Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên xã Cổ Bi,

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 59)

niên xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên bao gồm: nhân tố cá nhân, nhân tố gia đình và nhân tố thuộc về môi trường sống. Trong đó, nhân tố cá nhân được thanh niên ở đây đặc biệt quan tâm.

Nhân tố cá nhân

Dựa theo lý thuyết lựa chọn duy lý đã cho thấy, các nhân tố thuộc về cá nhân thanh niên là một trong những nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cho riêng họ. Trong những nhân tố đó, yếu tố thuộc về nhận thức (trình độ học vấn) và điều kiện kinh tế của bản thân là hai nhân tố ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn bạn đời. Căn cứ

trên cơ sở đó, nghiên cứu này xây dựng giả thuyết về trình độ học vấn của thanh niên có liên quan đến mức độ quan tâm tới việc lựa chọn bạn đời.

Giả thuyết đặt ra nhằm phân tích tính độc lập giữa hai biến định tính về trình độ học vấn và mức độ quan tâm của thanh niên tới việc lựa chọn bạn đời. Trong đó:

H0: Hai biến trình độ học vấn thanh niên và mức độ quan tâm lựa chọn bạn đời là độc lập với nhau trên tổng thể.

H1: Hai biến trình độ học vấn thanh niên và mức độ quan tâm lựa chọn bạn đời phụ thuộc với nhau trên tổng thể.

Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết trên đã cho thấy kết quả sau:

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ quan tâm đến việc hình thành tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời

Trình độ học vấn

Mức độ quan tâm

Tổng Không hề

quan tâm Ít quan tâm thườngBình Quan tâm

Hết sức quan tâm Tiểu học 2 1 0 0 0 3 Trung học cơ sở 0 9 2 1 0 12 Phổ thông 0 1 10 4 1 16 CĐ/ĐH 0 0 0 21 6 27 Trên ĐH 0 0 0 0 2 2 Tổng 2 11 12 26 9 60

Bảng 4.6: Hệ số Sig và Cramer’s V khi kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức độ quan tâm của thanh niên khi lựa chọn bạn đời

Kiểm định tương quan

Giá trị kiểm định chi bình

phương3

Bậc tự do Giá trị kiểm định p4

Giá trị chi bình phương 114.725a 16 0.000

Tỷ lệ dự đoán 85.867 16 0.000

Hệ số tuyến tính 43.569 1 0.000

Tổng 60

Giá trị

phương sai Độ lệch chuẩn

Giá trị danh nghĩa Phi 1.383 0.000

Hệ số Cramer's V 0.691 0.000

Nguồn số liệu điều tra

Trong kiểm định này ta thấy, giá trị Chi bình phương bằng 114.725a và giá trị p bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 nên ta có đủ cơ sở để bác bỏ H0 và chấp nhận H1, tức hai biến phụ thuộc lẫn nhau trên tổng thể. Hệ số phi Cramer’s V bằng 0.691 nên có thể khẳng định mối quan hệ giữa hai biến này khá chặt chẽ. Mặt khác, nhìn vào kết quả thu được ta dễ dàng nhận thấy mối tương quan, phụ thuộc lẫn nhau giữa hai biến này. Khi trình độ học vấn của thanh niên trong xã Cổ Bi càng cao thì mức độ quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời cũng càng cao và ngược lại, những thanh niên ít quan tâm đến việc lựa chọn bạn đời cho mình thường có trình độ học vấn thấp.

Tương tự, tiến hành xây dựng giả thuyết để so sánh tiêu chuẩn về thu nhập cao và ngoại hình đẹp giữa những người có giới tính nam và những người có giới tính nữ được hỏi trên tổng số mẫu điều tra. Giả thuyết đưa ra như sau:

3 Giá trị chi bình phương là giá trị được thiết lập để kiểm tra có hay không mối quan hệ giữa hai biến

H0: Tiêu chuẩn về thu nhập cao giữa nam và nữ thanh niên là giống nhau trên tổng thể.

H1: Tiêu chuẩn về thu nhập cao giữa nam và nữ thanh niên là khác nhau trên tổng thể.

Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết H0 và H1 thì kết quả thu được như sau:

Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra giới tính ảnh hưởng tới việc lựa chọn các tiêu chuẩn thu nhập, ngoại hình của thanh niên (T – Test)

STT Chỉ tiêu Giới Tính Số lượng (người) Điểm bình quân t Độ lệch chuẩn (Sig) 1 Thu nhập cao Nam 30 1.73 11.00 8 0.000 Nữ 30 3.80 Tổng 60 2.77 2 Ngoại hình đẹp Nam 30 2.40 3.624 0.001 Nữ 30 1.60 Tổng 60 2.00

Nguồn số liệu điều tra

Nhìn vào bảng 4.7, kết quả kiểm tra giới tính ảnh hưởng đến đánh giá các yếu tố (T – Test) cho thấy các chỉ tiêu về thu nhập mong muốn và ngoại hình bạn đời đều có ý nghĩa thống kê do giá trị t kiểm định bằng 11.008 và 3.624; độ lệch chuẩn lần lượt là 0.000 và 0.001 đều nhỏ hơn 0.05 nên đủ điều kiện để bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Có nghĩa là việc đánh giá hai tiêu chuẩn trên giữa nam và nữ thanh niên là không hề giống nhau. Điều này cũng cho thấy tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nhân tố giới tính có ảnh hưởng tới đánh giá các yếu tố liên quan đến tiêu chuẩn về thu nhập mong muốn của người bạn đời tương lai cũng như ngoại hình bạn đời. Cụ thể số liệu điều tra sau khi đưa vào kiểm định cho thấy nữ thanh niên mong muốn bạn

đời của mình có thu nhập cao trên 10 triệu đồng/tháng cao hơn so với nam giới (nữ cho điểm bình quân là 3.80; còn nam cho điểm bình quân là 1.73). Đồng thời nam thanh niên đặt ra tiêu chuẩn ngoại hình đẹp cao hơn so với nữ thanh niên trung bình 0.8 điểm (2.4 và 1.6).

Do đó, kết quả kiểm định tương quan và phân tích T - Test cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính và trình độ học vấn của thanh niên trong việc đánh giá mức độ quan trọng cũng đưa ra những tiêu chuẩn đối với người bạn đời tương lai. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt giới tính của thanh niên ở xã Cổ Bi khi đánh giá tiêu chuẩn thu nhập cao ở người chồng, người vợ tương lai.

Mặt khác, xem xét mối tương quan giữa các nhóm tuổi thanh niên với việc lựa chọn các tiêu chuẩn cho thấy một số điểm đáng chú ý. Giả thuyết đưa ra nhằm xác định sự ảnh hưởng của nhân tố cá nhân là nhóm tuổi có mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc với các tiêu chuẩn đưa ra trong bảng hỏi. Khi tiến hành kiểm định phương sai ANOVA với hai biến độ tuổi và tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời ta thu được kết quả kiểm định như sau:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) giữa các nhóm tuổi đối với các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên

Tiêu chuẩn Nhóm tuổi Số lượng Điểm bình

quân F Độ lệch chuẩn Phẩm chất đạo đức Từ 26 đến 30 60 1.21 5.959 0.004 Từ 21 đến 25 1.00 Từ 16 đến 20 1.00 Nghề nghiệp Từ 26 đến 30 60 1.79 53.642 0.000 Từ 21 đến 25 1.03 Từ 16 đến 20 1.00 Trình độ học vấn Từ 26 đến 30 60 2.00 416.100 0.000 Từ 21 đến 25 1.88 Từ 16 đến 20 1.00 Ngoại hình Từ 26 đến 30 60 1.36 0.666 0.518 Từ 21 đến 25 1.13 Từ 16 đến 20 1.29 Sức khỏe Từ 26 đến 30 60 1.64 12.331 0.000 Từ 21 đến 25 1.38 Từ 16 đến 20 1.08 Lý lịch Từ 26 đến 30 60 1.86 5.851 0.15 Từ 21 đến 25 1.63 Từ 16 đến 20 1.37 Gia đình bạn đời Từ 26 đến 30 60 1.69 4.895 0.011 Từ 21 đến 25 1.38 Từ 16 đến 20 1.24 Tuổi Từ 26 đến 30 60 1.64 2.996 0.058 Từ 21 đến 25 1.50 Từ 16 đến 20 1.29

Quê quán, nơi ở

Từ 26 đến 30 60 1.79 3.852 0.027 Từ 21 đến 25 1.50 Từ 16 đến 20 1.37 Địa vị xã hội Từ 26 đến 30 60 1.93 3.844 0.027 Từ 21 đến 25 1.63 Từ 16 đến 20 1.53 Năng khiếu, sở thích Từ 26 đến 30 60 1.93 7.597 0.11 Từ 21 đến 25 1.88 Từ 16 đến 20 1.45

Nguồn số liệu điều tra

Cụ thể số liệu thống kê và phân tích phương sai ANOVA chỉ ra rằng, giữa các nhóm tuổi khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới việc lựa chọn các tiêu

chuẩn bao gồm: phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sức khỏe, gia đình bạn đời, quê quán và địa vị xã hội. Một số tiêu chuẩn về ngoại hình, lý lịch, khoảng cách tuổi, năng khiếu và tiêu chuẩn khác được xác định không có mối liên quan với yếu tố nhóm tuổi của thanh niên do độ sai số lớn hơn 0.05 (chưa đủ cơ sở để khẳng định sự tồn tại về mối quan hệ giữa hai biến số).

Số liệu trên còn cho thấy, có sự đánh giá khác nhau giữa các nhóm tuổi về tiêu chuẩn nghề nghiệp. Thanh niên có độ tuổi càng cao thì càng coi trọng yếu tố nghề nghiệp khi lựa chọn bạn đời. Sở dĩ bởi vì giá trị trung bình tăng dần theo các nhóm tuổi từ 16 đến 20 tuổi, 21 đến 25 tuổi và từ 26 đến 30 tuổi lần lượt là (1.00; 1.03 và 1.79). Điều này cũng xảy ra tương tự với tiêu chuẩn sức khỏe, quê quán, gia đình bạn đời và địa vị xã hội. Nó cho thấy độ tuổi càng cao thì thanh niên càng quan tâm hơn tới việc lựa chọn các tiêu chuẩn về sức khỏe, quê quán, gia đình bạn đời và địa vị xã hội. Hơn nữa, kết quả từ cuộc thảo luận nhóm cũng góp phần làm rõ hơn điều này khi thanh niên ở độ tuổi khác nhau có sự đánh giá khác nhau về các tiêu chuẩn trên.

Hộp 4.6: Sự khác biệt giữa các độ tuổi về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời

“…. Tóm lại để chọn một người bạn đời phù hợp với chúng tôi thì trước hết phải quan tâm xem họ là người thế nào, có tốt hay không, có yêu mình thực lòng hay không? Có hợp với mình không? Rồi kế đến là gia đình họ thế nào? Có phải là một gia đình nề nếp và khá giả hay không? Sau đó mới là nghề nghiệp và trình độ học vấn. Bởi vì nghề nghiệp không thể nói lên người đó có hợp với mình hay không mà chỉ là cái về sau. Hiện tại thì chúng tôi không đề cao cái đó…” (Phỏng vấn sâu thanh niên 20 tuổi)

“… Những gì vốn dĩ là căn bản thì không thể bỏ qua, thế nên chúng tôi đặc biệt quan tâm tới phẩm chất đạo đức của đối phương. Các cụ vẫn có câu, cái nết đánh chết cái đẹp, tốt gỗ hơn tốt nước sơn là vì thế. Quan trọng thứ hai phải là sức khỏe, không có sức khỏe thì yêu nhau đến mấy cũng chẳng thể giúp được nhau trong cuộc sống. Và thứ ba không gì khác là nghề nghiệp. Ở tuổi này mà chưa có nghề để tạo ra thu nhập thì chẳng thể nuôi sống bản thân chứ huống chi nói đến việc lập gia đình…” (Thảo luận nhóm thanh niên từ 25 - 30 tuổi).

Tóm lại, từ những minh chứng trên góp phần cho thấy rõ hơn mối quan hệ giữa nhân tố cá nhân thuộc về tuổi, trình độ học vấn, giới tính với các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời phù hợp của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nhân tố cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Ở mỗi lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính khác nhau thì thanh niên có mong muốn khác nhau về người bạn đời tương lai của mình. Điều quan trọng hơn là thanh niên ở đây nhận thức được việc lựa chọn bạn đời là một vấn đề hết sức nghiêm túc trong cuộc đời mỗi người. Do vậy, nó lại là nhân tố chủ quan thúc đẩy việc xây dựng và định hướng giá trị trong hệ thống các tiêu chuẩn lựa chọn. Điều đó cũng góp phần lý giải cho việc tại sao trong mỗi giai đoạn của cuộc đời thanh niên luôn tự

đặt ra câu hỏi cho mình là yêu ai? Làm gì? Kết hôn với người như thế nào? Hơn thế nữa, thanh niên coi việc lựa chọn bạn đời là kết quả rút ra được từ việc phân tích nhu cầu đòi hỏi của thực tế xã hội kết hợp với mong muốn, sở thích, nguyện vọng cá nhân. Cùng với nhân tố cá nhân thì nhân tố gia đình cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên.

Nhân tố gia đình

Gia đình đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của thanh niên nói chung. Phải kể đến đó là vai trò tư vấn, giáo dục, định hướng lựa chọn bạn đời cho quá trình xây dựng hôn nhân trong tương lai. Hơn nữa, trong gia đình, cha mẹ là người gần gũi, hiểu và nắm bắt được tính cách, tâm tư, nguyện vọng của thanh niên nên cha mẹ sẽ trở thành người giúp họ lựa chọn người bạn đời phù hợp. Bằng kinh nghiệm thực tế, sự từng trải trong cuộc sống gia đình và mong muốn của bản thân, cha mẹ là người có ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cho thanh niên.

Bảng 4.8: Mức độ quan tâm của gia đình đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên xã Cổ Bi

STT Mức độ quan tâm của gia đình Giới Tính

Nam Nữ

% % %

1 Rất quan tâm 6.7% 20.0% 13.35%

2 Quan tâm 16.7% 50.0% 33.35%

3 Quan tâm bình thường 63.3% 13.3% 38.30%

4 Hiếm khi quan tâm 10.0% 10.0% 10.0%

5 Không bao giờ quan tâm 3.3% 6.7% 5.0%

Tổng 100% 100% 100%

Nguồn số liệu điều tra

Khi tiến hành đo mức độ quan tâm của gia đình tới việc lựa chọn bạn đời cho thanh niên thì hầu hết nam, nữ thanh niên được hỏi đều trả lời gia

đình họ có quan tâm tới vấn đề này. Mức độ quan tâm chiếm tỷ lệ cao (38.3%) là sự “quan tâm bình thường” từ phía gia đình. Tiếp đến là 33.35% thanh niên cho rằng gia đình họ “quan tâm”. Duy chỉ có 5% thanh niên trả lời rằng gia đình họ không bao giờ hoặc chưa bao giờ quan tâm tới vấn đề này. Điều này chứng tỏ nhân tố gia đình đã xuất hiện và có ảnh hưởng nhất định tới việc lựa chọn bạn đời của thanh niên. Lý giải rõ hơn về điều này thì một số thanh niên được phỏng vấn cho biết rằng, cha mẹ phần nào đã giúp họ định hướng việc xây dựng các giá trị trong hôn nhân, lựa chọn bạn đời bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường, việc quan tâm được thể hiện thông qua hình thức trao đổi, đóng góp ý kiến, tư vấn và gợi ý là chủ yếu. Việc áp đặt suy nghĩ cho thanh niên là có nhưng không phải là hiện tượng phổ biến ở đây.

Hộp 4.7: Quyền quyết định lựa chọn bạn đời của thanh niên

“… Cha mẹ ít khi ngăn cản hoặc cấm đoán chuyện tôi kết bạn với ai, yêu ai nhưng họ là người đặc biệt thường xuyên quan tâm tới việc tôi lựa chọn ai để yêu và xa hơn là đi tới hôn nhân. Thông thường, cha mẹ ít khi nói thẳng với tôi là nên chọn người thế này, thế kia nhưng qua cách trò chuyện, tâm sự tôi nhận ra được mong muốn của họ. Đôi khi họ tìm hiểu thông qua bạn bè, đồng nghiệp của tôi xem người tôi dự định lựa chọn làm bạn đời là người thế nào, từ đó mới khuyên bảo và tư vấn thêm. Vì vậy, tôi cũng luôn cố gắng làm hài lòng cha mẹ bằng việc lựa chọn một người thực sự làm chỗ dựa cho bản thân sau này…” (Phỏng vấn sâu nữ, 25 tuổi).

Đồng thời, thảo luận nhóm thanh niên từ độ tuổi 25 đến 30 cũng cho thấy vai trò quan trọng của nhân tố gia đình trong vấn đề lựa chọn hôn nhân cho thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Mặc dù không phải là thiết chế bắt buộc dành cho mỗi cá nhân nhưng gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới tiêu chuẩn mà thanh niên đặt ra đối với người bạn đời. Đó cũng là lý do mà nam, nữ thanh niên thiết lập và điều chỉnh các tiêu chuẩn đưa ra sao cho phù hợp với bản thân và mong muốn từ phía gia đình.

“…. Trước đây đã có một vài thanh niên trong xã tự tử vì cha mẹ, hai bên

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w