về mặt lý thuyết thì chỉ cần 1 IJs của tuyến trùng xâm nhập vào côn trùng cũng có thề làm chết vật chủ, mặc dù vậy trong thực tế số lượng IJs vào côn trùng vật chủ thường nhiều hơn. Do đó tỷ lệ xâm nhập cao của IJs vào côn trùng vật chủ vẫn là yếu tố quan trọng nhất đế đánh giá khả năng tấn công của một chủng tuyến trùng đối với 1 loài sâu hại. Mặt khác, đây cũng là chỉ tiêu đế đánh giá sự mẫn cảm của một loài sâu hại đối với một chủng tuyến trùng. Một trong những nguyên nhân có thể cản trở sự xâm nhập của tuyến trùng vào cơ thể vật chủ là cơ chế bảo vệ của côn trùng . Một số loại côn trùng có khả năng kháng lại một lượng nhỏ tuyến trùng xâm nhập bằng cơ chế miễn dịch, hoặc bằng cơ chế cơ học với màng lưới bao bọc các lỗ thở. Các cơ chế trên đây có thể ngăn cản tuyến trùng hoặc làm cho tuyến trùng có thế thất bại trong nỗ lực xâm nhập và giết chết vật chủ. Mặt khác số chất tiết của côn trùng vật chủ cũng có
vào các phần khác nhau của côn trùng vật chủ cũng khác nhau phụ thuộc vào chủng tuyến trùng và côn trùng vật chủ. Vì vậy, ngoài việc đánh giá về số lượng tuyến trùng xâm nhập, tỷ lệ xâm nhập vào các phần khác nhau của côn trùng cần được xem xét để hiểu rõ ràng về cơ chế và đặc trưng xâm nhập của tuyến trùng đối với côn trùng đối với côn trùng vật chủ.
về mặt lý thuyết, IJs có khả năng xâm nhập vào cơ thể côn trùng vật chủ qua lỗ miệng, hậu môn, lỗ thở hoặc xuyên qua thành cơ thể tại khớp nối giữa các đốt. Tuy nhiên, tỷ lệ xâm nhập vào các phần cơ thể khác nhau của côn trùng vật chủ là phân đầu ngực, phần bụng và phần cuối bụng lại khá khác nhau, phụ thuộc vào loài côn trùng vật chủ và chủng tuyến trùng ký sinh. So sánh tỷ lệ tuyến trùng xâm nhập vào các phần khác nhau của côn trùng vật chủ là ấu trùng BSL cho thấy: Trong tống số Us có mặt bên trong cơ thể ấu trùng BSL thì chủng tuyến trùng S-TK10 có tỷ lệ IJs xâm nhiễm vào phần đầu ngực nhiều nhất (46,3%), sau đó đến phần bụng (41,5%) và phần cuối bụng có tỷ lệ thấp nhất (12,2%). Trong thí nghiệm với chủng S-TX1, cũng cho kết quả tương tự với chủng S-TK10: tỷ lệ 43,2% ở phần đầu + ngực, 41,6% ở phần bụng và 15,2% ở phần cuối bụng.
tối ưu trong công nghệ nhân nuôi in vivo và in vitro để sản xuất sinh khối tuyến trùng.
Thời gian sinh trưởng và phát triến của các chuyển tuyến trùng được tác giả Nguyễn Ngọc Châu (2010) cho biết như sau:
Bảng.3.1: Thời gian sinh trưởng và phát triến của 4 chủng EPN (Nhiệt độ: 26,2- 29,2°C ; độ ẩm: 70-90% )
Do bản chất tự nhiên của các loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh là những tổ hợp cộng sinh giữa tuyến trùng và vi khuẩn, trong đó các loài tuyến trùng giống
Steinernema tổ hợp với các loài vi khuẩn giống Xenorhabdus, còn các loài tuyến trùng Heterorhabditis thì tổ hợp với các loài vi khuẩn giống Photorhabus. Các tổ hợp tuyến trùng của vi khuẩn này có tính chuyển hoá khá cao: Mỗi loài tuyến trùng có thể tố hợp với một số loài vi khuẩn, nhưng mỗi loại vi khuẩn chỉ tổ hợp với các loài tuyến trùng nhất định.