Khung phân tích

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 30)

Khung phân tích xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết lựa chọn duy lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn hợp lý (Rational Choice Theory) được phát

triển bởi Alfred Marschal, Gorger Homans, Jonh Elster. Lý thuyết này được sử dụng làm căn cứ lý giải cho những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên và xác định các yếu tố ảnh hưởng, dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nguyên tắc chung của thuyết này là con người từ chối những hành vi phải chi phí (trả giá) và tìm kiếm những thiết chế, tiêu chuẩn trong đó phần thưởng nhiều hơn chi phí. Vận dụng lý thuyết này để phân tích các nhân tố liên quan đến đặc điểm cá nhân (thanh niên) gồm: trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm khi chi phối quá trình hình thành các tiêu chuẩn và đi đến quyết định lựa chọn bạn đời của thanh niên. Đặc biệt, cũng trong nghiên cứu này, lý thuyết xã hội hóa cá nhân được kết hợp với lý thuyết lựa chọn duy lý khi giải thích hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến tiểu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên tại địa bàn nghiên cứu. Trong đó, đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình và đặc điểm xã hội tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên dựa trên các phương diện liên quan như: phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khỏe, quan hệ xã hội...

Mặt khác, lý thuyết xã hội hóa cá nhân nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa ba đặc điểm: cá nhân, gia đình, xã hội đóng vai trò quan trọng, trong việc hình thành suy nghĩ, hành động, thái độ thanh niên. Từ đó thanh niên sẽ có được những quyết định cho riêng bản thân dựa trên một số tiêu chuẩn chung với người bạn đời.

Thực hiện cách tiếp cận từ dưới lên thông qua phân tích vi mô: lấy thanh niên là đơn vị phân tích nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, so sánh sự khác nhau giữa nam thanh niên và nữ thanh niên, người đã kết hôn và chưa kết hôn trong quan niệm lựa chọn bạn đời. Do vậy, hướng nghiên cứu trong đề tài được mô tả trong khung phân tích như sau:

Hình 3.1: Khung phân tích 3.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.4.1 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập bằng phiếu điều tra/bảng hỏi sẽ được kiểm tra, loại bỏ phiếu kém chất lượng và tiến hành xử lý 60 phiếu bằng phần mềm SPSS để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác cao.

Ngoài ra, phương pháp kiểm định giả thuyết bằng phần mềm SPSS được vận dụng để kiểm tra mối tương quan giữa nhân tố cá nhân (trình độ học vấn, tuổi, giới tính) đối với mức độ quan tâm và các tiêu chuẩn mà thanh niên lựa chọn ở bạn đời. Trong nghiên cứu này, các loại kiểm định được nhà nghiên cứu kết hợp khi phân tích số liệu bao gồm:

Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn

Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn

Đặc điểm cá nhân: Trình độ học vấn/nghề nghiệp Tâm lý – tính cách cá nhân Đặc điểm xã hội:

Môi trường sống/truyền thông đại chúng Văn hóa địa phương, mối quan hệ trong xã

hội Đặc điểm gia đình: Giáo dục/ giá trị truyền thống, điều kiện kinh tế Quyền quyết định

Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn

Kiểm định chi bình phương (bảng chéo) được dùng để kiểm định sự kết hợp giữa hai biến về trình độ học vấn và mức độ quan tâm của thanh niên trong việc đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Hệ số phi trong kết quả kiểm định sẽ cho thấy sự kết hợp chặt chẽ hay không của hai biến đưa ra.

Kiểm định và phân tích phương sai ANOVA giúp xác định mối quan hệ giữa hai biến nhóm tuổi và các tiêu chuẩn lựa chọn của thanh niên. Kết quả thu được sẽ phản ánh mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhóm tuổi thanh niên khác nhau khi họ lựa chọn những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khỏe, gia đình của bạn đời.

Kiểm định tham số trung bình T – Test nhằm phát hiện và so sánh mối tương quan độc lập hay phụ thuộc giữa thanh niên có giới tính nam/nữ đối với các tiêu chuẩn về thu nhập, ngoại hình của bạn đời. Vì vậy, độ tin cậy và giá trị thu được từ kết quả kiểm định sẽ là căn cứ quan trọng để chứng minh sự ảnh hưởng của nhân tố cá nhân tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên.

3.4.2 Phương pháp phân tích thông tin

Nghiên cứu này tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên, dựa trên các chỉ báo chính đó là: đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình và đặc điểm xã hội. Các chỉ báo này được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ tới việc hình thành các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, sức khỏe, trình độ học vấn, ngoại hình, khoảng cách tuổi, gia đình của bạn đời.

Bên cạnh đó, chỉ báo liên quan tới đặc điểm gia đình và đặc điểm xã hội cũng được coi là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình thanh niên tìm hiểu, lựa chọn và đưa ra quyết định. Do đó, nhà nghiên cứu đã sử dụng chúng để phân tích mức độ ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, giáo dục, điều kiện sống, truyền thông tới việc lựa chọn người vợ/chồng tương lai của thanh niên xã Cổ

Bi như thế nào. Ngoài ra, trong ba nhân tố có ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên thì nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân giữ vị trí trung tâm và đóng vai trò quyết định hơn so với các nhân tố còn lại.

Vì vậy, việc xây dựng các chỉ báo trên là cơ sở giúp nhà nghiên cứu hình thành một số nhận định có khả năng xuất hiện trong kết quả nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng được áp dụng để lý giải mức độ quan trọng khác nhau của từng nhân tố đối với quá trình hình thành tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Một số tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội Lâm, thành phố Hà Nội

Qua quá trình khảo sát tại địa bàn xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cho thấy, vấn đề định hướng hôn nhân, xây dựng gia đình đối với thế hệ thanh niên được đặc biệt quan tâm, điều đó không chỉ là việc của mỗi cá nhân thanh niên mà còn là trách nhiệm của gia đình, làng xóm, cộng đồng xã hội. Nghiên cứu mô hình lựa chọn bạn đời sẽ chỉ ra xu hướng kết hôn của thanh niên cũng như khắc họa rõ hơn bức tranh chung về đời sống tình yêu – hạnh phúc – hôn nhân – gia đình. Số liệu thống kê cung cấp từ Ủy ban nhân dân xã Cổ Bi đã cho thấy, quá trình giao lưu kết bạn, xây dựng gia đình của thanh niên trong một vài năm trước đây có biểu hiện tiêu cực. Ví dụ như: việc tự do tìm hiểu, lựa chọn không có sự tham khảo ý kiến từ phía gia đình; nên dẫn đến tình trạng kết hôn sớm của một số thanh niên khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. Kéo theo đó là tâm lý, sức khỏe không đảm bảo, nghề nghiệp chưa ổn định. Cũng vì vậy mà gia đình trẻ sẽ thiếu đi những điều kiện cơ bản để duy trì, củng cố sự bền vững của gia đình hạt nhân này. Từ đó dẫn đến nguy cơ tan vỡ, ảnh hưởng tới tình hình an ninh – trật tự, văn hóa – xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề này đang dần được cải thiện do công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động xây dựng phong trào “toàn dân thực hiện nếp sống văn hóa” trong từng thôn, xóm. Mỗi gia đình, thế hệ đều được tập huấn, truyền đạt các kiến thức về luật hôn nhân – gia đình, định hướng tình yêu – hôn nhân cho thế hệ thanh, thiếu niên. Mặt khác, cuộc điều tra cũng cho thấy phần lớn thanh niên trong xã đều quan tâm tới việc lựa chọn một người bạn đời phù hợp và coi đó là nhiệm vụ không thể bỏ qua.

Nguồn số liệu điều tra

Biểu đồ 4.1: Mức độ quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Số liệu ở biểu đồ 4.1 cho thấy, đa phần thanh niên trong xã có quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời cho bản thân. Tuy nhiên, lại có sự khác biệt giữa thanh niên nam và thanh niên nữ về mức độ quan tâm tới việc lựa chọn bạn đời. Cụ thể tỷ lệ nam thanh niên quan tâm tới vấn đề này là 36.7%, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ thanh niên là 50.0%. Hay nói cách khác tỷ lệ nam giới được điều tra ít quan tâm (23.3%) hơn so với nữ giới (13.3%). Nguyên nhân của vấn đề này là do quan niệm của họ về hai giới có sự khác nhau. Kết quả phỏng vấn sâu ở hộp 4.1 giúp lý giải rõ hơn sự khác biệt này.

Hộp 4.1: Sự khác biệt giữa nam và nữ thanh niên khi quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời

Ở hoàn cảnh của tôi hay bạn nữ nào cũng vậy. Dù có bảo là lấy ai thì lấy nhưng thực ra là luôn phải suy nghĩ, đắn đo. Các cụ vẫn bảo: “Con gái có thì, qua cái tuổi ấy rồi thì khó lấy chồng”. Thế nên tôi hết sức quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời, người bạn đời của mình như thế nào? Rồi tương lai mình sẽ ra sao khi sống cùng với người ấy? Đó là cả một vấn đề chứ đâu có thể nói là không quan tâm. Nhưng nam giới họ thì khác, họ không nặng nề về việc lấy khi nào, lấy ai. Có thể nay yêu người này nhưng mai lấy người khác. (Phỏng vấn sâu nữ thanh niên, 26 tuổi).

Thời buổi này lấy đâu chẳng được vợ. Quan trọng là người thế nào thôi. Cứ thật thà, chịu khó, có công ăn, việc làm ổn định, gia đình cơ bản một chút là lấy được. (Phỏng vấn sâu nam thanh niên, 25 tuổi)

Mặc dù, có sự khác nhau về mức độ quan tâm tới việc lựa chọn bạn đời, nhưng thanh niên ở đây đã xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cho bản thân một cách rõ ràng và cụ thể.

Bảng 4.1: Một số tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên

Tiêu chuẩn Nam Giới tính Nữ Chung

Số lượng Phần trăm % Số lượn g Phần trăm % Số lượng Phần trăm% Phẩm chất đạo đức 27 90.0% 28 93.3% 55 91.7% Nghề nghiệp, thu nhập 22 73.3% 26 86.7% 48 80.0% Trình độ học vấn 18 60.0% 23 76.7% 41 68.3% Ngoại hình 25 83.3% 15 60.1% 40 66.7% Sức khỏe 22 73.3% 23 76.7% 45 75.0% Lý lịch 12 40.0% 17 56.7% 29 48.3% Gia đình bạn đời 20 66.7% 22 73.3% 42 70.0% Tuổi 13 43.3% 18 60.0% 31 51.7%

Khoảng cách quê quán/

nơi ở 13 43.3% 21 70.0% 34 56.7%

Địa vị xã hội/ quyền

lực/ uy tín 8 26.7% 14 46.7% 22 36.7%

Năng khiếu/ sở thích 10 33.3% 13 43.3% 23 38.3%

Nguồn số liệu điều tra

Tiêu chuẩn bạn đời mà nam, nữ thanh niên đặt ra phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có nghề nghiệp ổn định, có sức khỏe tốt. Ở bảng 4.1, ba tiêu chuẩn này lần lượt đứng ở vị trí cao nhất trong số các tiêu chuẩn được thanh niên lựa chọn. Cụ thể như: tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức được 91.67% thanh niên chú ý, tiếp theo là nghề nghiệp thu nhập (80.0%) và sức khỏe (75.0%). Những yếu tố quan trọng tiếp theo là gia đình, trình độ học vấn, hình thức bên ngoài, độ tuổi, lý lịch, địa vị xã hội và năng khiếu của bạn đời. Tỷ lệ phần trăm nam, nữ thanh niên đánh giá cao các tiêu chuẩn về gia đình bạn đời, trình độ học vấn và ngoại hình lần lượt là 70.0%; 68.3% và 66.67%.

Một điều khác cũng cần lưu ý, trong khi thanh niên đánh giá cao tiêu chuẩn về nghề nghiệp và thu nhập thì họ lại không yêu cầu người bạn đời của mình phải có một địa vị được xã hội coi trọng. Với tiêu chuẩn về địa vị xã hội, uy tín thì chỉ có 36.7% số người được hỏi trả lời là tiêu chuẩn này quan trọng, xếp thứ 11 trên 12 tiêu chuẩn đưa ra. Phần nhiều trong số họ cho rằng,

chỉ yêu cầu bạn đời công việc ổn định và có thu nhập để duy trì cuộc sống gia đình, nếu có địa vị xã hội thì tốt nhưng không hề đặt nó trong tiêu chuẩn khi lựa chọn một người bạn đời phù hợp. Điều này cũng cho thấy, nam, nữ thanh niên ở đây luôn suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình.

Mặt khác, thứ tự quan trọng của những tiêu chuẩn này không hề giống nhau trong lựa chọn của nam thanh niên và nữ thanh niên ở đây. Đối với nam thanh niên, ba tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, ngoại hình, nghề nghiệp được đặt cao hơn cả. Cụ thể, số liệu ở bảng 4.1 cũng chứng tỏ rằng, nam quan tâm nhiều nhất tới phẩm chất đạo đức (90.0%), tiếp đến là hình thức bên ngoài (83.3%). Xếp sau các tiêu chuẩn kể trên là tiêu chuẩn nghề nghiệp, thu nhập và sức khỏe của bạn đời cùng chiếm tỷ lệ 73.3%. Theo sau nó là yêu cầu về gia đình bạn đời, trình độ học vấn và tuổi tác. Về phía nữ thanh niên ở đây, họ cũng cho rằng phẩm chất đạo đức là yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn một người bạn đời (93.3%), song song với đó là yêu cầu về công việc, nghề nghiệp được 86.7% trong tổng số nữ thanh niên được điều tra lựa chọn. Lý giải cho sự khác biệt này thì kết quả thảo luận nhóm đã cho thấy nam và nữ thanh niên có suy nghĩ khác nhau khi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn.

Hộp 4.2: Tiêu chuẩn về tư cách đạo đức, ngoại hình, nghề nghiệp.

“…Tư cách đạo đức của bạn đời rất quan trọng, phải tìm hiểu nhau thật kỹ, không hợp tính tình lấy nhau nhau về sẽ không có hạnh phúc. Nghĩa là giữa vợ và chồng phải biết cách hòa hợp nhau, nếu chồng nóng thì vợ nhịn và ngược lại. Người xưa có câu: “Cái nết đánh chết cái đẹp. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Lấy người vợ hay chồng có đẹp đến mấy thì nhìn mãi cũng thấy bình thường, mình sống với nhau bằng tình cảm, chỉ có tính cách mới tồn tãi mãi mãi…Mọi người vẫn bảo, con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai. Con trai nhìn thấy một người phụ nữ có dung nhan đẹp thì đã có cảm tình rồi nhưng con gái phải tìm hiểu kỹ xem đó là người thế nào, làm nghề gì, nói chuyện có hợp không…” (Thảo luận nhóm thanh niên từ 25 đến 30 tuổi)

Nhìn vào kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy (bảng 4.1), nếu như có 76.7% nữ thanh niên chọn người bạn đời của mình có sức khỏe tốt thì cũng có tới 76.7% quan tâm đến trình độ học vấn. Đứng sau hai tiêu chuẩn về sức khỏe và trình độ học vấn là tiêu chuẩn về gia đình bạn đời (73.3%). Hầu hết nữ thanh niên quan tâm đến gia đình bạn đời vì lý do họ mong muốn có sự hòa hợp về điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa, nếp sống cũng như cuộc sống với gia đình chồng sau khi kết hôn. Đó là những tiêu chí hàng đầu nằm trong mối quan tâm của họ khi lựa chọn người bạn đời tương lai. Giá trị đứng thứ năm được họ đề cao đó là khoảng cách nơi ở hay quê quán (70.0%) của bạn đời.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w