Nhân tố đóng vai trò quyết định ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 76)

đời của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Tiêu chuẩn lựa chọn vợ, chồng của thanh niên nói lên lòng mong muốn, sở thích, nguyện vọng của họ trong việc lựa chọn bạn đời khác giới để lập gia đình. Đồng thời các tiêu chuẩn đó cũng thể hiện nhân sinh quan, đạo đức, tâm lý của từng người, từng thế hệ. Đó là một nhu cầu đang có sự thay đổi theo thời gian và không gian, trong những điều kiện, hoàn cảnh sống nhất định của từng thế hệ, cá nhân. Trả lời cho câu hỏi: “Nhân tố nào đóng vai trò quyết định ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên” thì kết quả từ số liệu thống kê, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cùng cho thấy một điểm chung là nhân tố cá nhân giữ vai trò quyết định trong vấn đề này.

Qua biểu đồ 4.8, ta có thể thấy phần nhiều thanh niên đều khẳng định chính họ là người đưa ra quyết định về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời mà không phải ai khác. Yếu tố này chiếm tới (61.7%) người trả lời, yếu tố gia đình (11.7%) và tương tự đối với yếu tố về điều kiện địa phương.

Nguồn số liệu điều tra

Biểu đồ 4.8: Những nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Duy chỉ có 1 thanh niên chiếm 1.7% trong tổng số người được hỏi trả lời người quyết định chính là thầy cô. Lý giải ý kiến của mình, mọi người đều cho biết họ lựa chọn như vậy vì có lý do riêng. Hơn nữa, thanh niên quan niệm việc tự do yêu đương, tự do lựa chọn là quyền lợi của bất cứ một người nào, những tiêu chuẩn đặt ra cũng phải do chính họ xây dựng và tự quyết định; cha mẹ, bạn bè hay ai khác không thể làm thay họ. Vì thế mà tiêu chuẩn của người này không giống tiêu chuẩn của người khác một cách tuyệt đối.

Đánh giá từ cuộc thảo luận nhóm thanh niên trong xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng đặc biệt nhấn mạnh tới nhân tố cá nhân mang lại sự ảnh hưởng rõ nét trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.

Bảng 4.11: Kết quả thảo luận nhóm về nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên

Bạn bè, đồng nghiệp, người trung

gian 4 4 3 5 2 18 4

Gia đình (cha, mẹ, anh, chị…) 2 1 4 4 3 14 2

Cá nhân ( học vấn, giới tính, tuổi,

nghề nghiệp..) 1 2 1 1 1 6 1

Điều kiện địa phương 3 3 5 2 4 17 3

Truyền thông (báo đài, internet,

truyền hình…) 5 5 2 3 5 20 5

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm thanh niên (tổng càng thấp thì càng quan trọng) *: Người tham gia thảo luận nhóm

Rõ ràng, nhân tố cá nhân là nhân tố đóng vai trò quyết định và ảnh hưởng đáng kể đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên, tiếp đến là vai trò từ phía gia đình và xếp thứ ba là nhân tố môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Các ý kiến đưa ra đều tập trung lý giải nguyên nhân tại sao nhân tố cá nhân lại là nhân tố giữ vai trò quyết định hơn cả. Sở dĩ là vì, thanh niên ở đây hoàn toàn tự do trong việc tìm hiểu, giao lưu, kết bạn. Các tiêu chuẩn căn cứ trên đặc trưng, sở thích cá nhân để hình thành. Từ đó mà thanh niên thường có xu hướng lựa chọn cho mình những người tương xướng với những đặc điểm cá nhân hiện có (trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoại hình, tuổi…). Hơn nữa, họ quan niệm rằng, sự phù hợp giữa hai bên về đặc trưng cá nhân sẽ giúp họ dễ trao đổi, chia sẻ tình cảm, công việc và những khó khăn với nhau trong cuộc sống hơn là sự chênh lệch quá lớn về trình độ học vấn, tuổi tác hay nghề nghiệp. Về phía gia đình, cha mẹ có vai trò hỗ trợ và định hướng thêm cho cá nhân thông qua việc giáo dục các giá trị hôn nhân trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, nhà trường cũng là một nhân tố ít nhiều có ảnh hưởng tới nhận thức và tâm lý thanh niên. Đây được coi là môi trường mà đa phần thanh niên đều phải trải qua trong quá trình học tập, rèn

luyện, trau dồi tri thức; vì thế mà nó dần hình thành cho thanh niên cách suy nghĩ độc lập, khả năng linh hoạt, nhạy bén trong khi tìm hiểu, cân nhắc để lựa chọn những tiêu chuẩn nào là phù hợp với bản thân họ. Riêng đối với độ tuổi thanh niên từ 16 đến 25 tuổi thì môi trường này có phần quan trọng hơn cả vì đây là nơi cá nhân có cơ hội được mở rộng các mối quan hệ chứ không đơn thuần là sự bó hẹp trong phạm vi lớp, ngành học. Có một điểm mới đáng lưu ý ở đây, đó là bạn bè trở thành nhân vật trung gian, tham gia vào quá trình lựa chọn. Nhiều thanh niên cho rằng ý kiến của bạn bè cũng quan trọng không kém gia đình. Bởi vì, bạn bè là những người có cùng lứa tuổi, cùng quan điểm, suy nghĩ, nên đôi khi họ cảm thấy chia sẻ với bạn bè dễ dàng hơn với cha mẹ, anh chị em. Một nhân tố khác được đề cập đến trong nghiên cứu này là sự ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, hay nói cách khác đó là môi trường sống mà mỗi cá nhân thanh niên trở thành một thành tố trong đó. Sự thay đổi các điều kiện về kinh tế, văn hóa, giáo dục có tác động tới hành vi lựa chọn bạn đời và xuất hiện những nét mới trong hôn nhân. Các tiêu chuẩn truyền thống cũng thay đổi để thích ứng với sự biến đổi về nhu cầu việc làm, trình độ học vấn, khả năng kinh tế v…v.

Như vậy, những nhân tố tác động đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm rất đa dạng. Tuy nhiên, nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của thanh niên vẫn là nhân tố chủ đạo, ảnh hưởng xuyên suốt tới quá trình xây dựng tiêu chuẩn, tìm hiểu và lựa chọn bạn đời. Cùng với đó là sự ảnh hưởng từ nhân tố gia đình, nhà trường, điều kiện địa phương. Chúng đều không thể thiếu đối với bất kỳ một giai đoạn nào từ khi cá nhân hình thành tiêu chuẩn lựa chọn cho tới khi đưa ra quyết định kết hôn. Do đó, đánh giá được sự ảnh hưởng của những nhân tố trên cho thấy tầm quan trọng

của nó trong công tác xây dựng hôn nhân – gia đình bền vững đối với thế hệ trẻ nói chung và thanh niên tại địa bàn nghiên cứu nói riêng.

Kết quả trên đây cho thấy một cách khái quát mô hình tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của sinh viên. Tiêu chuẩn này đặt ra phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, nghề nghiệp, thu nhập ổn định và có sức khỏe tốt và vì thế cũng phải có trình độ học vấn cao. Những yếu tố quan trọng tiếp theo là ngoại hình, gia đình nề nếp được thanh niên quan tâm. Mặc dù vậy, xem xét tương quan giới lại có sự khác biệt trong tiêu chuẩn giữa nam thanh niên và nữ thanh niên khi đưa ra các tiêu chuẩn để lựa chọn bạn đời. Điều này khiến nhà nghiên cứu đặt ra nhiều câu hỏi cho chính bản thân: “Tại sao trong điều kiện xã hội biến đổi, quan hệ kinh tế chi phối thì ở đây thanh niên khu vực nông thôn lại không đặt tiêu chuẩn kinh tế hay gia đình khá giả lên hàng đầu mà thay vào đó là tiêu chuẩn đạo đức. Phải chăng yếu tố truyền thống vẫn còn hiện hữu và chi phối mạnh mẽ?”. Đại đa số thanh niên chuẩn bị cho mình một mô hình gia đình thiên về đạo đức, tình cảm, lấy đó là hạt nhân để chi phối các quan hệ xã hội hoặc các giá trị xã hội khác mà cá nhân sử dụng trong đời sống xã hội. Trước những dư luận cho rằng, thanh niên hiện nay rất thực dụng, thậm chí có ý kiến cho rằng thanh niên là những người cơ hội, tất cả đều đề cao vật chất và sẵn sàng đem ra trao đổi khi cần thiết (Vũ Hào Quang, 2000). Nhưng khi nghiên cứu lại cho thấy, những phẩm chất truyền thống về đạo đức, nhân cách, ý thức vẫn được thanh niên hết sức coi trọng. Chỉ một lượng nhỏ thanh niên có tư tưởng thực dụng và lối sống buông thả, nhưng điều này không đủ bằng chứng để đi đến kết luận trên. Thanh niên ở khu vự nông thôn còn ảnh hưởng khá rõ những giá trị truyền thống, nhất là những quan niệm đạo đức chi phối hành vi của con người mà trong đó có hành vi lựa chọn bạn đời. Do vậy, việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống là vô cùng cần thiết, đồng thời phải loại bỏ những giá trị lỗi thời, không phù hợp, làm suy thoái phẩm chất tốt đẹp trong mối quan hệ con người. Từ đó có thể xây dựng một môi

trường phù hợp cho thanh niên có điều kiện phát triển toàn diện.

PHẦN 5: KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra thực trạng và tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên tại

xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 với 3 thôn được lựa chọn để nghiên cứu thuộc xã Cổ Bi là thôn Vàng, thôn Cam và thôn Hội. Dưới đây là một số phát hiện chính.

Cùng với sự biến đổi quyền quyết định hôn nhân, những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cũng có sự biến đổi cho phù hợp với nhu cầu cuộc sống hiện đại. Những thay đổi trong tiêu chuẩn bạn đời ở giai đoạn này tập trung sự đan xen của hai tiêu chuẩn cơ bản là phẩm đạo đức và kinh tế. Một số tiêu chuẩn liên quan đến phẩm chất đạo đức như: chung thủy, thật thà, chăm chỉ, đảm đang tiếp tục được duy trì cùng với những tiêu chuẩn đòi hỏi từ bối cảnh cuộc sống như năng động, nhanh nhẹn, tháo vát ở người bạn đời tương lai. Bên cạnh đó là những thay đổi trong tiêu chuẩn về nghề nghiệp, thu nhập cũng như trình độ học vấn đối với bạn đời. Để đảm bảo duy trì cuộc sống gia đình thì hầu hết thanh niên ở đây đều mong muốn người bạn đời của mình có nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Tiếp đến là tiêu chuẩn khoảng cách về nơi ở khi kết hôn giữa hai người, đa phần thanh niên mong muốn lấy người gần nhà để gần gũi với cha mẹ, anh chị em. Hơn nữa, thanh niên đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn về gia đình nề nếp vì nó giúp họ đánh giá phẩm chất, lối sống của người bạn đời mà họ dự định lựa chọn. Điều này cho thấy, một số tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời truyền thống tiếp tục được bảo lưu cho tới hiện tại. Chúng không tồn tại một cách cứng nhắc, biệt lập mà đan xen với những nhu cầu, đòi hỏi từ phía cá nhân thanh niên.

Ngoài ra, thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay có nhiều cơ hội để tìm gặp, tự do lựa chọn bạn đời hơn so với thế hệ trước. Phạm vi về không gian trong quá trình giao lưu, tìm hiểu, kết bạn cũng được mở rộng thông qua hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, làm việc. Từ đó mà tính năng động của thanh niên trong vấn đề này càng cao giúp họ có thể

tạo lập các mối quan hệ, dễ dàng lựa chọn cho mình người bạn đời thực sự phù hợp.

Hơn nữa, ba nhân tố căn bản thuộc về đặc điểm cá nhân, đặc điểm xã hội và đặc điểm gia đình là những nhân tố chủ đạo, ảnh hưởng tới tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên. Chúng góp phần định hướng và từng bước hình thành những tiêu chuẩn dựa trên cơ sở mong muốn, nguyện vọng của thanh niên về người chồng, người vợ trong tương lai.

Sự thay đổi trong suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của cá nhân thanh niên cũng là một trong nhiều lý do đặc biệt quan trọng khiến những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của họ có sự khác biệt ở từng giai đoạn, độ tuổi… Nhân tố về đặc điểm gia đình (văn hóa – giáo dục, truyền thống) vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong việc định hướng tiêu chuẩn giúp thanh niên có sự lựa chọn phù hợp. Trái lại, gia đình cũng có thể là nhân tố kìm hãm việc tự do lựa chọn và đưa ra những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cho thanh niên. Kết quả thu được cũng cho thấy thanh niên tại địa bàn nghiên cứu kết hôn với người ngoài xã do môi trường sống, làm việc thay đổi. Họ ngày càng có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa chọn bạn đời và đi đến hôn nhân nếu như người đó thỏa mãn các tiêu chuẩn mong đợi.

Do vậy, các nhân tố kể trên đã tác động mạnh mẽ tới quá trình xây dựng các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên ở xã Cổ Bi. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng từ nhiều nhân tố kể trên là tương đối phức tạp, cần có hướng nghiên cứu cụ thể và sâu hơn đối với mỗi nhân tố để có thể tối đa hóa những ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực. Có như vậy thì cuộc sống hôn nhân gia đình đối với thế hệ trẻ nói chung và thanh niên ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội nói riêng mới thực sự hạnh phúc, lâu dài và bền vững.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích kết quả thu được từ các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề như sau:

Thanh niên là một nhóm xã hội cơ bản, đang trong quá trình xã hội hóa cá nhân với sự tác động mạnh mẽ của thiết chế gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Vì thế mà hơn lúc nào hết, họ cần nhận được những định hướng đúng đắn từ những môi trường này. Thực tế cho thấy vẫn còn tồn tại hiện tượng một số gia đình không quan tâm đến việc thanh niên mong muốn tìm hiểu và lựa chọn bạn đời như thế nào. Trái lại, gia đình luôn áp đặt một số tiêu chuẩn đã lỗi thời dành cho thanh niên. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, gia đình còn là yếu tố ngăn cản việc thanh niên giao lưu, tìm hiểu những người được coi là không “môn đăng hậu đối” với gia đình mình. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp, thế hệ, thậm chí là kìm hãm quá trình phát triển, hòa nhập với cộng đồng, xã hội của thế hệ trẻ. Do vậy, gia đình nên tập trung vai trò của mình vào việc định hướng cho thanh niên hơn là quyết định thay họ. Những giá trị, tiêu chuẩn mà gia đình đưa ra để định hướng dựa trên cơ sở tôn trọng suy nghĩ, nguyện vọng của cá nhân thanh niên, nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp cần thiết cho cuộc sống hôn nhân – gia đình trong tương lai.

Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy thanh niên có thái độ khá tích cực với vấn đề lựa chọn bạn đời, phần nhiều họ đều xây dựng cho mình hệ tiêu chuẩn cụ thể. Tuy nhiên, thái độ tiêu cực, ít quan tâm mặc dù không chiếm đa số nhưng cũng là điều đáng lo ngại. Thanh niên nằm trong nhóm này có cái nhìn khá bi quan với việc đặt ra tiêu chuẩn, lựa chọn bạn đời. Họ có xu hướng đề cao các giá trị lệch chuẩn, mang tính cá biệt. Điều này có thể dẫn đến những cuộc hôn nhân thiếu tính bền vững đối với thế hệ trẻ. Vì vậy mà về phía nhà trường, bạn bè, xã hội cần có phương pháp hỗ trợ, giáo dục, tuyên

truyền tạo điều kiện cho thanh niên có môi trường học tập, làm việc, giao lưu, kết bạn lành mạnh, tích cực. Không chỉ vậy, trước khi mong muốn thanh niên đặt ra tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đúng đắn thì xã hội cần có niềm tin vào thế

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay” (nghiên cứu trường hợp tại xã cổ bi, huyện gia lâm, thành phố hà nội) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w