1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quy trình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại

19 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 562,1 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI : QUY TRÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Năm 2014 2 Lời cảm ơn Nhóm chúng em cảm ơn cô Hương đã tận tâm hướng dẫn môn học và đề tài Quy trình kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng thương mại cho nhóm chúng em. Và cảm ơn các bạn thành viên trong nhóm đã có những đóng góp bổ ích cho đề tài. Xin cảm ơn 3 Lời mở đầu Hòa mình vào xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và từng bước hoàn thiện mình để đáp ứng cho sự phát triển chung của đất nước. Tuy đang trong những bước đi đầu tiên, thị trường ngoại hối Việt Nam đã, đang diễn ra rất sôi nổi từng giờ, từng ngày và thu hút không ít sự quan tâm của các nhà đầu tư. Các sản phẩm dịch vụ trên thị trường ngoại hối cũng dần được hình thành và hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Với mong muốn có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang được thực hiện trên thị trường ngoại hối, một thị trường đầy rủi ro nhưng cũng đầy ma lực hấp dẫn các nhà đầu tư, để rồi góp thêm những giải pháp và cùng hòa mình vào những cung bậc tình cảm theo từng bước thăng trầm của những biến chuyển trên thị trường ngoại hối. 4 Mục lục I.Giới thiệu thị trường ngoại hối 6 II.Đặc điểm thị trường ngoại hối 6 III.Chức năng của Thị trường ngoại hối 6 IV.Thành phần tham gia thị trường ngoại hối 6 1.Các ngân hàng 6 2.Các nhà môi giới. 6 3.Các doanh nghiệp. 7 4.Các cá nhân, các nhà kinh doanh. 7 5.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng. 7 6.Các công ty đa quốc gia. 7 V.Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối 7 1.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay: 7 2.Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: 7 3.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: 7 4.Nghiệp vụ hoán đổi: 7 5.Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: 7 6.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền: 8 VI.Quy trình kinh doanh ngoại tệ 8 VII.Thực trạng kinh doanh ngoại tệ 12 1.Đối với các Tổ Chức Kinh Tế (TCKT) 12 2.Đối với khách hàng cá nhân. 12 3.Tình hình mua – bán ngoại tệ tại SCB năm 2009-2010 13 4.Trên xu thế các ngân hàng thương mại tăng về mặt số lượng của ngoại tệ nhưng vẫn tồn tại những khó khăn nhất định. 14 5 5.Thuận lợi : 14 6.Hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ 15 VIII.Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro Kinh doanh ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng thương mại. 15 1.Đẩy mạnh mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: 15 2.Thực hiện hoán đổi trong mua bán ngoại tệ: 15 3.Tăng quyền lựa chọn hối đoái phù hợp cho các ngân hàng thương mại cổ phần : 16 4.Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ: 16 5.Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể: 16 6.Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. 16 7.Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng trong thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác. 16 8.Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các Ngân hàng thương mại cổ phần. 17 9.Nâng cao hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng. 17 10.Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các ngân hàng thương mại cổ phần. 17 11.Xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động Kinh doanh ngoại tệ hiệu quả. 17 12.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro. 18 13.Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát. Thực hiện sáp nhập hoặc mạnh dạn xóa sổ những ngân hàng hoạt động yếu kém. 18 14.Xác định hạn mức hợp lý cho từng khách hàng và thực hiện hoạt động tư vấn cho khách hàng trong họat động Kinh doanh ngoại tệ. 18 15.Trích lập Quỹ rủi ro 18 IX.Kết luận 19 6 I.Giới thiệu thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi các loại ngoại tệ và các hoạt động kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ. II.Đặc điểm thị trường ngoại hối Hoạt động liên tục 24/24 bởi vì do sự chênh lệch múi giờ ( trừ những ngày nghỉ cuối tuần). Thị trường mang tính quốc tế. Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở cung và cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định. Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt là đồng đôla Mỹ (USD). Thị trường hối đoái phần lớn được mua bán qua thị trường OTC, thị trường vô hình, mua bán qua điện thoại, telex, mạng vi tính… III.Chức năng của Thị trường ngoại hối Phục vụ thương mại quốc tế. Phục vụ luân chuyển quốc tế. Nơi hình thành tỷ giá. Nơi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ. Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro. Thị trường ngoại hối có chức năng tín dụng. IV.Thành phần tham gia thị trường ngoại hối 1.Các ngân hàng a.Các ngân hàng trung ương : hầu hết ở các nước ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức, kiểm soát, điều hành và ổn định thị trường ngoại hối. b.Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư : tham gia với mục đích kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho khác hàng như một nhà môi giới. 2.Các nhà môi giới : là chủ thể trung gian trong các giao dịch trên thị trường. 7 3.Các doanh nghiệp : các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ, vừa là chủ thể cung ngoại tệ. 4.Các cá nhân, các nhà kinh doanh : bao gồm các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua và bán ngoại tệ. 5.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng. 6.Các công ty đa quốc gia. V.Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản trên thị trường ngoại hối 1.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay: Là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. 2.Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua hoạt động mua bán. 3.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn: Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. 4.Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận. 5.Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Là nghiệp vụ tiến hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. 8 6.Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối chọn quyền: Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hay quyền chọn bán. Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định. Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định. Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy không có lợi. Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người mua yêu cầu. VI.Quy trình kinh doanh ngoại tệ (Quy trình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB) Bước 1 : Theo dõi sự biến động của tỷ giá Dealer phải thường xuyên theo dõi, tổng hợp các thông tin đồng thời dự báo sự biến động của tỷ giá ở thị trường thế giới cũng như thị trường trong nước để có thể ra quyết định kinh doanh kịp thời từ đó đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bước 2 : Nhận thấy cơ hội kinh doanh Dealer dự đoán chiều hướng biến động của tỷ giá thuận lợi cho việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hoặc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị. Bước 3 : Lựa chọn loại hình giao dịch (Spot – Swap – Forward - Option) Tùy thuộc vào các cơ hội kinh doanh, nhu cầu của các đơn vị khác nhau mà Dealer lựa chọn loại hình giao dịch phù hợp có thể thực hiện thương vụ kiếm lời. Bước 4 : Quyết định thực hiện thương vụ Dealer tin vào khả năng thành công của thương vụ và quyết định thực hiện thương vụ kinh doanh. 9 Bước 5 : Trình duyệt lên cấp cao hơn Khi giao dịch vượt quá hạn mức kinh doanh của Dealer, để có thể thực hiện thương vụ, Dealer phải trình duyệt lên cấp cao hơn có thẩm quyền duyệt cho việc thực hiện thương vụ kinh doanh. Bước 6 : Duyệt Cấp cao hơn sẽ có quyết định là đồng ý hay không đồng ý về việc thực hiện thương vụ kinh doanh thông qua việc tổng hợp thông tin, phán đoán chiều hướng có thể xảy ra của thương vụ. Bước 7 : Thực hiện mua / bán trên tài khoản Dealer tiến hành việc mua / bán ngoại tệ trên tài khoản theo đúng với kế hoạch của thương vụ đặt ra: Giao dịch giao ngay (Spot) : mua / bán ngoại tệ trên tài khoản với đối tác có ngày giá trị trong vòng 2 ngày làm việc. Giao dịch kỳ hạn (Forwad) : tương tự nhu giao dịch Spot, tuy nhiên, cần chú ý là ngày giá trị của hợp đồng phải lớn hơn 2 ngày làm việc. Giao dịch hoán đổi (Swap) : bao gồm 2 giao dịch, có 3 trường hợp : Bao gồm 1 giao dịch Spot – 1 giao dịch Forward. Bao gồm 2 giao dịch Spot nhưng có ngày giá trị khác nhau. Bao gồm 2 giao dịch Forward nhưng có ngày giá trị khác nhau. Giao dịch quyền chọn (Option) : mua / bán với đối tác quyền mua / bán ngoại tệ tại một mức giá xác định ở thời điểm xác định trong tương lai. Tùy theo từng loại giao dịch, Dealer cần xác nhận đúng và đủ các thông tin chi tiết của giao dịch trong suốt quá trình giao dịch với đối tác. Các thông tin này sau đó được điền vào Phiếu giao dịch. Bước 8 : Ghi nhận thông tin vào Phiếu giao dịch, chuyển cho bộ phận hỗ trợ Dealer ngay sau khi thực hiện giao dịch với đối tác thì tiến hành lập phiếu giao dịch. Phiếu giao dịch này được trình lãnh đạo phòng kiểm soát trước khi được chuyển bộ phận hỗ trợ giao dịch. 10 Bước 9 : Lập hợp đồng, hạch toán và theo dõi thanh toán Bộ phận hỗ trợ giao dịch căn cứ thông tin từ Phiếu giao dịch, lập hợp đồng hoặc chuyển điện xác nhận thanh toán, hạch toán kế toán và theo dõi chuyển tiền đi và đến theo quy định hiện hành. Bước 10 : Theo dõi diễn biến tỷ giá để thực hiện các giao dịch tiếp theo hoặc đóng trạng thái Giao dịch trên tài khoản kiếm lời có thể là căn cứ vào chênh lệch giá hoặc mua hoặc bán để đầu cơ. Với bất kỳ mục đích nào, Dealer phải thường xuyên theo dõi sự biến động giá ở các thị trường để có thể thực hiện các giao dịch đối ứng sau đó để chốt lời hoặc dừng lỗ trước khi vượt quá quy định về hạn mức dừng lỗ. Sau khi thực hiện giao dịch, Dealer lập Phiếu giao dịch chuyển cho bộ phận hỗ trợ giao dịch. Bước 11 : Kết thúc Lưu hồ sơ. [...]... 11 VII.Thực trạng kinh doanh ngoại tệ (Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – SCB) Cũng như những ngân hàng khác SCB cũng có nghiệp kinh doanh ngoại hối thông qua việc mua bán ngoại tệ 1.Đối với các Tổ Chức Kinh Tế (TCKT) a Bán ngoại tệ cho ngân hàng b Mua ngoại tệ : o Mua ngoại tệ trả nợ vay ngân hàng o Mua ngoại tệ để ký quỹ, thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ,... trình nghiệp vụ gây thua lỗ lớn Ngoài ra, các quy định, cơ chế quản lý, kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực Kinh doanh ngoại tệ còn chưa đồng bộ nên khả năng phát hiện kịp thời sai phạm và ngăn chặn rủi ro chưa tốt VIII.Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro Kinh doanh ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng thương mại 1.Đẩy mạnh mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: Nghiệp vụ này giúp tránh được rủi ro kinh doanh ngoại tệ. .. chất cung cầu ngoại tệ Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt 5.Thuận lợi : Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng TMCP trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực Với hàng loạt các thông tư, quy t định về quản lý ngoại hối đã góp... động KDNT nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung 14 6.Hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ Mất cân đối giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu nên cân đối ngoại tệ chưa ổn định và vững chắc Lượng ngoại tệ mua từ khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ bình quân mới chỉ đạt 7-8% kim ngạch xuất khẩu nên chưa đảm bảo khả năng đáp ứng đủ 100% nhu cầu về ngoại tệ trong mọi thời điểm Điều kiện... so với những ngoại tệ khác và sau đó là đồng EUR Đồng USD và EUR vẫn giữ vai trò là 2 ngoại tệ sử dụng nhiều nhất trong thanh toán ngoại thương 13 4.Trên xu thế các ngân hàng thương mại tăng về mặt số lượng của ngoại tệ nhưng vẫn tồn tại những khó khăn nhất định Khác với các nước khác trên thế giới, thị trường ngoại tệ tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá mạnh Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ... 7.Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng trong thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ khác 16 8.Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu của các Ngân hàng thương mại cổ phần Để tăng vốn điều lệ tối thiểu, các Ngân hàng thương mại cổ phần có thể tự chọn các phương pháp như tự phát hành cổ phiếu trong thời hạn quy định; hoặc sáp nhập với một hoặc một số Ngân hàng thương mại cổ phần khác; hoặc nếu không... chế Ngân hàng trong việc mở rộng nghiệp vụ như option hay thành lập các công ty trực thuộc như công ty kiều hối, công ty chứng khoán Tăng vốn tự có sẽ giúp tăng hạn mức trong các giao dịch của Ngân hàng từ hạn mức trong Kinh doanh ngoại tệ đến mức bảo lãnh trong L/C (tín dụng thư) 10.Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các ngân hàng thương mại cổ phần Để Ngân hàng. .. đó ngân hàng phải trả lãi huy động Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu đổi cao Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả) Thị trường tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt động của thị trường ngầm Mặt khác, thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động, cho nên... đổi phù hợp 6.Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động KDNT Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn... hiểm 2.Đối với khách hàng cá nhân SCB bán ngoại tệ mặt hoặc chuyển khoản cho Quý khách hàng cá nhân để phục vụ các mục đích sau :        Mua ngoại tệ cho mục đích học tập ở nước ngoài Mua ngoại tệ cho mục đích chữa bệnh ở nước ngoài Mua ngoại tệ cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài Mua ngoại tệ cho mục đích đi công tác, du lịch thăm viếng nước ngoài Mua ngoại tệ để trợ cấp cho thân . VII.Thực trạng kinh doanh ngoại tệ (Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – SCB) Cũng như những ngân hàng khác. SCB cũng có nghiệp kinh doanh ngoại hối thông. bán ngoại tệ. 1.Đối với các Tổ Chức Kinh Tế (TCKT) a. Bán ngoại tệ cho ngân hàng. b. Mua ngoại tệ : o Mua ngoại tệ trả nợ vay ngân hàng. o Mua ngoại tệ để ký quỹ, thanh toán nhập khẩu hàng. 14 6.Hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ 15 VIII.Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro Kinh doanh ngoại tệ cho hệ thống Ngân hàng thương mại. 15 1.Đẩy mạnh mua bán ngoại tệ có kỳ hạn: 15 2.Thực

Ngày đăng: 01/05/2015, 19:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w