skkn Áp dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy dạy kiểu bải tác giả văn học khối 11 và 12 THPT NGỌC LẠC

19 2.5K 4
skkn Áp dụng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy dạy kiểu bải tác giả văn học khối 11 và 12 THPT NGỌC LẠC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục góp một phần không nhỏ trong việc phát triển xã hội và để đổi mới giáo dục việc đầu tiên là phải đổi mới phương pháp dạy học bằng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, giúp người học phát triển năng lực, tư duy nhạy bén, sáng tạo và khả năng tự học để nâng cao trình độ của bản thân.Vào những năm gần đây các nhà nghiên cứu giáo dục đã nghiên cứu và đưa vào những kĩ thuật, phương pháp mới áp dụng vào dạy học tích cực khẳng định vị trí, vai trò của người học. Người học không còn thụ động tiếp nhận tri thức thông qua hình thức đọc chép hay học thuộc một cách máy móc mà người học trở thành chủ thể tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đúng như yêu cầu của nền giáo dục mới: Giáo viên là người hướng dẫn, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Hiện nay môn Văn trong trường phổ thông là bộ môn tích hợp Văn, Tiếng Viêt, Làm văn nên dung lượng kiến thức và số tiết nhiều trong khi đó dạy kiểu bài về “Tác giả văn học” lại phân bố đều trong cả 3 khối và đây là kiến thức vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những nền tảng cơ bản để đi vào lĩnh hội những tác phẩm cụ thể của những tác giả lớn (chiếm một phần kiến thức không nhỏ trong chương trình). Ngoài ra những bài học này cũng nằm trong hệ thống câu hỏi 2 điểm trong các kì thi lớn như tốt nghiệp và đại học. Song để dạy những bài văn học sử này người dạy gặp không ít những khó khăn bởi dung lượng kiến thức nhiều, khô khan, số tiết theo PPCT dành cho bài học ít nên để đảm bảo giờ dạy và tiến độ chương trình người giáo viên dễ rơi vào cách dạy thầy giảng và đọc ý chính học sinh ghi chép một cách thụ động. Điều này dễ gây tâm lí mệt mỏi cho cả người dạy và người học. Nhà thi hào William A.Ward từng nói “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng thích minh họa còn người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Những người thầy như chúng ta không tham vọng mình sẽ trở thành người thầy xuất chúng hay vĩ đại nhưng nếu được thì cũng mong muốn mình sẽ đem tất cả những khả năng của mình có được truyền đạt cho học sinh, truyền cho các em niềm yêu thích và cảm hứng sáng tạo khi đối diện với môn học. Vì vậy để tạo tâm lí yêu thích những bài dạy về “Tác giả văn học” người dạy cần phải tìm ra phương pháp phù hợp vừa tạo được tâm lí thoải mái vừa phát huy được chủ thể học sinh là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Kĩ thuật dạy học bằng “Sơ đồ tư duy” của Toni Buzan đã dựa vào nguyên lí hoạt động của bộ não để phát triển nó. Với sơ đồ tư duy nó có khả năng kích thích toàn bộ não hoạt động, vận dụng nâng cao khả năng chiếm lĩnh ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo tri thức. Đây là kĩ thuật nâng cao cách ghi chép bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng đường nối, với cách thức đó các dữ liệu được ghi nhớ, nhìn nhận dễ dàng thay cho việc dùng chữ để miêu tả. Hiệu quả của nó mang lại vô cùng to lớn nó có khả 1 năng “Tóm lược một cuốn sách trên một trang giấy” giúp người học tóm tắt những kiến thức cơ bản, có cái nhìn tổng thể không bỏ sót các ý tưởng.Và đối với kiểu bài về “Tác giả văn học” yêu cầu khái quát không bỏ sót các ý là điều quan trọng vì những bài học này là chiếc chìa khóa mở ra những hiểu biết khái quát về tác giả văn học: về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn, nội dung và phong cách nghệ thuật. Trong thời gian vừa qua xu hướng dạy học hiện đại kết hợp với thành tựu về công nghệ thông tin đang diễn ra phổ biến ở nhiều cấp học, ngành học, môn học. Công nghệ thông tin với tư cách là phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang tỏ ra có ưu thế và hiệu quả trong giảng dạy môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung. Trước khi bước vào năm học 2012 – 2013 Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã triển khai cho các trường THPT chuyên đề “Dạy và học tích cực bằng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học” trong đó có kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” trong một năm áp dụng nó vào quá trình dạy học môn Ngữ văn, nhất là đối với kiểu bài về “Tác giả văn học” bản thân tôi thấy có những hiệu quả nhất định. Từ việc tìm hiểu và áp dụng kĩ thuật dạy học “sơ đồ tư duy” ở 2 khối lớp 11 và 12 trong năm học 2012- 2013 tôi nhận thấy đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh hứng thú và yêu thích tiết học về kiểu bài “Tác giả văn học” so với tiết dạy theo phương pháp truyền thống. Từ thực tiễn giảng dạy đó tôi xin chia sẻ với đồng nghiệp về kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc giảng dạy kiểu bài “Tác giả văn học” bằng đề tài: Áp dụng kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” dạy kiểu bài “Tác giả văn học” khối 11 và 12 THPT. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận của vấn đề. a. Khái niệm sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy (giản đồ ý) được Toni Buzan sáng lập vào thập niên 60 của thế kỉ trước, định nghĩa “Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh, nhằm tìm tòi, đào sâu ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm, từ ý tưởng, hình ảnh trung tâm này sẽ phát triển thành các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với ý trung tâm với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh”. b. Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy Sử dụng sơ đồ tư duy như là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kĩ năng sử dụng bộ não mới mẻ. Đó là một dạng sơ đồ kết hợp từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc hoạt động của bộ não. Bởi vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bộ não của con người có 2 bán cầu trái và phải. Não phải nhạy cảm với thông tin, màu sắc, hình ảnh, tưởng tượng từ đó tác động, kích thích não trái. Não trái thích hợp với con số, từ ngữ và phân tích cho ra sản phẩm. Người ta tìm cách kích thích não phải để khi hai bán cầu não hoạt động tương thích sẽ cho kết quả tốt và sơ đồ tư duy được xem là công cụ giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. 2 Như trên đã nói thì việc sử dụng sơ đồ tư duy kích thích sự tìm tòi sáng tạo của người học, khi sử dụng sơ đồ tư duy người học sẽ hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn dẫn đến hiệu quả cao hơn vì nó phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, người học sẽ hiểu bài, nhớ lâu thay cho việc ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức (sơ đồ tư duy là công cụ ghi chép tối ưu vì nó áp dụng nguyên tắc trí nhớ siêu việt kết hợp từ khóa và kích thích cả hai bán cầu não cùng hoạt động). Tóm lại việc sử dụng sơ đổ tư duy có nhiều lợi ích: - Giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian vì nó tận dụng các từ khóa không cần viết nhiều. - Cung cấp bức tranh tổng thể. - Tổ chức và phân loại suy nghĩ. - Ghi nhớ tốt. - Kích thích tiềm năng sáng tạo. c. Sử dụng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả trong dạy kiểu bài “Tác giả văn học”. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ tăng cường tính tích cực của học sinh. Vì mỗi một bài học chứa một vấn đề cơ bản, bằng sự hiểu biết của mình giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng cách sáng tạo thành sơ đồ nhằm phát huy tính tích cực trong học sinh, huy động bộ não của các em hoạt động hết công suất cho mỗi bài học, sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im, thụ động ghi chép để một vài em phát biểu. Cách học này tạo không khí học tập sôi nổi mỗi khi học kiểu bài “Tác giả văn học” mà nhiều em cho là khô khan, cứng nhắc và thiếu cảm xúc. Sử dụng sơ đồ tư duy như là một công cụ giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp. Với kiểu bài “Tác giả văn học” thì việc cung cấp những kiến thức tổng hợp là yêu cầu quan trọng nhất, vì thế người giáo viên phải giúp học sinh phát hiện những kiến thức tổng quát của bài, những ý trung tâm, ý chính, ý nhỏ và cuối cùng hoàn thiện sơ đồ tư duy. Từ đó học sinh sẽ có cái nhìn tổng thể, đa chiều nhiều mặt về vấn đề. Đồng thời khi nhìn vào sơ đồ tư duy giúp các em có thể trình bày lại bài học. Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn là công cụ gợi mở, kích thích học sinh tìm tòi kiến thức. Đây là bước cần thiết mà người giáo viên phải dẫn dắt học sinh bằng những câu hỏi gợi mở có liên quan mật thiết đến những từ khóa trung tâm của sơ đồ để học sinh khám phá kiến thức của bài bằng việc tìm ra những nhánh nhỏ có liên kết với từ khóa trung tâm mà học sinh đã tìm trước đó. Tiếp đến, có thể sử dụng sơ đồ tư duy như là công cụ để kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy. Sau cùng, sử dụng sơ đồ tư duy làm công cụ củng cố bài học. Trong hoạt động dạy học bao giờ giáo viên cũng dành ít thời gian cuối giờ học để thực hiện 3 hoạt động củng cố kiến thức, nhắc lại những kiến thức trọng tâm. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy học sinh có thể tái hiện phần lớn dung lượng kiến thức vừa học và khi ôn lại bài học các em không cần đọc thuộc mà chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy vẫn có thể nhắc lại kiến thức một cách tương đối cụ thể, chi tiết. Điều này giúp nâng cao hiệu quả học tập và tiết kiệm thời gian. 2. Thực trạng dạy kiểu bài “Tác giả văn học” ở trường THPT. Chương trình THPT cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, trong đó bộ môn Văn góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp tri thức về đời sống xã hội và bồi dưỡng nhân cách, thanh lọc tâm hồn cho con người. Nhưng việc dạy học Văn nói chung và bài học về “Tác giả văn học” nói riêng trong nhà trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất: Xét về nhu cầu thức tiễn: mấy năm trở lại đây môn học Ngữ văn trong nhà trường có phần “thất sủng” vì yêu cầu việc làm, lựa chọn nghề nghiệp nhiều học sinh không còn mặn mà chọn môn thi thuộc các khối xã hội để học trong đó có môn Văn. Vì vậy học sinh có phần xem nhẹ môn học này. Thứ hai, trong quá trình giảng dạy nhiều trường còn thiếu phòng học chức năng nên không thể tổ chức các tiết học kết hợp giờ ngoại khóa để tạo được không gian văn học cho học sinh thể hiện khả năng của mình, điều này cũng làm giảm bớt phần nào hứng thú cho học sinh. Thứ ba: Theo phân phối chương trình những bài dạy về “Tác giả văn học” (văn học sử) có thể tách riêng như tác giả Nam Cao, tác giả Tố Hữu được học trong thời gian 1 tiết (45 phút), còn các tác giả khác như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, học kết hợp với tác phẩm, với thời lượng 2 tiết (90 phút) thì không thể dạy trong thời gian 1 tiết được mà phải ít hơn vì nếu dạy trong thời gian 1 tiết thì các tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và “Tuyên ngôn độc lập” của hai tác giả này sẽ không thể truyền đạt hết nội dung kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng. Xét về dung lượng kiến thức nhiều trong khi thời gian giảng dạy chỉ giới hạn tối thiểu, nên nếu việc cung cấp kiến thức một cách tương đối đầy đủ để người học dễ nhớ, dễ nắm bắt là rất khó khăn, bản thân giáo viên sẽ có tâm lí sợ không kịp tiến độ chương trình nên cung cấp kiến thức một cách thụ động chưa phát huy được tính chủ động, tích cực từ học sinh. Học sinh thụ động tiếp nhận tri thức mà thiếu đi sự động não, chỉ cần giáo viên đọc cho các ý trọng tâm hôm sau trả lời đúng là đạt yêu cầu. Chính điều này làm cho giờ dạy kiểu bài “Tác giả văn học” trong trường trở nên khô khan, học sinh không có hứng thú học tập, tiếp nhận tri thức kém và khả năng ghi nhớ, sáng tạo cũng bị triệt tiêu. Điều này là một sự thất bại lớn trong quá trình dạy học. Tóm lại, trong phương pháp dạy học mới học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy muốn nâng cao kết quả học tập để học sinh hứng thú, say mê với quá trình học Văn đặc biệt là kiểu bài dạy về “Tác giả văn học ” bản thân người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo đầu tư trong việc thiết kế bài 4 học và áp dụng phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp với đối tượng học sinh để khơi dậy không khí học tập cũng như khả năng vô tận trong việc lĩnh hội tri thức từ phía học sinh. 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. Trước thực trạng của việc dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay, để tạo niềm vui, sự hưng phấn, hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh tri thức tôi xin giới thiệu một kĩ thuật dạy học mới áp dụng cho kiểu bài dạy “Tác giả văn học” bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy vào bài học. Việc dạy học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn phải suy nghĩ về thông tin đó, giải thích và kết nối nó với cách hiểu biết của mình, điều quan trọng hơn là các em học được quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng. Để thực hiện được tiết dạy học kiểu bài “Tác giả văn học”(văn học sử) bằng việc sử dụng kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” yêu cầu học sinh và giáo viên làm những việc sau: Chuẩn bị tạo sơ đồ tư duy.: + Học sinh chuẩn bị sơ đồ tư duy cho bài học cũ như là việc học bài cũ thông thường. + Giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy của bài học ở nhà vào bảng phụ hoặc phần mềm hoặc chuẩn bị dụng cụ vẽ để thực hiện trên lớp (Thước, phấn màu ). Phương tiện vẽ sơ đồ tư duy: + Học sinh: bảng, giấy A0, A3, A4, bút màu. + Giáo viên: Bảng, phấn màu, bút màu hoặc phần mềm đã được giới thiệu (phần mềm: Buzans iMindmap; Irsppiation; Visual Mind hoặc phần mềm FreeMind). Thực hiện vẽ sơ đồ tư duy: Có thể chọn nhiều cách sau đây, tuy nhiên phải phù hợp và linh hoạt trong quá trình dạy học. + Giáo viên cho học sinh vẽ theo nhóm. + Học sinh lên bảng trình bày. + Giáo viên vẽ sẵn và trình bày. + Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh trả lời giáo viên vẽ sơ đồ minh họa + Giáo viên vẽ thiếu nhánh yêu cầu học sinh bổ sung kiến thức còn thiếu. + Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh bằng sơ đồ chưa đầy đủ, yêu cầu học sinh hoàn thiện. Cách tiến hành + Ở vị trí trung tâm của sơ đồ tư duy là hình ảnh hay từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính. + Từ trung tâm sẽ phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh. + Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển, phân nhánh để đến các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính. + Cứ thế phân nhánh tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề liên quan với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra bức tranh tổng thể mô tả khái niệm/ nội dung/ chủ đề 5 trung tâm một cách rõ ràng. Như vậy một khái niệm/ nội dung/ chủ đề chính được gắn kết với nội dung tiểu chủ đề lên quan. Nội dung/ chủ đề chính đóng vai trò là điểm hội tụ những mối liên hệ với các nội dung/ tiểu chủ đề liên quan khác. Tuy nhiên kết cấu này là tạm thời, cho phép có thể thêm bớt, điều chỉnh. Bản chất mở của quá trình khuyến khích tạo mối liên hệ giữa các ý tưởng. (Lưu ý: “Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng” nên trong quá trình vẽ cần sử dụng màu sắc làm nổi bật ý và các đường thẳng càng gần với từ khóa trung tâm cần tô đậm càng xa từ khóa trung tâm nhạt dần.). Tóm tắt một số hoạt động với tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy. + Hoạt động1. Lập sơ đồ tư duy: học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm, theo hướng dẫn của giáo viên hoặc mỗi cá nhân vẽ + Hoạt động 2. Báo cáo thuyết trình về sơ đồ tư duy. + Hoạt động 3. Thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ tư duy: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ về bài học + Hoạt động 4. Củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy: Giáo viên cho học sinh trình bày củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy mới hoàn thiện hoặc sơ đồ do giáo viên chuẩn bị trước khi lên lớp. Bài dạy minh họa.(Tôi xin giới thiệu 2 bài dạy minh họa sau) Bài dạy minh họa 1. “Tác giả Nam Cao” Tiết 50 theo PPCT lớp 11. I. Định hướng kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về tiểu sử, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, tư tưởng chủ đạo và phong cách nghệ thuật của Nam cao. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tiểu sử. 3. Thái độ: Qua bài cuộc đời và sự nghiệp của Nam Cao giúp ta trân trọng những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học dân tộc, có ý thức tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ của nhà văn và bảo lưu những giá trị tinh thần đó. II. Phương tiện thực hiện. SGK, Thiết kế bài học, máy chiếu và ứng dụng phần mềm iMindMap (nếu có), bút màu hoặc phấn màu, giấy. III. Phương pháp sử dụng. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi. IV.Nội dung và tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. Hoạt động 1. Lập sơ đồ tư duy: Giáo viên dùng kết hợp kĩ thuật “Đặt câu hỏi” để lập sơ đồ tư duy. Câu hỏi 1. Chủ đề chính của bài học hôm nay là gì? Học sinh sẽ tìm ra từ khóa trung tâm là Nam Cao. 6 Câu hỏi 2. Nêu nội dung chính bao trùm lên chủ đề? Học sinh sẽ đưa ra vấn đề liên quan đến tác giả Nam Cao bao gồm:Tiểu sử và con người; Sự nghiệp văn học.(đây là từ khóa cấp 1) Từ từ khóa cấp 1 giáo viên hướng dẫn học sinh tìm từ khóa cấp 2. Câu hỏi 3. Em hãy nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn? Học sinh trao đổi thảo luận và tìm ra từ khóa cấp 2 bao gồm: Năm sinh, năm mất, tên; Quê hương; Gia đình; Cuộc đời; Con người. Câu hỏi 4.Con người Nam Cao có đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp của ông? Học sinh sẽ trả lời và đây là từ khóa cấp 3: Vẻ ngoài lạnh lùng, nhưng nội tâm phong phú; Đôn hậu; Trung thực Câu hỏi 5. (Đây là câu hỏi chuyển sang phần II của bài học) Sự nghiệp văn học của Nam Cao có những nét chính nào? Học sinh sẽ trả lời câu hỏi và tìm ra từ khóa cấp 2 bao gồm: Quan điểm nghệ thuật; Những đề tài chính; Phong cách nghệ thuật. Câu hỏi 6. (Câu hỏi này thuộc nội dung phần 1 của mục II )Trước cách mạng và sau cách mạng Tháng Tám, Nam Cao có quan điểm như thế nào về nghệ thuật? Với câu hỏi này học sinh sẽ nhận ra ở cả hai thời kì Nam Cao đều có quan điểm nghệ thuật riêng để khẳng định bước phát triển và sự thay đổi về mặt tư tưởng của nhà văn và các em sẽ tìm ra câu trả lời. Trước cách mạng Nam Cao có những quan điểm nghệ thuật sau: Quan điểm về tác phẩm văn chương; Quan điểm về nhà văn; Quan điểm về nghề văn. Sau cách mạng Thánh Tám Quan điểm của Nam Cao là Văn chương ngoài tính nghệ thuật phải có tính tuyên truyền cách mạng; Xác định lập trường của nhà văn. (đây là từ khóa cấp 4). Câu hỏi 7. (Câu hỏi này thuộc nội dung phần 2 mục II) Trước và sau cách mạng Nam Cao thành công với những đề tài nào? (Học sinh sẽ tìm được từ khóa cấp 3và 4). Trước cách mạng Nam Cao thành công ở 2 đề tài: Người trí thức; Người nông dân. Sau cách mạng: Cây bút tiêu biểu văn học chống Pháp. Câu hỏi 8. Hãy nêu những tác phẩm chính của 2 đề tài? Viết về đề tài người trí thức và người nông dân nam Cao có những trăn trở day dứt về vấn đề gì? Học sinh sẽ tìm được câu trả lời có từ khóa cấp 5: Tác phẩm; Nội dung Câu hỏi 9. (Câu hỏi này thuộc nội dung phần 3 mục II) Nêu những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Học sinh tìm hiểu và sẽ tìm từ khóa cấp 3: Những vấn đề nhỏ nhưng có triết lí sâu sắc; Biệt tài phân tích tâm lí nhân vật; Sử dụng thủ pháp độc thoại, độc thoại nội tâm; giọng điệu buồn thương, trĩu năng yêu thương. Câu hỏi 10. Sau khi học xong bài em hãy đưa ra nhận xét khái quát về tác giả Nam Cao? Câu hỏi này được xem như từ khóa cấp 1 thuộc phần kết luận. 7 8 Sơ đồ minh họa cho bài học “Tác giả Nam Cao” 9 Hoạt động 2. Báo cáo thuyết trình sơ đồ tư duy. Hoạt động 3. Thảo luận, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ đồ tư duy. Sau khi đã học xong bài giáo viên gọi học sinh nhận xét xem trong quá trình học bài còn thiếu sót ý thì bổ sung và hoàn thiện sơ đồ. Hoạt động 4. Củng cố bài học. Giáo viên gọi học sinh củng cố bài học bằng sơ đồ học sinh vừa chỉnh sửa hoặc giáo viên đưa sơ đồ do mình chuẩn bị sẵn. 4. Dặn dò: Học sinh học bài cũ bằng việc tự vẽ lại sơ đồ bổ sung thêm các nhánh nhỏ hơn để khắc sâu bài học. Chuẩn bị bài mới. Bài dạy minh họa 2. “Tác giả Tố Hữu” Tiết 22 theo PPCT lớp 12. I. Định hướng kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1. Kiến thức: Nắm được những nét cơ bản về đường đời, đường cách mạng, đường thơ và phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt tiểu sử. 3. Thái độ : Qua bài cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu giúp ta trân trọng những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học dân tộc, có ý thức tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ của nhà văn và bảo lưu những giá trị tinh thần đó. II. Phương tiện thực hiện. SGK, Thiết kế bài học, máy chiếu và ứng dụng phần mềm iMindmap (nếu có), bút màu hoặc phấn màu, giấy. III. Phương pháp sử dụng. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi. IV. Nội dung và tiến trình lên lớp. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. Hoạt động 1. Lập sơ đồ tư duy Câu hỏi 1. Chủ đề chính của bài học hôm nay là gì? Học sinh trả lời chủ đề/ từ khóa trung tâm: Tố Hữu. Câu hỏi 2. chủ đề của bài học có những ý chính nào? Học sinh sẽ đưa ra những vấn đề có liên quan đến Tố Hữu bao gồm: Tiểu sử; Đường cách mạng, đường thơ; Phong cách nghệ thuật; Kết luận.(đây là từ khóa cấp 1). Câu hỏi 3. Hãy nêu những nét chính về tiểu sư của Tố Hữu? Học sinh tìm được từ khóa cấp 2: Năm sinh, năm mất,tên; Quê hương; Gia đình; Cuộc đời. Câu hỏi 4. (Đây là câu hỏi thuộc mục II của bài học). Chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó với chặng đường cách mạng như thế nào? 10 [...]... dụng kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy Số học sinh: 40 Điểm % 5 0-4 12, 5% 20 5 -7 50% 15 8 -10 37,5% Năm học 2 012- 2013, trong quá trình giảng dạy bài Tác giả Tố Hữu” lớp 12A4 áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy và lớp 12A7 không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Sau đó kiểm tra đánh giá ở 2 lớp cho kết quả như sau: 17 - Kết quả kiểm tra đánh giá lớp 12A7, không áp dụng kĩ thuật. .. trình giảng dạy bài Tác giả Nam Cao” lớp 11a4 áp dụng kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy và lớp 11a5 không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Sau đó kiểm tra đánh giá ở 2 lớp này cho kết quả như sau: - Kết quả kiểm tra đánh giá lớp 11A5, không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Số học sinh: 40 Điểm % 10 0-4 25% 25 5 -7 62,5% 5 8 -10 12, 5% - Kết quả kiểm tra đánh giá lớp11A4, áp dụng. .. đề dạy học tích cực bằng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, trong đó có kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Tôi đã áp dụng vào việc dạy học môn văn ở 2 khối lớp 11 và 12, đặc biệt là đối với kiểu bài Tác giả văn học (Văn học sử) bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng kĩ thuật dạy học này đã đạt được những hiệu quả nhất định Nếu như dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên sẽ lần lượt đi vào... 75%, 25% cho kết quả yếu Còn ở lớp 11A4, áp dụng kĩ thuật dạy học mới có 87,5% số học sinh đạt trung bình trở lên trong đó có 37,5% đạt loại giỏi (Đây là số học sinh biết khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy) Số học sinh chưa khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy chiếm 12, 5% Tiếp đến là so sánh ở 2 lớp khối 12: lớp 12A7 không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy số học sinh đạt điểm từ trung bình... đối với kiểu bài Tác giả văn học III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận Có thể nói việc áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực góp một phần không nhỏ trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn Việc sử dụng thành thạo, hiệu quả kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy trong việc dạy kiểu bài Tác giả văn học đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong quá trình học tập của học sinh và việc... không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Số học sinh: 50 15 30 5 Điểm 0-4 5 -7 8 -10 % 30% 60% 10% - Kết quả kiểm tra đánh giá lớp12A4, áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Số học sinh: 51 Điểm % 5 0-4 9,8% 30 5 -7 58,8% 16 8 -10 31,4% Nhận xét: Từ kết quả trên nhận thấy ở khối 11 nếu so sánh 2 lớp: lớp 11A5 không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy số học sinh đạt từ trung... cho học sinh Tiếp đến, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy kiểu bài Tác giả văn học giúp học sinh học tập chủ động, tích cực và huy động được tối đa học sinh tham gia xây dựng bài một cách hứng thú Bởi vì kết quả của bài học là một sơ đồ tư duy của học sinh làm ra (là sản phẩm riêng của các em) Mỗi học sinh có cách sáng tạo sơ đồ tư duy riêng dựa vào nội dung chính của bài Ưu thế của sơ đồ tư duy. .. chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sơ đồ tư duy Cuối cùng, giáo viên cho học sinh trình bày củng cố phần tác giả để chuyển sang phần tác phẩm.(Bài dạy này được thực hiện trong thời gian 25-30 phút) 13 Sơ đồ minh họa cho bài Tác giả Hồ Chí Minh” 14 Sơ đồ minh họa cho bài Tác giả Nguyễn Đình Chiểu” 15 4 Hiệu quả trong việc áp dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy dạy kiểu bài Tác giả văn học Trong một năm triển... nội dung bài học, cho kết quả yếu Còn lớp 12A4 áp dụng kĩ thuật dạy học mới có 90,2% số học sinh đạt từ trung bình trở lên trong đó có 31,4% đạt loại giỏi (Đây là số học sinh biết khái quát bài học bằng sơ đồ tư duy) Số học sinh chưa khái quát được bài học chiếm tỉ lệ thấp 9,8% Từ nhận xét trên cho thấy việc áp dụng kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạt nhất... khoa học Còn từ phía người dạy khi áp dụng kĩ thuật dạy học này kết hợp với một số kĩ thuật dạy học tích cực khác như kĩ thuật “Đặt câu hỏi” sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong trường THPT và góp một phần nhỏ bé vào quá trình đổi mới giáo dục đưa người học vào vị trí trung tâm còn giáo viên là người hướng dẫn để khơi dậy tiềm năng trí tuệ vô tận trong học sinh Kết quả giảng dạy: Năm học 2 012- . giảng dạy: Năm học 2 012- 2013, trong quá trình giảng dạy bài Tác giả Nam Cao” lớp 11a4 áp dụng kĩ thuật dạy học bằng Sơ đồ tư duy và lớp 11a5 không áp dụng kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy Tác giả văn học bằng đề tài: Áp dụng kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy dạy kiểu bài Tác giả văn học khối 11 và 12 THPT. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận của vấn đề. a. Khái niệm sơ đồ. chuyên đề dạy học tích cực bằng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học mới, trong đó có kĩ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy . Tôi đã áp dụng vào việc dạy học môn văn ở 2 khối lớp 11 và 12, đặc

Ngày đăng: 05/05/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan