kinh doanh bất động sản đánh giá tình hình nhà ở cho sinh viên hiện nay

18 529 1
kinh doanh bất động sản đánh giá tình hình nhà ở cho sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐH Thương Mại Bộ môn Quản trị tài chính SẢN PHẨM TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM Học phần: Tài chính Kinh doanh Bất động sản Nhóm:12 Lớp: 1301FMGM1011 GVHD : Kết quả đánh giá các thành viên trong nhóm: STT Họ tên Lớp Mã Sv Xếp loại Ký nhận 1 Đinh Văn Trường 46H4 10D180259 2 Phạm Văn Tú 46H4 10D180261 3 Nguyễn Thị Trâm 4 Phạm Đình Tuyến 5 Nguyễn Minh Tuấn 46H1 10D180053 6 Bùi Tùng 46H1 10D180054 7 Vũ Thị Trang 46H4 8 Nguyễn Anh Tuấn 9 Bùi Thanh Toàn 44H6 08D180388 Trưởng nhóm TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa: Tài chính Ngân hàng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12 - Lần 1- 1. Thời gian họp: 9h30 – 10h20, ngày 02 – 3 - 2013 2. Điạ điểm: Sân thư viện - Trường ĐH Thương Mại 3. Thành phần: - Nhóm trưởng: Đinh Văn Trường - Thư kí: Nguyễn Thị Trâm - Tổng số thành viên: 9 - Vắng: 0 4. Nội dung họp: - Nhóm trưởng họp mặt các thành viên - Nhóm cũng nghiên cứu, phân tích đề tài chính. - Phân chia công việc cho các thành viên, hẹn thời gian, địa điểm họp lần 2. 5. Nhận xét, đánh giá: - Các thành viên có mặt đúng giờ, tích cực tham gia họp, đảm nhận công việc được giao. Nhóm trưởng Thư kí Đinh Văn Trường Nguyễn Thị Trâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa: Tài chính Ngân hàng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12 - Lần 2 - 1. Thời gian họp: 09h30 – 10h30, ngày 07 – 03 -2013 2. Điạ điểm: Sân thư viện - Trường ĐH Thương Mại 3. Thành phần: - Nhóm trưởng: Đinh Văn Trường - Thư kí: Nguyễn Thị Trâm - Tổng số thành viên: 9 - Vắng: 0 4. Nội dung họp: - Nhóm nộp và sửa bài cá nhân của các thành viên. - Làm slide , hẹn thời gian, địa điểm họp lần 3. 5. Nhận xét, đánh giá: - Các thành viên có mặt đúng giờ, tích cực tham gia họp, đảm nhận công việc được giao. Nhóm trưởng Thư kí Đinh Văn Trường Nguyễn Thị Trâm TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa: Tài chính Ngân hàng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12 - Lần 3 - 1. Thời gian họp: 09h30 – 10h15’, ngày 20 -3 -2013 2. Điạ điểm: Sân thư viện- Trường ĐH Thương Mại 3. Thành phần: - Nhóm trưởng: Đinh Văn Trường - Thư kí: Nguyễn Thị Trâm - Tổng số thành viên: 9 - Vắng: 0 4. Nội dung họp: - Nhóm sửa bài, luyện tập thuyết trình và hoàn thiện slide. - Đánh giá công việc của các thành viên. 5. Nhận xét, đánh giá: - Các thành viên có mặt đúng giờ, tích cực tham gia họp, đảm nhận công việc được giao. Nhóm trưởng Thư kí Đinh Văn Trường Nguyễn Thị Trâm I. Lý thuyết: Nghiên cứu thị trường 1/Tình hình bất động sản trong thời gian vừa qua 2009 – 2012 Năm 2009: Thị trường BĐS Việt Nam trong 2009 đã “trưởng thành” hơn những năm trước về nhiều mặt. Mặc dù không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài từ trước tới nay nhưng năm 2009, thị trường BĐS Việt Nam đã vươn lên hàng thứ hai trong tháp biểu thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 7,6 tỷ USD, chỉ thấp hơn 1,2 tỷ USD so với lĩnh vực hấp dẫn nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Thị trường chứng khoán năm 2009 cũng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi sắc xanh phủ kín hầu hết các cổ phiếu BĐS tại các phiên giao dịch, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Cổ phiếu BĐS tựa như thỏi nam châm đã “thôi miên” những dòng đầu tư tài chính quay ngược trở lại thị trường chứng khoán, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Sự kiện điển hình là mã cổ phiếu NTL từ điểm đáy vào tháng 2/2009 là 24.620đ/cp đã lên đến 171.000đ/cp vào tháng 11/2009, tăng gần 6 lần. Một số mã khác cũng tăng khá ngoạn mục như LCG tăng 425%, mã SJS tăng 411% Vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực BĐS đã có thêm những động thái quan trọng. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII, bản dự thảo Luật thuế nhà đất mới do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đã được đưa ra Quốc hội thảo luận và cho ý kiến. Dự kiến trong kỳ họp tới, bản dự Luật này sẽ được thông qua, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc quản lý Nhà nước tại lĩnh vực này. Nhiều người hy vọng rằng với bộ luật mới, thị trường BĐS nước nhà trong những năm tới sẽ phát triển lành mạnh hơn, “đỡ thất thường và đỏng đảnh” hơn. Sau nhiều năm với nhiều quan điểm và nhiều cách triển khai khác nhau cùng nhiều loại giấy tờ có “màu sắc” khác nhau, đến cuối năm 2009, Nghị định 88/2009/NĐ- CP về cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chính thức có hiệu lực. Kể từ nay, nhà và đất được thống nhất trong mẫu giấy chứng nhận mới. Người dân sẽ trút được một mớ bòng bong trong những thủ tục hành chính trên thị trường BĐS. Bộ máy quản lý Nhà nước cũng sẽ nhẹ gánh hơn trong việc theo dõi biến động, lưu trữ hồ sơ, tra cứu, đánh giá…về thị trường này. Văn hóa chung cư được quan tâm và chấn chỉnh cũng là một việc đáng ghi nhận trong năm 2009. Việc Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh kịp thời các trường hợp sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng làm việc là một trong những bước đi cần thiết để dần hình thành một nền nếp văn hóa cần thiết cho các khu chung cư. Mặc dù quyết định này có gây xôn xao dư luận trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng về lâu dài, tất cả các bên liên quan đều nhất trí rằng hai thứ văn hóa chung cư và văn phòng làm việc không thể chung làm một. Năm 2010: Tiếp đà của năm 2009, BĐS năm 2010 tiếp tục hồi phục và có tín hiệu phát triển. Bước vào năm 2010, thị trường bất động sản vẫn giữ được đà phục hồi của năm 2009 cùng với tăng trưởng trở lại của nền kinh tế mặc dù vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ giữa năm 2007. Cơ cấu hàng hoá của thị trường BĐS đã có sự thay đổi, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vào phân khúc thị trường nhà ở có mức giá trung bình, diện tích nhỏ để đáp ứng nhu cầu thật của thị trường, tăng tính thanh khoản của nguồn vốn đầu tư, bắt đầu chuyển hướng phát triển nhà giá thấp, mức giá trên dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó như cầu về nhà ở tại các khu đô thị, nhà giá thấp, nhu cầu về bất động sản thương mại, vẫn tăng mạnh. Theo thống kê của Bộ Xây dựng có khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà xã hội tại khu vực đô thị tương ứng với khoảng 150 triệu m2 sàn, trong đó Hà Nội khoảng 5,5 triệu m2 và TP.HCM khoảng 5 triệu m2. Năm 2011: Các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) dự án, doanh nghiệp, dòng vốn FDI sụt giảm mạnh, thị trường căn hộ ế ẩm, Đó là bức tranh của thị trường bất động sản năm 2011 vừa qua. Năm 2011 khép lại với nhiều biến động về kinh tế như: Lạm phát hơn 18%, lãi suất cho vay còn ở mức cao trong khi trần lãi suất huy động chỉ có 14%, thị trường chứng khoán tuột dốc, thị trường vàng biến động bất thường, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc bởi hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều rơi vào tình trạng thiếu vốn. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc trong nước đã tìm các đối tác nước ngoài có thương hiệu, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính. Vì thế các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) dự án, doanh nghiệp trong nước đã diễn ra khá sôi động trong năm 2011. Theo các chuyên gia phân tích, hoạt động M&A có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2012 vì thị trường bất động sản vẫn gặp khó khăn do kinh tề vĩ mô chưa có tín hiệu lạc quan. Thị trường căn hộ năm 2011 vẫn chưa có tín hiệu lạc quan, người mua với tâm lý chờ giá tiếp tục giảm sâu khiến các chủ đầu tư lâm vào tình cảnh khó khăn. Phân khúc căn hộ cao cấp gần như điêu đứng, chỉ có giao dịch ở phân khúc căn hộ trung bình và bình dân nhưng số lượng công không nhiều. Theo nhận định của các chuyên gia, mặc dù các doanh nghiệp địa ốc đã thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng giá bán căn hộ hiện vẫn vượt khả năng tài chính của người tiêu dùng. Năm 2012: Ông Lê Xuân Trường, giám đốc điều hành Batdongsan.com.vn và Công ty Bất động sản B.D.S cho rằng, thị trường bất động sản trong năm 2012, bên cạnh những khó khăn thì vẫn có nhiều yếu tố lạc quan và nhiều cơ hội tốt dành cho các nhà đầu tư cũng như người mua có nhu cầu thực về nhà ở. Theo ông Trường, trong ngắn hạn, thị trường còn khó khăn do nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục bất ổn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt, tâm lý bi quan và đứng ngoài thị trường… Đây sẽ là những yếu tố có tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản trong năm 2012. Theo đó, xu hướng giảm giá bất động sản sẽ còn tiếp diễn, có những phân khúc hoặc khu vực mức giảm có thể xuống tiếp tới một vài chục phần trăm trong vòng 1-2 năm tới. Không chỉ các nhà đầu tư lướt sóng phải bán tháo bất động sản với giá rẻ, mà ngay cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng phải hạ giá bán, thậm chí phải bán lại dự án để thu hồi vốn nếu không muốn lâm vào tình cảnh bị phá sản. Ảnh minh họa Sau một thời gian tăng nóng, thị trường bất động sản tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành khác đang bước vào giai đoạn sàng lọc, điều chỉnh và nối gót thị trường bất động sản Tp.HCM cách đây 2-3 năm. Cho đến nay, thị trường Tp.HCM vẫn chưa có dấu hiệu “đi lên” thì chắc chắn thị trường Hà Nội sẽ phải cần nhiều thời gian hơn mới có thể khởi sắc trở lại. Tại Việt Nam, trong vòng 3 năm tới sẽ khó có hiện tượng tăng giá mạnh, “sốt nóng” trên diện rộng như thường xảy ra ở những năm trước. Nếu có thì tại mỗi tỉnh/thành chỉ có thể “sốt” cục bộ ở một số khu vực, chủ yếu tại các nơi có giá nhà đất còn thấp, chưa tăng ảo nhiều do các yếu tố đầu cơ, hoặc tại những nơi có nhiều thay đổi về quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố để thúc đẩy sự phát triển như: Gia tăng dân số, mức độ đô thị hóa, thu nhập tăng và sự xuống cấp của các khu nhà ở cũ… Nhiều người ở thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM vẫn chưa có nhà ở, chủ yếu phải ở nhà thuê, mà nhà cho thuê đa số lại mang tính tạm bợ, không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Trong khi đó, Việt Nam là nước có dân số trẻ, lượng cầu về nhà ở sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. 2/Đánh giá tình hình nhà ở cho sinh viên hiện nay a/ Nhu cầu nhà ở của sinh viên và khả năng đáp ứng của thị trường nhà ở sinh viên - Số sv ngoại tỉnh trên địa bàn khu vực HN HS, SV ngoại tỉnh chiếm 3,9% dân số Hà Nội : Trong đó số hộ, nhân khẩu cư trú tại nơi đăng ký thường trú (KT1) là 1.562.842 hộ, 5.915.796 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 85,6% dân số; số hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú ở phường, xã, thị trấn khác thuộc thành phố Hà Nội đến cư trú ổn định tại địa bàn (KT2) là 94.658 hộ, 375.457 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 5,43% dân số; số hộ, nhân khẩu đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác đến tạm trú có nơi cư trú ổn định (KT3) là 23.079 hộ, 98.654 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 1,4%; Số nhân khẩu đăng ký thường trú ở các tỉnh, thành phố khác đến tạm trú có nơi cư trú không ổn định, làm ăn theo thời vụ (KT4) là 18.900 hộ, 232.640 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,3% dân số; học sinh, sinh viên đăng ký thường trú ở tỉnh, thành phố khác tạm trú tại Hà Nội để học tập là 266.327 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 3,9% dân số; số hộ, nhân khẩu gốc Hà Nội nhưng chưa đăng ký thường trú là 260 hộ, 4.942 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,07% dân số; số hộ, nhân khẩu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tạm trú trên địa bàn thành phố là 2.482 hộ, 17.803 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 0,26% dân số. Căn cứ vào số liệu điều tra cho thấy, dân số Hà Nội tiếp tục tăng với thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành cũ; trong đó người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài tạm trú trên địa bàn thành phố ngày càng tăng (so với năm 2009 tăng 6.429 nhân khẩu). - Khả năng đáp ứng cho thuê của thị trường hiện nay Mặc dù cũng có những sự cố gắng quan tâm đến đời sống sinh viên đặc biệt là vấn đề nhà ở cho sinh viên nhưng thực tế do nhu cầu sinh viên quá lớn, nên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn nghiên cứu chỉ có thể đáp ứng được lượng nhỏ nhu cầu chỗ ở cho các sinh viên đang theo học tại trường. Đa số còn lại là trách nhiệm của dân gần trường và một số khu vực khác. Trường đại học Bách Khoa có 50.000 học sinh sinh viên đang theo học các bậc đào tạo. Khánh thành vào tháng 3/2008, Ký túc xá Đại học Bách Khoa Có 307 phòng dành cho sinh viên Việt Nam, tổng sức chứa là 2.456 người. Ngoài ra, ký túc xá còn có 20 phòng ở tầng 11 dành cho sinh viên nước ngoài với sức chứa là 80 người, đầy đủ tiện nghi. Như vậy cũng giải quyêt được khoảng 5% chỗ ở trong tổng số sinh viên của trường. Theo số liệu của Cục quản lý nhà (bộ Xây dựng), mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 30 triệu m 2 , riêng trong năm 2008 con số này là 50 triệu m 2 . Tuy nhiên, thị trường nhà ở chỉ chú trọng vào nhóm nhà ở cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ở của những người đang có mức số thấp, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng. Chỉ tính riêng khối sinh viên, trong khoảng 600 trường đại học và cao đẳng, dự kiến đến năm 2015, tổng số sinh viên có thể lên đến con số gần 3 triệu. Nhận thức được vai trò cũng như thực trạng và nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay. Chính vì thế, Quyết định của Chính phủ lần này sẽ tập trung đẩy mạnh xây nhà cho sinh viên thuê theo hướng xây dựng tập trung thành các cụm công trình. Dự kiến ở Hà Nội sẽ xây dựng ở Hà Đông, và ở TP.HCM xây dựng phía Tây Bắc. Nguồn vốn xây dựng sẽ huy động từ trái phiếu Chính phủ, ngân sách hàng năm của các địa phương, ngân sách địa phương trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong 2 năm 2009-2011, Nhà nước sẽ đầu tư xây khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên thuê, đến năm 2015 có thể đáp ứng được 60% chỗ ở cho sinh viên. Chính phủ vừa ban hành Nghị Quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 về cơ chế, chính sách cho chương trình nhà ở cho sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp, cùng với ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 24/9/2009 về phát triển nhà ở cho sinh viên. Quỹ đất xây dựng nhà ở cho sinh viên được xác định thông qua việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được xây tập trung thành một khu, cụm các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp với quy hoạch. Có thể sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây nhà cho sinh viên nếu hợp quy hoạch. Nhưng đến năm 2015 cũng có thể đáp ứng được 60% chỗ ở cho sinh viên. Về phía sinh viên: Qua khảo sát ý kiến của sinh viên chúng tôi thấy rằng hiện nay nhu cầu nhà ở đang trở nên bức thiết đối với sinh viên, nó phản ánh chính nhu cầu của họ chính vì thế họ rất quan tâm đến vấn đề này có 92.9% sinh viên trong mẫu nghiên cứu quan tâm đến nhu cầu nhà ở của họ và có 79.4% trong số họ cho rằng nhu cầu nhà ở của sinh viên rất cao. Ngoài ra, họ còn cho rằng thực tế xã hội (nhà trường, địa phương, các đơn vị chức năng…) chưa có sự quan tâm đúng đắn cũng như chua đáp ứng được nhu cầu của họ. Qua khỏa sát ý kiến của sinh viên thì có 80% sinh viên cho rằng xã hội chưa đáp ứng đủ cũng như chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề nhà ở của họ. [...]... 100.000/m2 116.667/m2 122.222/m2 88.888/m2 83.333/m2 115.000/m2 II Phân tích tài chính khả thi Một công ty chuyên kinh doanh bất động sản của Mỹ đang có kế hoạch đầu tư vào các Bất động sản là nhà ở cho học sinh sinh viên tại Hà Nội Công ty này đang rất quan tâm tớidự án Nhà ở cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm Dự án là tổ hợp công trình có tầng cao dự kiến khoảng 17 tầng (bao... án Tình hình hiện trạng khu đất trong khu vực quy hoạch cho thấy việc lựa chọn khu vực này để xây dựng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên là rất hợp lý -Vị trí: Đây là khu vực tập trung rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi thành phố nên việc lựa chọn khu vực này để xây khu nhà ở cho sinh viên là rất phù hợp với quy hoạch đô thị của thành phố và thuận tiện cho các bạn học sinh sinh viên. .. 97.000 m2 diện tích nhà ở tại dự án trên không? Giá mua cao nhất mà công ty này có thể chấp nhận trả là bao nhiêu? Hãy làm báo cáo đánh giá và tư vấn cho công ty về hoạt động đầu tư này Giả sử: Chủ sở hữu hiện thời của dự án trên chấp thuận bán toàn bộ 97.000 m2 với giá 1.000 USD/m2 Dự án sẽ đi vào khai thác từ năm 2011 và giá cho thuê tương đương với mặt bằng giá nhà ở cho sinh viên thuê tại Quân Cầu... vậy chúng ta có thể thấy rằng hiên nay nhu cầu nhà ở của sinh viên rất cao Tuy nhiên nhà nước, các cơ quan chức năng, các đơn vị trường học chưa có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề này Chính vì thế mà chưa thể đáp ứng được nhu cầu nhà ở của sinh viên b/ khu vực mỹ đình 2 có thuận lợi và khó khăn gì để xây dựng nhà ở cho sinh viên trong giai đoạn 2009-2012 1.Thuận lợi: -Hiện trạng sử dụng đất: Tổng diện... ở) Diện tích đất nghiên cứu dự kiến là 16.900m2; diện tích xây dựng dự kiến 7.256m2; Tổng diện tích sàn dự kiến khoảng 109.848m2 Công ty dự định mua toàn bộ phần diện tích nhà ở (97.000 m2) để thực hiện hoạt động cho học sinh sinh viên thuê vào năm 2011 Nếu nhóm các bạn được làm việc tại công ty trên và được giao nhiệm vụ tư vấn cho công ty có nên thực hiện việc M&A toàn bộ số 97.000 m2 diện tích nhà. .. thì phương án đầu tư trên là không khả thi Kết Luận Nhận thấy giá cho thuê tối thiểu của công ty chuyên kinh doanh BĐS của Mỹ là 1341,1396 USD/m2/năm Trong khi đó giá cho thuê bình quân trên thị trường năm 2010 là 58,01 USD/m2/năm Như vậy không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của công ty Mỹ để đầu tư vào dự án “ Nhà ở cho học sinh , sinh viên tại khu đô thị Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm Bên cạnh đó thì... đầu tư (đóng góp phần vốn chủ sở hữu) chứ không thỏa mãn được yêu cầu của người cho vay, nên ta cần xét các hạng mục trên từ góc độ của người cho vay bằng phương pháp phân tích khả thi cửa sau: 2 Phương pháp cửa sau (sử dụng phù hợp với người cho vay) Qua quá trình khảo sát giá thuê nhà trọ bình quân của sinh viên ở khu vực Cầu Giấy năm 2010, nhóm đã tổng hợp và đưa ra mức giá thuê bình quân là :100.686... 58,01 USD/m2/năm Tính toán cụ thể: STT Chi tiêu Giá trị 1 Tổng thu nhập dự kiến (giá thuê bình quân × diện tích 5.626.970 kinh doanh) (58,01×97.000) 2 Tỷ lệ tổn thất không gian 6% 3 Tổng thu nhập thực dự kiến (1×(1-6%)) 5.289.351,8 4 Tổng phí kinh doanh (50×97.000) 4.850.000 5 Thu nhập thực kinh doanh dự kiến (3 - 4) 439.351,8 Đối với khoản vay: STT Chỉ tiêu Giá trị 6 Hệ số đảm bảo nợ vay (tối thiểu) 1,2... với khoản đầu tư của chủ sở hữu: STT Chỉ tiêu Giá trị 11 73.225,3 Lượng tiền mặt thu nhập mà vốn chủ sở hữu được hưởng (tối thiểu) (5-7) 12 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tối thiểu) 5% 13 Lượng vốn mà CSH có thể đầu tư tối đa (11/12) 1.464.506 14 Tổng số tiền đầu tư tối đa cho BĐS (giá BĐS 5.100.175,884 mà nhà đầu tư có thể mua cao nhất) 13 + 10 15 Tỷ trọng vốn vay trong giá trị BĐS đầu tư 10/14 71,29... 77.600.000 0,008392 0,100704 7.814.630,40 Đối với vốn chủ sở hữu ST Chỉ tiêu Giá trị T 7 8 9 10 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (tính trên tổng vốn đầu tư) Giá trị vốn chủ sở hữu đầu tư (tối thiểu) (1×7) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tối thiểu) Lượng tiền lãi vốn yêu cầu của chủ sở hữu(8×9) 20% 19.400.000 5% 970.000 ST Chỉ tiêu Giá trị T 11 12 Thu nhập thực doanh (6+10) Phí KD (USD/m2) (dung để trang trải các chi . lượng cầu về nhà ở sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. 2 /Đánh giá tình hình nhà ở cho sinh viên hiện nay a/ Nhu cầu nhà ở của sinh viên và khả năng đáp ứng của thị trường nhà ở sinh viên - Số sv ngoại. 2.3trđ/20m 2 115.000/m 2 Giá thuê bình quân 100.686d/m 2 II. Phân tích tài chính khả thi. Một công ty chuyên kinh doanh bất động sản của Mỹ đang có kế hoạch đầu tư vào các Bất động sản là nhà ở cho học sinh sinh viên. cho chương trình nhà ở cho sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp, cùng với ban hành Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 24/9/2009 về phát triển nhà ở cho sinh viên. Quỹ đất xây dựng nhà ở cho

Ngày đăng: 02/05/2015, 07:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan