Đe phá huỷ cấu trúc ngăn trở các tác nhân gây bệnh hiệu quả cần phải chống lại cơ chế miễn dịch của côn trùng vật chủ. Một vài cách thức đối phó với hệ miễn dịch đó là: Sự kháng chịu với cơ chế bảo vệ của vật chủ, phá huỷ hệ thống nhận biết và phản ứng của vật chủ.( Akhurst & Dunphy, 1993)
Trong trường hợp một số loài tuyến trùng và vi khuẩn không phải là cộng sinh của nhau thì chúng thường mẫn cảm với các cơ chế bảo vệ của côn trùng. Một trong những cơ chế của một số côn trùng hai cách có giai đoạn ấu trùng sống trong môi trường nước là tao ra thể dịch tức thời bao bọc tuyến trùng trong một nang bọc polyphenol/protein (Dunphy & thurston, 1990). Tuy nhiên phản ứng nang bọc này cũng không bảo vệ được sự chết của Aedis spp. Và Culex restuans ngay cả khi tuyến trùng bị mang bọc do VKCS X. nematophilus được nhanh chóng giải phóng từ tuyến trùng trước khi bị mang bọc và vi khuẩn đã kịp thời phát triển mà không ảnh hưởng
Vi khuẩn cộng sinh tạo ra các độc tố giết côn trùng Mỗi tổ hợp tuyến trùng vi khuẩn có thể tiêu diệt một phổ khá lớn các loài côn trùng vật chủ do chúng có khả năng vượt qua các hệ thống bảo vệ của côn trùng và sản xuất các chất độc to (toxin) để giết côn trùng bị nhiễm.
Cũng giống như các vi khuẩn gram âm khác các loài Xenorhabdus spp. Và
Photorhabdus spp có khả năng sản sinh ra nội độc tố. Nội độc to do X. poinarii sinh ra là các hợp chất lipopolisacharide của thành tế bào các chất này gây độc đối với huyết cầu (haemocytes) của côn trùng (Dunphy &Webster, 1988). Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa rõ ràng là chỉ một mình nội độc tố có hiệu lực giết chết côn trùng vật chủ hay còn nhiều yếu tố nào khác nữa. Sự gây nhiễm huyết cầu vật chủ cho phép
Xenorhabdus nhân nhanh số lượng và sản sinh ra ngoại độc tố (exotoxin), các ngoại độc tố được chứng minh trong p. Luminescens (Bowen et,al,.1988,) X. Nematiphilus và X. Bovienii bằng cách tiêm các chất vào phù nổi của dịch nuôi cấy vi khuẩn vảo cơ thể côn trùng thì côn trùng chết nhanh chóng. Mặc dù các vi khuẩn này sản sinh ra các enzyme ngoài tế bào, các chất này được xem như proteases, phospholipase và lipases ở các vi khuẩn khác, các enzyme này chưa được chứng minh nhưng có tác
Bản chất và cơ chế tác dụng của độc tố này còn chưa được xác định rõ, nhưng chắc chắn độc tố này không phải là proteases cũng không phải là phospholipase.
Vi khuấn cộng sinh kích hoạt sự sinh sản của tuyến trùng Mặc dù các loài
Steinernema spp, có thể được nhân nuôi đơn giá thể (axenic - chỉ một mình tuyến trùng) bằng môi trường nhân tạo (in vitro), nhưng chắc chắn chúng không thề sinh sản trong cơ thể côn trùng mà không cần sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh. Các thí nghiệm của Ponar & Thomas (1966) và Boemare et al (1983) đã cho thấy khi cho nhiễm tuyến trùng s. carpocapsae sinh ra bằng sinh sản đơn giản (axenic) vào cơ thể côn trùng vật chủ BSL thì tuyến trùng vẫn đạt đến tuổi trưởng thành nhưng không sinh sản được. Tuy nhiên, cũng tuyến trùng này nhưng cho nhiễm vào cơ thể côn trùng vật chủ BSL kết họp cùng với một số loài vi khuẩn như Enterobacter aglomerans, Serratia liquefaciens, pseudomonas jlurescens hoặc VKCS của chúng, X .nematophilus thì tuyến trùng có thể sinh sản. Ket quả tương tự cũng đạt được đối với loài Steinernema khác như s. glaseri và s. feltiae. Mặt dù, về thực chất, VKCS không phải là yếu tố cần thiết cho sự sinh sản của tuyến trùng, nhưng nhìn chung chúng rất cần thiết đối với các loài khác trong sinh