1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí xây dựng môi trường nông thôn mới tại xã Hưng Đạo - thành phố Cao Bằng - tỉnh Cao Bằng

106 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀM QUANG CHIẾN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TIÊU CHÍ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HƢNG ĐẠO - THÀNH PHỐ CAO BẰNG - TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng Mã số : 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣơng Văn Hinh Thái Nguyên - 2014 ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đàm Quang Chiến iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý đào tạo khoa sau đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tụy dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Lƣơng Văn Hinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy chính quyền cán bộ các ban, ngành xã và bà con nhân dân xã Hưng Đạo nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như là hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đàm Quang Chiến iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Yêu cầu 2 4. Ý nghĩa của đề tài 3 4.1. Ý nghĩa khoa học 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở khoa học 4 1.1.1. Các khái niệm 4 1.1.2. Cở sở pháp lý 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 10 1.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng môi trường trên thế giới 10 1.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam hiện nay 19 1.2.3. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới trên dịa bàn tỉnh Cao Bằng 22 1.2.4 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Cao Bằng 25 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1 Nội dung và phạm vi nghiên cứu 29 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 29 2.1.4 Nội dung nghiên cứu 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 30 2.2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu 30 2.2.3. Phương pháp so sánh, đánh giá 31 2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu 31 2.2.5.Lấy mẫu và phân tích: 31 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.5.2. Phân tích các chỉ tiêu 31 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng 35 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 35 3.1.1.1. Vị trí địa lý 35 3.1.1.2. Địa hình, địa chất 36 3.1.1.3 Khí hậu 36 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 37 3.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 42 3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng theo mô hình Động lực – Áp lực – Trạng thái – Tác động – Đáp ứng (DPSIR) 44 3.2.3. Thực trạng môi trường xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 60 3.2.3.1. Các kết quả phân tích môi trường nước trên địa bàn xã Hưng Đạo 60 3.2.3.2. Sử dụng nước sinh hoạt và xử lý nước thải, rác thải, vệ sinh môi trường 66 3.2.5. Đánh giá tiêu chí môi trường đã được định ra trong xây dựng nông thôn mới tại xã Hưng Đạo 76 3.3. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 77 3.3.1. Giải pháp chung cho công tác xây dựng nông thôn mới 77 3.3.2. Giải pháp cụ thể cho việc thực hiện tiêu chí môi trường 77 3.3.2.1. Về cấp nước 77 3.3.2.2. Về thoát nước và vệ sinh môi trường 79 3.3.2.3. Tổ chức thu gom, vận chuyển 80 3.3.6. Tổ chức và giám sát thực hiện 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85 1. Kết luận 85 2. Kiến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT MTTQ : Mặt trận tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân KHKT : Khoa học kỹ thuật BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BVTV : Bảo vệ thực vật TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VSMT : Vệ sinh môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NTM : Nông thôn mới BCĐ : Ban chỉ đạo HTX : Hợp tác xã CN-TCN : Công nghiệp – Thủ công nghiệp vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Dân số và sự phân bố dân cư 47 Bảng 3.2: Số liệu điều tra trình độ dân trí tại khu vực nghiên cứu 48 Bảng 3.3: Ý kiến về cải thiện điều kiện môi trường 48 Bảng 3.4: Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường 49 Bảng 3.5: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 55 Bảng 3.6: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm xả nước thải của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng 61 Bảng 3.7: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước cho Công ty Cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng 62 Bảng 3.8: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm xả nước thải của Công ty cổ phần Gốm Nam Phong 63 Bảng 3.9: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước cho Công ty cổ phần Gốm Nam Phong 64 Bảng 3.10: Kết quả phân tích môi trường nước tại điểm cấp nước sản xuất cho Công ty TNHH một thành viên Thủy Nông Cao Bằng 65 Bảng 3.11: Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã 66 Bảng 3.12: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại công thải 66 Bảng 3.13: Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 67 Bảng 3.14: Các hình thức đổ rác thải sinh hoạt của xã 68 Bảng 3.15: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Hưng Đạo 69 Bảng 3.16: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh 70 Bảng 3.17: Đánh giá tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới 76 Bảng 3.18: Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước 78 Bảng 3.19: Bảng tính toán về lượng nước thải 79 viii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Bản đồ thành phố Cao Bằng 35 Hình 3.2: Ý kiến cải thiện môi trường của người dân 49 Hình 3.3: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối 50 Hình 3.4: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dân số” 52 Hình 3.5: Các loại phân được sử dụng 55 Hình 3.6: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Nông nghiệp” 57 Hình 3.7: Sơ đồ chuỗi DPSIR cho động lực chi phối “Dịch vụ” 60 Hình 3.7: Tỷ lệ các loại cống thải các hộ gia đình sử dụng 67 Hình 3.8: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 68 Hình 3.9: Tỷ lệ các kiểu nhà vệ sinh tại xã Hưng Đạo 69 Hình 3.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh 70 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Cao Bằng được công nhận là đô thị loại III từ tháng 10 năm 2010, là trung tâm phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh Cao Bằng. Nằm ở vị trí gần như giữa trung tâm địa lý của tỉnh Cao Bằng, với diện tích là 10.762,81 ha và dân số 67.411 người (năm 2011), thành phố Cao Bằng đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xã hội. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế xã hội của tỉnh đang có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, đồng thời các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. Xã Hưng Đạo nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng 10 km về phía Đông Nam theo đường tỉnh lộ 203. Trên địa bàn xã có các trục đường giao thông lớn như: đường Hồ Chí Minh (đang trong quá trình xây dựng), QL3, QL34 và tỉnh lộ 203 chạy qua, vì vậy việc giao lưu đi lại giữa xã với thành phố Cao Bằng và các xã lân cận đều thuận lợi. Đồng thời, do nằm trong vùng thời tiết thuận lợi nên Hưng Đạo cũng có nhiều điều kiện để phát triên nông-lâm nghiệp mang tính sản xuất hàng hóa cao như phát triển trồng cây thuốc lá và các loại cây ăn quả như Thanh Long, cam, mận cho giá trị kinh tế cao. Việc xây dựng nông thôn mới xã Hưng Đạo nhằm đánh giá rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đưa ra định hướng phát triển về không gian, về mạng lưới dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh về trồng sản xuất thuốc lá, cây ăn quả và thương mại dịch vụ của địa phương. Hơn nữa nông nghiệp, nông thôn là khu vực có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở, lực 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Mục tiêu của việc xây dựng nông thôn mới ngoài việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư thì việc bảo vệ môi trường sinh thái tại nơi người dân sinh sống rất quan trọng và trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới thì tiêu chí số 17 nói về vấn đề môi trường nông thôn. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn vấn đề xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết và cần được ưu tiên thực hiện. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Lương Văn Hinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp thực hiện tiêu chí xây dựng môi trường nông thôn mới tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp đạt tiêu chí nông thôn mới tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn xã Hưng Đạo. - Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố chính đến môi trường xã Hưng Đạo. - Đề xuất giải pháp đạt tiêu chí về môi trường trong nông thôn mới trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. 3. Yêu cầu - Điều tra các số liệu về hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá các tác động môi trường đối với đời sống, kinh tế và xã hội tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. [...]...3 - Đề xuất các giải pháp về môi trường trong đạt tiêu chí về môi trường trong nông thôn mới trên địa bàn xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 4 Ý nghĩa của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học - Đây là cơ sở khoa học có thể áp dụng cho việc xây dựng mô hình xây dựng nông thôn mới - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này - Vận dụng và phát huy... tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới + Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng thời kỳ; đánh giá công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới; đánh giá trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã trong thực hiện. .. thức đã học tập và nghiên cứu 4.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường - Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thác của người dân về môi trường - Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - Đưa các giải pháp bảo vệ môi trường cho địa phương... xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường (xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng; xã Lang Môn, huyện Nguyên Bình) 1.2.4 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Cao Bằng 1.2.4.1 Lập quy hoạch xây dựng NTM Các xã đã thành lập tổ khảo sát thực trạng nông thôn của xã, và các tổ khảo sát của các xóm trong toàn xã Tổ khảo sát thực trạng của xã đã cùng các tổ khảo sát các xóm và nhân... là: 3 xã - Số xã đã được UBND Thành phố phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới là: 03 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 * Đánh giá: - Đề án xây dựng nông thôn mới 3 xã đều thực hiện đúng theo Điều 8 của Thông tư liên tịch số 26; Đặc biệt, là tổ chức lấy ý kiến nhân dân, treo dự thảo đề án tại trụ sở UBND xã được UBND các xã quan tâm thực hiện rất tốt Hội đồng nhân dân 3 xã đã... xã đánh giá thực trạng nông thôn, sau khi đơn vị tư vấn xây dựng đồ án quy hoạch phải mở hội nghị lấy ý kiến đóng góp, tham gia đồ án quy hoạch sau đó chỉnh sửa, thông qua Hội đồng nhân dân xã phê duyệt mới trình lên Thành phố xin thẩm định đồ án - Số xã làm xong đồ án quy hoạch chung: 03 xã - Số xã đã được phê duyệt xong đề án: 03 xã 1.2.4.2 Lập đề án xây dựng nông thôn mới - Số xã xây dựng xong đề. .. Phục Hòa, Thông Nông, Thành phố) Đến năm 2014, tỉnh đã bố trí kinh phí lập quy hoạc cho 161/177 xã, còn 16 xã bố trí kinh phí trong năm 2015 - Lập đề án xây dựng nông thôn mới: Công tác lập và phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới còn chậm, chất lượng thấp, do không có chi phí cho lập đề án xã nông thôm mới từ ngân sách Nhà nước, nên việc xây dựng đề án đối với cấp xã rất khó khăn Hầu hết các xã phó... của Bộ Xây dựng về quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; + Căn cứ thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; + Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày... và các tổ chức khác” [14] - Mô hình nông thôn mới Xây dựng mô hình nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, mô hình nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại mà vẫn giữ đựơc nét đặc trưng, tinh hoa văn hóa của người Việt Nam Nhìn chung: mô hình làng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện. .. chế huy động và quản lý các nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án "Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" ; + Công văn số 6867/BKH-KTNN ngày 08/9/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế đặc thù quản lý đầu tư và xây dựng tại các xã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới; + Thông tư số 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định . nông thôn mới tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng . 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất một số giải pháp đạt tiêu chí nông thôn mới tại xã. sinh môi trường 66 3.2.5. Đánh giá tiêu chí môi trường đã được định ra trong xây dựng nông thôn mới tại xã Hưng Đạo 76 3.3. Các giải pháp đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. môi trường. - Xác định thực trạng môi trường nông thôn tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. - Đưa các giải pháp bảo vệ môi trường cho địa phương nói riêng và khu vực nông thôn

Ngày đăng: 04/05/2015, 14:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
1. Phạm Anh, Văn Lợi (2011), Xây dựng nông thôn mới: Bài học và kinh nghiệm từ Trung Quốc, http://nongthonmoi.gov.vn/21/225/Xay-dung-nong-thon-moi-Bai-hoc-va-kinh-nghiem-tu-Trung-Quoc.htm, (08/12/2011) Link
13. Phan Đình Hà (2011), Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc, http://home.tcnao.net/2011/07/15/kinh-nghi%E1%BB%87m-xay-d%E1%BB%B1ng-nong-thon-m%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-han-qu%E1%BB%91c-k%E1%BB%B3-01/, (15/07/2011) Link
24. Đào Thế Tuấn (2008), Chính sách nông thôn, nông dân và nông nghiệp mới ở Trung quốc, http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=82&News=149&CategoryID=2,(15/05/2008) Link
31. Tổng cục Lâm Nghiệp Việt Nam- Viện điều tra quy hoạch rừng : http://fipi.vn/index.aspx?u=nwsofd Link
4. Báo cáo số 1847/BC-BCĐ ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2013 và phương hướng nhiệm vụ 2014 Khác
5. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2004), Báo cáo Diễn biến Môi Trường Việt Nam 2004 Khác
6. Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khác
7. Nguyễn Chí Dũng (2010), Đề tài sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở các vùng nông thôn nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp Khác
9. Phạm Ngọc Đăng (2005), Xây dựng chỉ thị môi trường đối với lĩnh vực ô nhiễm không khí theo mô hình DPSIR Khác
10. Đồ án xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2020 Khác
11. Đồ án xây dựng nông thôn mới tại xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012 - 2020 Khác
12. Nguyễn Thúy Hà (2005), Nghiên cứu về mức độ tận dụng rác thải hữu cơ trong sinh hoạt ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu thế giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED), Hà Nội Khác
14. Quyền Đình Hà, Mái Thanh Cúc, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn, trường đại học nông nghiệp Hà Nội, trang 15 - 20 Khác
15. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khác Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến, (2003), Hỏi đáp về Tài nguyên và Môi trường, NXB Giáo dục Khác
17. Phạm Hồng Nga (2006), Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ở vùng bờ biển Thừa Thiên – Huế Khác
19. Phan Ngọc Quế (2003) Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
20. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới Khác
21. Quyết định số 1125/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt định mức chi phí lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Khác
22. Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w