Văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KHÁCH SẠN Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng Lớp: BK1 Giảng viên: Th.s Nguyễn Ngọc Dung Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Minh 1 Hà Nội 02/ 2012 2 Chương 1. Một số vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp 1.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Truớc tiên ta cần tìm hiểu thế nào là một doanh nghiệp ? Theo cách hiểu đơn giản và thông thường nhất thì doanh nghiệp là một pháp nhân hay một tổ chức chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Một tổ chức kinh doanh bao giờ cũng được hình thành và điều hành bởi một nhóm các cá nhân. Khi hợp tác với nhau, các cá nhân này thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật. Nhưng các cá nhân này cũng có những trình độ văn hóa khác nhau và vì thế đã nảy sinh mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột về văn hóa. Bên cạnh hoạt động làm việc vì mục đích phục vụ cho lợi ích doanh nghiệp các thành viên trong doanh nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần. Như vậy, đa số các thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc…Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn mực làm việc tại nơi công sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. 3 • Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. • Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Khách sạn, nhà hàng cũng là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Có thể coi khách sạn, nhà hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt vì khách hàng của những doanh nghiệp này không thuộc duy nhất một nhóm nào trong xã hội. Vì vậy phải chăng văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của các nhà hàng khách sạn lại càng có vai trò quan trọng? 1.2. Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp có thể được chia theo các nhóm • Các yếu tố hữu hình Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa doanh nghiệp, người ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa. Tới thăm một doanh nghiệp có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, có bảo vệ mặc đồng phục đứng túc trực, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch sự, thái độ làm việc chuyên nghiệp… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa doanh nghiệp này có thể ở mức cao. 4 • Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên Hình thức là một yếu tố quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa. Điều này thể hiện qua việc có thể doanh nghiệp không có trụ sở to, quảng cáo chưa chuyên nghiệp, nhưng đội ngũ lãnh đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam. Vì văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong doanh nghiệp nên chất lượng ban lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Nếu một thành viên trong ban lãnh đạo như chủ tịch hay tổng giám đốc là người thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó có thể lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến. Ngày nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu nói này là một triết lý vì nó phản ánh mức độ tác động nhất định của văn hóa nhà quản lý tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một doanh nghiệp. • Các quy định về văn hóa Bất kỳ doanh nghiệp nào (đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hang, khách sạn) cũng có các yếu tố văn hóa doanh nghiệp một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Chắc chắn ban lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên. Tất cả các doanh nghiệp đều có điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của doanh nghiệp, để đảm bảo rằng doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp 5 bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…Hay nói cách khác là thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. • Đạo đức kinh doanh Đạo đức trong kinh doanh được hiểu là khuôn khổ sản xuất của doanh nghiệp chỉ cho phép sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn cho con người và môi trường, không vi phạm đạo đức xã hội. Dù muốn hay không thì đạo đức kinh doanh là tiêu chí mà hầu hết các khách hàng hay đối tác liên quan đến doanh nghiệp đều quan tâm. Nếu một doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh thì doanh nghiệp đó đã chưa thực hiện trách nhiệm xã hội hay thậm chí vi phạm luật pháp. Văn hóa của doanh nghiệp này cũng vì thế mà bị đánh giá thấp. Có thể một vài lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật cố tình vi phạm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng đa số cổ đông và nhân viên thông qua bộ máy quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm một phần vì các hành vi làm hủy hoại uy tín, niềm tin của khách hàng. Như vậy, các yếu tố luật pháp, trách nhiệm xã hội và đạo đức đan xen nhau trong văn hóa doanh nghiệp. Chấp hành tốt pháp luật là tiêu chí quan trọng thể hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ khác chỉ số này chỉ là 74%). Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thành công. Có nhiều minh chứng cho thấy việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinh doanh không chỉ giúp ngăn chặn các hành vi sai trái mà còn mang lại những lợi thế kinh tế. Mặc dù các hành vi đạo 6 đức trong một tổ chức là rất quan trọng xét theo quan điểm xã hội và quan điểm cá nhân, những khía cạnh kinh tế cũng là một nhân tố cũng quan trọng không kém. Một trong những khó khăn trong việc dành được sự ủng hộ cho các ý tưởng đạo đức trong tổ chức là chi phí cho các chương trình đạo đức không chỉ tốn kém mà còn chẳng mang lại lợi lộc gì cho tổ chức. Chỉ riêng đạo đức không thôi, sẽ không thể mang lại những thành công về tài chính, nhưng đạo đức sẽ giúp hình thành và phát triển bền vững văn hóa tổ chức, phục vụ cho tất cả các cổ đông • Giá trị theo đuổi của doanh nghiệp Thông thường doanh nghiệp nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược (thể hiện thông qua các slogan). Đọc các slogan này, có thể hiểu doanh nghiệp theo đuổi các giá trị gì, ví dụ sáng tạo các sản phẩm mới mang lại giá trị cho khách hàng, phấn đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng tốt và giá cả hợp lý hoặc nhấn mạnh lý do tồn tại và mục tiêu chiến lược lâu dài là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất. Những giá trị tốt đẹp mà doanh nghiệp cam kết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Trong các giá trị doanh nghiệp theo đuổi, nhiều doanh nghiệp và nhân viên đã nhận thức tầm quan trọng của các giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác cùng làm việc như: văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ cộng đồng… Một số doanh nghiệp hướng đến mục tiêu lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Nhưng giá trị vật chất mà doanh nghiệp theo đuổi này không bao gồm sự thịnh vuợng về tinh thần và văn hóa. • Niềm tin Các thành viên của một doanh nghiệp cần có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh đạo để phấn đấu, chấp nhận thách thức và xây dựng doanh nghiệp mặc dù cũng có nhóm người có xu thế coi làm việc cho doanh nghiệp đơn thuần là công việc với mục đích kinh tế. Trên 7 thực tế với một số doanh nghiệp mới thành lập đã có nhiều minh chứng đầy ý nghĩa về sức mạnh của niềm tin: chẳng hạn khi gặp thời điểm lạm phát và khủng hoảng nhiều doanh nghiệp không thể trả lương cho công nhân vài tháng liền, nhưng đại đa số công nhân viên vẫn thể hiện quyết tâm cùng với ban lãnh đạo vượt qua khó khăn, cùng doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đến cùng. Không có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, doanh nghiệp khó có thể tập hợp được lực lượng. Vậy đối với các doanh nghiệp văn hóa doanh nghiệp doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong nội hàm khả năng cạnh tranh, nhưng bên cạnh nó còn có các yếu tố quan trọng khác là năng lực tài chính, năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực marketing… Tất cả đều quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ tượng tác lẫn nhau. 1.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh Với một môi trường hiện đại và tích cực, văn hóa doanh nghiệp có vai trò tạo ra những lợi thế cạnh tranh như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, tác động đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Nói cách khác văn hóa doanh nghiệp: • ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách, nó tạo ra tính định hướng có tính chất chiến lược cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp. • tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành 8 công của doanh nghiệp. Do đó nó xây dựng một nề nếp văn hoá lành mạnh tiến bộ trong tổ chức, đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó người lao động, tạo ra khả năng phát triển bền vững, văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp và phân biệt doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác tạo nên bản sắc (phong thái, sắc thái, nề nếp, tập tục) của doanh nghiệp. • bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá tạo nên sự ổn định của tổ chức. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp như một chất keo kết dính các thành viên trong tổ chức, để giúp việc quản lý tổ chức bằng cách đưa ra những chuẩn mực để hướng các thành viên nên nói gì và làm gì, văn hoá tạo ra như một cơ chế khẳng định mục tiêu của tổ chức, hướng dẫn và uốn nắn những hành vi và ứng xử của các thành viên trong tổ chức”. 1.4. Yêu cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng Vì nhà hang khách sạn là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên văn hóa kinh doanh là một yêu cầu nhất định phải có. Văn hóa kinh doanh tại các nhà hàng khách sạn được thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua các tiêu chí. • Không gian, khung cảnh Đối với các doanh nghiệp nói chung việc bài trí không gian lịch sự, đẹp mắt là rất quan trọng trong việc giành được thiện cảm từ phía nhân viên, đối tác, khách hàng v v. Một khung cảnh, không gian môi trường làm việc đảm bảo được tính thẩm mỹ sẽ kích thích sự hăng say làm việc và 9 mong muốn cống hiến của nhân viên . Đối với loại hình doanh nghiệp là nhà hàng khách sạn, yếu tố này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà hàng, khách sạn là những điểm dừng chân trong hệ thống dịch vụ nghri dưỡng giải trí cao cấp, vì vậy yêu cầu về tính thẩm mỹ là rất cao. Mỗi điểm đến không chỉ là những chốn nghỉ dưỡng ấn tượng mà còn mang theo những nét văn hóa rất riêng thể hiện trong từng đường nét kiến trúc và bài trí. Một vài ví dụ về văn hóa bài trí, lựa chọn kiến trúc cho khách sạn trên thề giới ta có thể kể đến: khách sạn Hotel de Paris có vị trí đặc biệt (nằm chính tại khu Place du Casino, sát cạnh khu Casino de Monte Carlo nổi tiếng) mang phong cách thượng lưu, xa hoa nhưng lại có ấu ấn khoáng đạt của miền Địa Trung Hải. Những phòng nghỉ sang trọng, vị trí lí tưởng đã tạo nên danh tiếng cho khách sạn. Tuơng tự như vậy, khung cảnh tuơi đẹp đã mang lại cho khách sạn Villa d’ Este nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn khách đến với mình. Cảnh thiên nhiên lãng mạn, xanh mướt của hồ nước và khu công viên đã làm Villa d’Este luôn nằm trong cẩm nang của không ít khách du lịch khắp nơi trên thế giới. Hay một ví dụ về khách sạn tại Trung Quốc: Puli Hotel and Spa tọa lạc tại trung tâm thành phố Thượng Hải. Những căn phòng trong khách sạn Puli nhìn ra toàn cảnh thành phố, được trang bị nội thất trang nhã mang thiết kế đương đại kết hợp với phong cách phương Đông cổ điển. • Thái độ ứng xử của nhân viên Thường nội quy khách sạn nào cũng có quy định về thái độ ứng xử trong nội bộ khách sạn và với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của các khách sạn, nhà hàng cần phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của quốc gia, dân tộc. Một số tiêu chí về thái độ ứng xử được coi là chuẩn mực cho nhiều nền văn hóa chung trên thế giới: luôn vui vẻ khi tới nơi làm việc, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất cả các yếu tố này tạo nên không khí làm việc và hợp tác trong doanh nghiệp nói 10 [...]... rõ văn hóa doanh nghiệp tại các nhà hàng khách sạn, và điều này đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay bởi nó là sợi dây kết nối ban quản lý doanh nghiệp với các nhân viên Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản trị doanh nghiệp, kể cả việc quản lý văn hóa doanh nghiệp tại nhà hang khách sạn 1.4 Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong. .. các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người Các hạt nhân văn hóa doanh nghiệp Đây là cơ sở để hình thành văn hóa doanh nghiệp Các hạt nhân văn hóa là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, nền văn hóa doanh nghiệp xuất hiện, phát triển và tự bảo vệ Văn hóa doanh nghiệp có tính... nhân văn hóa được hình thành cũng có tính chất riêng biệt Văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia khác với văn hóa của các doanh nghiệp liên doanh hoặc văn hóa của doanh nghiệp gia đình Hạt nhân văn hóa doanh nghiệp bao gồm triết lý, niềm tin, các chuẩn mực làm việc và hệ giá trị Phát triển văn hóa giao lưu của các doanh nghiệp doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau Để tồn tại trong. .. trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì văn hóa 17 doanh nghiệp mình giống như những lãnh địa đóng kín của mà phải mở cửa và phát triển giao lưu về văn hóa Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và... đề xướng, rút cục văn hóa mà lãnh đạo doanh nghiệp đề xướng vẫn chỉ là khẩu hiệu treo trên tường, là bài phát biểu trong các sự kiện mang tính nghi lễ 26 Kết luận Mặc dù còn cần nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn nói riêng, nhưng các yếu tố nội hàm của nền tảng văn hóa doanh nghiệp và một số... động kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn Lý giải cho điều này chúng ta được biết khách sạn nhà hàng là những tổ chức có tần suất tiếp đón những vị khách quốc tế vào loại cao nhất Với đặc trưng này nếu một cơ sở thuộc loại này không được trang bị chu đáo về tinh thần của văn hóa doanh nghiệp trong thái độ ứng xử đối với khách hàng thì có thể gây ra những tổn hại đáng tiếc 21 Kinh doanh nhà hàng. .. chính thức trong doanh nghiệp; tác động tới tiến trình cải tổ của doanh nghiệp thông qua gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi chiến lược hoặc và cơ cấu của doanh nghiệp 25 • Xây dựng văn hóa là một hướng tiếp cận để nâng cao năng lực cho khách sạn nhà hàng Thực tế cho thấy, một số ít doanh nghiệp khi sử dụng hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp đã không đủ kiên trì trong củng cố các giá trị văn hóa mà họ... tế khu vực và thế giới 2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn tại Việt Nam Là một lĩnh vực kinh doanh tuơng đối mới mẻ tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hang khách sạn đều phải học tập kinh nghiệm quản lý từ nuớc ngoài, đặc biệt là các từ các quốc gia có phát triển mạnh về du lịch Hầu hết các khách sạn lớn (có xếp hạng sao) tại Việt... quản lý mới trong hệ thống quản trị để chuyên quản lý về văn hóa doanh nghiệp Có thể thành lập phòng văn hóa doanh nghiệp hay ban văn hóa doanh nghiệp do trực tiếp một nhân vật cấp cao lãnh đạo và các nhân viên đôn đốc thực hiện các hoạt động văn hóa hướng tới phát triển các giá trị và thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp Căn cứ theo các yếu tố nội hàm cơ bản của trình độ văn hóa doanh nghiệp, các... của các thành viên trong doanh nghiệp Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là các hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong khách sạn, nhà hàng Đối với các doanh nghiệp thông thuờng các điều kiện này đã quan trọng nhưng đối với các doanh nghiệp nhà hang khách sạn thì điều này còn mang yếu tố quyết định Bởi lẽ với các khách sạn nhà hàng thì thái độ . lý văn hóa doanh nghiệp tại nhà hang khách sạn 1.4. Vài nét về văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh nhà hàng khách sạn trên thế giới ( học tập kinh. cầu về văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh khách sạn nhà hàng Vì nhà hang khách sạn là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong