Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 29)

Phương pháp quan sát

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin sơ cấp và tiến hành quan sát hoạt động giao lưu, kết bạn, tìm hiểu bạn đời của thanh niên trong xã... Bên cạnh đó, tiếp cận các cán bộ thôn xã: cán bộ tuyên truyền, cán bộ văn hóa, cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ, đoàn thanh niên... để nắm bắt tình hình kết hôn, tìm hiểu bạn đời của thanh niên trong địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành điều tra 60 phiếu nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng và định tính. Mẫu được chọn được dựa trên cơ sở một số tiêu chí như: nam thanh niên chưa kết hôn, nữ thanh niên chưa kết hôn từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi tham gia vào

quá trình nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản… Việc chọn mẫu được dựa trên danh sách tên, tuổi, tình trạng hôn nhân của nam, nữ thanh niên trong xã. Sau đó chọn ngẫu nhiên 30 nam thanh niên và 30 nữ thanh niên là người chưa kết hôn. Sở dĩ lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để đảm bảo tính chính xác, khách quan vì mọi đơn vị tổng thể đều có được sự lựa chọn như nhau.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm thu thập các thông tin liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên. Tiến hành phỏng vấn sâu 2 nam thanh niên, 2 nữ thanh niên, 1 đại diện cán bộ gồm trưởng thôn/ cán bộ đoàn thanh niên, chuyên viên tư vấn hôn nhân gia đình, hội phụ nữ, 2 đại diện hộ gia đình (cha/mẹ, người cao tuổi).

Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm được sử dụng nhằm thu thập thông tin mang tính khái quát về tiêu chuẩn bạn đời của thanh niên. Nghiên cứu tập trung tiến hành 4 thảo luận nhóm với hai đối tượng khác nhau về độ tuổi (2 nhóm thanh niên từ 16 - 24 tuổi, 2 nhóm 25 - 30 tuổi) nhằm tìm ra sự khác biệt trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của 2 đối tượng này. Đồng thời, mỗi nhóm thảo luận được thiết kế từ 5 đến 6 người dựa trên căn cứ về độ tuổi và đảm bảo có sự tham gia của cả nam, nữ thanh niên.

Một công cụ quan trọng được kết hợp trong phương pháp thảo luận nhóm là đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Công cụ này giúp liệt kê những nhân tố có ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên. Ngoài ra, sử dụng công cụ Ranking để xếp hạng nhân tố đóng vai trò quyết định, có ảnh hưởng tới việc thanh niên xây dựng các tiêu chuẩn khi lựa chọn bạn đời.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 29)