ngã của cái tâm bên trong nhằm đạt tới
sự sáng suốt tối cao ở Niết Bàn Học thuyết đó có sức mạnh đưa con người vàothế giới thanh bạch “Từ, bi, hỷ, xả”, nhưng nó thực hiện lý tưởng đó bằngkhước từ những ham muốn quý báu vốn có của con người, thủ tiêu sức sốnghành động của con người
- Tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng lý luận, tuyên truyền chủ nghĩaduy vật biện chứng khoa học, khắc phục những yếu tố duy tâm thần bí và kếthừa phát triển những yếu tố cũ phù hợp với khoa học và xã hội hiện đại
2 Tư tưởng biện chứng và đạo đức của triết học Nho giáo ở Trung Quốc cổ, trung đại Ảnh hưởng của triết học Nho giáo ở Việt Nam
Nho gia ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước C.N, do Khổng Tử (551-479T.C.N), nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc thời cổ sáng lập Đến thời Chiếnquốc, nho gia được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo haihướng khác nhau, trong đó dòng nho Khổng-Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâudài nhất trong lịch sử Trung Quốc và một số nước lân cận
Kinh điển của Nho gia gồm Tứ thư (Trung dung, Đại học, Luận ngữ vàMạnh tử), ngũ kinh (Lễ, Dịch, Thi, Thư và Xuân thu)
Qua hệ thống kinh điển của nho giáo cho thấy, hầu hết các kinh và sáchviết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Quốc Điều đó chứng tỏ xuhướng biện luận về xã hội, về chính trị, đạo đức là những tư tưởng cốt lõi củanho giáo Đương nhiên, nói như vậy không có nghĩa nho giáo không bàn đếnnhững vấn đề thuộc về thế giới tự nhiên
*Tư tưởng biện chứng tự phát về thế giới
Nho gia cho rằng, vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hoá khôngngừng theo đạo của nó (phân tích sâu “đạo” theo quan niệm của ông
Tuy nhiên , bên cạnh việc giải thích nguồn gốc vũ trụ như vậy, nho giáocòn thừa nhận có trời và quỷ thần
Trang 6Trời, theo nho gia là lực lượng có ý chí, làm chủ của vũ trụ, chi phối mọi
sự biến hoá cho hợp lẽ điều hoà Khổng Tử cũng tin có quỷ thần và cho rằng,quỷ thần là do khí thiêng của trời đất tạo thành, tuy mắt ta không nhìn thấy, tai
ta không nghe thấy v.v nhưng dường như lưu động trong đầu ta, ở bên phải ta,bên trái ta, đâu đâu cũng có".(Trung dung", 16) Song, Ông lại cho rằng, quỷthần không có tác dụng chi phối đời sống con người Vì vậy, ông phê phán mêtín, sùng bái quỷ thần, kêu gọi mọi người hãy chú trọng vào việc làm của mình.Như vậy, trong quan điểm về thế giới, tư tưởng Nho gia có tính chất mâuthuẫn Một mặt, giải thích thế giới đi từ chính bản thân thế giới, đó là yếu tốduy vật chất phác và tư tưởng biện chứng tự phát Mặt khác, lại thừa nhận cólực lượng siêu tự nhiên chi phối, quyết định sự tồn tại, vận động và phát triểncủa sự vật, của con người, đó lại là những yếu tố duy tâm Thực chất mâuthuẫn trong tư tưởng, lý luận nho gia chính là phản ánh mâu thuẫn của xã hộilúc đó
*Hoc thuyết về đạo đức
Nho gia cho rằng một xã hội thịnh trị khi, xã hội đó có chủ nghĩa, có tôn titrật tự trên dưới,có đường lối tổ chức, dân chúng được giáo hoá, thuận trời đất,lòng người Ngược lại, xã hội sẽ loạn, khi, lòng người xa rời đạo lý, khinh thịcương thường, vua không ra vua, tôi không ra tôi, xã hội không còn tôn ti trậttự
Từ đó ông xây dựng nên học thuyết nhân – lễ - chính danh
Để đổi loạn thành trị, Nho gia chủ trương thuyết "chính danh"
Để thực hiện chính danh, Nho gia chủ trương "tu thân" theo ngũ luân, ngũthường Trong đó Ngũ thường là năm phẩm chất của con người (nhân, lễ,nghĩa, trí, tín), trong tu thân cần rèn luyện Trong việc trị nước, tu thân, Khổng
Tử đặc biệt quan tâm đến đức "nhân" và"lễ"
"Nhân" là đức tính toàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người Chữ
"nhân" theo Nho gia bao hàm một nội dung hết sức rộng rãi Một học trò hỏiKhổng Tử,"thế nào là nhân", ông trả lời: "thương người là nhân"," điều gì màmình không muốn thì đừng đem áp dụng cho người khác" (kỷ sở bất dục, vậtthi ư nhân) là nhân; "mình muốn lập thân, thì cũng giúp người lập thân, mình
Trang 7muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt" ("Luận ngữ", Ung Giã, 28) lànhân Có chỗ Khổng Tử lại nói:" nhân là thương yêu người", nhân là " tôntrọng người hiền, nhân là lòng người, tình người, là quan hệ giữa người vớingười" v.v.
"Lễ" là những phong tục, tập quán, những quy tắc quy định trật tự xã hội
và cả thể chế pháp luật nhà nước, như: sinh, tang, tử, hôn, tế lễ, triều sinh, luật
lệ, hình pháp
"Lễ" quan hệ chặt chẽ với "nhân" "Nhân" là chất, là nội dung, "lễ" là hìnhthức biểu hiện của "nhân" Vì thế để đạt được "nhân" Khổng Tử khuyên conngười ta:" chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớlàm điều trái lễ" ("Luận ngữ", Nhan Uyên, 1)
Theo Nho gia, người muốn đạt đức nhân còn phải là người có"trí"và"dũng" Có thể có người"trí" mà không "nhân", nhưng không thể là "nhân"
mà thiếu "trí" Nhưng vì tin theo "Thiên mệnh", nên trong quan niệm về "trí",một mặt, Khổng Tử tin rằng, "con người sinh ra tự nhiên biết được đạo lý, làhạng người cao thượng" ("Luận ngữ", Quý Thị, 9); mặt khác, ông lại quanniệm trí không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ được hình thành khi người ta trảiqua quá trình học tập tu dưỡng Vì thế, ông chủ trương "hữu giáo vô loại"("Luận ngữ", Vệ Linh Công, 30), nhưng ông lại quan niệm "đối với dân, việc
gì cần làm thì cứ sai khiến người ta làm, không nên giảng giải vì dân không cókhả năng hiểu được nghĩa lý sâu xa " Rõ ràng, đằng sau quan điểm hợp lýcủa Khổng Tử, lại ẩn dấu sự phân biệt thứ bậc đẳng cấp xã hội mà ông hầu nhưkhông thể thoát ra khỏi thiên kiến và sự ràng buộc đó
Để xây dựng một xã hội thực sự yên bình, Nho gia đặt ra yêu cầu rất caođối với việc "tu thân" của các bậc đế vương, hiền thần Quan niệm của Nho gia,
Đế vương là người quán tam tài, nối kết (Trời-Đất-Người) ảnh hưởng của Đếvương sẽ qua các trung gian hiền thần mà thấu đến bách tính Bách tính hấp thụđược ảnh hưởng ấy sẽ được giáo hoá, sẽ được hoàn cải
Như vậy, quan niệm về luân lý, đạo đức, chính trị xã hội của Khổng Tử cónội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau và luôn thâm nhập vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội, nó luôn cố gắng giải đáp những vấn đề đặt ra của
Trang 8lịch sử Song, do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, học thuyếtcủa ông luôn chứa đựng những mâu thuẫn, giằng co, đan xen giữa những yếu
tố duy vật, vô thần và những yếu tố duy tâm, giữa những tư tưởng tiến bộ vớinhững quan điểm bảo thủ, phản ánh tâm trạng của ông trước biến chuyển củathời cuộc
*Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội và con người Việt Nam
Việt Nam chịu ách đô hộ của phương Bắc bắt đầu từ thời kỳ nhà Hán Lúcnày Nho giáo ở Trung quốc đã trở thành quốc giáo, thành ý thức hệ của vươngtriều phong kiến thống nhất
Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam chủ yếu do những kẻ xâm lược,với mục tiêu dùng Nho giáo như một vũ khí nhằm đồng hoá dân tộc, biến ViệtNam thành một bộ phận thuộc Trung quốc
Đầu công nguyên, hai viên thái thú Tích Quang và Nhâm Diên "dựng hiệuhọc, dạy lễ nghĩa" thực chất là truyền Nho giáo vào Việt Nam, ép nhân dântheo phong tục của nhà Hán Do lợi ích của kẻ xâm lược, Nho giáo vào ViệtNam bằng con đường này bị xuyên tạc đi nhiều, những yếu tố tích cực, mangtính nhân loại của Nho "Tiên Tần" hầu như bị loại bỏ
Bên cạnh con đường chủ yếu đó, Nho giáo còn được truyền bá vào ViệtNam bởi các nhân sỹ, danh nho từ Trung Quốc do lánh nạn, di cư hoặc đối lậpvới quan điểm chính trị của nhà nước chạy sang, mở trường học kiếm sống.Bằng con đường này, Nho giáo còn ít, nhiều giữ được những giá trị phổ biến,mang tính nhân loại của nó
Lịch sử phát triển của nước ta cho thấy, ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, trảiqua ngót ngàn năm đến Tiền Lê, Nho gia ở Việt Nam có sự phát triển nhấtđịnh, song nó chưa chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của nhân dân, kể cảtrong các tầng lớp trên của xã hội Sở dĩ như vậy là vì:
Nho gia là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Nó nhằm bảo vệ lợi íchcủa giai cấp phong kiến, chứng minh cho cái gọi là tính chất hợp lý của sựthống trị phong kiến và duy trì chế độ phong kiến, vì vậy chỉ có tầng lớp trênmới cần đến Nho giáo, còn nhân dân với đời sống đơn giản của mình trong giađình, trong công xã Nho gia không phải là nhu cầu cần thiết Vả lại, muốn
Trang 9thu nhận Nho gia đòi hỏi phải đèn sách lâu dài, trong khi đó theo đạo Phật, Đạogia, Tín ngưỡng bản địa dễ dàng hơn.
Với tính cách là hệ thống lý luận chính trị-xã hội ngoại nhập, ở thời kỳđầu Nho gia đã bị nhân dân xem như một thứ vũ khí của kẻ xâm lược nhằmđồng hoá dân tộc Vì thế, một mặt họ bảo vệ những tư tưởng, tín ngưỡng,phong tục, tập quán của mình đồng thời đấu tranh quyết liệt nhằm loại bỏ nó rakhỏi đời sống
Đối với các tầng lớp trên, dưới các triều đại Ngô, Đinh, Lê trong buổi đầucủa việc xây dựng nhà nước phong kiến dân tộc, do vừa phải chống thù trong,giặc ngoài, triều đình chưa có điều kiện để phát triển việc học Việc học lúc đóchủ yếu do nhà Chùa đảm nhiệm Thời đó Tam giáo tự do lưu hành Nhà nướcphong kiến sử dụng nhân tài từ ba nguồn -Phật, Đạo, Nho- mà trước hết và chủyếu từ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo còn chưa được chú ý
Khi nhà Lý được thành lập, do tình hình trong nước có phần ổn định, triềuđình có điều kiện mở mang học vấn Nho giáo theo đó mà có bước phát triểnđáng kể Dưới triều đại nhà Lý và cả nhà Trần, Phật giáo vẫn là tôn giáo có thếlực mạnh nhất ở cả triều đình và trong nhân dân Song Phật giáo không phải làđạo "trị nước" Nhà Lý đã nhận thấy Nho giáo là học thuyết có lợi cho sự thốngtrị của mình, do vậy đã tích cực truyền bá và đề cao Nho giáo Năm 1070, LýThánh Tông sai dựng Văn Miếu ở thủ đô Thăng Long, đắp tượng Chu Công,Khổng Tử và 72 tiên hiền, mở 4 trường dạy Nho giáo và tổ chức các kỳ thiNho giáo
Sang nhà Trần, Nho giáo phát triển mạnh hơn nhà Lý ở thời kỳ này cáckhoa thi được mở đều đặn hơn Năm 1236, Trần Thái Tông lập Quốc tử viện, ở
đó dạy Tứ thư, Ngũ kinh cho con em các nhà quý tộc Năm 1253, Quốc họcviện được thành lập để cho các nho sỹ đã có trình độ nhất định về Nho giáo luitới học tập Triều đình còn đặt ra "Tam khôi" (trạng nguyên, bảng nhãn, thámhoa) càng làm cho việc thi cử thêm phần hấp dẫn
Từ nhà Lê trở đi, Nho gia thành quốc giáo của Việt Nam Từ đây, Nhogiáo được xem như một học thuyết triết học và chính trị-xã hội không thể thaythế ở Việt Nam Đến thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở
Trang 10nước ta đã huỷ bỏ chế độ học tập và thi cử theo Nho giáo Tuy vậy, Nho giáovẫn ảnh hưởng lâu dài đến xã hội và con người Việt Nam.
Là một học thuyết triết học và chính trị-xã hội tồn tại hàng nghìn năm,Nho giáo có những điều đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và conngười sống trong xã hội Vì thế, xem xét sự ảnh hưởng của Nho giáo đến xãhội và con người Việt Nam cần thấy được sự tác động của những giá trị phổbiến toàn nhân loại của nó để cải tạo và phát huy
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực, cụthể là:
- Nho giáo cũng kìm hãm sự phát triển của lao động sản xuất, coi thườnglao động chân tay, coi thường phụ nữ, không khuyên khích khoa học, kỹ thuậtphát triển, chính nó đã tạo ra và củng cố tư tưởng gia trưởng, độc đoán, chuyênquyền, trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử, đẳng câp trong xã hội và cáchạng người
- Một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các côngviệc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và viphạm pháp luật
- Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứngnhắc, bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa
vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ…
Trang 113 Đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam thời kỳ phong kiến Giá trị lịch sử và hiện thực của vấn đề
Là một nước có nền văn minh lâu đời và khá phát triển, Việt Nam khôngthể không có tư tưởng lý luận (mà cốt lõi của nó là tư tưởng triết học) củamình Tìm hiểu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam không những là nhiệm vụ
cơ bản, lâu dài mà còn là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết của công tác lýluận ở Việt Nam hiện nay Đây là vấn đề lớn, khó khăn, phức tạp và còn mới
mẻ
*Điều kiện LS của sự hình thành và phát triển tư tưởng TH Việt Nam thời kỳ phong kiến
- Việt Nam từ trong chiều sâu lịch sử vốn là 1 nước nông nghiệp, chủ yếu
là canh tác lúa nước, SX mang tính tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa chậm pháttriển; PTSX mang những nét đặc trưng của PTSX châu á - đó là sự tồn tại khálâu dài của công xã nông thôn; cư dân sống phân tán; khoa học tự nhiên chậmphát triển
- Sự biến đổi chậm chạp, trì trệ trong sản xuất và khoa học tự nhiên làmảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tư duy, trong đó có tư duy TH
- Tư duy TH là dạng tư duy khái quát, chỉ xuất hiện khi XH loài người đãphát triển đến 1 trình độ tương đối cao, tri thức tích lũy được tương đối phongphú ở Việt Nam, tư tưởng TH chỉ xuất hiện khi XH Việt Nam đã phân hóathành các giai cấp khác nhau mà chủ yếu là trong XH phong kiến Khác vớiphong kiến ở phương Tây và nhiều chế độ PK ở phương Đông khác, ở Việt
Nam, PK trung ương tập quyền tồn tại lâu dài, còn PK cát cứ tồn tại trong 1 thời gian ngắn Tình hình đó ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát
triển của tư duy, tư tưởng TH
- Việt Nam là 1 nước nhỏ nằm giữa 2 nước lớn là ấn độ và Trung Hoa, bị
các tập đoàn PK phương bắc đô hộ hơn 1 ngàn năm Quá trình hình thành vàphát triển tư tưởng TH Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của tư tưởng THTrung Hoa và TH ấn độ Cùng với việc thực hiện mưu đồ xâm lược, các tậpđoàn PK phương Bắc đã truyền vào Việt Nam các học thuyết chính trị XH, TH
và tôn giáo
Trang 12Trước hết là đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật Lịch sử gọi là “Tam giáo” Ba
đạo vào Việt Nam đã tạo nên cơ sở tư tưởng cho các tập đoàn PK phương Bắcđẩy nhanh việc thực hiện các chính sách CT-XH cũng như các chính sách vănhóa XH khác của họ Quá trình xâm lược VN kéo dài hơn 1 ngàn năm (từ năm
179 TCN đến năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sôngBạch Đằng mở đầu kỷ nguyên độc lập của nước Đại Việt và nhiều chục nămnữa của sự xâm lược của quân Minh, quân Nguyên Mông.v.v.), đã làm cho conngười và XH VN không thể không bị ảnh hưởng bởi tư duy, tư tưởng TH củaTrung Hoa Tuy âm mưu Hán hoá, đồng hoá của chúng bị người Việt Nam làm
cho thất bại; nhưng nếu cho rằng sự ảnh hưởng về tư duy, tư tưởng chỉ “hời hợt” thôi thì lại không đúng đắn.
- Sự hình thành và phát triển tư tưởng TH VN gắn liền với quá trình đấutranh chống xâm lược, giành chủ quyền dân tộc và thống nhất đất nước Vấn đềđặt ra cho người Việt đương thời là phải có 1 tư duy phát triển, vì thế mới hiểuđịch, thắng địch, mới có thể tìm ra con đường để giải phóng đất nước mình,giành được độc lập chủ quyền lãnh thổ Muốn có tư duy như thế, trước hếtngười Việt phải kế thừa và phát huy những tư duy vốn có của tổ tiên mình,nhưng vốn đó không nhiều, họ phải tìm nguồn khác để bổ sung
Một mặt họ tìm trong hệ thống tư duy đồ sộ của kẻ thống trị ở bên ngoài,mặt khác họ phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước mình, dân tộc mình đểtổng kết, gạn lọc Thực tế cho thấy, với ý chí quật cường của 1 dân tộc khôngchịu làm nô lệ cho ngoại bang và với trình độ tư duy, trong đó có tư duy THphát triển là 1 trong những nguyên nhân cơ bản để dân tộc VN chiến thắng đủloại kẻ thù hung bạo, đưa đất nước thoát khỏi ách nô lệ của ngoại bang
*Đặc điểm cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam
Thứ nhất, t ư tưởng triết học VN gắn với công cuộc XD và bảo vệ đất nước
Như chúng ta đã khẳng định, nếu như triết học phương Tây thường gắnvới những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, triết học Ấn
Độ thường gắn với tôn giáo, triết học Trung Quốc gắn với chính trị -xã hội, đạođức thì những tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với công cuộc bảo vệ và
Trang 13xây dựng đất nước Do ảnh hưởng của phương thức sản xuất châu Á, nên ởViệt Nam không có sự phát triển của khoa học tự nhiên, không có sự phát triểnthương mại (sĩ – nông – công - thương), không có tiền đề ra đời của chủ nghĩa
tư bản Điều đó làm cho chế độ phong kiến kéo dài Cuối cùng, thế giới quantriết học, tư tưởng triết học Việt Nam luôn có tính chất phong kiến
Tư tưởng chủ đạo của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước, nhữngvấn đề về chính trị, xã hội bao gồm hệ thống những quan điểm lý luận về dựngnước, đánh giặc giữ nước, dân giàu nước mạnh Phạm trù "nước", xét trên bìnhdiện triết học, là những cộng đồng người, là dân tộc, quốc gia Do đó, yêu nướctrong tư tưởng triết học chính là ý thức trách nhiệm với giống nòi, với cộngđồng dân tộc được khái quát thành lý luận Tính đặc thù của chủ nghĩa yêunước Việt Nam là tinh thần đoàn kết, tinh thần bảo vệ bờ cõi lãnh thổ, bản sắcvăn hoá dân tộc Nó cũng chính là chiếc lăng kính, bộ lọc để các hệ tư tưởng dunhập tè bên ngoài đi qua Nghiên cứu đặc điểm Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
ở Việt Nam sẽ thấy rõ điều đó
Trong quá trình giao lưu với văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây,
tư duy triết học Việt Nam có nền tảng tư duy bản địa mạnh vẫn giữ vai trò chủthể để tiếp biến văn hoá ngoại lai Chẳng hạn, Phật giáo Ấn Độ có tính vô vixuất thế, còn Phật giáo Việt Nam lại hữu vi nhập thế, nghĩa là nhà chùa córuộng có vườn, nhập thế cùng thế gian làm việc Phật giáo trước khi vào ViệtNam thì vô ngã, nghĩa là không có cá nhân, không có cái tôi Nhưng, khi vàoViệt Nam, nó biến hiện thành sức mạnh cá nhân và phải được nhập vào sứcmạnh cộng đồng
Đạo giáo ở Trung Quốc gắn với tầng lớp quan lại, trí thức thất thế, từ bỏchốn quan trường, xa lánh chính trị, trở về sống gần gũi với thiên nhiên, về "cáibồng lai thiên cảnh" Nhưng, khi vào đến Việt Nam thì con người lại gắn vớitrời đất, thần thánh đạo giáo để giáo dục đạo đức xã hội, ổn định gia đình, gắngia đình với cộng đồng
Tư tưởng chủ đạo của Nho giáo vốn là đức trị, nhân trị, lễ trị Do đó, có sựbất bình đẳng về giai cấp, thế hệ, giới tính Nhưng, khi vào Việt Nam, nhữngchuẩn mực đó đã nhoà vào thiết chế cộng đồng làng xã Người Việt ứng xử
Trang 14theo kiểu: "phép vua thua lệ làng", tính đẳng cấp có, nhưng không khắt khe.Văn hoá Nho là một loại văn hoá mạnh, đồ sộ và choáng ngợp; do đó, trongnhiều thời kỳ, nó áp đặt văn hoá cho các dân tộc khác Tuy nhiên, Nho giáosang Việt Nam lại biến đổi Do tính bản địa mạnh nên tư duy người Việt không
bị đồng hoá Bằng chứng là nhà Minh đô hộ nước ta 20 năm, và trong từng ấynăm chúng tìm nhiều cách để áp đặt văn hoá Hán (như đốt sách vở, di tích ),nhưng khi chiến thắng quân Minh, người Việt đã tự giải phóng khỏi sự áp đặt
ấy và tự xây dựng mô hình văn hoá của mình
Triết học Việt Nam coi trọng những vấn đề về xã hội và nhân sinh, coinhẹ những vấn đề về tự nhiên, tức là chú trọng xây dựng các vấn đề lý lẽ trongchính trị - xã hội và luân lý, giáo dục đạo làm người
Thứ hai, tư tưởng triết học Việt Nam có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan
Trong khi triết học phương Tây đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan thì
ở Việt Nam, vấn đề trung tâm, hang đầu là vấn đề con người, đạo lý làm người,tức nhân sinh quan; sau đó các nhà tư tưởng mới đi tìm cách lý giải, đặt cơ sởcho những vấn đề tạo nên thế giới quan Điều này bị quy định bời phương thứcsản xuất châu Á
Thứ ba, tư tưởng triết học Việt Nam không có tính hệ thống cao
Vì đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan nên tư tưởng triết học Việt Namphát triển từ những ý niệm thô sơ, chất phác về nhân sinh lên trình độ lý luận
về nhân sinh và vũ trụ; bởi vậy dường như nó có vẻ thiếu tính hệ thống chặtchẽ, thường là cải biến nội dung các khái niệm trong các học thuyết du nhập từbên ngoài
Hệ thống khái niệm, phạm trự triết học trong tư tưởng triết học Việt Namcùng loại với triết học Trung Quốc, Ấn Độ (triết học Phương Đông), tuy nhiênvẫn có sự dị biệt Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu phải làm rõ sự dị biệt đó
Thứ tư, Trong tư tưởng triết học Việt Nam việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học rất mờ nhạt, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm dường như không rõ ràng
Trang 15Vì đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan nên vấn đề cơ bản của triết họcrất mờ nhạt: quan hệ giữa vật chất và ý thức, tư duy và tồn tại, tinh thần và giới
tự nhiên không trải ra trên mọi vấn đề Tư tưởng triết học Việt Nam khôngphân chia thành trường phái, hoặc không thể phân chia theo các vấn đề: bản thểluận, nhận thức luận, nhân loại luận
Hình thái đấu tranh giữa duy vật và duy tâm không phân tuyến, khôngtrực diện, không rõ ràng mà thường thể hiện qua hình thái đấu tranh giữa kháchquan và chủ quan, giữa vô thần và hữu thần, dân chủ và chuyên chế, độc lập và
lệ thuộc Trong đó, lực lượng tiến bộ thường đại diện cho các khuynh hướngkhách quan, vô thần, dân chủ, độc lập; còn lực lượng bảo thủ thì đại diện chocác khuynh hướng chủ quan, hữu thần, chuyên chế, lệ thuộc Vì vậy, trong tưtưởng triết học Việt Nam vẫn có tính đảng
Ví dụ: Lê Thánh Tông tin ở tư tưởng mệnh trời của Nho giáo Ông cho
rằng, sự hưng vong của các triều đại là do trời; không những thế ông còn cầuđảo mỗi khi nước nhà gặp hạn hán, lụt lội, sâu bệnh phá hoại mùa màng, mỗikhi có hiện tượng bất thường xẩy ra trong thiên nhiên như mưa đá, nói lở, đấtnứt.v.v Chứng tỏ ông tin ở một lực lượng siêu nhiên chi phối con người và xãhội loài người Song, ông lại hoài nghi quan niệm “tâm truyền” (truyền sự giácngộ cho nhau bằng tâm chứ không phải bằng ngôn ngữ) và “đốn ngộ” (độtnhiên giác ngộ) có tính chất duy tâm thần bí của phái thiền tông
Thứ năm, t ư tưởng triết học Việt Nam trên b ì nh diện b á c học hơi nghiêng về hướng nội, duy tâm, lấy trạng thái tinh thần để giải thích hiện tượng bên ngoài: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" Còn trên bình diện
dân gian, nó lại mang màu sắc duy vật chất phác
Các nhà tư tưởng Việt Nam thường xuất phát từ những định đề có sẵn hơn
là từ sự phát triển khách quan để khái quát thành lý luận Mặc dù đã có nhiềulần tổng kết lịch sử, nhưng vẫn chủ yếu xuất phát từ những định đề có sẵn; do
đó, thường phạm vào những sai lầm, như rập khuôn, giáo điều, chủ quan, kinhnghiệm, cảm tính
Trang 16Suy nghĩ của người Việt thường gắn liền với một tín ngưỡng, một tôngiáo đa thần với các thần sông, thần nói, v.v.; từ đó, đi tới thần thánh hoá cácnhân vật lịch sử, những người có công với làng, với nước
Thứ sáu, phương pháp biện chứng trong tư duy triết học Việt Nam hơi nghiêng về thống nhất khác với phương Tây nghiêng về đấu tranh; quan niệm về vận động, phát triển của tư duy triết học Việt Nam là hình dung theo vòng tròn còn trong triết học phương Tây thì vận động, phát triển theo đường xoáy trôn ốc.
*Giá trị lịch sử và hiện thực của vấn đề
Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam được nhiều học giả
quan tâm Vì vậy, ở nước ta, xung quanh lĩnh vực này đã có không ít các cuộchội thảo, các công trình ở mức độ khác nhau đề cập đến, đặc biệt là vấn đề lýluận và phương pháp luận mà cho đến nay, vẫn còn là những vấn đề tranh luận
Về mặt lý luận, đó là việc có hay không có tư tưởng triết học Việt Nam?Nếu có thì ở mức độ nào, và các tư tưởng đó có được trình bày như một họcthuyết, một hệ thống triết học hay không? Hầu hết các ý kiến đều thống nhấtrằng, nước ta không có các học thuyết triết học được trình bày một cách có hệthống, nhưng tư tưởng triết học thì chắc chắn là có Việc khẳng định có tưtưởng triết học trong lịch sử tư tưởng nước ta, trước hết, dựa trên quan niệmduy vật về cho lịch sử cho rằng ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, sựphản ánh đó, trong những hoàn cảnh đặc biệt, đã trở thành những phản tư triếthọc trước tồn tại xã hội với nhiều sự kiện quan trọng
Vấn đề phương pháp luận chỉ được đề cập tới sau việc khẳng định nóitrên; tức là, khi các nhà nghiên cứu khẳng định có tư tưởng triết học thì đươngnhiên, khẳng định cả hình thức, đối tượng của các tư tưởng đó Phương phápluận của việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cần cụ thể hoá,chính xác hoá đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận đối tượng đó
Các vấn đề nguồn gốc, đối tượng và đặc điểm của tư tưởng triết học ViệtNam nêu trên chỉ là những nghiên cứu ban đầu đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiêncứu, bổ sung và làm rõ