Tiểu luận Công nghệ sản xuất đồ hộp nước chuối

15 1.1K 0
Tiểu luận Công nghệ sản xuất đồ hộp nước chuối

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, những bước tiến mới trong ngành công nghệ chế biến thực phẩm, đặc biệt là lĩnh vực đồ hộp thực phẩm, đã đem lại cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn, thú vị hơn. Thực phẩm đóng hộp làm cho bữa ăn đa dạng, an toàn hơn, đem lại những giá trị mới cho cuộc sống chúng ta. Bạn không cần phải cư ngụ ở thiên đường nhiệt đới mới được thưởng thức những món trái cây tuyệt vời và bổ dưỡng, bạn không cần phải đi câu, rồi vất vả chế biến mới thưởng thức được món cá sốt. Tất cả đều có thể thực hiện, bạn chỉ cần chọn mua món đồ hộp mà bạn thích Thân gửi Cô và các bạn, chính vì những điều tuyệt vời mà ngành chế biến đồ hộp thực phẩm mang lại, chúng em xin trình bày những điều tìm hiểu được về một sản phẩm đồ hộp khá thú vị: đồ hộp nước chuối. Có thể trong quá trình tìm hiểu nhóm không tránh khỏi sai lầm, trân trọng mong Cô và các bạn góp ý và bổ sung thêm để tài liệu của chúng ta thêm sống động và phong phú. Xin cảm ơn Nhóm tiểu luận CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 1. Giới Thiệu Nguyên Liệu 1.1. Đặc điểm Chuối tiêu là giống chuối ăn tươi có bột chuyển hết thành đường, dễ tiêu hoá, có quả cong, vỏ dày. 1.2. Thành phần hóa học Chuối là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Trái chuối chín chứa 70 – 80% nước, 20 – 30% chất khô, chủ yếu là đường, trong đó, đường khử chiếm 55%. Lipid thấp, từ 0.1% -0.2%. Hàm lượng protein thấp, từ 1 – 1.8% gồm 17 loại acid amin, chủ yếu là histidin, lipid không đáng kể. Acid hữu cơ trong chuối chỉ vào khoảng 0.2%, chủ yếu là acid malic và acid oxalic, vì thế chuối có độ chua dịu. Chuối chứa ít vitamin nhưng hàm lượng cân đối, ngoài ra còn có muối khoáng, pectin và hợp chất polyphenol. Bảng 1.1: Thành phần hóa học một số giống chuối [2] Thành phần hóa học (%) Chuối ngự Nam Định Chuối tiêu Phú Thọ Chuối tiêu Hải Dương Chuối bom Đồng Nai Chuối sứ Đồng Tháp Nước 75 76,5 78 70,5 78 Lipid 0,2 0,07 0,1 Protein 1,8 1,8 1,09 Tinh bột 1,1 0,8 0,7 1,1 2,8 Đường tổng 17,1 18,4 16,2 17,2 17,3 Acid hữu cơ 0,1 0,15 0,1 0,23 0,14 Tro 0,8 0,8 1 1,1 0,8 Vitamin C, mg% 90 65 80 95 58 1.2.1 Glucid Các hợp chất glucid đóng góp vào việc làm tăng hàm lượng chất khô trong sản phẩm, tạo nên hương vị đặc trưng của đồ hộp nước chuối. Ngoài yếu tố cảm quan, các hợp chất glucid sinh năng lượng nên làm tăng giá trị dinh dưỡng. Đối với các polysaccharide như pectin, giá trị sinh học đối với cơ thể là khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế các bệnh lý về đường tiêu hóa… Ngoài ra các hợp chất glucid còn tham gia cấu tạo nên các hợp chất glycoside đóng vai trò rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh. 1.2.2 Protein Protein trong quả chủ yếu là các enzyme, đây là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng không mong muốn, điển hình là sự biến màu của dịch chiết chuối từ màu trong sang nâu thẫm. Thêm nữa là quá trình tủa protein của dịch chiết chuối, làm cho dịch sản phẩm không đồng nhất và không phù hợp về mặt cảm quan. Xử lý nhiệt trong quá trình xử lý nguyên liệu mục đích là để vô hoạt các enzyme bất lợi (như polyphenoloxydase gây biến màu sẫm) thông qua quá trình chần hấp. 1.2.3 Chất béo Chuối có ít chất béo. Chất béo tồn tại ở màng nguyên sinh chất của tế bào hoặc trong các mô dự trữ. Hàm lượng chất béo thấp nên gần như không ảnh hưởng đến công nghệ chế biến. 1.2.4 Các chất thơm Các chất thơm tạo hương thơm đặc trưng cho sản phẩm. Trong chuối, isoamyl acetate – hương chuối chín – là mùi thơm đóng vai trò chủ đạo. Chúng dễ bay hơi nên dễ bị mất trong quá trình chế biến nhất là khi gia nhiệt. Vì vậy cần chọn một chế độ xử lý thích hợp và có biện pháp thu lại hương. 1.2.5 Các acid Các acid hữu cơ có trong chuối đóng vai trò tạo vị, có thể bổ sung thêm acid nhằm đạt được độ đường/acid cần thiết trong nước quả và giúp chống oxy hoá. Các acid hiện diện trong chuối là acid malic, citric, oxalic và tartaric. Độ pH của chuối vào khoảng 4.5 – 5.2. 1.2.6 Khoáng chất Khoáng chất trong chuối có nhiều ứng dụng quan trọng trong y học. Ngoài một số thành phần như calcium, kali, phospho, trong chuối còn có magie, natri, các clorua, phosphat, lưu huỳnh cũng như các vitamin thiết yếu. Xét về mặt dinh dưỡng, chuối có giá trị hơn cả khoai tây và tương đương với thịt, cứ 100g có thể cho 100 calo và dễ tiêu hoá. Bảng 1.2: Thành phần các khoáng chất chủ yếu trong 100g Chuối Khoáng chất Hàm lượng, mg Khoáng chất Hàm lượng, mg Calcium 5 Sắt 0,26 Kali 358 Magie 27 Phospho 22 Kẽm 0,15 2. Giới Thiệu Sản Phẩm Nước Chuối Nectar là sản phẩm nước trái cây giàu đường, có dịch bào lẫn với các mô được nghiền mịn. Nectar khác nước trái cây là vì nó được pha loãng hơn và có sử dụng phụ gia. Nectar chuối có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, do vậy mà nước quả này bổ dưỡng cho sức khoẻ và có hương vị thơm ngon. Mặc dù chuối chứa 85% là nước, nhưng vẫn được xếp vào nhóm nước quả có thịt quả vì khi bị ép, chuối biến thành một thứ bột nhão, mô quả quá mềm không thể lấy riêng dịch quả bằng phương pháp ép. Một số kỹ thuật phức tạp và đắt tiền cũng đã được phát triển để phân huỷ các vách ngăn chứa nước bằng cách sử dụng enzyme nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản phẩm nectar chuối đựng trong hộp giấy tetrapak, thuận tiện khi sử dụng, dễ dàng bảo quản hoặc vận chuyển đi xa. Bảng 1.3: Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm nectar chuối [13] Giá trị dinh dưỡng ( lượng tính trên 200g sản phẩm) Tổng chất béo 0.42g 1%Chất béo bão hoà 0.162g 1% Chất béo không bão hoà đa 0.0779g Chất béo không bão hoà đơn 0.0359g Cholesterol 0mg 0%Natri 5.25mg 0% Kali 347mg 10% Đường tổng 45.48g 15%Chất xơ 2.1g 8% Protein 0.901g 2% Alcohol 0g Vitamin A 1% Vitamin C 13% Vítamin D 0% Vitamin E 1% Vitamin B6 25% Vitamin B12 0% Thiamin 2% Riboflavin 5% Tổng lượng calories: 177.25, trong đó 3.78 calories là từ chất béo CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC CHUỐI 2.1. Quy Trình Sản Xuất Nước Chuối 2.2. Thuyết Minh Quy Trình 2.2.1. Rửa Rửa chuối trong bồn có ngâm chất sát trùng CaCl 2 0.03 – 0.05% mục đích là để diệt vi sinh vật và góp phần chuyển hoá dư chất của thuốc trừ sâu thành cơ chất cho các hoạt động hoá sinh. Tỉ lệ quả: nước là 1:2, ngâm trong 5 – 20 phút. 2.2.2. Lựa chọn và phân loại Lựa chọn nhằm loại bỏ những nguyên liệu bị hư thối không đáp ứng được cho chế biến. Phân loại là phân chia nguyên liệu thành từng nhóm có tính chất đồng nhất về phẩm chất và kích thước. Đối với nguyên liệu bị thối một phần: cắt bỏ phần thối và phân loại vào một nhóm riêng. 2.2.2.1. Yêu cầu của công đoạn: Quả không bầm dập, sâu thối, chín đúng mức độ. Quả chưa chín thì màng tế bào cứng, dịch bào ít nên nhiều phế liệu, hàm lượng đường thấp, acid cao nên quả chua. Quả quá chín thì mô quả mềm và bở, khi ép thịt quả kết lại không cho dịch quả thoát ra, dịch quả có nhiều bọt và khó lắng, lọc. Nguyên liệu chuối tiêu vụ đông xuân tốt hơn vụ hè thu. Chuối phải chín hoàn toàn nhưng không bị nẫu, không bị lên men rượu, không cần phân loại theo kích cỡ và có thể sử dụng cả những khúc chuối thừa ở dây chuyền compốt chuối loại ra. 2.2.2.2. Quá trình thực hiện: Cắt rời nải chuối thành từng quả, loại bỏ những quả không phù hợp sản xuất. Việc lựa chọn và phân loại nguyên liệu do công nhân tiến hành bằng cách quan sát trên băng chuyền trong khi vận chuyển cắt gọt. Công nhân làm việc ở hai bên băng tải, vận tốc băng tải từ 0.12 –0.15m/s. Chiều rộng băng tải khoảng 60 – 80cm. 2.2.3. Rửa Quá trình rửa này sử dụng nước sạch, để loại tạp chất, vi khuẩn, chlorine. Trong sản xuất người ta dùng nước để rửa, nhằm loại trừ các tạp chất, bụi đất, cát bám xung quanh nguyên liệu đồng thời làm giảm một số lượng đáng kể vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. 2.2.3.1. Yêu cầu với công đoạn rửa: Nguyên liệu rửa xong phải sạch, không bị dập nát vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật xâm nhập và phát triển sau này, nguyên liệu phải ít bị tổn thất dinh dưỡng do các thành phần dễ hòa tan trong nước như các loại đường, vitamin, muối khoáng…khuếch tán lẫn vào nước rửa. Thời gian rửa phải ngắn, tiết kiệm nước, lượng nước dùng là 0,7 – 1 lit/kg nguyên liệu. 2.2.3.2. Quá trình thực hiện Nguyên liệu trải qua hai giai đoạn là ngâm rồi rửa xối. Ngâm là quá trình làm cho nước thấm ướt nguyên liệu, các chất bẩn hút nước trương lên làm giảm lực bám của nó vào nguyên liệu, quá trình này được hỗ trợ bằng tác dụng cơ học là thổi khí. Rửa xối là dùng tia nước xối lên nguyên liệu đã qua ngâm cho bở để kéo các chất bẩn còn lại trên bề mặt nguyên liệu ra. Các tia nước phun thường có áp suất 2 – 3 at. Để nước rửa ít bị nhiễm bẩn nhưng vẫn tiết kiệm, nước được cấp ngược chiều với đường đi của nguyên liệu cần rửa: Cho nước chảy liên tục vào công đoạn rửa xối để tráng nguyên liệu sau đó tận dụng nước này trong quá trình ngâm cho bở, từ đó nước bẩn được xả liên tục ra ngoài. Hình 2.1: Rửa và phân loại chuối 2.2.4. Làm sạch nguyên liệu Mục đích: loại bỏ các phần không ăn được, có giá trị dinh dưỡng thấp không phù hợp cho việc sản xuất ví dụ như vỏ, xơ, cuống… Do hình dáng và cấu trúc của nguyên liệu không đồng nhất nên công đoạn này thường được làm bằng thủ công. Thao tác bóc vỏ chuối: dùng dao nhỏ cắt cuống hay dùng tay bẻ cuống, rồi bóc sạch vỏ quả theo chiều dọc quả, không làm ruột quả bị bầm dập hay nứt, gãy. Tước xơ: xơ chuối lẫn vào thịt quả khi vào hộp thường bị xám đen hoặc rơi vào nước đường làm xấu sản phẩm, do đó cần phải tước sạch. Các xơ nằm ở rãnh quả được tước bằng mũi dao nhỏ nhọn đầu. 2.2.5. Chần Mục đích: • Vô hiệu hoá men để tránh các quá trình chuyển hoá không mong muốn xảy ra. • Tăng tính thấm nhằm nâng cao hiệu suất cho quá trình chà. • Tiêu diệt một phần vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Các biến đổi xảy ra trong quá trình: Dưới tác dụng của men peroxydase, polyphenoloxidase trong nguyên liệu xảy ra quá trình oxi hóa các chất chát, tạo thành flobafen có màu đen. Khi gia nhiệt các men này bị phá hủy nên giảm bớt các biến đổi không mong muốn. Tác dụng vô hoạt men được thực hiện tốt hơn khi có môi trường acid. Mặt khác, quá trình chần cũng sẽ đuổi bớt các mùi vị không mong muốn như mùi rượu lên men của chuối quá chín Màng nguyên sinh chất có tính bán thấm, rất khó để dịch quả thấm qua màng. Chần là một giải pháp kỹ thuật tốt để làm thương tổn màng nguyên sinh chất, tăng tính thấm qua màng. Chần có thể tẩy sạch tạp chất và tiêu diệt phần lớn vi sinh vật nhiễm vào trong quá trình chế biến. Việc chần trong nước nóng có tác dụng khử trùng tốt hơn so với hấp bằng hơi Thời gian và nhiệt độ và lượng nước chần cần khảo sát cho phù hợp tránh làm tổn thất chất khô và nhũn nguyên liệu. Nhiệt độ chần: 100 O C, thời gian 8 phút [6] Thiết bị sử dụng: nồi hai vỏ có lắp cánh khuấy để làm tăng tốc độ chần 2.2.6. Chà: Mục đích: • Chia nguyên liệu thành hai phần: phần bột chà là phần lọt qua rây được dùng sản xuất, phần bã còn lại trên rây loại bỏ. • Làm nhỏ nguyên liệu do tác dụng của lực ép nguyên liệu vào thành rây. Thiết bị sử dụng: máy chà cánh đập Nguyên tắc: cấp cho nguyên liệu một lực cơ học làm nó văng ra và ép mạnh vào thành rây có lỗ nhỏ theo ý muốn. Trong khi chà phải kiểm tra bã chà: Nếu bã quá ướt tức là còn lại nhiều thịt quả, nếu bã quá khô tức là còn xơ lẫn theo bột chà. Rây, cánh đập và trục không làm bằng đồng thau (đồng + thiếc) hoặc thép mà chế tạo từ thép không rỉ nhằm hạn chế sự biến đen của nguyên liệu, ít tổn thất vitamin. Lỗ rây có kích thước 0.5mm. Hình 2.2: Cấu tạo của máy chà cánh đập (1)Vít xoắn tải nguyên liệu , (2) Phễu nhập liệu, (3) Bơi chèo chuyển nguyên liệu, (4) Cánh chà , (5) Trục quay, (6) Mặt rây , (7) Cửa tháo bã chà 2.2.7. Chuẩn bị syrup Syrup được chuẩn bị theo phương pháp nấu nóng, đường được hoà với nước rồi đun sôi, sau đó lọc và làm lạnh. Phương pháp này giúp tiêu diệt được các vi sinh vật có trong đường và nước, mặt khác tạo điều kiện tốt để chuyển saccharose thành glucose và fructose. Các bước chuẩn bị syrup được tiến hành như sau: Nước và đường được hoà với nhau rồi đun tới 95 O C, bổ sung thêm acid citric, giữ nhiệt tại đây trong 30 phút để tiến hành chuyển hoá saccharose. Tùy theo pH của nguyên liệu, acid citric được phối trộn để chỉnh pH của dịch chuối sau khi trộn với syrup về pH 4.2. Hàm lượng sử dụng vào khoảng 0.1 %. Lượng nước bay hơi trong thời gian nấu khoảng 2 – 5%, do vậy cần tính toán trước để syrup có nồng độ như mong muốn. Thiết bị sử dụng trong quá trình này là các nồi inox hai vỏ, bên trong có cánh khuấy hoạt động liên tục. Lọc syrup được tiến hành ở trạng thái nóng nhằm tách hết các tạp chất cơ học như rác, đất, cát lẫn vào đường trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Quá trình lọc thực hiện bằng thiết bị lọc khung bản. Sau khi lọc, syrup được làm lạnh xuống 10 O C để hạn chế tổn thất và giữ hương thơm. Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng với tác nhân là nước lạnh 4 O C. Syrup sau khi pha chế nồng độ 20%. 2.2.8. Phối trộn Mục đích: tạo hương vị cho sản phẩm. Dịch chuối và syrup được bơm vào tank phối trộn theo tỉ lệ dịch chuối : syrup = 4:6. Tank phối trộn là có cánh khuấy, thể tích 500 m³, hỗn hợp được khuấy đảo trong 10 phút, tốc độ cánh khuấy 60 vòng/phút. 2.2.9. Bài khí Trước khi tiến hành bài khí, nước chuối được gia nhiệt lên đến 60°C bằng thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt quét. Sử dụng loại thiết bị này vì nước chuối có độ nhớt cao. Mục đích bài khí: Loại không khí ra khỏi dịch nhằm phục vụ cho công đoạn đồng hoá, và làm giảm bong bóng khí trong quá trình thanh trùng. Thiết bị sử dụng: thiết bị bài khí chân không Hình 2.3: Thiết bị bài khí chân không Nguyên tắc hoạt động: Nước chuối được bơm vào tank bài khí từ bên trên. Dịch được phun vào tank thành những giọt nhỏ để không khí dễ thoát ra. Một bơm chân không liên tục hút không khí ra khỏi tank. Dịch được bơm ra khỏi tank từ ống thoát bên dưới. Kích thước thiết bị: D×R×C = 2.2×1.2×5.6 m Lưu lượng tối đa: 10 m³/h Áp suất chân không: 700 mmHg 2.2.10.Đồng hoá: Mục đích: • Làm tơi, mịn các thực phẩm lỏng, làm cho các phần tử của sản phẩm có kích thước rất nhỏ, tăng độ hấp thụ khi đưa vào cơ thể • Tăng độ đồng nhất của sản phẩm, giảm thiểu tối đa phân tầng, phân lớp trong thời gian bảo quản. Đồng hoá có sử dụng phụ gia CMC (Carboxymethylcellulose) làm giảm độ nhớt của dịch, tăng hiệu quả đồng hoá. Thiết bị sử dụng: thiết bị đồng hoá áp lực cao [...]... peroxide được loại bỏ bằng cách sấy lớp bìa bằng khí nóng Sau đó hộp được định hình, sản phẩm được rót vào hộp Miệng hộp được hàn lại bằng nhiệt, ta có sản phẩm hoàn chỉnh Hình 2.8: Hộp giấy tetrapak Hình 2.9: Thiết bị vào hộp tự động 2.2.13.Đóng thùng Hộp nước chuối được đóng vào thùng carton, số lượng 60 hộp/ thùng bằng thủ công KẾT LUẬN Hiện nay nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng có nguồn... quản sản phẩm Thanh trùng bao gồm ba công đoạn: gia nhiệt, giữ nhiệt và hạ nhiệt 2.2.11.1 Gia nhiệt Sau quá trình bài khí, nhiệt độ của nước chuối giảm đi một ít, nhưng được bù lại được đồng hóa Nhiệt độ sau đồng hóa đạt tối thiểu 60 °C Nước chuối lúc này được đem gia nhiệt để thanh trùng bằng thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt quét Dung môi cho nhiệt lần lượt là nước chuối sau thanh trùng và nước nóng... quả tươi vẫn chưa biết đến khái niệm nước chuối – cũng như các loại đồ hộp quả khác Qua quá trình tìm hiểu, nhóm tiểu luận nhận thấy đề tài nước chuối là một đề tài thực sự khả thi, có nhiều triển vọng phát triển đặc biệt khi Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về nông sản Chuối thực sự là một loại trái giàu dinh dưỡng và hấp dẫn, nói không quá khi khẳng định chuối là loại trái cây của tinh thần minh... thiết bị trao đổi nhiệt bề mặt quét, được đưa về nhiệt độ 25 °C Sản phẩm được đưa vào tank chứa vô trùng, sẵn sàng để rót hộp 2.2.12.Vào hộp Nước chuối được rót vào hộp 200 ml trên hệ thống rót hộp vô trùng Hộp được làm từ 6 lớp vật liệu, từ trong ra ngoài gồm có: polyethylene, surlyn, nhôm, polyethylene, giấy và polyethylene Ban đầu vỏ hộp là một cuộn ‘giấy’ 6 lớp, cuộn này được diệt khuẩn trong dung... và nước nóng Nhiệt độ của sản phẩm nhanh chóng đạt được 95 °C Hình 2.6: Thiết bị trao đổi nhiệt có bề mặt quét 2.2.11.2 Giữ nhiệt Nước chuối được dẫn qua hệ thống ống giữ ở nhiệt độ 95 °C trong thời gian 60 giây [3][4][5] Hình 2.7: Hệ thống trao đổi nhiệt 2.2.11.3 Hạ nhiệt Nước chuối được dẫn qua trao đổi nhiệt với nước chuối trước thanh trùng, và sau đó trao đổi nhiệt với nước lạnh 2 °C trên thiết... dưỡng như bản thân nó vốn có Nectar chuối là sản phẩm vừa đáp ứng được thị hiếu thị trường, vừa tạo ra cơ hội lớn cho nhà nông trong nước Tuy nhiên, để có thể phát triển loại sản phẩm độc đáo này, các vấn đề về nguồn nguyên liệu cần phải có sự hỗ trợ từ các chính sách thuận lợi nhằm bảo đảm nguyên liệu ổn định và đạt chất lượng Ngoài ra công tác tiếp thị và quảng bá sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng,... động của thiết bị: Dùng áp lực cao, đẩy sản phẩm đẩy sản phẩm đi qua các khe hở rất nhỏ (áp suất của sản phẩm vào khoảng 150 kg/cm2 và khi ra khỏi khe nhỏ chỉ còn khoảng 2 – 3 kg/cm2) Khi thay đổi áp suất một cách đột ngột và tốc độ tăng lên nhiều, làm cho sản phẩm bị tơi nhỏ ra Kích thước của khe hở có thể điều chỉnh được từ 0,1 – 0,15 mm Tốc độ chuyển động của sản phẩm qua khe hở: 150 – 200 m/s Hình... 150 – 200 m/s Hình 2.4: Hình mô tả nguyên tắc hoạt động thiết bị Hình 2.5: Thiết bị đồng hoá áp lực cao (1) Motor chính, (2) Bộ truyền động, (3) Đồng hồ đo áp suất, (4) Trục quay, (5) Piston, (6) Hộp piston, (7) Bơm, (8) Van, (9) Bộ phận đồng hóa, (10) Hệ thống tạo áp suất thủy lực Mẫu nguyên liệu được đưa vào thiết bị đồng hóa bởi một bơm piston Bơm sẽ tăng áp lực cho nguyên liệu ở đầu vào của khe hẹp.Vòng . đó 3.78 calories là từ chất béo CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC CHUỐI 2.1. Quy Trình Sản Xuất Nước Chuối 2.2. Thuyết Minh Quy Trình 2.2.1. Rửa Rửa chuối trong bồn có ngâm chất sát trùng CaCl 2 . Thành phần hóa học một số giống chuối [2] Thành phần hóa học (%) Chuối ngự Nam Định Chuối tiêu Phú Thọ Chuối tiêu Hải Dương Chuối bom Đồng Nai Chuối sứ Đồng Tháp Nước 75 76,5 78 70,5 78 Lipid. hình, sản phẩm được rót vào hộp. Miệng hộp được hàn lại bằng nhiệt, ta có sản phẩm hoàn chỉnh. Hình 2.8: Hộp giấy tetrapak Hình 2.9: Thiết bị vào hộp tự động 2.2.13.Đóng thùng Hộp nước chuối

Ngày đăng: 30/04/2015, 16:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

  • 1.      Giới Thiệu Nguyên Liệu

    • 1.1.           Đặc điểm

    • 1.2.           Thành phần hóa học

      • 1.2.1       Glucid

      • 1.2.2       Protein

      • 1.2.3       Chất béo

      • 1.2.4       Các chất thơm

      • 1.2.5       Các acid

      • 1.2.6       Khoáng chất

      • 2.      Giới Thiệu Sản Phẩm Nước Chuối

      • CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC CHUỐI

      • 2.1.           Quy Trình Sản Xuất Nước Chuối

      • 2.2. Thuyết Minh Quy Trình

        • 2.2.1.     Rửa

        • 2.2.2.     Lựa chọn và phân loại

          • 2.2.2.1.          Yêu cầu của công đoạn:

          • 2.2.2.2.          Quá trình thực hiện:

          • 2.2.3.     Rửa

            • 2.2.3.1.          Yêu cầu với công đoạn rửa:

            • 2.2.3.2.          Quá trình thực hiện

            • 2.2.4.     Làm sạch nguyên liệu

            • 2.2.5.     Chần

            • 2.2.6.     Chà:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan